Giáo án Lớp 5 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 4818Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Sự biến đổi hóa học là gì ? 
+ Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch? 
a. Nước đường 
b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội
c. Nước bột sắn (pha sống)
+ Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
- Cho HS quan sát tranh sgk trả lời câu hỏi
Hoạt động2: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Em hãy nêu tính chất của đồng?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị cho tiết học sau.
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Một HS của nhóm này nêu câu hỏi. Một HS của nhóm khác chọn câu trả lời đúng và nêu.
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. 
- Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
- Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
- Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc,..
- Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Nước bột sắn
- HS quan sát tranh và trả lời:
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) Nhiệt độ bình thường.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
- HS nối tiếp nhau trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung, thống nhất.
- 2 HS trả lời
Buổi chiều 
TH Toán:
TIẾT 1 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu quy tắc tính DTXQ, DTTP và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi 1 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Chữa bài
Bài 2: Dành cho HS khá
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp nối vào vở. 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét 
 KQ: a. 36cm b. 54cm c. 27 cm 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp giải vào vở
- Nhận xét bài bạn, sửa nếu sai.
- Tự làm vào vở.
- Nêu kết quả, nhận xét.
Thể dục:
PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY 
TRÒ CHƠI “CHUYỂN NHANH NHẢY NHANH”
 I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được động tác phối hợp chạy và bật nhảy, chạy-nhảy-mang vác. 
 - Học mới trò chơi"Chuyền nhanh, nhảy nhanh". YC biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN:
 - Sân tập sạch sẽ, an toàn.GV chuẩn bị còi, bóng.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
1. Chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.
- Tập bài thể dục phat triển chung đã học.
- Trò chơi"Chạy ngược chiều theo tín hiệu"
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
2. Cơ bản:
a. Ôn chạy và bật nhảy.
Tập theo đội hình 2 - 4 hàng dọc, theo số dụng cụ đã chuẩn bị, các hàng cách nhau tối thiểu 2m. GV cùng HS nhắc lại nội dung bài tập sau đó cho cả lớp thực hành.
b. Học trò chơi "Chuyền nhanh nhảy nhanh".
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, chọn đội chơi thử, sau đó chơi chính thức.
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 O
 X X X .......X 
 r 
 X X X X X O
 X X X X X O v
 X X X X X O
3. Kết thúc:
- GV cho HS đứng thành vòng tròn vừa di chuyển vừa vỗ tay và hát.
- GV hệ thống bài học.
- GV hướng dẫn HS về nhà tự tập chạy đà bật cao.
 X X
 X X
 X r X
 X X
 X X
Thứ 4 ngày 29 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc
CỬA SÔNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
 - Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ)
 - Giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh minh hoạ cửa sông trong SGK. Tranh ảnh về phong cảnh vùng cửa sông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 2 HS đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
HĐ 1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Mời một HS khá đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.	
- Mời từng tốp 6 HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.
- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn. 
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó
- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn. 
- YC HS luyên đọc theo cặp.
- Mời một HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK. 
- GV theo dõi, bổ sung, kết luận. 
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
+ Theo em, cách giới thiệu ấy có gì hay?
- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? 
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?
HĐ3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
-GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ 4, 5
+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi 
+ YC HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. - Mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
 + Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Gọi 2 em nhắc lại nội dung chính của bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi. 
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá đọc.
- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.
- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non
- 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải. 
- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.
- HS luyên đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- Những từ ngữ là: 
 Là cửa nhưng không then khoá.
 Cũng không khép lại bao giờ.
- Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.
- Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ, nơi cá tôm hội tụ, những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.
- Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
*Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.
- HS theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
- 3 HS đọc.
- HS nêu.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - Làm các BT (Bài 1 dòng 1,2; bài 2).BT1(dòng 3,4):HSKG
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp theo dõi nhận xét.
+ Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 
0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút
- Nhận xét bài làm của HS, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
* Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
Ví dụ 1:
- GV nêu ví dụ 1 (trong SGK, cho HS nêu phép tính tương ứng).
- GV hướng dẫn cho HS tìm cách đặt tính và tính:
Ví dụ 2 :
- GV nêu bài toán, sau đó cho HS nêu phép tính tương ứng.
- GV cho HS đặt tính và tính:
*Vậy : Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
HĐ 2 : HD HS làm bài luyện tập.
Bài 1 : 
- GV cho HS tự làm bài. 
- GV hướng dẫn những HS yếu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: 
- GV cho HS đọc bài rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. Sau đó HS tự tính và viết lời giải 
- Gọi một HS trình bày trên bảng 
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét.
- HS theo dõi, nêu phép tính:
3giờ 15phút + 2giờ 35phút = ?
+
	 3 giờ 15 phút 
 2 giờ 35 phút
 5 giờ 50 phút 
Vậy 3giờ 15phút + 2giờ35 phút = 5giờ 50phút.
Ví dụ 2 :
+
 22phút 58giây
 23phút 25giây 
 45phút 83giây
 (83 giây = 1phút 23giây)
 Vậy 22phút 58giây + 23phút 25giây = 46phút 23giây
* Muốn cộng số đo thời gian ta cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
- 4 em lên bảng làm bài.
- Nhận xét, thống nhất kết quả.
- Cả lớp làm vào vở và nhận xét bài bạn làm trên bảng:
Bài giải:
 Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là:
35phút + 2giờ 20phút = 2giờ 55phút
 Đáp số : 2giờ 55phút 
 Tập làm văn
TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU: 
 - Viết được bài văn đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên.
 - Giáo dục học sinh yêu quý đồ vật, biết giữ gìn và bảo quản đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
 - HS có thể mang đồ vật thật mà mình định tả đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra giấy, bút của HS.
2. Thực hành viết: 
- Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
- GV nhắc HS: Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
- Cho HS viết bài
- GV theo dõi HS làm bài 
- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
- HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.
* Chọn một trong các đề sau:
1. Tả quyển sách TViệt 5, tập hai của em.
2. Tả cái đồng hồ báo thức.
3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- HS dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật.
- 2 HS nêu. 
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Sau bài học, HS được củng cố về:
 + Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
 + Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV chuẩn bị nội dung trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng’’
 - HS chuẩn bị giấy khổ to, màu vẽ để vẽ tranh cổ động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Ở phần vật chất và năng lượng, em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
+ Đồng có tính chất gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- GV cùng HS nhận xét câu trả lời, ghi điểm
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
*Hoạt động 3: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội.
+ Luật chơi: Khi GV hô “Bắt dầu” thì thành viên đầu tiên của đội sẽ lên bảng viết tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức.
+ Trò chơi diễn ra sau 7 phút.
+ GV cùng HS cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc có sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
+ GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi.
- Cách tiến hành:
+ GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền:
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt. 
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
+ Tổ chức cho HS vẽ tranh cổ động theo nhóm.
- Sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.
- Tuyên dương các nhóm vẽ tranh và có lời tuyên truyền hay.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Hãy kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
+ Chúng ta cần phải làm gì để tránh lãng phí điện?
+ Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm năng lượng chất đốt, năng lượng điện.
- Dặn HS về nhà ôn tập lại phần: Vật chất và năng lượng và chuẩn bị cho bài sau.
- 3 HS lên bảng trả lời
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Chơi thi theo 2 đội. Mỗi HS chỉ viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện sau đó đi xuống, chuyển phấn cho bạn có tín hiệu muốn lên viết tiếp sức. Trò chơi diễn ra sau 7 phút.
- Nhóm nào viết được nhiều tên dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện là thắng.
- VD: Quạt, ti vi, bàn là, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm nước điện, .
- Đọc yêu cầu, nội dung 
- Chọn tên đề tài, thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền.
- HS vẽ tranh cổ động theo nhóm, sau khi vẽ xong, cử đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình.
- 3 HS trả lời
- Lắng nghe
Buổi chiều 
TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc truyện “Cô bé Chổi Rơm” và nêu được cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
 - Biết lập dàn ý chi tiết miêu tả một đồ vật rõ ràng, đúng ý.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập : 
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Chọn đề và viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Kể lại câu chuyện cho hay hơn.
TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được cách tính phần trăm của một số.
 - Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương, diện tích các hình đã học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
 - Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vở.1 HS khá lên bảng
 - Nhận xét. 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
- Gọi 1 HS TB lên bảng.
- Chữa bài.
Bài 4: Dành cho HS khá
- Yêu cầu HS đọc đề và làm vào vở.
- Nhận xét.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
 2 HS nêu. 
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Làm vào vở, nêu kết quả, nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ cách làm.
- Làm vào vở, nhận xét bài bạn
KQ: 8 lần
- Tự làm vào vở.
- Một số HS trình bày, bổ sung.
KQ: 259 m 
- 1 HS khá lên bảng vẽ.
Kĩ thuật
 LẮP XE BEN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
 - HS khéo tay lắp được xe ben theo mẫu xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
 - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu các bước lắp xe ben ?
- Nhận xét, bổ sung.
2. Bài mới. 
*Giới thiệu bài: nêu mục đích của bài học - ghi đầu bài.
HĐ 1: HS thực hành lắp xe ben.
a) Chọn các chi tiết.
- Hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
* Gọi 1 HS đọc ghi nhớ trong sgk.
+ Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp.
- Cho HS thực hành lắp ráp xe.
* GV quan sát nhắc nhở. Theo dõi uốn nắn kịp thời những HS làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
*Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Nhắc HS khi lắp xong cần: Kiểm tra sản phẩm: Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm.
- Cho HS trưng bày s.phẩm theo nhóm
- Gọi HS nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.
- Gọi 3 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ
- Nhận xét, đánh giá kquả htập của HS. 
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu các bước lắp xe ben?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- 1 HS đọc ghi nhớ trong sgk, cả lớp theo dõi nhớ lại các bước lắp.
- HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- HS thực hành lắp ráp xe theo các bước.
- Chú ý lắp ca bin như GV hướng dẫn.
- HS nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK)
- 3 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
- 2 HS nêu.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng: Toán
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: 
 - Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - BT3: HSKG
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 2b trong sgk.
- GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm HS.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
* Ví dụ 1: 
- GV dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào? 	
+ Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào? 	
+ Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? 	
- GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó giảng lại cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
+ Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?
* Ví dụ 2: 
- GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
+ Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS đặt tính.	
+ Em có thực hiện được phép trừ ngay không?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính.
+ Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào?
- GV mời 1 HS nhắc lại chú ý trên.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập:
Bài 1 : 
+ Bài tập yêu cầu các em làm gì? 
- Gọi 2 HS lên bảng làm. 	
- GV cùng HS chữa bài trên bảng 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc đề bài. Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 3 : 
- GV mời HS đọc đề toán, GV hướng dẫn HS phân tích đề toán.
+ Người đó bắt đầu đi từ A vào lúc nào? 
+ Người đó đến B lúc mấy giờ? 	
+ Giữa đường người đó đã nghỉ bao lâu? + Vậy làm thế nào để tính được thời gian người đó đi từ A đến B không tính thời gian nghỉ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng, sau đó nhận xét và ghi điểm HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nhắc lại cách trừ số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà làm VBT Toán.
- 2 HS lên bảng.
- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi:
- Vào lúc 13 giờ 10 phút
- Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút
- Chúng ta phải thực hiện phép trừ: 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút
-
 15giờ 55phút
 13giờ 10phút
 2giờ 45phút
- Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
- HS đọc ví dụ 2
Tóm tắt:
Hoà chạy hết : 3phút 20giây.
Bình chạy hết : 2phút 45giây.
Bình chạy ít hơn Hoà :  giây ?
- HS nêu.
- Ta lấy 3 phút 20giây - 2phút 45giây.
- HS đặt tính vào giấy nháp.
- Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây.
- HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp.
-
-
 3phút 20giây 2phút 80giây
 2phút 45giây 2phút 45giây
 0phút 35giây
Bài giải
Bình chạy ít hơn Hòa số giây là:
3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây)
 Đáp số: 35 giây.
- HS trả lời, nhân xét.
- 2 HS nêu lại.
-Thực hiện phép trừ các số đo thời gian.
- HS cả lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài, bổ sung.
- Học sinh đọc đề, tìm hiểu đề.
- Lúc 6 giờ 45 phút
- Người đó đến B lúc 8 giờ 30 phút
- đã nghỉ 15 phút
- Ta phải lấy thời gian đến B trừ đi thời gian khởi hành từ A và trừ đi thời gian nghỉ.
 Bài giải:
Nếu tính cả thời gian nghỉ thì thời gian để người đó đi từ A đến B là:
8giờ 30phút – 6giờ 45phút = 1giờ 45phút 
Không tính thời gian nghỉ thì t

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 25 BE.doc