Giáo án tổng hợp các môn lớp 1 - Trường Tiểu học Phường 5 TX Bạc Liêu - Tuần 6, 7, 8

HAI

7/9 Học vần Bài 8 l-h

 Học vần // //

 Đạo đức Gọn gàng sạch sẽ tiết1

 Thủ công Xé dán hình chữ nhật , hình tam giác( T2)

BA

8/9

 Học vần Bài 9 o - c

 Học vần // //

 Toán Luyện tập

9/9

 Học vần Bài 10 ô - ơ

 Học vần nt

 Toán Bé hơn dấu

NĂM

10/9 Học vần Bài 11 Ôn tập

 Học vần nt

 Toán Lớn hơn dấu >

 TNXH Nhận biết các vật xung quanh

SÁU

11/9 Học vần Bài 12 i-a

 Học vần Nt

 Toán Luyện tập

 Sinh hoạt

 

doc 62 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 1 - Trường Tiểu học Phường 5 TX Bạc Liêu - Tuần 6, 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 áo quần sạch sẽ trông càng thêm yêu”.
- Đọc thuộc cần nhớ.
- Gọn gàng,sạch sẽ.
- Học sinh trả lời.
- Về thực hiện giữ thân thể sạch sẽ.
============–––{———================
Tiết 4 : Thủ công Xé, dán hình quả cam
A. Mục tiêu 
+ HS biết các xé, dán hình quả cam từ hình vuông.
+ Xé được hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối, phẳng.
B. Chuẩn bị: 
GV: 	- Bài mẫu về xé, dán hình quả cam
	- Một từ giấy thủ công màu da cam (hoặc màu đỏ)
	- 1 tờ giấy thủ công màu xanh lá cây
	- Hồ dán, giấy trắng làm nền, khăn lau tay.
HS: 1 tờ giấy thủ công màu da cam hoặc màu đỏ, 1 tờ giấy nháp có kẻ ô li, hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
C. Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi đề:
2. GV HD HS quan sát và nhận xét: Cho HS xem bài mẫu và gợi ý trả lời về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của quả cam.
Em cho biết còn có những quả nào giống hình quả cam ?
3. GV HD mẫu:
a. Xé hình quả cam:
Lấy 1 tờ giấy màu, lật mặt sau đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô.
- Xé rời để lấy hình vuông.
- Xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, 2 góc phía trên xé nhiều hơn. Xé chỉnh sửa cho giống hình quả cam.
- Lật mặt sau để HS quan sát.
b. Xé hình lá: Lấy mảnh giấy màu xanh, vẽ 1 hình chữ nhật, cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô
- Xé hình chữ nhật rời khỏi tờ giấy màu
- Xé 4 góc của hình chữ nhật theo đường vẽ
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình chiếc lá, lật mặt màu để HS quan sát.
c. Xé hình cuống lá: 
- Lấy một mảnh giấy màu xanh vẽ và xé 1 hình chữ nhật, cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 1 ô.
- Xé đôi hình chữ nhật, lấy 1 nữa để làm cuống.
d. Dán hình: Sau khi xé được hình quả, lá, cuống của quả cam, bôi hồ dán quả, lá, cuống.
4. HS thực hành:
Cho HS xé nháp, yêu cầu HS lấy 1 tờ màu xanh lá cây, 1 tờ xanh đậm và đặt mặt có kẻ ô lên trên.
VI. Củng cố dặn dò :
	- Nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần, thái độ học tập, an toàn lao động.
	- Đánh giá sản phẩm, dặn tiết sau xé hình cây đơn giản, chuẩn bị bút chì, giấy, hồ dán.
HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi quả cam hình hơi tròn, phình ở giữa, phía trên có cuống và lá, phía dưới hơi lõm, khi quả cam chín có màu vàng đỏ
Quả táo, quả quýt
HS theo dõi GV làm mẫu
HS đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình vuông có cạnh 8 ô
Xé 4 góc để tạo thành hình quả cam
- Xé lá, cuống theo hướng dẫn (HS xé nháp, sau đó mới xé giấy màu)
- Sau khi xé xong từng bộ phận của hình quả cam, HS sắp xếp hình vào trong vở thủ công cho cân đối, lần lượt bôi hồ và dán theo thứ tự.
============–––{———================
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tiết 1-2 Học vần Bài 14 : d - đ
I.Mục tiêu:
Đọc được : d,đ, dê,đò ; từ và các câu ứng dụng 
Viết được :d,đ, dê,đò 
Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : dế , cá cờ , bi ve , lá đa
Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : dê, đò; câu ứng dụng : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ
 -Tranh minh hoạ phần luyện nói : dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết 1 
 1.Khởi động :Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Đọc và viết : n, m, nơ, me.
 -Đọc câu ứng dụng : bò bê có cỏ, bò bê no nê.
 -Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp âm d-đ
Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm d-đ
 +Mục tiêu: nhận biết được chữ d và âm d.
+Cách tiến hành :Dạy chữ ghi âm d:
 -Nhận diện chữ: Chữ d gồm một nét cong hở phải, một nét móc ngược ( dài )
Hỏi : So sánh d với các sự vật và đồ vật trong thực tế?
-Phát âm và đánh vần : d, dê
+Đánh vần : d đứng trước, ê đứng sau
Dạy chữ ghi âm đ:
 -Nhận diện chữ: Chữ đ gồm chữ d, thêm một nét ngang.
Hỏi : So sánh d và đ?
-Phát âm và đánh vần tiếng : đ, đò.
 -Đọc lại sơ đồ ¯­
 -Đọc lại 2 sơ đồ
 Hoạt động 2:Luyện viết
 -MT:HS viết đúng quy trình d-đ,dê-đò
 -Cách tiến hành:Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
-MT:HS đọc được tiếng từ ứng dụng.
da, de, do, da, đe, đo, da dê, đi bộ.
-Cách tiến hành:HS đọc GV kết hợp giảng từ.
+Đọc sơ đồ 1,sơ đồø 2
-Đọc lại toàn bài trên bảng
Củng cố dặn dò
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc
 +Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng 
+Cách tiến hành :
Luyện đọc:
-Đọc lại bài tiết 1
-Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : dì, đi, đò )
 Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : dì na đi đò, bé và me
 đi bộ
Đọc SGK:
Hoạt động 2:Luyện viết:
-MT:HS viết đúng d-đ,dê-đò.
-Cách tiến hành:GV hướng dẫn viết theo dòng vào vở.
Hoạt động 3:Luyện nói:
+Mục tiêu: Phát triển lời nói : dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
+Cách tiến hành :
Hỏi: -Tại sao nhiều trẻ em thích những vật này ?
 -Em biết loại bi nào? Cá cờ, dế thường sống ở đâu? Nhà em có nuôi cá cờ không?
 -Tại sao lá đa lại cắt ra giống hình trong tranh ?
 -Em biết đó là trò chơi gì?
4: Củng cố dặn dò
Thảo luận và trả lời: 
Giống : cái gáo múc nước
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :dê
Giống : chữ d
Khác :đ có thêm nét ngang.
 (C nhân- đ thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn đò
Viết bảng con : d, đ, dê, đò
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Thảo luận và trả lời : dì đi đò, bé 
Đọc thầm và phân tích tiếng : dì, 
Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh) 
Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Tô vở tập viết : d, đ, dê, đò.
Thảo luận và trả lời ( Chúng thường là đồ chơi của trẻ em )
Trò chơi : Trâu lá đa.
============–––{———================
Tiết 3 ToánTên Bài Dạy : BẰNG NHAU , DẤU =
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó 
 - Biết sử dụng từ bằng nhau, dấu = khi so sánh các số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học 
 + Học sinh và giáo viên có bộ thực hành .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập -Sách Giáo khoa , vở BTT
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Tiết trước em học bài gì ?
+ 3 học sinh lên bảng làm bài tập : 1  3 4 5 2  4
 3  1 5  4 4  2 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu khái niệm bằng nhau
Mt : Học sinh nhận biết quan hệ bằng nhau 
-Gắn tranh hỏi học sinh : 
Có mấy con hươu cao cổ?
Có mấy bó cỏ ?
Nếu 1 con hươu ăn 1 bó cỏ thì số hươu và số cỏ thế nào ?
Có mấy chấm m tròn xanh ?
Có mấy chấm tròn trắng ?
Cứ 1 chấm tròn xanh lại có ( duy nhất ) 1 chấm tròn trắng (và ngược lại )nên số chấm tròn xanh bằng số chấm tròn trắng. Ta có : 3 = 3 
- Giới thiệu cách viết 3 = 3 
Với tranh 4 ly và 4 thìa 
-Giáo viên cũng lần lượt tiến hành như trên để giới thiệu với học sinh 4 = 4 
Hoạt động 2 : Học sinh tập viết dấu =
Mt : Học sinh nhận biết dấu = . Viết được phép tính có dấu = 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con dấu = và phép tính 3= 3 , 4= 4 .
-Giáo viên đi xem xét uốn nắn những em còn chậm, yếu kém
-Giáo viên gắn trên bìa cài 3= 3 , 4= 4 .
-Cho học sinh nhận xét 2 số đứng 2 bên dấu = 
-Vậy 2 số giống nhau so với nhau thì thế nào ?
Hoạt động 3: Thực hành 
Mt : vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập 
Bài 1 : viết dấu = 
Bài 2 : viết phép tính phù hợp với hình 
-Cho học sinh làm miệng 
-Giáo viên giới thiệu hướng dẫn thêm rồi cho làm vào vở Bài tập 
Bài 3 : Điền dấu , = vào chỗ chấm 
-Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Bài 4 : Nhình tranh viết phép tính 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm và chữa bài 
Hoạt động 4: Trò chơi 
Mt : phát triển tư duy của học sinh qua trò chơi 
-Giáo viên treo tranh bài tập 4 / Vbt / 15 
-Yêu cầu tổ cử đại diện ( 3 tổ ) tham gia chơi nối nhóm hình làm cho số hình bằng nhau 
- Giáo viên nhận xét khen học sinh làm nhanh, đúng .
-Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi
- có 3 con hươu
- có 3 bó cỏ
-  số hươu và số cỏ bằng nhau 
- 1 số em lặp lại 
- có 3 chấm tròn xanh 
- có 3 chấm tròn trắng
-Học sinh nhắc lại : 3 chấm tròn xanh bằng 3 chấm tròn trắng . 3 bằng 3 
- Học sinh lặp lại 3 = 3 
-Học sinh viết bảng con 
– dấu = : 3 lần 
- 3 = 3 , 4 = 4 : 1 lần 
- Học sinh gắn bảng cài theo yêu cầu của giáo viên 
-Hai số giống nhau 
-Hai số giống nhau thì bằng nhau 
-Học sinh viết vào vở Btt 
-Học sinh quan sát hình ở sách gk nêu yêu cầu bài 
- Cho 2 học sinh làm miệng
-học sinh làm vào vở Btt 
-1 em chữa bài chung .
-Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
-Học sinh tự làm bài và chữa bài 
-Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
-2 học sinh làm miệng 
-3 đại diện tham gia chơi 
-Học sinh cổ vũ cho bạn 
4.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? 2 số giống nhau so nhau thì thế nào ? 
- 5 bằng mấy ? 3 bằng mấy ? mấy bằng 2 ?
-Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài luyện tập 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2009
Tiết 1-2 học vần ===========––{——=============
Bài 15: t - th
I.Mục tiêu:
Đọc được : t,th,tổ,thỏ ; từ và các câu ứng dụng 
Viết được : t,th,tổ,thỏ 
Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề : ổ , tổ 
Thái độ :Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : ổ, tổ.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ có tiếng : tổ, thỏ; câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 -Tranh minh hoạ phần luyện nói : ổ, tổ.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết 1 
 1.Khởi động :Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Đọc và viết : d, đ, dê, đò.
 -Đọc câu ứng dụng : dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
 -Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài :Giới thiệu trực tiếp âm t-th
Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm t-th
 +Mục tiêu: nhận biết được chữ t và âm t
 +Cách tiến hành : Dạy chữ ghi âm t:
-Nhận diện chữ: Chữ t gồm : một nét xiên phải, một nét móc ngược ( dài ) và một nét ngang.
Hỏi : So sánh t với đ ?
-Phát âm và đánh vần : t, tổ.
Dạy chữ ghi âm th :
 -Nhận diện chữ: Chữ th là chữ ghép từ hai con chữ t và h ( t trước, h sau )
Hỏi : So sánh t và th?
-Phát âm và đánh vần tiếng : th, thỏ
- Đọc lại sơ đồ ¯­
-Đọc lại 2 sơ đồ trên
Hoạt động 2:Luyện viết
-MT:HS viết đúng quy trình chữ t-th,tổ-thỏ
-Cách tiến hành:Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
-MT:HS đọc được tiếng từ ứng dụng to, tơ, ta, tho, tha, thơ
-Cách tiến hành:HS đọc GV kết hợp giảng từ
-Đọc lại toàn bài trên bảng
Củng cố dặn dò
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
 +Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng .
+Cách tiến hành :Luyện đọc:
-Đọc lại bài tiết 1
-Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : thả )
 Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : bố thả cá mè,
 bé thả cá cờ.
 Đọc SGK:
Hoạt động 2:Luyện viết:
-MT:HS viết được âm tiếng vừa học vào vở.
-Cách tiến hành:GV hướng dẫn HS viết theo từng dòng vào vở.
Hoạt động 3:Luyện nói::
Hỏi: -Con gì có ổ? Con gì có tổ?
 -Các con vật có ổ, tổ, còn con người có gì để ở ?
 -Em nên phá ổ , tổ của các con vật không? Tại sao?
4: Củng cố dặn dò
Thảo luận và trả lời: 
Giống : nét móc ngược dài và một nét ngang.
Khác : đ có nét cong hở, t có nét xiên phải.
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn :tổâ
Giống : đều có chữ t
Khác :th có thêm h.
 (C nhân- đ thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn thỏ.
Viết bảng con : t, th, tổ, thỏ
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Thảo luận và trả lời : bố thả cá
Đọc thầm và phân tích tiếng : thả
Đọc câu ứng dụng (C nhân- đthanh) 
Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Tô vở tập viết : t, th, tổ, thả
Thảo luận và trả lời 
Hs thảo luận trả lời
Tiết 3 Toán Tên Bài Dạy : LUYỆN TẬP
Ngày Dạy :27-9-2006
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Củng cố về khái niệm ban đầu về bằng nhau 
 - So sánh các số trong phạm vi 5 ( với việc sử dụng các từ :lớn hơn, bé hơn, bằng và cá dấu = )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bảng thực hành toán 
 + Vẽ sẵn bài tập 3 trên bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập –
 2.Kiểm tra bài cũ :
+ Tiết trước em học bài gì ? Dấu bằng được viết như thế nào ? 
+ 2 số giống nhau thì thế nào ?
+ 3 học sinh lên bảng làm tính : 4  4 2 . 5 1 3 
 4  3 5  5 3  1 
 3 4 5  2 3 . 3 
+ Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố về khái niệm =
Mt : học sinh nắm được nội dung bài học 
-Giáo viên hỏi lại học sinh về khái niệm lớn hơn, bé hơn , bằng để giới thiệu đầu bài học 
-Giáo viên ghi bảng 
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mt : Củng cố khái niệm bằng nhau, so sánh các số trong phạm vi 5 .
-Giáo viên cho học sinh mở số giáo khoa , vở Bài tập toán 
Bài 1 : điền số thích hợp vào chỗ chấm 
-Giáo viên hướng dẫn làm bài 
- Cho học sinh làm vào vở Bài tập toán 
-Giáo viên nhận xét , quan sát học sinh 
Bài 2 : Viết phép tính phù hợp với tranh vẽ 
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 
-Cho học sinh làm bài 
-Cho học sinh nhận xét các phép tính của bài tập 
-Giáo viên nhận xét bổ sung
Bài tập 3 : Nối ( theo mẫu ) làm cho bằng nhau 
-Cho học sinh nêu yêu cầu bài 
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh nhận xét 
-Giáo viên cho 1 em nêu mẫu 
-Giáo viên giải thích thêm cách làm 
-Cho học sinh tự làm bài 
-Giáo viên chữa bài 
-Nhận xét bài làm của học sinh 
-Học sinh lắng nghe trả lời các câu hỏi của giáo viên 
-Học sinh mở sách giáo khoa mở vở Bài tập toán .
-Học sinh nêu yêu cầu của bài 
-1 em làm miệng sách giáo khoa 
-học sinh tự làm bài 
-1 em đọc to bài làm của mình cho các bạn sửa chung 
–Học sinh quan sát tranh .
- 1 học sinh nêu cách làm 
- học sinh tự làm bài vào vở Bài tập toán 
-2 em đọc lại bài , cả lớp sửa bài 
- So sánh 2 số khác nhau theo 2 chiều 
 4 4 
- 2 số giống nhau thì bằng nhau 
- 3 = 3. 5 = 5 
-Học sinh nêu yêu cầu của bài 
-Nhận xét tranh : Số ô vuông còn thiếu ở mỗi tranh . Số ô vuông cần nối bổ sung vào cho bằng nhau 
-Học sinh quan sát lắng nghe
-học sinh tự làm bài 
-1 em lên bảng chữa bài 
4.Củng cố dặn dò : 
- Hôm nay em học bài gì ? 
-Dặn học sinh về ôn lại bài . Xem trước bài luyện tập chung 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
===========––{——=============
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009
Tiết 1-2 Học vần Bài 16 : ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
Đọc được : i,a,n,m,d,đ,t,th ; các từngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16 .
Viết được : i,a,n,m,d,đ,t,th ; các từngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16 .
Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : cò đi lò dò
Thái độ :Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết trong chuyện kể: Cò đi lò dò.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Bảng ôn 
 -Tranh minh câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 -Tranh minh hoạ cho truyện kể: Cò đi lò dò.
-HS: -SGK, vở tập viết, vở bài tập Tiếng việt
III.Hoạt động dạy học: Tiết 1 
 1.Khởi động : Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Đọc và viết : t, th, tổ, tho, ti vi, thợ mỏ.
 -Đọc câu ứng dụng : bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
 -Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài :
 Hỏi :-Tuần qua chúng ta đã học được những âm và chữ gì mới ?
 - Gắn bảng ôn lên
Hoạt động 1: Ôn tập
 +Mục tiêu:HS đọc được âm tiếng đã học trong
 tuần 
+Cách tiến hành :
 a.Oân các chữ và âm đã học :
 Treo bảng ôn:
B1: Oân ghép chữ và âm thành tiếng.
B2: Oân ghép tiếng và dấu thanh.
b.Ghép chữ thành tiếng:
c.Đọc từ ứng dụng:
 -Chỉnh sửa phát âm.
 -Giải thích nghĩa từ.
Hoạt động 2:Luyện viết
-MT:HS viết đúng quy trình từ ứng dụng
-Cách tiến hành:
Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
e.Hướng dẫn viết vở Tập viết: theo từng dòng
Củng cố dặn dò
Tiết 2:
Hoạt động 1:Luyện đọc
 +Mục tiêu: -Đọc được câu ứng dụng 
+Cách tiến hành :
Luyện đọc:
-Đọc lại bài tiết 1
-Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
 +Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá,
 cò mẹ tha cá về tổ.
 Đọc SGK:
Hoạt động 2:Luyện viết:
-MT:HS viết đúng các từ còn lại vào vở.
-Cách tiến hành:GV đọc HS viết theo từng dòng.
Hoạt động 3:Kể chuyện:
+Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện
+Cách tiến hành :
-Kể lại diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ
Tranh1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa nuôi nấng.
Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó đi lò dò khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà cửa.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là cò lại cùng anh cả đàn kéo về thăm anh nông dân và cánh đồng của anh.
- Ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm chân thành giữa con cò và anh nông dân.
4.Củng cố , dặn dò
Đưa ra những âm và từ mới học
Lên bảng chỉ và đọc
Đọc các tiếng ghép ở B1, B2
(Cá nhân- đồng thanh)
Viết bảng con : tổ cò
Viết vở : tổ cò
Đọc lại bài tiết 1 (C nhân- đ thanh)
Thảo luận và trả lời: cảnh cò bố, cò 
mẹ đang lao động mệt mài có trong
tranh.
Đọc trơn (C nhân- đ thanh) 
Đọc SGK(C nhân- đ thanh)
Viết từ còn lại trong vở tập viết
Đọc lại tên câu chuyện
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài
HS khá , giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh 
Một hoc sinh kể lại toàn chuyện
============–––{———================
Tiết 3 Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh : - Củng cố khái niệm ban đầu về : “ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau” .
 - Về so sánh các số trong phạm vi 5 ( với việc sử dụng các từ “ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và 1 dấu >,<,=)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bô thực hành toán – Chuẩn bị bài tập 2, 3 / t17 Vở BT trên bảng phụ
 + Học sinh có bộ thực hành . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 em lên bảng làm bài tập 1 = 4 > 3 < 
+ Học sinh dưới lớp gắn bìa cài theo tổ 2 < 4 = 5 =
+ Cho học sinh chữa bài 
+ Nhận xét bài cũ – Ktcb bài mới 
 Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Củng cố khái niệm ,=
Mt : Học sinh nắm được nội dung bài học 
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con các số bằng nhau, các số lớn hơn hoặc bé hơn ( Mỗi em viết 3 bài có đủ 3 dấu , = đã học )
-Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh và giới thiệu ghi đầu bài 
Hoạt động 2 : Thực hành 
Mt : Củng cố các khái niệm “lớn hơn , bé hơn bằng nhau và so sánh các số trong phạm vi 5 .
Bài 1 : Làm cho bằng nhau bằng hai cách vẽ thêm hoặc bỏ bớt 
Vẽ thêm 1 hoa vào hình bên phải để số hoa 2 hình bằng nhau – Bài tập ở vở bài tập giống sách giáo khoa 
Gạch bớt 1 con kiến ở nhóm hình bên trái để số kiến ở 2 nhóm bằng nhau 
Học sinh tự làm bài trong vở Bài tập toán
- Giáo viên cho sửa bài chung cho cả lớp 
Bài 2 : Nối £ với số thích hợp 
-Giáo viên treo bảng phụ
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trên bảng lớp .
1
2
3
£ < 2 £ < 3 £ < 4 
Bài 3 : Nối £ với số thích hợp 
-Giáo viên Hướng dẫn trên bảng lớp 
(Giống bài tập số 2 )
Hoạt động 3: Trò chơi 
Mt : Rèn luyện sự nhanh nhạy và ủng cố kiến thức đã học --Giáo viên treo 3 bảng phụ có gắn các bài tập 
- Yêu cầu đại diện của 3 tổ lên Tđ gắn số nhanh, đúng vào chỗ trống.Ai gắn nhanh gắn đúng, đẹp là thắng 
-Ví dụ : 3 ... 3 = 
 5 >  4 
 4 =  2 =  1 < 
-Học sinh viết vào bảng con các phép tính đúng theo suy nghĩ của mình .
Ví dụ : 5 = 5 , 3 3 
-Học sinh mở sách gk quan sát tranh 
–Học sinh làm bài .
- Học sinh tự làm bài ở vở Bt . Gạch bớt 1 con ngựa ở nhóm bên trái 
- Học sinh có thể vẽ thêm hoặc gạch bỏ bớt 1 con vịt tuỳ ý 
-Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
-Học sinh tự làm bài và chữa bài trên bảng lớp
-Học sinh tự làm bài và chữa bài 
-Cử 3 đại diện tham gia chơi – Học sinh cổ vũ cho bạn 
4.Củng cố dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? 
- Nhận xét tiết học.- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài ngày hôm sau 
============–––{———================
Tiết 4 Môn: Tự nhiên xã hội BẢO VỆ MẮT VÀ TAI
A. Mục tiêu : Giúp HS biết:
- Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai
- Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Các hình trong bài 4 SGK, phiếu BT (vở BT TNXH1, bài 4)
- Một số tranh ảnh HS và GV sưu tầm được về các hoạt động liên quan đến mắt và tai.
C. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. ổn định lớp: 
II. Bài cũ: Điều gì xảy ra nếu mắt và tai bị hỏng ? Điều gì xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc ?
III. Bài mới:
1. GV cho HS chơi trò chơi
2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK:
B1: HD HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và HD HS tập đặt và trả lời câu hỏi.
B2: Trao đổi trong nhóm, GV kết luận ý chính.
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK: HD HS quan sát từng hình ở trang 11 và tập đặt câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình, GV khuyến khích các em tự đặt câu hỏi để hỏi bạn, GV kết luận ý chính.
4. Hoạt động 3:
B1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
B2: GV cho HS các nhóm lên trình bày. Sau khi mỗi nhóm trình bày, GV cho HS nhận xét về cách đối đáp giữa các vai.
KL: GV yêu cầu HS phát biểu xem các em đã học được những điều gì khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong những tình huống trên ?
IV. Củng cố dặn dò : 
	- GV nhận xét và khen ngợi sự cố gắng của cả lớp. Đặc biệt của các em xung phong đóng vai.
	- Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Giữ vệ sinh thân thể.
Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo”
HS nhận ra việc gì nên làm để bảo vệ mắt.
HS quan sát tranh và tập đặt và trả lời câu hỏi cho từng hình
HS hỏi và trả lời theo nhóm, theo HD của GV.
HS xung phong lên trình bày trước lớp. 
HS nhận ra việc gì nên làm, việc gì không nên làm để bảo vệ tai.
HS hỏi và trả lời nhau theo sự HD của GV
HS có thể nhờ GV trả lời và gt ngay khi các em còn đang trao đổi trong nhóm đối với các câu khó.
HS đóng vai: tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai.
Đại diện nhóm lên trình diễn
HS phát biểu những điều đã học, khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong các tình huốn.
===========––{——=============
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
 Tiết 1 Tập viết BÀI 3: lễ , cọ , bờ , hổ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức : Tập viết chữ và tiếng: lễ ,cọ, bờ, hổ
2.Kĩ năng : -Tập viết kĩ năng nối chữ cái.
 -Kĩ năng viết các dấu thanh theo qui t

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L1 TUAN 678.doc