Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 6

TẬP ĐỌC TIẾT 11

 NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-Biết đọc với giọng kể chậm ri,tình cảm;bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

-Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân( trả lời được các câu hỏi SGK)

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh học bài đọc trong SGK

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi trong SGK

 

doc 42 trang Người đăng hong87 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học lớp 4 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lớp đọc thầm.
Ghi nhớ: SGK/61
 Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân.
Lớp đọc thầm lại.
H làm việc theo nhóm, thi đua xem nhóm nào làm đúng, làm 
nhanh
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
Lời giải:
a ) Danh từ chung: núi/ dòng/ sông/ dãy/ núi/ mặt/ sông/ ánh/ nắng/ đường/ dãy/ núi/ dãy/ núi/ nhà 
b ) Danh từ riêng: Chung/ Lam/ Thiên Nhẫn/ Trác/ Đại Huệ/ Bác Hồ 
2 H nêu: Tên người là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể.
Danh từ riêng phải viết hoa.
Viết hoa: họ, tên đệm và tên.
2 H viết bảng lớp.
Lớp viết vào vở tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp ( viết hoa cả họ và tên ).
TOÁN TIẾT 27
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu : 
Kiến thức : đọc, viết, so sánh được các số TN, nêu được giá trị của chữ số trong 1 số. Đọc được thông tin trên biểu đồ cột
Kỹ năng : Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng, tính đúng, nhanh.
 3. Thái dộ : Nghiêm túc , trung thực.
II. Chuẩn bị :
GV : Đề + đáp số.
HS : Ôn các nội dung đã học.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Kiểm tra việc chuẩn bị của H
3. Giới thiệu bài :LTC
4. Phát triển các hoạt động:	
Hoạt động 1 : Làm bài.
PP : Thực hành.
H làm bài kiểm tra trong VBT/82.
Phần 1: Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A,B,C,D. Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1/ Số “Ba triệu không trăm hai mươi lăm nghìn sáu trăm bảy mươi tư” viết như sau: C
2/ Số lớn nhất trong các số :5698, 5968, 6598, 6895 là : D 
3/ Số nào trong các số dưới đây có chữ số 5 biểu thị cho 50 000 : B 
4/ Cho biết : 8586 = 8000 + 500 + +6 Số thích hợp để viết vào ô trống là : C 
5/ Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của :
 4 tấn 85 kg =  kg là : C 
Phần 2 : 
Bài 1 : Dựa vào sơ đồ hãy điền số thích hợp vào ô trống :
a/ Năm 1997 đã trồng được : 400 cây
Năm 1998 đã trồng được : 500 cây
Năm 1999 đã trồng được : 600 cây.
b/ Năm 1999 nhà trường trồng được nhiều cây nhất.
Bài 2 : 
Giải :
Quảng đường ôtô chạy trong 3 giờ :
45 + 65 +70 = 180 (km)
Trung bình mỗi giờ ôtô chạy được :
180 : 3 = 60 (km)
Đáp số : 60 km.
Hoạt động 2: Củng cố
Thu bài, nhận xét thái độ làm bài.
Nêu đáp án.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị: “Phép cộng”. 
Nhận xét tiết học.
 Hát 
Hoạt động cá nhân.
H làm bài.
Biểu điểm.
Phần 1 : Mỗi câu đúng đạt 1 điểm.
Phần 2 : 
Bài 1 : 2,5đ
a/ 1,5đ
mỗi số đúng : 0,5đ
b/ 1đ
Bài 2 : 2,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Kĩ thuật tiết 6 : CHĂM SÓC CÂY RAU, HOA( T1)
I.MỤC TIÊU: 
-HS biết được mục đích , tác dụng , cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau , hoa.
-Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa, tưới nước, làm cỏ, vun xới đất. 
-Có ý thức chăm sóc , bảo vệ cây rau , hoa. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	-Vườn đã trồng rau, hoa ở bài học trước. 
	-Dầm cới hoặc cuốc . 
-Bình tưới nước . 
 	-Rổ đựng cỏ. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ : 
-GV chấm một số bài thực hành của HS tiết HS trước. 
-Nhận xét – Đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài :
”Chăm sóc cây rau, hoa”
-GV ghi tựa bài lên bảng.
b.Dạy – Học bài mới: 
*Hoạt động1: GV hướng dẫn tìm hiểu mục đích , cách tiến hành và thao tác kĩ thuật .
@Tưới nước cho cây : 
-GV gợi y’ HS nhớ lại nội dung bài học ở bài 16 để nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau , hoa. Từ đó nêu tên các biện pháp chăm sóc cây rau , hoa. 
+Cách tiến hành .
-GV đặt câu hỏi để HS nêu cách tưới nước cho rau , hoa 
+Ở gia đình em thường tưới nước cho cây rau ,hoa vào lúc nào? 
+Tưới bằng dụng cụ gì ? 
+Trong hình 1(SGK) người ta tưới cho rau , hoa bằng cách nào ? 
-GV nhận xét và giải thích tại sao phải tưới nước vào lúc trời râm mát ( để cho nước đỡ bay hơi ) .
-GV làm mẫu cách tưới nước va ølưu ý HS phải tưới đều, không để nước đọng thành vũng trên luống. 
-GV chỉ định 1 – 2 HS làm lại thao tác tưới nước . 
@Tỉa cây : 
+Cách tiến hành : 
-GV hướng dẫn cách tỉa cây và lưu ý HS chỉ nhổ tỉa những cây cong queo , gầy yếu , bị sâu, bệnh . Nếu gieo hạt theo hốc thì nhổ bớt những cây nhỏ , yếu chỉ để lại mỗi hốc 1 – 2 cây . Nếu gieo hạt thành hàng thì nhổ tỉa bớt những cây trên cùng hàng để những cây còn lại trên hàng có được khoảng cách thích hợp . 
@Làm cỏ : 
+Cách tiến hành : 
-GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế để HS nêu cách làm cỏ 
+Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau , hoa bằng cách nào ? 
+Tại sao phải diệt cỏ dại vào ngày nắng ?
+Làm cỏ bằng dụng cụ gì ? 
-GV nhận xét hướng dẫn cách nhổ cỏ và làm cỏ bằng dầm xới .
@Vun xới đất cho rau : 
+Cách tiến hành 
-GV hướng dẫn HS quan sát hình 3 SGK và đặt câu hỏi để HS nêu dụng cụ vun xới và cách xới đất 
-Làm mẫu cách vun , xới bằng dầm xới , cuốc và nhắc nhở HS chú ý một số điểm sau : 
+Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát. 
+Kết hợp xới đất với vun gốc . xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây .
4Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để thực hành.
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Lắng nghe.
-Một số HS nhắc lại.Cả lớp lắng nghe nhận xét. 
1-2 HS nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm đã học ở bài trước .
-HS quan sát và nêu các bước gieo hạt
-Lắng nghe. 
-HS thảo luận , đại diện trả lời . Cả lớp lắng nghe nhận xét. 
-Quan sát . 
-1 – 2 HS làm lại thao tác tưới nước .
-Quan sát hướng dẩn GV. 
-HS thực hiện yêu cầu . 
-Lắng nghe. 
ÔN TIẾNG VIỆT –CHÍNH TẢ
1/ Những từ ngữ nào viết sai chính tả:
a. sẩm màu	d. sục sạo
b. ánh sao 	e .sớm sủa
c. suýt xoa	g ..sâm xẩm
2/ Đặt dấu hỏi ,dấu ngã vào chữ in nghiêng dưới nay:
Nhay nhót 	deo dai
Phăng lặng	dê dãi
Bì bom	thong tha
3/ GV đocï cho HS viết 1 đoạn trong bài trong bài “ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”
ÔN KĨ THUẬT
HS thực hành chăm sóc cây hoa trong bồn hoa của lớp :
Nhổ cỏ.
Dọn lá úa.
Tỉa cây.
Bỏ phân .
Tưới cây.
Thu dọn rác.
Vệ sinh và vào lớp.
..
Ngày soạn: 26/9/10
Ngày dạy:THỨ TƯ ,29/9/10	
KỂ CHUYỆN TIẾT 6
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng .
- Hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của truyện.
2. Kỹ năng : Biết sắp xếp ý thành một câu chuyện ( có cốt truyện, có nhân
 vật ).
3. Thái độ : Kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện. Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa việc làm của người có lòng tự trọng.
Tranh 1 số người lớn lén đổ rác ra đường.
HS : Tranh 1 em nhỏ trao cho người đàn ông gói đồ em nhặt được.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực.
GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
Các em sẽ kể 1 câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, đúng với chủ điểm tự trọng.
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn H kể chuyện.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
Hướng dẫn H hiểu yêu cầu của đề bài.
Yêu cầu H đọc đề-gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
Cho H đọc gợi ý.
Thế nào là tự trọng?
Cho H đọc những ví dụ về tính tự trọng?
Thảo luận nhóm, nêu thêm ví dụ về tính tự trọng mà em biết?
Yêu cầu H nêu tên câu chuyện em chọn kể.
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện.
PP: Thực hành 
Cho H đọc gợi ý 3.
Yêu cầu H kể chuyện.
GV gợi ý.
+ Phần mở đầu câu chuyện: Câu chuyện bắt đầu ra sao? ( ở đâu, khi nào? ai? )
+ Diễn biến chính của câu chuyện. Nhân vật của câu chuyện đã làm những việc gì? Việc gì diễn ra trước, việc gì diễn ra sau?
+ Kết thúc câu chuyện thế nào?
H kể chuyện theo nhóm.
Nêu ý nghĩa câu chuyện?
Thi đua kể chuyện.
GV và H nhận xét.
 5. Tổng kết – Dặn dò :
Tập kể.
Chuẩn bị;tiết 7
 Hát 
2 H nhìn vở kể.
Hoạt động lớp, nhóm đôi.
1 H đọc yêu cầu của đề.
H làm ( tính tự trọng, đã nghe, đã đọc).
H đọc gợi ý1,2
H giải nghĩa.
H thảo luận, nêu:
Đổ rác đúng chỗ, không để ai chê trách vì vứt rác bẩn ra nơi công cộng
H nêu. 
Hoạt động cá nhân, nhóm.
1 H đọc.
H kể.
GV chia 4 nhóm.
Mỗi nhóm cử 1 đại diện kể.
Tập đọc tiết 22 
Chị em tôi.
Mục tiêu :
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa: Câu chuyện là lời khuyên H không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng kính trọng của mọi người với mình. (TLCH trong SGK) 
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS : Bảng phụ chép những câu, đoạn để H luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY -CA
GV kiểm tra 3H
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
	CHỊ EM TÔI
4. Diễn biến các hoạt dộng	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
PP : Thực hành, giảng giải, vấn đáp.
GV đọc diễn cảm bài thơ.(tranh)
Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu cho qua.
+ Đoạn 2: Tiếp theo nên người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV theo dõi và cho phát âm lại những từ đọc sai.(TB,Y)
GV giải nghĩa thêm một số từ nếu H chưa hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
PP:Vấn đáp, giảng giải
Đoạn 1:
Cô chị nói dối ba để đi đâu ?
Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận ?
 Đoạn 2: 
Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
Đoạn 3 :
Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?
Cô chị đã thay đổi như thế nào ?
Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
Hãy đặt tên cho cô chị và cô em theo đặc điểm tính cách.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
PP: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý : đọc phân biệt lời nhân vật.
GV theo dõi, nhận xét.
 Hoạt động 4: Củng cố
Thi đua đọc diễn cảm (phân vai)
Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
5. Tổng kết – Dặn dò :
HS luyện đọc. Chuẩn bị tiết sau.
 Hát 
H đọc bài và TLCH.
H nghe.
Hoạt động lớp, nhóm.
H nghe – quan sát.
H đánh dấu vào SGK.
H luyện đọc nối tiếp từng đoạn, cả bài (2 lượt – nhóm đôi)
H đọc thầm phần chú giải. H nêu nghĩa các từ : tặc lưỡi, yên vị, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng.
Hoạt động lớp .
H đọc và TLCH.
 đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay la cà ngoài đường 
Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba.
H đọc – TLCH.
Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị  rồi chỉ ra điều nói dối của chị.
Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của mình, tác hại của việc nói dối là sao nhãng học hành.chị lo cho em. Hiểu mình đã là tấm gương xấu cho em. Ba biết chuyện, buồn rầu,khuyên hai chị em ráng bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba cũng tác động đến chị.
Bỏ hẳn những trò chơi vô bổ lao vào học hành.
Không được nói dối, không đi học để đi chơi rất có hại, nói dối là một tính xấu sẽ làm ta mất lòng tin của cha mẹ, anh em, bạn bè 
Cô em thông minh. Cô bé ngoan. Cô bé biết giúp chị tỉnh ngộ 
Người chị biết hối lỗi, người chị biết nghe lời người em 
Hoạt động lớp, cá nhân .
Luyện đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Đọc nhóm 3 H (phân vai : cô chị, cô em, người cha)
3 H/1 dãy đọc phân vai.
H nêu.
Toán 	TIẾT 28 : LUYỆN TẬP CHUNG
 I.MỤC TIÊU:
-Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong 1 số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. 
- Tìm được số TBC.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
-HS chữa bài 5/36 
3/Dạy – học bài mới
a)Giới thiệu bài:LTC
b)Dạy- Học bài mới
Hướng dẫn luyện tập thực hành : 
 -GV yêu cầu HS tự làm bài các bài tập trong thời gian 35 phút , sau đó chữa bài và hướng dẫn HS cách chấm điểm 
HS nhận xét bài
-HS làm vào VBT , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau 
Đáp án: 
5 điểm ): Mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm 
2,5 điểm 
Hiền đọc được 33 quyển sách 
Hoà đã đọc được 40 quyển sách 
Số quyển sách Hoà đọc được nhiều hơn Thục là : 
 40 - 25 = 15 ( quyển sách )
d. Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển sách vì 25 – 22 = 3 (quyển sách )
e. Bạn Hoà đọc được nhiều sách nhất 
g. Bạn Trung đọc được ít sách nhất.
h. Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là : 
 ( 30 + 40 + 22 + 25 ) : 4 = 30 (quyển sách )
 3.(2,5 điểm ) 
 Bài giải
Số mét vải của ngày thứ hai cửa hàng bán là :
: 2 = 60 ( m )
Số mét vải của ngày thứ ba cửa hàng bán là :
x 2 = 240 ( m )
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán là:
(120 + 60 +240 ) : 3 = 140 ( m )
 Đáp số : 140 m
4/Củng cố - Dặn dò
GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
-Chuẩn bị bài :Phép cộng
.
Ôn Toán
1/Viết số thích hợp vào chỗ trống:
8 yến=kg
5 tạ=kg
7 yến 3 tạ= kg
8 tấn 55 kg =kg
15 yến 6 kg =kg
2/ Một ô tô 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km , trong 2 giờ sau mỗi giờ đi được 43 km ,Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km .
ĐỊA LÍ TIẾT 6
I.MỤC TIÊU : 
 - Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau KonTum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ ) tự nhiên Việt Nam: KonTum, Play Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
-Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên ( nếu có ) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động Giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 1 -2 HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ? 
+Các đồi ở đây như thế nào ? 
+Mô tả sơ lược vùng trung du Bắc Bộ
+Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trồng, đồi trọc? 
-GV nhận xét – đánh giá.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài : Tây nguyên
b.Hoạt động dạy – học : 
Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng 
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
-GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và nói : Tây Nguyên là vùng đất cao , rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau . 
-GV yêu cầu HS chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- -GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở mục I trong SGK, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao. 
*Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm : 
-GV chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh và tư liệu về một cao nguyên 
+Nhóm 1 : Về cao nguyên Đăk Lắk
+Nhóm 2 : Về cao nguyên Kon Tum 
+Nhóm 3 : Về cao nguyên Di Linh 
+Nhóm 4 : Về cao nguyên Lâm Viên 
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận : Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên . 
-GV sửa chữa , bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày . 
Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô : 
*Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
-GV yêu cầu HS dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 trong SGK , từng HS trả lời các câu hỏi sau : 
+Ở Buôn Mê Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ? 
+Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ? 
+Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
Nguyên.
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học. 
-Chuẩn bị bài : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
-1 -2 HS trả lời. Cả lớp lắng nghe nhận xét . 
-Cả lớp lắng nghe. 
-Quan sát hướng dẫn GV 
-Thực hiện theo yêu cầu . 
-1-2 HS lên bảng chỉ trên bản đồ
 Địa lí tự nhiên Việt Nam đọc tên các cao nguyên (theo thứ tự Bắc xuống Nam).
-Thực hiện yêu cầu 
-Các nhóm thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày 
kết qủa làm việc của mìnhkết hợp
 với việc minh hoạ bằng tranh , ảnh . 
Một vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 Cả lớp lắng nghe nhận xét.
-Thực hiện yêu cầu . 
Ngày soạn: 27/9/10
Ngày dạy:THỨ NĂM ,30/9/10
 ĐẠO ĐỨC TIẾT 6 :BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
(Tiết 2)
Mục tiêu :
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắùng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Chuẩn bị :
GV : Hoa để chơi trò hái hoa dân chủ. 
 Đồ dùng để hóa trang đóng tiểu phẩm.
H : SGK Đạo đức 4.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động :
2. Bài cũ : 
Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Giới thiệu bài : 
	Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Trò chơi hái hoa.
PP : Trò chơi.
GV chuẩn bị 1 số hoa có ghi sẵn nội dung cho các em tham gia chơi.
GV kết luận: mỗi trẻ em đều có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến bản thân và có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 2: Tiểu phẩm. 
PP: Đóng vai.
GV hướng dẫn 1 số bạn chuẩn bị đóng tiểu phẩm SGK.
GV hướng dẫn H thảo luận.
 GV kết luận:Mỗi gia đình có những vấn đề những khó khăn riêng.
Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng.
 Kết luận chung: 
Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em .
Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng.
Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoạt động 3: Củng cố.
 ¥ PP: Trò chơi.
GV chia nhóm cho các em chơi trò phỏng vấn: Phỏng vấn về sở thích, thói quen.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân ở trong gia đình.
Chuẩn bị: “ Tiết kiệm tiền của”.
 Hát 
	Hoạt động lớp, cá nhân..
H lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
+ Nói về bài hát, bài thơ bạn yêu thích?
+ Kể 1 truyện bạn thích?
Hoạt động lớp, cá nhân.
H đóng tiểu phẩm.
3 vai bố Hoa, mẹ Hoa và Hoa.
H thảo luận.
Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa.
Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
Nếu em là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
Hoạt động nhóm.
Lớp chia thành 2 nhóm, thay phiên nhau tự phỏng vấn, nhóm còn lại trả lời.
TẬP LÀM VĂN :TIẾT 11
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư ( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng CT)
- Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo hướng dẫn của GV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bài làm của HS, phiếu BT
- GV chuẩn bị sẳn những lỗi đã mắc của HS trong lúc chấm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động 1: GV nhận xét chung về bài kiểm tra của cả lớp. 
Những ưu điểm cần nhận xét:
Xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, bố cục lá thư, diễn đạt. 
Những thiếu sót, hạn chế : chữ viết còn xấu , phần ND một số em còn sơ sài.
Thông báo điểm số cụ thể (giỏi, khá, trung bình, yếu).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
a. Phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân. 
Yêu cầu:
Đọc lời nhận xét của thầy. 
Đọc những lỗi thầy đã chỉ trong bài.
Viết vào phiếu các lỗi trong bài làm theo từng loại lỗi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan6.doc