Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 31 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 4: TOÁN

BÀI 98: THỰC HÀNH (T1)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trong hình dưới đây, em hãy:

a) Vẽ các đoạn thẳng AB; CD

b) Đo độ dài các đoạn thẳng đó:

c) Khi ta kéo dài đoạn thẳng AB về phía điểm B trên đó ta lấy một điểm E. Ta thấy ba điểm đó thẳng hàng.

2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy cô hướng dẫn:

- GV hướng dẫn.

3. a) Đo độ dài rồi ghi kết quả đo vào ô trống:

Chiều dài bảng của lớp học Chiều rộng phòng học Chiều dài phòng học

b) Chiều dài bảng của lớp học là 3m. Em hãy vẽ đoạn thẳng AB biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100

- GV Hướng dẫn học sinh:

- Đổi 3m = 300cm; 300cm: 100 = 3cm.

- HS vẽ đoạn thẳng AB biểu thị chiều dài bảng đó là 3cm.

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 31 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31: 
Ngày soạn: 15/4/2017
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2017
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 31A: VẺ ĐẸP ĂNG - CO VÁT (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Bức tranh vẽ cảnh gì? Cảnh có gì đẹp
- Tranh vẽ cảnh khu đền Ăng-co Vát rất uy nghi, tráng lệ.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn đọc bài sau:
- Một HS khá giỏi đọc.
3. Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa:
4. Cùng luyện đọc
- HS luyện đọc theo yêu cầu
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) Ăng- co Vát được xây ở đâu và từ bao giờ ? 
- Ăng-co Vát được xây dựng ở Căm-pu-chia từ đầu thế kỉ mười hai.
2) Khu đền chính đồ sộ như thế nào? (Khu đền chính gồm mấy tầng? Các tầng đó dài 
bao nhiêu mét? Có bao nhiêu gian phòng?)
- Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng. 
3) Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
4) Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
- Ăng-co Vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp vút giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.
5) Viết vào bảng nhóm câu trả lời: Nội dung chính của bài văn:
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghi của Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Căm-pu-chia
******
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
7. Tìm hiểu về trạng ngữ.
1) Đọc cặp câu sau và cho biết chúng có gì khác nhau ?
Câu 1: Nói về vẻ đẹp của Ăng-co Vát không cụ thể vào thời gian nào.
Câu 2: Nêu rõ vẻ đẹp của Ăng-co Vát vào lúc hoàng hôn.
2) Chọn câu hỏi ở cột A phù hợp với phần in nghiêng trong câu ở cột B.
 A 
 B
(1) Khi nào ?
a. Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng.
(2) Ở đâu ?
b. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng.
(3) Vì sao ?
c. Nhờ tinh thần ham học hỏi, I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
3) Phần in nghiêng được gọi là trạng ngữ. Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho mỗi câu 
Câu a: Trạng ngữ xác định nơi chốn.
Câu b: Xác định về thời gian 
Câu c: Nguyên nhân 
* Ghi nhớ:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b) Trong vườn, muôn hoa đua nở.
c) Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.
2. Viết vào vở một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó ít nhất một câu có dùng trạng ngữ. Gạch dưới trạng ngữ trong câu.
VD: Mùa hè năm ngoái, em được bố mẹ cho đi Sa Pa. Ở đây phong cảnh thật đẹp, khí hậu mát mẻ. Buổi sáng, sương trắng viền quanh núi. 
Tiết 4: TOÁN
BÀI 98: THỰC HÀNH (T1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trong hình dưới đây, em hãy:
a) Vẽ các đoạn thẳng AB; CD
b) Đo độ dài các đoạn thẳng đó:
c) Khi ta kéo dài đoạn thẳng AB về phía điểm B trên đó ta lấy một điểm E. Ta thấy ba điểm đó thẳng hàng.
2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy cô hướng dẫn:
- GV hướng dẫn.
3. a) Đo độ dài rồi ghi kết quả đo vào ô trống:
Chiều dài bảng của lớp học
Chiều rộng phòng học
 Chiều dài phòng học
b) Chiều dài bảng của lớp học là 3m. Em hãy vẽ đoạn thẳng AB biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100
- GV Hướng dẫn học sinh:
- Đổi 3m = 300cm; 300cm: 100 = 3cm.
- HS vẽ đoạn thẳng AB biểu thị chiều dài bảng đó là 3cm.
Ngày soạn: 16/4/2017
Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 31A: VẺ ĐẸP ĂNG –CO VÁT (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
4. a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở bài thơ Nghe lời chim nói.
 b) Trao đổi bài với bạn để chữa lỗi.
 5. Chọn tiếng, từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong phiếu học tập (Chọn a hoặc b)
a) Núi băng trôi lớn nhất trôi khỏi Nam Cực vào năm 1956. Nó chiếm một vùng rộng 31.000 ki-lô-mét vuông. Núi băng này lớn bằng nước Bỉ.
 Theo TRẦN HOÀNG HÀ
b) Ở nước Nga có một sa mạc màu đen. Đá trên sa mạc này cũng màu đen. Khi bước vào sa mạc, người ta có cảm giác biến thành màu đen và cả thế giới đều màu đen.
Tiết 2: TOÁN 
BÀI 98: THỰC HÀNH (Tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Em đi 10 bước dọc thẳng theo sân trường, đánh dấu điểm đầu là A, điểm cuối là B.
- GV hướng dẫn học sinh thực hành.
2. Bài giải
8m = 800cm 6m = 600cm
Chiều dài phòng học HCN là: 800: 200 = 4 (cm)
Chiều rộng phòng học HCN là: 600 : 200 = 3 (cm)
HS vẽ hình chữ nhật biểu thị nền phòng học theo tỉ lệ 1: 200 với chiều dài là 4cm; chiều rộng là 3 cm.
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 30: THỰ VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG, CHÚNG CÓ NHU CẦU VỀ NƯỚC NHƯ THẾ NÀO? (tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chọn câu trả lời đúng:
 a) D; b) D; c) B; d) C; e) B; g) C.
2. Viết vào vở 1-2 cây thuộc mỗi loại sau đây:
a) Cây sống dưới nước: Cây sen, Cây súng, cây bèo, cây lúa....
b) Cây ưa ẩm: cây liễu, cây rau cần....
c) Cây chịu được khô hạn: Cây xương, rồng cây tre, cây thông....
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
(Đồng chí Quỳnh Trang dạy)
Ngày soạn: 17/4/2017
Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2017
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT 
BÀI 31B: VẺ ĐẸP LÀNG QUÊ (tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ những gì?
- Bức tranh vẽ cảnh một con chuồn đang bay giữa không trung. Trên trời cao có đàn cò đang bay, dưới bóng chú là cánh đồng, dòng sông.
- Cảnh trong tranh có gì đẹp ?
- Vẻ đẹp của con chuồn chuồn. Vẻ đẹp của thiên nhiên. Vẻ đẹp của đất nước: Dòng 
sông nước trong xanh với những đoàn thuyền xuôi ngược. Đàn cò bay trên trời xanh 
cao vút. Cánh đồng với những đàn trâu đang gặm cỏ,...
4. Thảo luận để trả lời các câu hỏi:
1) Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ?
 - Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. 
2) Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ?
- Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và cánh bay của chú, và cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
3) Những câu văn nào thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước ?
b. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
d. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.
e. Rồi những cảnh đẹp đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
g. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
1. Đọc thầm đoạn văn sau: Con ngựa.
- HS đọc
2. Tìm các bộ phận của con ngựa được tả trong đoạn văn trên và những từ ngữ tả mỗi bộ phận đó để điền vào phiếu học tập.
Bộ phận của con ngựa
Từ ngữ miêu tả
M: Hai hàm răng
M: trắng muốt
Hai tai
To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
Hai lỗ mũi
Ươn ướt, động đậy
Bờm
Được cắt rất phẳng
Bốn chân
Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
Cái đuôi
Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Tiết 3: TOÁN 
BÀI 99: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi “Ai viết được nhiều số”
- GV HD HS chơi
2. Đọc cho nhau nghe các số sau rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mội số: 
67 358;
72 315; 124 701; 1 321 107
67 358: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám.
 Chữ số 7 thuộc hàng nghìn.
72 315: Bảy mươi hai nghìn ba trăm mười lăm.
 Chữ số 7 thuộc hàng chục nghìn.
124 701: Một trăm hai mươi tư nghìn bảy trăm linh một.
 Chữ số 7 thuộc hàng trăm.
1 321 107: Một triệu ba trăm hai mươi mốt nghìn một trăm linh bảy.
 Chữ số 7 thuộc hàng đơn vị.
3. Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)
Mẫu: 3213465 = 3000000 + 200000 + 10000 + 3000 + 400 + 60 + 5
a) 2357 = 2000 + 300 + 50 + 7
b) 45 017 = 40000 + 5000 + 10 + 7
c) 512879 = 500000 + 10000 + 2000 + 800 + 70 + 9
d) 6 452 760 = 6 000 000 + 400 000+ 50 000 + 2000 + 700 + 60
4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a) Ba số tự nhiên liên tiếp: 219; 220; 221 3123; 3124; 3125
b) Ba số lẻ liên tiếp: 1233; 1235; 1237 1139; 1141; 1143
c) Ba số chẵn liên tiếp: 236; 238; 240 5142; 5144; 5146
5. Viết số tự nhiên bé nhất:
a) Khác không : số 1
b) Có hai chữ số: 10
c) Có ba chữ số: 100
Tiết 4: LỊCH SỬ
BÀI 11: BUỔI ĐẦU THỜI NGUYỄN
(Từ năm 1802 đến năm 1858) (tiết 1)
Ngày soạn: 17/4/2017
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tiết 1: TIẾNG VIỆT 
 BÀI 31B: VẺ ĐẸP LÀNG QUÊ (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
3. Dựa vào kết quả quan sát các bộ phận của một con vật em thích, hãy tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó.
VD: Mắt mèo tròn như hai viên bi. Tai dựng đứng. Cái đầu tròn. Bốn cái chân thon nhỏ bước đi nhẹ nhàng. Cái đuôi dài lướt thướt. ......
4. Đọc cho các bạn trong nhóm nghe kết quả của hoạt động 3, rồi treo ở góc học tập để mọi người cùng đọc.
- HS đọc
5. Viết đoạn văn tả ngoại hình một con vật mà em yêu thích.
VD: Nhà em có một chú chó rất đẹp. Chú khoác chiếc áo màu vàng, điểm thêm mấy đốm nâu rất duyên dáng. Đầu chú như quả đu đủ nhỏ. Hai con mắt tròn xoe, đen láy, rất tinh nhanh, mũi đen bóng lúc nào cũng ươn ướt. Đuôi chú có lông dày, lúc nào cũng rung rung thật ngộ nghĩnh.
- Đọc cho các bạn trong nhóm nghe. Bình chọn đoạn văn hay nhất của nhóm.
- Cả lớp cùng bình chọn đoạn văn hay nhất.
Tiết 2: TOÁN 
BÀI 99: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (T2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
6. Chơi trò chơi '' Nhóm nào xếp đúng thứ tự ?'' :
7. >, <, = ?
	7231 > 734	37 149 < 37 235
	65 308 < 65 318 	165 318 < 170 315 
	23 001 > 2301 	126 000 < 126 100
8. a) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé :
	1572	;	1568	;	1324	;	898
 b) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 
	2763	;	2814	;	7236	;	7248
9. Tìm x, biết 37 < x < 43 và : 
a) x là số chẵn : 38 ; 40 ; 42.
b) x là số lẻ : 39 ; 41.
c) x là số tròn chục : 40.
10. 
a) Số lớn nhất có sáu chữ số : 999 999.
b) Số bé nhất có sáu chữ số : 100 000. 
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
(Đồng chí Hoàng Hải dạy)
Tiết 4: KHOA HỌC
BÀI 31: NHU CẦU VỀ KHÔNG KHÍ, CHẤT KHOÁNG VÀ SỰ TRAO ĐỔI CHẤT CỦA THỰC VẬT (T1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát và thảo luận:
- Cây cần khí ô-xi và khí các-bô-níc để phục vụ cho quá trình hô hấp của cây.
- Quang hợp xảy ra vào ban ngày ban ngày cây hấp thụ khí các-bô-níc thải ra khí ô-xi.
- Trong hô hấp cây hút khí ô-xi thải ra khí các-bô-níc hô hấp của cây xảy ra vào vào ban đêm.
- Khí các-bô-níc là thức ăn của thực vật vì quá trình quang hợp giúp cây sinh trưởng và phát triển.
2, 3. Học sinh thực hiện theo sách HD
4. Đọc và trả lời:
- Người ta phải bón phân cho cây vì cây cần nhiều chất khoáng để sinh trưởng và phát triển tốt.
- HS kể về quá trình trao đổi chất.
 Ngày soạn: 17/4/2017
Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT
BÀI 31C: EM THÍCH CON VẬT NÀO (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘN CƠ BẢN
1. Chơi trò Đoán tên con vật:
- Một em nói một vài câu miêu tả con vật mà mình yêu thích. Bạn cùng chơi xem đó là con vật nào.
- Chú trông nhà rất giỏi. Mọi người gọi chú là lính gác.
- Chú có tiếng gáy rất to. Mọi người trong xóm gọi chú là chiếc đồng hồ báo thức.
2. Sắp xếp các câu thành đoạn văn.
 Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng tròn, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
3. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Con chim gáy được tả qua những đặc điểm về ngoại hình: đôi mắt, cái bụng, cổ, 
- Tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả những đặc điểm đó ?
+ Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề đầy hạt cườm biêng biếc.
4. Viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn sau:
	Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
	Thân hình chú chắc nịch. Chú khoác trên mình chiếc áo choàng rực rỡ, đủ màu sắc. Lông cổ đỏ lửa pha xanh biếc. Lông thân và cánh đen pha nâu. Cái đầu tròn. Cái mào dầy và đỏ chót như đóa hoa dâm bụt lúc nào cũng nghênh nghênh, trông chú ta rất oai. Đôi mắt như hạt đậu đen, tròn sáng và tinh nhanh. Đôi cánh to và khỏe, đôi chân cao to với đôi cựa dài, cứng. Lông đuôi cong vút màu mận chín pha xanh. 
5. Mỗi bạn đọc đoạn văn của mình cho các bạn trong nhóm nghe. Nhóm trọn đoạn văn hay nhất đọc trước lớp.
*******
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
- Viết các trạng ngữ tìm được ra bảng nhóm.
a) Trên những cành cây, chim đậu trắng xóa.
b) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.
c) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
2. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Các trạng ngữ tìm được trong những câu trên trả lời cho câu hỏi ở đâu.
3.Thêm các trạng ngữ cho những câu sau:
a) Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
b) Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu.
c) Trong vườn, hoa đã nở.
4. Thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh các câu sau. Viết kết quả vào bảng nhóm.
a) Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập.
b) Trong nhà, mọi người đang xem ti vi.
c) Ở bên kia sườn núi, đàn trâu đang gặm cỏ.
5. Viết câu đã hoàn chỉnh ở hoạt động 4 vào vở.
 Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
(Đồng chí Lê Thương dạy)
Tiết 4: TOÁN
BÀI 99: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (Tiết 3)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.
11. Chơi trò chơi ''Đố bạn số nào chia hết cho... ?''
12. Viết chữ số thích hợp và ô trống để được :
5
a) Số 13 chia hết cho 3. hoặc (2)
8
b) Số 12 7 chia hết cho 9. 
0
c) Số 23 chia hết cho cả 2 và 5.
5
d) Số 85 chia hết cho cả 3 và 5.
13. Cho ba chữ số 0; 1; 3. Hãy viết các số có ba chữ số (mỗi chữ số không lặp lại trong một số) vừa chia hết cho 5 và vừa chia hết cho 2.
- Các số có ba chữ số vừa chia hết cho 5 và vừa chia hết cho 2: 130 ; 310.
14. Giải bài toán sau : 
Bài giải 
Số táo mẹ mua là : 
4 5 = 20 (quả táo)
Vì 20 là số vừa chia hết cho 4 và vừa chia hết cho 5
	 	Đáp số: 20 quả táo.
	Thứ tư ngày 06 tháng 4 năm 2017
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
(Đồng chí Sợi dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc