Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Tiết 4 : Toán

Luyện tập chung

A– Mục tiêu : Giúp HS :

 - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .

 - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .

B – Đồ dùng dạy học :

 1 – GV : SGK,giấy khổ to .

 2 – HS : VBT .

C – Các PP/KT dạy học:

 - Làm việc theo nhóm.

 - Động não.

 - Rèn luyện theo mẫu.

 - Thực hành luyện tập

D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động giáo viên TL Hoạt động học sinh

I – Kiểm tra bài cũ :

- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số ?

- Nêu cách tìm 1 số phần trăm của 1 số ?

-Nêu cách tìm 1số biết số phần trăm của nó?

 - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.

II – Bài mới :

 1– Giới thiệu bài :

 2– Hoạt động :

 Bài 1 : Tính :

- Yêu cầu Hs đặt tính rồi tính ở vở nháp, ghi Kquả vào vở, 3 HS lên bảng trình bày .

- Nhận xét, sửa chữa .

Bài 2 : Tính :

- Chia lớp làm 2 nhóm mỗi nhóm làm 1 câu, đại diện lớp trình bày Kquả .

- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức .

- Nhận xét, sửa chữa .

Bài 3 :

- Gọi 1HS đọc đề .

- Muốn biết từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số dân của phường đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm ta phải biết gì ?

- Cho HS thảo luận theo cặp, đại diện 1 cặp lên bảng trình bày .

- Nhận xét,sửa chữa .

III/ Củng cố - dặn dò:

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào ?

- Nêu cách tính 1 số % của 1 số ?

- Nhận xét tiết học .

 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung 5/

1/

10/

8/

9/

5/

- HS 1 trả lời .

-HS 2 trả lời .

-HS 3 trả lời

- HS nghe .

- HS nghe .

- HS làm bài .

a) 216,72 : 42 = 5,16

b) 1 : 12,5 = 0,08 .

c) 109,98 : 42,3 = 2,6 .

- HS làm bài .

a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2

 = 50,6 : 3,2 + 43,68 .

 = 22 + 83,68 = 65,68 .

b) 8,16 : (1,32 + 3,48) – 0,345 : 2

 = 8,16 : 4,8 – 0,1725

 = 1,7 – 0,1725 = 1,5275.

- Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện trong ngoặc trước rồi đến nhân chia sau đó là cộng trừ .

- Nếu biểu thức chỉ có 2 phép tính cộng, trừ hoặc nhận, chia thì ta thực hiện trừ trái sang phải .

- HS đọc đề .

- Ta phải biết số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 .

- Từng cặp thảo luận cách giải .

- HS trình bày.

a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là :

 15875 – 15625 = 250 (người )

 Tỉ số % số dân tăng thêm là :

 250 : 15625 = 0,016 .

 0,016 = 1,6% .

b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là :

 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)

Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:15875 + 254 = 16129 (người)

 ĐS: a) 1,6%

 b) 16129 người.

- HS nêu .

- HS nêu .

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

 

doc 34 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đồng nghĩa.
-HS2:Đặt câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá.
 II – Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Trong tiết LTVC hôm nay, các em sẽ được ôn tập về từ và cấu tạo từ. Từ những kiến thức đã có, các em làm một số bài tập về cấu tạo từ, về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
 2) Luyện tập: 
 * HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập1
 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV giao việc: + Đọc lại khổ thơ
 + Xếp các từ trong khổ thơ vào bảng phân loại.
 + Tìm thêm ví dụ minh hoạ cho các kiểu cấu tạo từ trong bảng phân loại.
 -Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho các nhóm)
 - Cho HS trình bày kết quả
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng : 
 a/ Lập bảng phân loại:
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, cha, dài, con, tròn, bóng.
cha con,
mặt trời
chắc nịch
 Rực rỡ
Lênh khênh
 b/ Tìm thêm ví dụ
 *HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 :
 - Cho HS đọc BT2
 - Cho HS làm bài (GV đưa bảng phụ đã kẽ sẵn bảng tổng kết)
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
 *HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3:
 - Cho HS đọc BT3 + đọc bài văn
-GV giao việc: +Tìm các chữ in đậm trong bài.
+Tìm những từ đồng nghĩa với các từ in đậm vừa tìm
+Nói rõ vì sao tác giả chọn từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.
- Cho HS làm việc + trình bày kết quả.
- GV nhận xét , chốt lại kết quả đúng: 
+Từ đồng nghĩa với từ tinh ranh : tinh khôn, tinh nhanh, tinh nghịch
dâng : hiến, tặng
êm đềm : êm ả, êm lặng
 *HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4: + Cho HS đọc yêu cầu BT4
-Cho HS làm bài
-GV chốt kết quả đúng: a/ Có mới nới cũ 
1/
10/
8/
8/
7/
- HS lắng nghe.
 -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-Các nhóm trao đổi, ghi vào bảng phân loại
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-Lớp nhận xét.
 - 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
 - 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ, HS còn lại làm vào phiếu hoặc giấy nháp.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
 - HS làm bài cá nhân
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
-1 HS lên bảng, cả lớp làm trên giấy nháp.
 III – Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở BT1 và BT2
- Chuẩn bị bài sau : ôn tập về câu
2/
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 24/12/2016
Ngày dạy: 27/12/2016
Tiết 3 : Chính tả (Nghe – viết)
Người mẹ của 51 đứa con
A/ Mục đích yêu cầu :
1 / Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng chính tả trong bài Người mẹ của 51 đứa con .
 2 / Làm đúng các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.
B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần cho HS làm bài tập 2.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Luyện tập/Thực hành.
D / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 2 HS tìm những từ có chứa các tiếng : iêm im , iêp / ip .
II / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Hôm nay các em chính tả trong bài : “Người mẹ của 51 đứa con” và ôn mô hình cấu tạo vần; hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau .
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Cho HS đọc đoạn thơ đầu cần viết trong bài “Người mẹ của 51 đứa con”
-GV nói ngắn gọn nội dung bài chính tả .
- Cho HS luyện viết các từ có chữ dễ viết sai : Lý Sơn, Quảng Ngãi, Bươn chải, cưu mang , nuôi dưỡng, bận rộn .
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết (Mỗi câu 2 lần)
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+ Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi 
3/ Chấm chữa bài :
+ GV chọn chấm 10 bài của HS.
+ Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
4 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2a : Treo bảng phụ
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2 .
- GV nhắc lại yêu cầu và giải thích cách làm theo yêu cầu bài tập . 
- Cho HS làm bài tập 2a vào vở .
- GV cho HS lên bảng trình bày trên bảng phụ.
- GV nhận xét chấm chữa.
* Bài tập 2b: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2b .
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập 2b :
+ Tìm 2 tiếng bắt vần với nhau .
- GV chốt lại lời giải đúng .
+ GV nói thêm : Trong thơ lục bát tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng 6 của dòng 8
III / Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
-Ôn lại các bài tập đã học để tiết sau ôn cuối HK I
04/ 
01/ 
22/ 
3/
08/ 
02/ 
-2 HS lên bảng tìm : liêm dim 
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lên bảng viết, cả lớp viết giấy nháp .
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập 2a vào vở .
-Trình bày kết quả trên bảng phụ, lớp nhận xét .
- HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi SGK 
- HS trả lời miệng : Xôi – đôi 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 24/12/2016
Ngày dạy: 27/12/2016
Tiết 4 : Khoa học
Ôn tập & kiểm tra học kì I
A – Mục tiêu : Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về : 
 - Đặc điềm giới tính .
 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân .
 - Tính chất & công dụng của một số vật liệu đã học 
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Hình Trang 68 SGK .
 - Phiếu học tập .
 2 – HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Làm việc theo nhóm nhỏ.
	- Trò chơi.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : “ Tơ sợi “
+ Có mấy loại tơ sợi ? Đó là những loại nào?
+ Nêu đặc điểm chính của một số loại tơ sợi?
 - Nhận xét, KTBC
II – Bài mới : 
 1–Giới thiệu bài: “Ôn tập & kiểm tra học kì I”
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Làm việc với phiếu học tập .
 * Mục tiêu: Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về :
+ Đặc điểm giới tính .
+ Một số biện pháp phònh bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh các nhân .
 * Cách tiến hành:
+Bước 1: Làm việc cá nhân .
+Bước 2: Chữa bài tập .
 GV gọi một số HS lên chữa bài.
 b) HĐ 2 :.Thực hành .
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố &hệ thống các kiến thức về tính chất & công dụng của một số vật liệu đã học .
*Cách tiến hành:
+Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn .
 GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loai vật liệu.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm . 
 GV theo dõi và giúp đỡ HS.
Bước 3: Trình bày & đánh giá .
 GV nhận xét, đánh giá.
 c) HĐ 3 : Trò chơi “ Đoán chữ “ 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề “Con người &sức khoẻ”
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức & hướng dẫn .
 GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
+Bước 2: GV theo dõi và tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
III/ Củng cố - dặn dò:
 Trong các bệnh: Sốt xuất huyyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cảc đường sinh sản và đường máu.
- Nhận xét tiết học .
 - Bài sau: “ Sự chuyển thể của chất”. 
4/
1/
8/
9/
9/
4/
- HS trả lời.
- HS nghe .
- Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết qủ làm việc vào phiếu học tập.
- Một số HS lên chữa bài.
- Mỗi nhóm nêu tính chất, công dụng của 3 loai vật liệu.
 + N1: Làm bài tập về tính chất công dụng của tre, sắt, các hợp kim của sắt, thuỷ tinh.
 + N2: Làm bài tập về tính chất công dụng của đồng; đá vôi; tơ sợi.
 + N3: Làm bài tập về tính chất công dụng của nhôm; gạch, ngói; chất dẻo.
 + N4: Làm bài tập về tính chất công dụng của mây, song; xi măng; cao su.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK và GV giao; cử thư kí ghi vào bảng ở SGK.
- Đại diện từng nhóm trình kết quả các nhóm khác bổ sung
- HS theo dõi.
- HS chơi theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS xem bài trước.
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn: 26/12/2016
Ngày dạy: 28/12/2016
 Tiết 1 : Toán 
Giới thiệu máy tính bỏ túi
 A/ Mục tiêu : Giúp HS: Làm quen vớí việc sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính phần trăm. 
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Máy tính bỏ túi .
 2 – HS : Máy tính bỏ túi .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I– Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS .
 - Nhận xét .
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
 *HĐ 1 : Làm quen với máy tính bỏ túi .
-Chia lớp ra các nhóm (nhóm 4) y/c các nhóm quan sát máy tính bỏ túi xem trên mặt máy tính có những gì và trên các phím ghi gì?
-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
- Cho HS ấn phím ON/C cho biết kết quả quan sát được ?
-Tiếp tục ấn phím OFF được kết quả như thế nào ?
- GV Giới thiệu tiếp các phím còn lại như SGK .
+ Các phím từ 0 đén 9 dùng để nhập số .
+ Các phím phép cộng, trừ, nhân, chia : + , – , x , : 
+ Phím để ghi dấu phẩy trong các số thập phân.
 *HĐ 2 : Thực hiện các phép tính 
*GV ghi phép cộng lên bảng.Tính:25,3+7,09
-Giới thiệu cách thực hiện phép tính trên máy.
+Để máy bắt đầu hoạt động, cần ấn phím nào?
+Để tính 25,3 + 7,09 ta lần lượt ấn các phím nào ?
 +Gọi lần lượt vài HS lên bảng vừa thực hiên trên máy tính vừa giải thích cách làm 
+Đọc kết quả xuất hiện trên màn hình .
*Để thực hiện phép trừ ,nhân .chia ta làm tương tự . 
*HĐ 3 : Thực hành : 
Bài 1:Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra kết quả bằng máy tính :
-GV viết các phép tính lên bảng .
-Gọi lần lượt từng HS lên bảng thực hiện, cả lớp sử dụng máy tính bỏ túi kiểm tra kết quả .
IV – Củng cố :
-Trên bề mặt máy tính có những gì ?
-Nêu công dụng của máy tính ?
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Sử dụng máy tính bỏ túi để giải về tỉ số phần trăm 
1/
5/
1/
10/
6/
12/
3/
2/
- Hát 
- HS để máy tính lên bàn .
- HS nghe .
-Các nhóm thảo luận .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả .
+Trên mặt máy tính có màn hình và các phím .
+Trên các phím có ghi chữ, các số, các phép tính .
-Một số HS nhận xét, bổ sung .
-Khi ấn phím ON/C cho ta biết máy bắt đầu hoạt động .
-Khi ấn phím OFF ta thấy máy tắt.
- HS theo dõi SGK.
-HS theo dõi .
+ Ấn phím ON/C .
+Lần lượt ấn các phím 2 ,5 ,. ,3 ,+ ,7 ,. ,0 ,9 ,= .
+ HS thực hiện trên máy .
-Kết quả : 32.39 , tức là 32,39 .
-HS thực hiện .
a)126,45 + 796,892 = 923,342
b)352,19 – 189,471 = 162,719
c) 75,54 x 39 = 2946,06
d) 308,85 : 14,5 = 21,3
-HS nêu .
-HS nêu .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 26/12/2016
Ngày dạy: 28/12/2016
Tiết 2 : Tập đọc
Ca dao về lao động sản xuất
A/ Mục tiêu
 1- Đọc trôi chảy, lưu loát những bài ca dao: 
 -Đọc đúng các từ ngữ, câu khó, biết ngắt nghỉ đúng chỗ.
 -Biết đọc diễn cảm thể hiện sự thông cảm với việc lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân 
 2- Hiểu nội dung những bài ca dao: Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.
 3-GDHS biết quý trọng người nông dân trên đồng ruông.
B/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
 - Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm	
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo.
D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 I – Ổn định tổ chức:
 II – Kiểm tra bài cũ :
H: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn? 
H: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
1/
4/
 - HS hát TT.
 - Ông đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi, dẫn nước từ rừng già về thôn.
 - Ông nghĩ là phải trồng cây. Ông lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả và hướng dẫn cho bà con cùng làm
 III – Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Ca dao - dân ca là tiếng nói tình cảm của người lao động. Đó có thể là lời than thân trách phận, có thể là bày tỏ tình cảm tế nhị kín đáo hay thẳng thắn bộc trực. Những bài ca dao hôm nay sẽ giúp các em thấy được phần nào về đời sống tình cảm của người lao động trên đồng ruộng.
 2) Luyện đọc:
 HĐ1: 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài.
 HĐ2: Cho HS đọc nối tiếp.
 HĐ3: Cho HS đọc cả bài.
 HĐ4: GV đọc diễn cảm toàn bài.
 3) Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc lại các bài ca dao.
 H: Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
 H:Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân
 - Cho HS đọc lại các bài ca dao
 H: Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:
 a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày.
 b) Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất
 c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
 4) Đọc diễn cảm:
 - GV hướng dẫn HS cách đọc bài ca dao.
 - GV đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc bài ca dao.
 - Cho HS thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét, khen những HS đọc thuộc đọc hay.
1/
11/
12/
8/
- HS lắng nghe.
 -1HS đọc to, lớp đọc thầm.
 -Mỗi HS đọc một bài nối tiếp nhau (đọc 2 lần)
 -2 HS đọc cả bài.
-1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-Hình ảnh là: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” ; “Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
-Câu: “Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.
“Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
 - Câu: “Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu”
 “Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng"
 -“Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
 -HS luyện đọc bài ca dao
 -Cho 4 HS thi đọc diễn cảm cả 3 bài
 - Lớp nhận xét.
 IV – Củng cố :
 Qua bài ca dao miêu tả điều gì?
* GV đúc kết ghi nội dung lên bảng
2/
 Miêu tả nỗi vất vả của người nông dân lao động trên đồng ruộng, qua đó họ đã mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi người.
 V – Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 3 bài ca dao
-Tiết sau Ôn tập cuối học kì I
1/
 - HS nghe và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 26/12/2016
Ngày dạy: 28/12/2016
Tiết 3 : Lịch sử
Ôn tập học kì I
A/ Mục tiêu
	 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 .
B/ Đồ dùng dạy học:
 	- Bản đồ hành chính Việt Nam
 	- Phiếu học tập của HS.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Trình bày 1 phút.
	- Trò chơi
D/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
* Hoạt động 1: ( Làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành nhóm 4 và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm trả lời 1 câu trong SGK.
* Hoạt động 2: ( Làm việc cả lớp)
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề “Tìm địa chỉ đỏ”.
* Cách thực hiện: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa vào kiến thức đã học để kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- GV tổng kết nội dung bài học.
III – Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS .
- Dặn HS về nhà học bài – Xem và chuẩn bi trước bài tiếp theo.
2/
1/
16/
18/
3/
- Trình bày lên bàn để GV kiểm tra
- HS nghe và mở SGK
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. (Trình bày 1 phút)
- Các nhóm khác bổ sung.
- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 26/12/2016
Ngày dạy: 28/12/2016
Tiết 4 : Tập làm văn
Ôn luyện về viết đơn
A/ Mục đích yêu cầu :
 - Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn . Cụ thể :
 + Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn .
 + Biết viết 1 lá đơn theo yêu cầu .
B/ Đồ dùng dạy học : 
 Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn , phô tô mẫu đơn xin học cho HS làm bài tập 1.
C/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
	- Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
D/ Các PP/KT dạy học tích cực có thể sử dụng:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 E/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 
 Cho HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện .
 ( Tiết TLV trước )
II/ Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : 
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn luyện cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn .Còn một kì nữa, các em sẽ kết thúc cấp tiểu học, biết điền vào nội dung lá đơn xin học ở trường THCS, biết viết 1 lá đơn đúng quy cách là một kỷ năng cần thiết, chứng tỏ sự trưởng thành của các em 
2 / Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Cho HS đọc toàn văn bài tập 1.
-GV : Bài tập đã cho sẵn mẫu đơn, nhiệm vụ các em là đọc lại và điền những nội dung cần thiết vào chỗ trống theo đúng yêu cầu trong đơn .
-GV cho HS trao đổi theo nhóm để làm bài (GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và phát phiếu cho HS )
(Làm tốt hoạt động này là GV đã giúp HS hình thành được KN Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc)
-Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét, bổ sung và khen những HS biết viết lá đơn có mẫu in sẵn .
Bài tập 2: 
-GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 .
- GV nhắc lại yêu cầu .
- Cho HS làm bài, trình bày bài làm .
- GV nhận xét và khen những HS biết cách viết đúng 1 lá đơn không có mẫu in sẵn.
(Qua đó GV giúp các em hình thành được KN Ra quyết định/ giải quyết vấn đề)
III/ Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra HK I.
05/
01/
12/
20/
02/
-02 HS lần lượt đọc đoạn văn mình viết lại .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , lớp đọc thầm SGK.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS trao đổi nhóm và làm bài trên bảng nhóm .
-Lớp làm bài trên phiếu sau đó thống nhất ghi lên trên bảng nhóm .
-Lớp nhận xét bài làm trên bảng phụ, 1 số HS đọc bài làm của mình .
-1 số HS phát biểu, lớp nhận xét .
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân ,1vài HS đọc lá đơn mình viết trước lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2016
Ngày soạn: 27/12/2016
Ngày dạy: 29/12/2016
 Tiết 1: Toán
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán
 về tỉ số phần trăm
A/ Mục tiêu :
 - Biết sử dụng máy tính để tính các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm .
 - Rèn luyện kỉ năng sử dụng máy tính bỏ túi .
 - Giáo dục HS tính cẩn thận .
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Máy tính bỏ túi .
 2 – HS : Máy tính bơ túi .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II– Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi rồi thực hành .
+ Để máy bắt đầu hoạt động ta cần bấm phím nào ?
+ Để tắt máy ta cần bấm phím nào ?
+ Dùng máy thực hiện phép tính : 
 123,45 + 156,78
 - Nhận xét, sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1– Giới thiệu bài : 
 2– Hoạt động : 
 *HĐ 1 : Hình thành kỉ năng sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm ..
a) GV viết ví dụ 1 lên bảng: Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 .
+ Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40?
-Trong 2 bước trên thì bước nào có thể sử dụng máy tính bỏ túi để có kết quả nhanh và chính xác ?
+Tổ chức HS thực hành theo cặp phép chia: 7 : 40 
+ Gọi đại diện 1 số cặp đọc kết quả trên màn hình .
+Cho HS thực hiện bước 2 trên giấy nháp rồi nêu kết quả tìm được .
 *Chú ý : Có thể lần lượt ấn các phím :
 7 : 4 0 %
khi đó màn hình xuất hiện số 17.5 thì đây là kết quả 17,5%
 b): Ví dụ 2: Tính 34% của 56 .
-Nêu cách tính 34% của 56 ?
+ Cho HS nêu cách tính bằng máy tính và tính kết quả. GV ghi bảng .
GV giới thiệu vì 34 : 100 có thể thay bằng 34% . Do đó ta ấn như sau:
 5 6 x 3 4 % = 
-Chia lớp ra nhóm 2, tổ chức HS thực hành trên máy .
+ Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả .
c)Ví dụ3: Tìm 1 số biết 65% của nó bằng 78
- Nêu cách giải bài toán .
-Y/c HS dùng máy tính bỏ túi để tính. Nêu cách làm và kết quả .
- GV ghi bảng .
- GV giới thiệu ta có thể thực hiện như sau: 7 8 : 6 5 % =
-Y/c HS thực hiện và đọc kết quả từ máy .
*HĐ 2: Thực hành luyện tập .
Bài 1:Gọi 1HS đọc bài tập .
H: Bài toán y/c gì ?
- Bài toán đã cho biết gì ?
- Y/c dùng máy tính bỏ túi thực hiện cá nhân điền kết quả vào cột cuối của bảng đã cho .
Bài 2: Cho HS dùng máy tính bỏ túi làm tương tự bài 1.
- Gọi lần lượt 4 HS nêu miệng kq .
- Nhận xét kết quả .
IV – Củng cố :
-Nêu cách tính tỉ số phần trăm của 2 số ?
V – Nhận xét – dặn dò :
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Hình tam giác . 
1/
5/
1/
12/
16/
3/
2/
- Hát 
- HS trả lời rồi dùng máy hực hiện phép tính .
- HS nghe .
- HS theo dõi .
+ Bước 1:Tìm thương của 7 và 40 .
+Bước 2:Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải số tìm được .
Bước 1 cần sử dụng máy tính .
+Từng cặp thảo luận .
+Trên màn hình xuất hiện kết quả 0.175
-Vậy máy đã tính 7 : 40 = 0.175
+ 7 : 40 = 0,175 = 17,5 %
-HS nghe rồi thực hành trên máy .
+Lấy 56 nhân với 34 rồi chia cho 100 hoặc lấy 56 chia cho 100 rồi nhân với 34
+ 56 x 34 : 100 = 19,04.
Hoặc 56 : 100 x 34 = 19,04 .
Ấn lần lượt 
 5 6 x 3 4 : 1 0 0 =
 5 6 x 3 4 % =
+ Các nhóm thực hành .
+ Đại diện nhóm trình bày kết qủa.
-Cần phải tính : 78: 65 x 100
- Ấn lần lượt : 7 8 : 6 5 % =
 Máy hiện ra 120 .
- HS thực hiện theo hướng dẫn GV
 7 8 : 6 5 % =
Trên màn hình xuất hiện số 120
Vậy máy đã tính được số phải tìm :
 78 : 65% = 78 :65 x 100 = 120
-Vài HS đọc.
-Điền kết quả tính tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường .
-Đã biết số HS nữ và số HS toàn trường .
-KQ: 50,81%; 50,86%; 49,85%; 49,56%
-HS thực hành .
-Kết quả: 103,5 ; 86,25 ;75,9 ;60,72
-HS nêu .
-HS nghe .
Ngày soạn: 27/12/2016
Ngày dạy: 29/12/2016
Tiết 2: Địa lý
Ôn tập
A - Mục tiêu : Học xong bài này, HS:
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản . 
 - Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước .
B - Đồ dùng dạy học :
 	1 - GV : - Các bản đồ : Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam .
	 	 - Bản đồ trống Việt Nam .
 	2 - HS : SGK.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
 D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học si

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17.doc