Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 12 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017

Tiết 4: TOÁN

BÀI 37: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.

NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU (Tiết 1)

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

a, Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức:

3 (4 + 5) = 3 9

 = 27 3 4 + 3 5 = 12 + 15

 = 27

b, Em và bạn so sánh giá trị hai biểu thức trên:

c, Em nói với bạn kết quả so sánh: Giá trị bằng nhau.

2. Đọc kĩ nội dung sau:

3. a) Tính giá trị biểu thức (Theo mẫu)

a b c a (b + c)

a b + a c

 

3 4 2 3 (4 + 2) = 18

3 4 + 3 2 = 18

 

2 3 4 2 (3 + 4) = 14

2 3 + 2 4 = 14

 

7 4 6 7 (4 + 6) = 70

7 4 + 7 6 = 70

 

b) Em so sánh giá trị các biểu thức trong bảng.

c) Em nói với bạn kết qủa so sánh và nhận xét của em

4. a) Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức

3 (6 - 4) = 3 2

 = 6 3 6 – 3 4 = 18 - 12

 = 6

b) Em so sánh giá trị các biểu thức trong bảng.

c) Em nói với bạn kết qủa so sánh.

5. Đọc kĩ nội dung sau:

6. a, Tính giá trị biểu thức (Theo mẫu)

a b c a (b - c)

a b - a c

 

3 5 2 3 (5 - 2) = 9

3 5 + 3 2 = 9

 

2 9 3 2 (9 - 3) = 12

2 3 + 2 3 = 12

 

5 7 4 5 (7 - 4) = 15

5 7 - 5 4 = 15

 

b, Em so sánh giá trị các biểu thức trong bảng.

c, Em nói với bạn kết qủa so sánh và nhận xét của em

 

doc 11 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (VNEN) - Tuần 12 (Buổi sáng) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn: 05/11/2016
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2016
Tiết 2+3: TIẾNG VIỆT
BÀI 12A: NHỮNG CON NGƯỜI GIÀU NGHỊ LỰC (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Trao đổi để trả lời câu hỏi:
- Người giàu nghị lực là người như thế nào? (Người giàu nghị lực là người có ý chí vươn lên trở thành người có tên tuổi trong xã hội.
- Nêu ví dụ về người được coi là người giàu nghị lực.
2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
A
B
a, Hiệu cầm đồ
1, cửa hàng nhận đồ của người túng bấn đem gửi đem vay tiền.
b, Trắng tay
2, chiếm giữ một mình, không chia sẻ với ai.
c, Độc chiếm
3, đang phát triển mạnh, giàu có lên.
d, Diễn thuyết
4, mất sạch tiền của.
e, Thịnh vượng
5, nói trước công chúng nhằm tuyên truyền.
5. Cùng nhau tìm hiểu
1) Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ ....
2) Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với các khẩu hiệu "Người ta phải đi tàu ta". Khách đi tàu của ông ngày một đông hơn. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.
3) Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
4) Chọn ý a) , b)
*******
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Xếp các thẻ từ có tiếng chí vào hai nhóm:
a, Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
b, Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
2. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ nghị lực?
b, Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
3. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích hợp:
 Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn, nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.
4. Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho mỗi câu tục ngữ ở cột A
A
B
a, Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
1, Phải vất vả mới có lúc được nhàn nhã, có ngày thành đạt.
b, Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
2, Vất vả, gian nan rèn luyện cho con người vững vàng, cứng cỏi hơn.
c, Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
3, Những người từ tay trắng làm nên sự nghiệp rất đáng kính trọng, khâm phục
.
Tiết 4: TOÁN
BÀI 37: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG. 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
a, Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức:
3 (4 + 5) = 3 9
 = 27
3 4 + 3 5 = 12 + 15
 = 27
b, Em và bạn so sánh giá trị hai biểu thức trên: 
c, Em nói với bạn kết quả so sánh: Giá trị bằng nhau.
2. Đọc kĩ nội dung sau:
3. a) Tính giá trị biểu thức (Theo mẫu)
a
b
c
a (b + c)
a b + a c
3
4
2
3 (4 + 2) = 18
3 4 + 3 2 = 18 
2
3
4
2 (3 + 4) = 14
2 3 + 2 4 = 14 
7
4
6
7 (4 + 6) = 70
7 4 + 7 6 = 70 
b) Em so sánh giá trị các biểu thức trong bảng.
c) Em nói với bạn kết qủa so sánh và nhận xét của em
4. a) Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức
3 (6 - 4) = 3 2
 = 6 
3 6 – 3 4 = 18 - 12
 = 6 
b) Em so sánh giá trị các biểu thức trong bảng.
c) Em nói với bạn kết qủa so sánh.
5. Đọc kĩ nội dung sau:
6. a, Tính giá trị biểu thức (Theo mẫu)
a
b
c
a (b - c)
a b - a c
3
5
2
3 (5 - 2) = 9
3 5 + 3 2 = 9 
2
9
3
2 (9 - 3) = 12
2 3 + 2 3 = 12 
5
7
4
5 (7 - 4) = 15
5 7 - 5 4 = 15 
b, Em so sánh giá trị các biểu thức trong bảng.
c, Em nói với bạn kết qủa so sánh và nhận xét của em
.
Ngày soạn: 06/11/2016
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: TIỂNG VIỆT
BÀI 12A: NHỮNG CON NGƯỜI GIÀU NGHỊ LỰC (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
6. Điền vào chỗ trống (Chọn a hoặc b)
a) tr hay ch? Các từ cần điền là: ( Trung quốc, chín, trái núi, chắn, chê, chết, cháu, cháu, chắt, truyền, chẳng, trời, trái)
b) Tiếng có vần ươn hau ương: Các từ cần điền là: (vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thủy, thịnh vượng)
7. Chơi trò chơi: Thi tìm các từ chỉ sự vật
a, Chứa tiếng có âm đầu ch: quả chuối, con chim, chuồn chuồn, nam châm
b, Chứa tiếng có vần ương: đường, trường, thưởng, quốc vương,
.
Tiết 2: TOÁN
BÀI 37: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG. 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU (Tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a, Tính bằng hai cách
C1: 28 (6 + 4) = 28 10
 = 280
306 (3 + 5) = 306 8
 = 2448
C2: 28 (6 + 4) = 28 6 + 28 4
 = 168 + 112
 = 280
 306 (3 + 5) = 306 3 + 306 5
 = 918 + 1530
 = 2448
b, Tính bằng hai cách (theo mẫu)
C1: 6 42 + 6 58 = 252 + 348 = 600
146 7 + 146 3 = 146 10 = 1460
C2: 6 42 + 6 58 = 6 (42 + 58)
 = 6 100 = 600
146 7 + 146 3 = 146 (7 + 3)
 = 146 10 = 1460
2. a, Tính và so sánh giá trị biểu thức
(4 + 5) 3 = 9 3
 = 27
4 3 + 5 3 = 12 + 15
 = 27
- Giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau
b, Nêu cách nhân một tổng với một số. (Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó, rồi cộng các kết quả với nhau.
3. a, Tính và so sánh giá trị hai biểu thức
(6 – 4) 3 = 2 3
 = 6
6 3 – 4 3 = 18 – 12
 = 6
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
b, Nêu cách nhân một hiệu với một số. (Khi nhân một hiệu với một số, ta có thể lần lượt lấy số bị trừ và số trừ nhân với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
4. Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng hoặc nhân một số với một hiệu để tính (theo mẫu)
a, 34 11 = 34 (10 + 1)
 = 34 10 + 34 1
 = 340 + 34 = 374
c, 142 9 = 142 (10 - 1)
 = 142 10 - 142 1
 = 1420 - 142 = 1278
b, 47 101 = 47 (100 + 1)
 = 47 100 + 47 1
 = 4700 + 47 = 4747
d, 38 99 = 38 (100 - 1)
 = 38 100 - 38 1
 = 3800 - 38 = 3762
5. Giải bài toán
Cửa hàng còn lại số quyển vở là:
125 (50 – 20) = 3750 (quyển)
 Đáp số: 3750 quyển vở.
.
Tiết 3: KHOA HỌC
BÀI 14: VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TIẾT KIỆM NƯỚC (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Liên hệ thực tế và trả lời.
- Nước cần cho cuộc sống của con người và động vật như thế nào?
- Con người và động vật rất cần nước để sống. Con người cần nước để nấu ăn, uống, tắm giặt và các hoạt động khác, động vật cần uống nước mỗi ngày.
2. Quan sát các hình 1 - 8 và trả lời.
a. Trong mỗi hình 1 – 8 có các hoạt động gì?
Hình 1. Uống nước. Hình 2. Tưới cây. Hình 3. Trâu, bò uống nước. Hình 4. Cấy lúa. Hình 5. Chạy máy phát điện. Hình 6. Tắm. Hình 7. Tưới rau. Hình 8. Đua thuyền.
b. Nước có vai trò gì đối với đời sống sinh hoạt của con người?
- Nước cần thiết cho đời sống, sinh hoạt của con người. 
c. Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp?
- Nước cần thiết cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
d. Điều gì sẽ xảy ra nếu con người và động vật không có nước?
Nếu không có nước con người, động vật và thực vật sẽ không sống được.
3. Đọc và thảo luận
b. Vì sao có tình trạng thiếu nước?
Vì ngọt trên trái đất rất ít mà phần lớn lại bị đóng băng ở những nơi có nhiệt độ thấp.
c. Chúng ta cần sử dụng nước như thế nào?
- Chúng ta cần phải sử dụng nước tiết kiệm.
4. Quan sát thảo luận
a. Quan sát các hình 9, 10.
b. Việc dùng nước ở hình 9a và 10a khác nhau như thế nào? Ảnh hưởng của việc dùng nước đó ở hình 9b và 10b ra sao?
- Việc dùng nước của hình 9a và 10 a khác nhau hình 9a sả rất nhiều nước gây thừa thãi lãng phí, hình 10 chỉ sả đủ để tắm.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng nước 9a quá nhiều nên ở hình 9b không có nước sử dụng. Còn ở 10a sử dụng tiết kiệm nên 10b vẫn có nước để sử dụng
5. Thảo luận và hoàn thành bảng
Bảng 1
Những việc nên làm
Những việc không nên làm
- Tắt nước khi hứng đầy chậu.
- Lấy cốc đựng nước khi đánh răng.
- Thấy ống nước bị vỡ phải gọi người lớn hoặc thợ sửa ngay.
- Xả quá nhiều nước.
- Dùng vòi nước trực tiếp để tưới cây.
- Quên tắt nước.
.
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đ/C Nguyễn Quỳnh Trang dạy
Ngày soạn: 07/11/2016
Thứ tư ngày 09 tháng 11 năm 2016
Tiết 1+2: TIỂNG VIỆT
BÀI 12B: KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
5. Thảo luận để trả lời câu hỏi:
1) Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
2) Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! ...... có thể vẽ được như ý.
3) Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy một cách chính xác.
6. Hỏi – đáp
Hỏi: - Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
Đáp: - Trở thành họa sĩ kiệt xuất, tác phẩm được trưng bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục Hưng.
Hỏi: - Theo bạn, nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?
Đáp: - Là người bẩm sinh có tài/ Gặp được thầy giỏi/ Khổ luyện nhiều năm.
Hỏi: - Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Đáp: - Là sự khổ luyện nhiều năm.
********
7. Tìm hiểu kết bài cho bài văn kể chuyện
a, Đọc lại truyện Ông trạng thả diều và tìm đoạn kết bài của truyện.
- Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trang nguyên. Ông trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
b, Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.
(Câu mẫu) 
c, So sánh cách kết bài của truyện Ông Trạng thả diều và cách kết bài em viết
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trang nguyên. Ông trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
Đây là cách kết bài không mở rộng
Câu chuyện giúp thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước
Đây là cách kết bài mở rộng
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đọc các kết bài của truyên Rùa và Thỏ dưới đây và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn kết bài dưới đây được viết theo cách nào?
- Đoạn kết bài không mở rộng: Đoạn a
- Đoạn kết bài mở rộng: Đoạn b, c, d, e.
2. Viết đoạn kết của truyện Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An-drây-ca theo cách kết bài mở rộng.
- Truyện Một người chính trực: + Câu chuyện về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tục mãi đến muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
+ Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Người chính trực làm gì cũng theo lẽ phải, luôn đặt việc công, đặt lợi ích của đất nước lên trên tình riêng.
- Truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca:
+ An-đrây-ca dằn vặt, tự cho mình là có lỗi vì em rất yêu thương ông. Em đã trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
.
Tiết 3: TOÁN
BÀI 38: EM ÔN TẬP NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG (HIỆU).
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. a, Tính
107 (30 + 5) = 107 30 + 107 5
 = 3210 + 535 = 3745
326 (20 + 7) = 326 20 + 326 7
 = 6520 + 2282 = 8802
571 (40 – 7) = 571 40 – 571 7
 = 22840 – 3997 = 18483
456 (20 – 6) = 456 20 – 456 6
 = 9120 – 2736 = 6384
2. Tính bằng cách tuận thiện nhất.
5 27 2 = 27 (5 2) 
 = 27 10 = 270
246 62 + 246 38 = 246 (62 + 38)
 = 246 100 = 24600
54 2 9 5 = (54 9) (2 5)
 = 486 10 = 4860
428 56 – 428 46 = 428 (56 – 46)
 428 10 = 4280
3. Tính
a, 306 11 = 306 (10 + 1) = 3060 + 306 = 3366
 306 9 = 306 (10 – 1) = 3060 – 306 = 2754
b, 268 31 = 268 (30 + 1) = 8040 + 268 = 8308
 268 29 = 268 (30 – 1) = 8040 – 268 = 7772
c, 1357 21 = 1357 (20 + 1) = 27140 + 1357 = 28497
 1357 19 = 1357 (20 – 1) = 27140 – 1357 = 25783
4. Giải bài toán
Bài giải
Chiều dài mảnh vườn là:
90 2 = 180 (m)
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(180 + 90 ) 2 = 540 m
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:
180 90 = 16200 (m2)
 Đáp số : Chu vi: 540 m; diện tích: 16200 m2
.
Tiết 4: LỊCH SỬ 
Bài 4: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÍ (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
5. Tìm hiểu về đạo phật dưới thời Lí.
b. Thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi sau
Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lí , đạo Phật rất thịnh đạt?
Dưới thời Lí, đạo Phật được truyền bá rộng trong cả nước. Các vua thời Lí đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. Thời Lí chùa mọc lên khắp kinh thành, làng, xã.
8. Đánh giá kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
b. Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi sau.
- Sau trận chiến phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, tình hình quân Tống ra sao?
Sau hơn ba tháng đặt chân lên đất nước ta, số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại tinh thấn suy sụp.
- Trước tình hình đó Lí Thường Kiệt đã hành động như thế nào? Em thử đánh giá hành động đó.
Lí Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Quachs Qùy vội vàng chấp nhận và hạ lệnh rút tàn quân về nước. Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững. Hành động đó của Lí Thường Kiệt chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo mưu trí và giàu lòng nhân ái.
..
Ngày soạn: 08/11/2016
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: TOÁN
BÀI 39: NHÂN VỚI SÔ CÓ HAI CHỮ SÔ (Tiết 1)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. a, Em và các bạn cùng tính 27 34 bằng cách tính 27 (30 + 4)
27 (30 + 4) = 27 30 + 27 4
 = 810 + 108 = 918
b, Em nói cho bạn nghe cách làm
2. Đọc kĩ nội dung sau, nói cho bạn nghe cách thực hiện phép tính: 27 34 
3. Đặt tính rồi tính:
75 43 = 3225 246 52 = 12792 1213 17 = 20621 
4. Tính giá trị biểu thức 38 a với a = 16; 24; 38
Với a = 16 thì biểu thức 38 a = 38 16 = 608
Với a = 24 thì biểu thức 38 a = 38 24 = 912
Với a = 38 thì biểu thức 38 a = 38 38 = 1444
.
Tiết 2: TIỂNG VIỆT
BÀI 12B: KHỔ LUYỆN THÀNH TÀI (Tiết 3)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Chuẩn bị kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về mọt người có nghị lực , có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Gợi ý:
a, Nhớ lại những truyện em đã học về người có nghị lực:
b, Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THÊT CHẤT
Đ/C Hoàng Thanh Hải dạy
Tiết 4: ĐỊA LÍ 
Bài 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGHUYÊN
 (Tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Làm bài tập
b. Những cụm từ để chỉ hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên?
- Khai thác rừng.
- Trồng cây công nghiệp lâu năm. 
- Chăn nuôi trên đồng cỏ.
- Khai thác sức nước.
2. Quan sát bảng số liệu và trả lời
a. Dựa vào bảng 1. Cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? (Cây cà phê với diện tích 491,5 ha)
b. Dựa vào bảng 2. Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên? (bò 694,9 nghìn con)
3. Liên hệ thực tế
a. Kể tên một số hoạt động sản xuất ở địa phương em: Trồng lúa nước, khai thác rừng, khai thác sức nước, trồng chè, chăn nuôi trâu, bò.
b. Ở địa phương em không có những hoạt động sản xuất nào mà ở Tây Nguyên có? (Ở quê em không có hoạt động sản xuất trồng chăn nuôi trên đồng cỏ.)
c. Giải thích tại sao ở địa phương em không có những hoạt động sản xuất ấy? (Vì ở địa phương em không có những đồng cỏ lớn.)
4. Trò chơi tiếp sức
Đồng cỏ xanh tốt
Bơm hút nước ngầm để tưới cây.
Sông nhiều thác ghềnh
Khai thác rừng.
Nhiều đất đỏ Ba dan
Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Rừng có nhiêu lâm sản quý
Làm thủy điện
Nắng nóng kéo dài vào mùa khô
Nuôi gia súc lớn.
Ngày soạn: 09/11/2016
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016
Tiết 1+2: TIỂNG VIỆT
BÀI 12C: NHỮNG VẺ ĐẸP ĐI CÙNG NĂM THÁNG (Tiết 1+2)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Hãy sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả màu sắc hoặc hình dáng của các sự vật trong tranh dưới đây:
- Cò trắng như mây.
- Trăng sáng như gương.
2. Tìm hiểu cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
1, Thực hiện yêu cầu trong phiếu bài tập
a, Chọn từ ngữ chỉ màu sắc ở cột A phù hợp với từ ngữ giải thích mức độ của màu sắc ở cột B
A
B
trắng
Tờ giấy này trắng
1, Mức độ thấp
trăng trắng
Tờ giấy này trăng trắng
2, Mức độ trung bình
trắng tinh
Tờ giấy này trắng tinh
3, Mức độ cao
b, Gạch dưới từ ngữ thể hiện mức độ của đặc điểm sự vật trong các câu sau:
	Tờ giấy này rất trắng.
	Tờ giấy này trắng hơn.
	Tờ giấy này trắng nhất.
2, Từ các ví dụ trên, em hãy chỉ ra các cách để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
3. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn sau và ghi vào vở theo mẫu:
- Thơm đậm và ngọt, rất xa
- Thơm lắm
- Trong ngà, trắng ngọc, xinh và sáng 
- Trắng ngà ngọc 
- Đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.
4. Thi tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ, cao, vui. Viết từ ngữ tìm được vào bảng nhóm.
Đỏ
cao
vui
Đỏ hồng, đỏ chói, đỏ tím, đỏ đậm, đỏ tía...
Đỏ lắm, quá đỏ, đỏ vô cùng.....
Đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son ....
Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vòi vọi ...
Rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao .....
Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi ...
Vui vui, vui vẻ, vui sướng, vui mừng, mừng vui ...
Rất vui, vui lắm, quá vui ...
Vui hơn, vuin nhất, vui như tết, vui hơn tết...
5. Đặt câu với từ ngữ tìm được ở hoạt động 4
- Hs đặt câu: VD: Cột cờ trường em cao lắm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Viết bài văn kể chuyện (kiểm tra viết)
- Đề bài:
+ Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
+ Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.
+ Kể lại câu chuyện "Vua tàu thủy" Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
- HS làm bài vào giấy
.
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MĨ THUẬT
Đ/C Lê Thị Thương dạy
Tiết 4: TOÁN	
BÀI 39: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiết 2)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Đặt tính rồi tính.
2. Tính giá trị của biểu thức b 56 với b = 4; 40; 37; 370
Với b = 4 thì biểu thức b 56 = 4 56 = 224
Với b = 40 thì biểu thức b 56 = 40 56 = 2240
Với b = 37 thì biểu thức b 56 = 37 56 = 2072
Với b = 370 thì biểu thức b 56 = 370 56 = 20720
3. Giải các bài toán sau
a, Bài giải
Đổi 36 giờ = 2160 phút
Số lần đập của tim trong 36 giờ là:
2160 75 = 162000 (lần)
 Đáp số: 162000 lần
b, Bài giải
Số tiền bán gạo tẻ là:
18000 42 = 756000 (đồng)
Số tiền bán gạo nếp là:
 25000 35 = 875000 (đồng)
Tổng số tiền cửa hàng thu được sau khi bán gạo là:
756000 + 875000 = 1631000 (đồng)
 Đáp số: 1 631 000 đồng
Tiết 4: ĐỊA LÍ
BÀI 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÚA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN 
(Tiết 2)
B. HOẠT DỘNG THỰC HÀNH
1. a) chọn ý 1, 3, 4, 6
3. a) Trồng lúa nước, trồng cây cao su, Khai thác sức nước làm thủy điện.
b) Trồng cà phê, Hồ tiêu, điều, chăn nuôi trâu bò
c) Vì không có những cao nguyên rộng lớn, đồng cỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc