Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 13 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 1: TIẾNG VIỆT

BÀI 13A: VƯỢT LÊN THỬ THÁCH (Tiết 3)

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Nghe – viết đoạn văn: Người tìm đường lên các vì sao.

5. Chọn bài a hoặc b dưới đây để thực hiện.

a) Thi tìm các tính từ:

Tính từ có hai tiếng bắt đầu bằng l Tính từ có hai tiếng bắt đầu bằng n

Long lanh, lành lạnh, lung linh, lấp lánh, lớn lao, lọ lem, lơ lửng, lặng lẽ Nặng nề, nôn nao, não nùng, non nớt, no nê, nô nức, nồng nàn,

b) Ê- đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm đã lên đến 8000 lần.

6. Tìm từ (chọn a hoặc b):

b, Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau:

- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim

- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,. trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm

- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực: tim

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 13 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 12/11/2016
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2016
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT
BÀI 13A: VƯỢT LÊN THỬ THÁCH (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
 Nối a - 4; b – 2; c – 1; d – 3; e - 5
5. Cùng nhau tìm hiểu
1, Xi-ôn-cốp-xki Mơ ước được bay lên bầu trời.
2, Ước mơ thuở nhỏ đã gợi cho Xi-ôn-cốp-xki thiết kế khí cầu bay bằng kim loại và tên lửa nhiều tầng.
3, Vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.)
6. Tìm trong bài đọc những chi tiết cho thấy Xi-ôn-cốp-xki kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? 
- Lúc nhỏ (ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim.)
- Lúc trưởng thành (Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.)
7. Đặt tên khác cho câu chuyện:
VD: Người chinh phục các vì sao, Ước mơ bay lên bầu trời, Ông tổ của ngành du hành vũ trụ..
****
8. Thi tìm các từ:
a, Nói lên ý chí, nghị lực của con người.
- kiên trì, vững chí, kiên cường, bền lòng...
b, Nêu lên những thử thách đối với ý chí và nghị lực của con người.
- gian khó, gian lao, gian khổ, gian truân, thách thức, chông gai...
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt một câu với từ vừa tìm được nhóm a, một câu với từ vừa tìm được nhóm
b trong hoạt động 8. 
- Bạn Hường kiên trì luyện chữ đẹp.
- Bạch Thái Bưởi gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng vẫn thành công.
2. cùng nhau viết đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
VD:
 Bạch Thái Bưởi là một nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc trắng tay nhưng ông không nản chí. “ Thua keo này, bày keo khác”, ông đã quyết chí làm lại từ đầu.
........................................................................................................................................
Tiết 4: TOÁN
BÀI 40: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. a, Tính bằng hai cách:
C1 36 x 11 = 36 (10 + 1) 
 = 36 10 + 36 1
 = 360 + 36
 = 396
C2 36 11 = 396
3. a) em và bạn cùng nhẩm:
 42 11 = 462 11 87 = 957 73 11 = 803
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Tìm x:
a) x : 11 = 62 b) x : 11 = 94
 x = 62 x 11 x = 94 11
 x = 682 x = 1034	
Bài 2: Giải bài toán sau:
	Bài giải:
Khối lớp 3 có số học sinh là:
11 19 = 209 ( bạn)
Khối lớp 4 có số học sinh là:
11 16 = 176 ( bạn)
Cả hai khối có số học sinh là:
209 + 176 = 385 ( bạn)
 Đáp số: 385 bạn.
Ngày soạn: 13/11/2016
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 13A: VƯỢT LÊN THỬ THÁCH (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
4. Nghe – viết đoạn văn: Người tìm đường lên các vì sao.
5. Chọn bài a hoặc b dưới đây để thực hiện.
a) Thi tìm các tính từ:
Tính từ có hai tiếng bắt đầu bằng l
Tính từ có hai tiếng bắt đầu bằng n
Long lanh, lành lạnh, lung linh, lấp lánh, lớn lao, lọ lem, lơ lửng, lặng lẽ
Nặng nề, nôn nao, não nùng, non nớt, no nê, nô nức, nồng nàn,
b) Ê- đi-xơn rất nghiêm khắc với bản thân. Để có được bất kì một phát minh nào, ông kiên trì làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác cho tới khi đạt kết quả. Khi nghiên cứu về ắc quy, ông thí nghiệm tới 5000 lần. Khi tìm vật liệu dây tóc bóng điện, con số thí nghiệm đã lên đến 8000 lần.
6. Tìm từ (chọn a hoặc b):
b, Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa như sau:
- Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim
- Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian,... trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm
- Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực: tim
........................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN
BÀI 41: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi” Truyền điện”: Nêu phép tính và kết quả nhân nhẩm với 11.
- HS thực hiện.
2. a, Em và bạn cùng tính 217 124 bằng cách tính 217 ( 100 + 20 + 4)
217 ( 100 + 20 + 4) = 217 x 100 + 217 20 + 217 4
	= 21700 + 4340 + 868
 = 26040 + 868
 = 26908.
4. a, Đặt tính rồi tính:	 152 306 = 46512
b, Em và bạn nhận xét về tích riêng thứ hai:
Tích riêng thứ hai bằng 0 nên không cần viết ra.
5.a, Đặt tính rồi tính:
341 253 = 86273 728 402 = 292656
........................................................................................................................................
Tiết 3: KHOA HỌC 
Bài 15: NGUỒN NƯỚC QUANH TA SẠCH HAY Ô NHIỄM?
CẦN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát và trả lời.
c, Ghi kết quả quan sát vào bảng
Nước mưa (giếng khoan)
Nước ao (hồ)
Mùi
Không mùi
Mùi tanh, thối
Màu 
Không màu
Đục, vàng, xanh, 
Chất bẩn
Không có chất bẩn
Rác, cát, bùn,
2. Làm thí nghiệm và thảo luận
d, Miếng bông lọc chai nước bẩn đen hơn. Vì chai nước bẩn chứa nhiều tạp chất.
3. Đọc thông tin và hoàn thành sơ đồ
c. Nước sạch: 2, 4, 6, 8
 Nước bị ô nhiễm: 1, 3, 5, 7
4. Liên hệ thực tế và trả lời
a. Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, con người có thể mắc bệnh.
b. Các loại bệnh do ô nhiễm nước là: tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, đau mắt,
5. Quan sát và trả lời.
a. Quan sát kĩ từng hình 2 - 5
b. Hình 2: Đổ rác bừa bãi không đúng nơi quy định
 Hình 3: Tàu chìm làm dầu lan ra biển
 Hình 4: Nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp không được xử lí mà thải trực tiếp ra môi trường.
 Hình 5: Sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
6. Quan sát và thảo luận.
b, Hình 6: Vứt rác đúng nơi quy định
 Hình 7: Làm đường ống đẫn nước sạch.
 Hình 8: Biển báo cấm xả nước bừa bãi.
 Hình 9: Dọn sạch rác ở sông, hồ.
 Hình 10: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
 Hình 11: Phát cỏ, dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà ở.
c, Các việc khác để bảo vệ nguồn nước mà em biết là: Thả cá vàng để diệt các con vật có hại, khơi thông cống rãnh, 
d, Nêu các việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: Vứt rác bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu, .
7. Đọc và trả lời.
b, 
- Nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại và các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, đau mắt, 
- Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: xả rác, phân, nước thải bừa bãi, sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của các nhà máy không qua xử lí xả thẳng xuống sông, hồ, vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu.
- Cần bảo vệ nguồn nước: không xả nước thải xuống nguồn nước, không đục phá ống nước, không xả rác và phóng uế bừa bãi, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, 
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đ/C Nguyễn Quỳnh Trang dạy
Ngày soạn: 14/11/2016
Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016
Tiết 1+2: TIẾNG VIỆT
BÀI 13B: KIÊN TRÌ VÀ NHẪN NẠI (Tiết 1 + 2 )
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Đọc các câu dưới dây và chia chúng thành hai nhóm.
Các câu khen chữ viết đẹp
Các câu chê chữ viết xấu
b, Chữ viết như rồng múa phượng bay.
c, Chữ đều tăm tắp.
d, Chữ viết ngay hàng thẳng lối.
a, Chữ như gà bới.
e, Chữ nát như tương.
5.Trao đổi để trả lời câu hỏi:
1) - Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
2) - Lá đơn mà Cao Bá Quát viết không được quan đọc vì chữ xấu quá và bà cụ đã bị đuổi về , bà không minh oan được.
3) - Sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ; tối ông viết xong 10 trang vở mới chịu đi ngủ.
4) - Chữ ông ngày một đẹp và ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
7. Tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi:
1) Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
- Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
- Cậu làm thế nào mua được..........dụng cụ thí nghiệm như thế?
2) Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
- Câu 1: Xi-ôn-cốp-xki- Tự hỏi mình.
- Câu 2: bạn của Xi-ôn-cốp-xki – hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
3) Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
- Câu 1: có từ vì sao và cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Câu 2: có từ thế nào và cuối câu có dấu chấm hỏi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ và ghi vào bảng sau theo mẫu:
TT
Câu hỏi
Câu hỏi của ai?
Để hỏi ai?
Từ nghi vấn
1
Con vừa bảo gì?
Ai xui con thế?
Câu hỏi của mẹ
Câu hỏi của mẹ
Để hỏi Cương
Để hỏi Cương
gì
thế
........................................................................................................................................
Tiết 3: TOÁN
BÀI 41: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt tính rồi tính
a) 416 172 = 71552 b) 2148 312 = 670176 c) 651 207 = 292656
2. Tính giá trị của biểu thức a x b
 a) Giá trị của biểu thức a x b với a = 323, b = 109 là 323 109 = 35207
 b) ....là 323 110 = 35530
 c) .....là 3230 111 = 358530
3. Diện tích mảnh đất hình vuông là: 105 105 = 11025
Tiết 4: LỊCH SỬ 
Bài 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (Tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
5. Tìm hiểu về đạo phật dưới thời Lý.
b. Thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi sau
Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt?
Dưới thời Lý, đạo Phật được truyền bá rộng trong cả nước. Các vua thời Lý đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. Thời Lý chùa mọc lên khắp kinh thành, làng, xã.
6. Khám phá về vẻ đẹp của ba công trình dưới đây
- Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ.
- Chùa Keo nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là ngôi chùa có quy mô lớn và có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc. Chùa Keo nằm trong ven đê nhìn ra dòng sông Hồng đoạn uốn cong lượn, thuộc thế “Trạch đắc long xà địa khả cư”. Trước chùa là một bãi rộng có nhiều cây cổ thụ xum xuê, trước đây ngày thường họp chợ còn ngày hội làm chỗ rước sách và vui chơi. Hiện tượng có chợ trước chùa là một hình thức chung trong bố cục kiến trúc tôn giáo của nhiều cư dân Đông Nam Á. Đầu bãi chùa Keo có bệ dựng cột cờ vào ngày hội. Ngày hội lá cờ lại bay cao cả vùng trông thấy, là tụ điểm của những dòng người trẩy hội nô nức. Sau bãi là Nội tự, phía trước và hai bên có hồ rộng tạo cho chùa có một ôn độ mát mẻ. Trên bờ hồ là một vườn cây tạo nên tầng sinh thái xanh tươi, tôn nổi những mái chùa cổ kính bên trong mà không che lấp nét đẹp kiến trúc.
- Tượng được diễn tả ngồi xếp bằng, hai bàn tay ngửa chồng nhau để trước bụng tì nhẹ trên đùi, nếp áo khoác bó sát người có những đường cong thướt tha buông rủ xuống phủ kín hai chân. Mình tượng thanh mảnh, ngồi hơi dướn về phía trước, trông rất uyển chuyển, nhưng lại vững vàng. Khuôn mặt A Di Đà dịu hiền, phúc hậu có cái đẹp lý tưởng của nữ giới: khuôn trăng đầy đặn, hàng lông mi mảnh nhỏ cong thanh tú, được diễn tả bằng một nét liền mềm mại. Đôi mắt phượng lim dim, cổ thanh, cao ba ngấn. Phật A Di Đà ngồi trên bệ đá tòa sen, nên cái đẹp vốn có của pho tượng lại được nhân lên bởi một bệ đá được trang trí tinh mỹ. Bệ sen là một đóa hoa nở rộ với hai tầng cánh. Tầng trên chạm đôi rồng theo lối đục nông, mỏng, trái lại bệ bát giác được trang trí phủ kín bề mặt, với phong cách chạm nổi. Mặt bên của cả hai tầng đều có nhiều hình rồng giỡn đuôi nhau, trên một dây mây lửa.
7. Tìm hiểu diễn biến trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
8. Đánh giá kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
b. Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi sau.
- Sau trận chiến phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, tình hình quân Tống ra sao?
Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất nước ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thấn suy sụp.
- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt đã hành động như thế nào? Em thử đánh giá hành động đó.
Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quách Qùy vội vàng chấp nhận và hạ lệnh rút tàn quân về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững. Hành động đó của Lý Thường Kiệt chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo mưu trí và giàu lòng nhân ái.
Ngày soạn: 15/11/2016
Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: TOÁN
BÀI 42: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a, Em và các bạn cùng tính :
214 300 = 642 126 32 = 4032 301 235 = 70 735
2. a, Em và các bạn cùng tính:
68 + 11305 = 68 + 3355 68 11 + 305 = 748 + 305 
 = 3423 = 1053
3. a, Em và các bạn cùng tính bằng cách thuận tiện nhất:
354 16 + 354 34 = 354 ( 16 + 14) 72 567 – 62 567 = 567 ( 72 – 62)
 = 354 30 = 567 10
 = 10620 = 5670
4. a, Em đọc, bạn viết kết quả vào chỗ chấm:
30 kg = 3 yến 200 kg = 2 tạ 1600 kg = 16 tạ
4000 kg = 4 tấn 60 tạ = 6 tấn 24 000 kg = 24 tấn
200 cm2 = 2 dm2 300 dm2 =3m2 3500 cm2 = 35dm2
5. a, Tính diện tích trong các trường hợp sau:
a = 15 cm và b = 7 cm a = 25 m và b = 12m
S = 15 7 = 105 cm2 S = 25 12 = 300 m2.
........................................................................................................................................
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 13B: KIÊN TRÌ VÀ NHẪN NẠI(Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. a, Đọc lại tryện Văn hay chữ tốt và tìm đoạn mở bài, thân bài kết bài của truyện
- Mở bài : Câu 1 của đoạn 1.
Thân bài : từ Một hôm, có bà cụ...nhiều kiểu chữ khác nhau.
- Kết bài: câu cuối của đoạn 3.
b, Mở bài và kết bài được viết theo cách nào?
- Mở bài: Kiểu trực tiếp.
- Kết bài: Không mở rộng.
- Hãy viết mở bài và kết bài theo cách khác cho truyện:
........................................................................................................................................
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đ/C Hoàng Thanh Hải dạy
Tiết 4: ĐỊA LÍ 
Bài 5: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát lược đồ, thay nhau hỏi và trả lời.
c. Đồng bằng Bắc bộ có dạng hình tam giác.
2. Đọc và cùng trao đổi
3. Tìm hiểu sông ngòi và hệ thống đê
c. Vào mùa mưa, nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng
- Hệ thống đê dọc hai bên bờ sông có tác dụng ngăn lũ lụt.
- Nhân dân ở đồng bằng Bắc bộ đào kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng.
4. Thảo luận và trả lời câu hỏi.
a, Người dân sống ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là người Kinh.
- Nhà và làng truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ thường chắc chắn, xung quanh nhà ở chính còn có nhà bếp, sân phơi thóc, 
- Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc bộ có nhiều thay đổi hơn, đường làng được đổ bê tông thuận tiện cho việc đi lại, có các công trình phục vụ công cộng như nhà văn hoá, trạm y tế, 
5. Khám phá lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ.
b, Trong lễ hội gồm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.
- Trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ: Trang phục của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. 
c, Lễ hội sân đình, đấu cờ người, thi nấu cơm, 
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2016
Đ/C Giang Oanh soạn giảng
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
BÀI 26: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ”
(Đồng chí Mừng dạy)
Tiết 2: TIỂNG VIỆT
BÀI 13C: MỖI CÂU CHUYỆN NÓI VỚI CHÚNG TA ĐIỀU GÌ ? (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Đặt câu hỏi để hỏi về nội dung bức tranh sau:
 VD: - Trên bàn có những thứ gì?
 - Hai chú gấu đang làm gì?
2. Đọc câu chuyện dưới đây. Đặt 3 câu hỏi và trả lời về nội dung câu chuyện:
VD: Câu 1: 
- Người bạn của Bác Hồ hồi ấy tên là gì?
- Người bạn của Bác Hồ hồi ấy tên là bác Lê.
Câu 2: 
- Bác Hồ muốn sang nước Pháp để làm gì?
- Bác Hồ muốn sang nước Pháp để học tập kinh nghiệm của họ về giúp đồng bào ta.
Câu 3: 
- Bác Hồ đã làm gì khi bác Lê hỏi lấy tiền đâu để đi?
- Bác đã giơ hai bàn tay ra và nói: “ Đây, tiền đây”!
3, a, Các tranh dưới đây vẽ gì?
VD:
- Tranh 1: Kiến làm thí nghiệm.
- Tranh 2: Dế Mèn đang chơi đàn.
- Tranh 3: Thỏ và Rùa đang thi chạy.
- Tranh 4: Cậu bé ngồi khóc dưới gốc cây trong câu truyện Sự tích cây vú sữa.
........................................................................................................................................
Tiết 3: TIỂNG VIỆT
BÀI 13C: MỖI CÂU CHUYỆN NÓI VỚI CHÚNG TA ĐIỀU GÌ (Tiết 2)
B. HĐTH:
1. Cùng đọc 3 đề bài sau và cho biết đề bài nào thuộc kiểu bài kể chuyện.
Đáp án: Đề bài số 2.
2. Kể chuyện trong nhóm:
a, Mỗi em kể một câu chuyện về một trong số các đề tài sau:
- Đoàn kết , thương yêu bạn bè.
- Giúp đỡ người tàn tật.
- Thật thà, trung thực trong cuộc sống.
- Chiến thắng bệnh tật.
b, Trao đổi về những câu chuyện đã kể trong nhóm.
........................................................................................................................................
Tiết 4: TOÁN	
BÀI 42: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC(Tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
6. Tính:
 a, 316 x 252 = 79632 b, 284 x 304 = 86 336 c, 36 x 23 + 7 = 828 + 7 
 471 x 108 = 50 868 502 x 209 = 104 918 = 835 
36 x ( 23 + 7) = 36 x 30
 = 1080
7. Tính bằng cách thuận tiện:
a, 407 x 22 + 8 x 407 = 407 x ( 22 + 8)
 = 407 x 30
 = 12210
b, 678 x 96 - 678 x 86 = 678 x ( 96 - 86)
 = 678 x 10 
 = 6780
8. Giải bài toán sau
Bài giải
Cô giáo dự định mua số quyển vở là:
5 x 27 = 135 ( quyển)
 Số tiền cô giáo cần phải trả là:
6500 x 135 = 877 500 ( đồng)
 Đáp số: 877 500 đồng.
9. Một hình vuông có cạnh là a. Gọi S là diện tích hình vuông.
a, Công thức tính diện tích hình vuông đó:
 S = a x a
b, Tính diện tích hình vuông khi a = 32m.
 S = 32 x 32 = 1024 m2.
........................................................................................................................................
Tiết 1: TIỂNG VIỆT
BÀI 13A: VƯỢT LÊN THỬ THÁCH (Tiết 2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
........................................................................................................................................
Tiết 4: KHOA HỌC
BÀI 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 13.lop 4.doc