Giáo Án Lớp 4 Tuần 9

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

2/ Hiểu các từ ngữ mới trong bài:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp mẹ em hiểu: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: GV : Tranh đốt pháo hoa. HS: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 5 trang Người đăng honganh Lượt xem 1630Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Lớp 4 Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai, ngày  tháng  năm 200
Tập đọc 
Thưa chuyện với mẹ
I. mục đích - yêu cầu:
1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
2/ Hiểu các từ ngữ mới trong bài:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp mẹ em hiểu: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. Đồ dùng dạy - học: GV : Tranh đốt pháo hoa. HS: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:- Đọc và nêu ý chính bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
a. Luyện đọc:
- T kết hợp với lỗi phát âm.
- 2 học sinh đọc tiếp nối nhau lần 1.
- 2 học sinh đọc tiếp nối lần 2.
- T hướng dẫn giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 đ2 HS đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài
+ Cho H đọc thầm lướt để trả lời câu hỏi
+ HS đọc thầm đoạn 1
 - Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? 
ị Nêu ý 1. 
..
ị Nêu ý 2 
- Cương thương mẹ vất vả, mứôn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ 
* Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ 
* Cương đã thuyết phục và được mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng.
ị ý nghĩa: 
 Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quí để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình. 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- 2 HS đọc tiếp nối 
+ Cho HS đọc lại bài theo hướng dẫn
- 2 HS đọc tiếp nối
- T hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn 
VD: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: 
- HS nghe T đọc mẫu 
- Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. 
- T cho HS đọc phân vai 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Lớp nhận xét, đánh giá
- Bình chọn người đọc diễn cảm, đọc hay...
- 3 HS thực hiện 
3/ Củng cố - dặn dò:- Nêu ý nghĩa của bài 
- NX giờ học.-Nhắc VN ôn bài + chuẩn bị bài sau
----------------------------------------------
Toán 
Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
II. Đồ dùng dạy học: GV:	- Thước thẳng và ê-ke. H: - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: - Cho H nêu miệng bài tập 4.
 - Hai đường thẳng vuông góc tạo với nhau thành mấy góc vuông.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
A
B
D
C
2/ Giới thiệu hai đường thẳng song song:
- T vẽ hình chữ nhật lên bảng.
- Cho HS nêu tên hình chữ nhật.
- HCN:
ABCD
- Nếu kéo dài 2 cạnh AB và DC của hình chữ nhật ta được gì?
- Ta được hai đường thẳng song song với nhau.
- Em có nhận xét gì khi kéo dài 2 cạnh AD và BC?
- Khi kéo dài 2 cạnh đó ta cũng được 2 đường thẳng //.
- Hai đường thẳng // với nhau là hai đường thẳng như thế nào?
- Là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS quan sát và nêu tên các đồ dùng có đường thẳng // trong thực tế.
VD: 2 mép đối diện của quyển sách HCN, 2 cạnh đối diện của bảng, cửa số cửa chính, khung ảnh.
- Cho HS thực hành vẽ 2 đường thẳng song song.
- T nhận xét- đánh giá
- HS vẽ trên bảng
- Lớp vẽ nháp.
3/ Luyện tập:
a. Bài số 1:
- T vẽ hình chữ nhật: ABCD
- Cho HS nêu tên các cặp cạnh của hình chữ nhật ABCD.
- HS quan sát hình.
Hình chữ nhật: ABCD có các cặp cạnh AB và CD; AD và BC; AB và BC; CD và DA.
- Chỉ cho HS thấy có 2 cạnh AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau ị Cho HS tìm cặp cạnh khác.
- Ngoài ra còn có cặp cạnh AD và BC cũng // với nhau.
- Tương tự T vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau.
ị Hai đường thẳng song song có đặc điểm gì?
- Hình vuông MNPQ có các cặp cạnh: MN và PQ; MQ và NP song song với nhau.
b. Bài số 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS quan sát hình trong SGK, nêu các cạnh // với BE.
- Các cạnh // với BE là AG; CD.
- T có thể cho HS tìm các cạnh // với AB hoặc BC; EG; ED.
- T đánh giá chung.
- HS tìm và nêu.
Lớp nhận xét - bổ sung.
c.Bài số 3:
- Cho HS quan sát kỹ các hình trong bài và nêu:
+ Hình MNPQ có các cặp cạnh nào // với nhau?
- Trong hình MNPQ có các cặp cạnh 
MN//QP.
+ Hình EDIHG có các cặp cạnh nào //với nhau?
- Hình EDIHG có cạnh DI // HG, cạnh DG//IH.
3/ Củng cố - dặn dò: - Cho HS chơi trò chơi: "Tìm nhanh đường thẳng song song".
- T phổ biến luật chơi, cách chơi.- > Cho HS chơi trò chơi.
- Cho lớp bình chọn.
- Nêu đặc điểm của 2 đường thẳng //.
- NX giờ học.Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau.
------------------------------------
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc 
được tham gia
I. Mục đích - yêu cầu:
1/ Rèn kỹ năng nói:
- Học sinh chọn được một câu chuyện về mơ ước đẹp của mình hoặc của bạn bè người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên chân thực, có thể kết hợp với lời nói,cử chỉ, điệu bộ.
2/ Rèn kỹ năng nghe:
- Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: 	- Viết sẵn hướng XD cốt truyện. Dàn ý của bài kể chuyện.
HS: 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Bài cũ: - HS kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ đẹp. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Đề bài:
	Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.
- T viết đề bài.
- T gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- T gạch dưới những chỗ quan trọng của đề 
- 2 đến 3 học sinh đọc đề và đọc gợi ý.
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Câu chuyện các em kể phải thế nào?
- Phải là ước mơ có thực.
- Nhân vật trong chuyện là ai?
- Là các em hoặc bạn bè, người thân.
3/ Gợi ý kể chuyện:
a. Giúp học sinh hiểu các hướng xây dựng cốt truyện.
- T dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện.
- 1đ2 học sinh đọc gợi ý 2
- Cho HS nói về đề tài KC và hướng XD cốt truyện của mình.
- VD: Tôi muốn kể một câu chuyện giải thích vì sao tôi ước mơ trở thành cô giáo?
- Tôi muốn trở thành nghệ sĩ chơi đàn Vi-ô-lông...
b. Đặt tên cho câu chuyện.
+ Cho HS đọc gợi ý 3.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến; đặt tên cho câu chuyện.
- Đặt tên cho câu chuyện:
VD: Một ước mơ nho nhỏ; Mơ ước như bố; Trở thành nhà thiết kế thời trang....
- T dán lên bảng dàn ý.
- 1 HS nêu dàn ý.
4/ Thực hành kể chuyện:
a. Kể theo cặp
- HS kể trong nhóm 2
b. Thi kể trước lớp.
- T dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
- HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp.
Lớp nghe và có thể trao đổi với người kể về nội dung, câu hỏi,...
- T ghi tên HS tham gia kể và tên câu chuyện rồi cho HS bình chọn.
- HS bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất và kể chuyện hay nhất.
5/ Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Nhắc về nhà kể lại cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài sau : Bàn chân kì diệu.
-------------------------------------
Đạo đức 
tiết kiệm thời giờ
I. Mục tiêu:
1. KT: Giúp học sinh hiểu:
- Cần phải tiết kiệm thời gian vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập . Thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại. Nếu biết tiết kiệm thời giờ ta có thể làm được việc có ích. Nếu không biết tiết kiệm ta không thể làm được việc có ích. Không thể lấy lại thời gian.
- Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, không lần chần, làm việc gì xong việc nấy. Tiết kiệm thời gian là sắp xếp việc hợp lí, không phải là làm việc liên tục mà phải biết sắp xếp làm việc- học tập và nghỉ ngơi phù hợp.
2. Thái độ: Tôn trọng và quý thời gian, có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.
3. Hành vi:
	- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.
- Phê phán nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh vẽ minh hoạ (HĐ1 - tiết 1)- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
HS:	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ: - Thế nào là tiết kiệm tiền của? Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
B- Bài mới:
1/ HĐ1: Tìm hiểu truyện kể.
- T kể cho HS nghe truyện "Một phút"
- HS nghe kết hợp với quan sát tranh.
- HD tìm hiểu chuyện và rút ra bài học gì từ câu chuyện.
- Tìm hiều rồi nêu bài học: Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
- Cho HS kể chuyện
- HS kể theo nhóm 3 - phân vai
thảo luận lời thoại.
- T cho đại diện 2 nhóm lên đóng vai và kể lại câu chuyện "Một phút"
ị Kết luận: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì? 
- HS thực hiện. Lớp nhận xét - bổ sung
- Cần phải biết quý trọng và tiết kiệm thời giờ dù chỉ là 1 phút.
2/ Hoạt động 2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau: 
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu:
a) HS đến phòng thi muộn.
- HS thảo luận nhóm 2.
+ HS sẽ không được vào phòng thi.
b) Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay?
+ Khách bị nhỡ tàu, mất thời gian và công việc.
c) Đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu chậm.
+ Có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
ị Thời giờ là rất quý giá, vậy câu thành ngữ, tục ngữ nào nói về sự quý giá của thời gian.
+ Thời gian là vàng ngọc.
- Tại sao thời giờ lại rất quý giá?
* Kết luận: T chốt ý.
- Vì thời giờ trôi đi không bao giờ trở lại.
3/ Hoạt động 3: Thế nào là tiết kiệm thời giờ
- T nêu các câu hỏi.
+ Thời giờ là cái quý nhất.
+ Thời giờ là cái ai cũng quý, không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- Thẻ đỏ đ tán thành.
- Thẻ xanh đ không tán thành.
+ Học suốt ngày không làm gì khác là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ 1 cách hợp lí.
- Thẻ đỏ.
+ Tranh thủ làm nhiều việc là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ xanh
- Giờ nào việc nấy chính là tiết kiệm thời giờ.
- Thẻ đỏ.
* Kết luận: Thế nào là tiết kiệm thời giờ. 
* HS nhắc lại các ý kiến đã chọn.
4/Hoạt động nối tiếp :
	- Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Không tiết kiệm thời giờ? - Cho HS đọc Ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học. Về nhà học thuộc ghi nhớ.
--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan lop 4 tuan 9.doc