Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 đến 7 - Năm học 2015-2016 Nguyễn Thị Thu Thủy

Tập đọc

Tiết 12: GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, rành mạch . Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.

- Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy-học:

1. Ổn định tổ chức: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

Những hạt thóc giống

- Gọi 2 hs lên bảng đọc và trả lời

+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?

+ Câu chuyện muốn noí với em điều gì?

3. Bài mới:

3.1/ Giới thiệu bài:

3.2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài

- Sửa lỗi phát âm cho hs

- Gọi hs đọc trước lớp lượt 2

- Giảng từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.

- Y/c hs đọc trong nhóm 4

- 2 hs đọc cả bài

- GV đọc mẫu

b. Tìm hiểu bài:

- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:

+ Gà Trống và Cáo đứng ở đâu?

+ Cáo đã làm gì để du Gà Trống xuống đất?

+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?

- Gà Trống đã làm thế nào để không mắc mưu con Cáo tin ranh này. Thầy mời 1 bạn đọc to đoạn 2.

+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?

+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?

+ Giảng từ "thiệt hơn" - so đo tính toán xem lợi hay hại

- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại

+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà noí?

+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?

+ Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?

- Gọi hs đọc câu hỏi 4

+ Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?

c. Đọc diễn cảm và HTL

- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- Y/c cả lờp theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng.

- Treo bảng hd luyện đọc đoạn 1,2. GV đọc mẫu

- Gọi hs đọc đoạn hd

- Y/c hs luyện đọc thuộc lòng theo cặp

- Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm từng đoạn, cả bài.

4. Củng cố:

- Bài thơ muốn noí với chúng ta điều gì?

- Gọi hs đọc lại nội dung bài

- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

5. Dặn dò:

- Về nhà luyện đọc thuộc lòng

- Bài sau: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca

Nhận xét tiết học

- 2 hs lần lượt lên bảng đọc

+ Vì người trung thực bao giờ cũng nói đùng sự thật, không vì lợi ích của riêng mình mà noí dối, làm hòng việc chung

+ Cần phải trung thực, dũng cảm

- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn

- HS đọc vắt vẻo, lõi đời, loan tin

- 3 hs đọc lượt 2

- HS đọc phần chú giải

- HS đọc trong nhóm 4

- 2 hs đọc cả bài

- Lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn 1

- Gà Trốn đậu vắt vẻo trên cành cay cao. Cáo đứng dưới gốc cây.)

+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo 1 tin mới: từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân

+ Là bịa đặt nhắm dụ Gà Trống xuống ăn thịt

- 1 hs đọc đoạn 2

- Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau lời ngọt ngon ấy là ý định xấu xa: Muốn ăn thịt Gà.

+ Vì cáo rất sợ chó săn, tung tin có cặp chó săn đạng chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy lộ mưu gian.

- lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn còn lại

+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay,quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy

+ Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm được gì mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp

+ Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo noí. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó sănđang chạy đến loan tin, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.

- 2 hs đọc

+ Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.

- 3 hs đọc

+ Toàn bài đọc giọng vui dí dỏm thể hiện tính cách nhân vật. Lời Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi, lời Gà thông minh ngọt ngào.

- lắng nghe

- 3 hs đọc

- Luyện đọc theo cặp

- Từng nhóm thi đọc thuộc lòng

- Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.

 

doc 100 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 đến 7 - Năm học 2015-2016 Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp. HS khác nhận xét bổ sung. 
- Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh. 
Hoạt động 2: Nhóm: 
 Bài 2: Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau: 
Chia lớp làm 2 đội chơi. 
- Tổ chức thi đua giữa 2 đội chơi dưới hình thức sau: 
Đội 1: Đưa ra từ. 
Đội 2: tìm nghĩa của từ. 
Sau đó đổi lại. Đội 2 có thể đưa ra nghĩa của từ để đội 1 tìm từ. (mỗi lần đúng được 1 điểm, sai không tính điểm, cuối cuộc thi đội nào nhiều điểm đội đó thắng cuộc)
- Nhận xét, khen các nhóm hoạt động sôi nổi, trả lời đúng. 
Bài 3: Xếp các từ trong ngoặc
- Phát bảng phụ cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và làm bài. 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận về lời giải đúng. 
- Gọi HS đọc lại 2 nhóm từ. 
Hoạt động 3: Cá nhân: 
 Bài 4: Đặt câu với một từ đã cho ở bài tập 3
- Gọi HS đặt câu. GV nhắc nhở, sửa chữa. 
- Nhận xét, khen những HS đặt câu hay. 
4. Củng cố: 
- Đặt câu với từ đã tìm ở bài tập 1. 
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 1, bài tập 4 vào vở và chuẩn bị bài: “ Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam”. 
- Nhận xét tiết học. 
+ Danh từ chung: Cô giáo, cây ổi, cái bàn, 
+ Danh từ riêng: Sông Hồng, GiaLai, Hà Nội, 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
- HS đọc thành tiếng. 
- Hoạt động theo cặp, dùng bút chì viết vào SGK. 
- Làm bài, nhận xét, bổ sung. 
- Chữa bài, nếu sai. 
* Thứ tự từ cần điền: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. 
- HS đọc toàn bài. 
+ HS đọc bài. 
- Hoạt động trong nhóm. 
- 2 nhóm thi. 
- 2 HS đọc lại lời giải đúng. 
+ Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay người nào đó là: Trung thành. 
+ Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: Trung nghĩa. 
+ Ngay thẳng, thật thà là: trung thực. 
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là: trung kiên. 
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là: trung hậu. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hoạt động trong nhóm. 
- Dán nhận xét, bổ sung. 
- Chữa bài (nếu sai)
Trung có nghĩa là “ở giữa”
Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”
Trung thu
Trung bình
Trung tâm
Trung thành
Trung nghĩa
Trung kiên
Trung trực
Trung hậu
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- HS đọc yêu cầu. 
- Tiếp nối nhau đặt câu. 
+ Lớp em không có HS trung bình. 
+ Đêm trung thu thật vui và lí thú. 
+ Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. 
+ Các chiến sĩ công an luôn trung thành bảo vệ tổ quốc. 
+ Bạn Minh là người trung thực. 
+ Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu, đảm đang. 
Khoa học (Tiết 12)
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu: 
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng:
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. 
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. 
- Đưa trẻ khám để chữa trị kịp thời. 
* Tuỳ vùng miền mà GV có thể chú trọng bệnh do thiếu hay thừa chất dinh dưỡng. 
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Các hình minh hoạ trang 26, 27 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
- HS chuẩn bị tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn?
+ Theo em, tại sao những cách bảo quan thức ăn (Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, ) lại giữ thức ăn được lâu hơn?
- GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra việc HS sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
 Hàng ngày nếu chỉ ăn cơm với rau là ăn thiếu chất dinh dưỡng. Điều đó không chỉ gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều căn bệnh khác. Các em học bài hôm nay để biết điều đó. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: 10’
**GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển. 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: 
+ Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên?
* GV kết luận: Trẻ em không được ăn đầy đủ lượng và chất, đặt biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương 
(H1). Nếu thiếu i- ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ (H2). 
Hoạt động 2: Cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: 7’
+ GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
- Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và cách đề phòng?
- Yêu cầu HS đọc kỹ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút. 
- GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 3: Trò chơi: Thi kể tên một số bệnh
Bước 1: Tổ chức: 
GV chia lớp làm 2 đội: Mỗi đội cử ra một đội trưởng, rút thăm xem đội nào được nói trước. 
Bước 2: GV nêu cách chơi và luật chơi. 
VD: Đọi 1 nói “thiếu chất đạm”. Đội 2 phải trả lời nhanh” sẽ bị suy dinh dưỡng”. Tiếp theo, đội 2 lại nêu, “thiếu i- ốt”. Đến đội 1 phải nói được tên bệnh “sẽ bị bướu cổ”. Trường hợp đội 1 nói sai đội 2 sẽ được ra câu đố. 
Chú ý: Cũng có thể nêu tên bệnh và đội kia phải nói được là do thiếu chất gì. 
- Kết thúc trò chơi, GV khen đội thắng. 
 4. Củng cố: 
- Gọi HS nhắc lại ND bài. 
- Nêu cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. Chuẩn bị bài “Phòng bệnh béo phì”
- Nhận xét tiết học
+ Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, 
+ Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn. 
- Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình. 
1. Nguyên nhân gây bệnh: 
- HS quan sát. 
- Thảo luận theo nhóm. 
-
- Báo cáo kết quả. 
- Nhận xét bổ sung. 
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. 
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. 
+ Do không được ăn đầy đủ lượng và chất. 
- HS quan sát và lắng nghe. 
2. Cách phòng các bệnh thiếu dinh dưỡng: 
+ Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng. 
+ Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu. 
+ Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, 
- HS nhận phiếu học tập. 
Ngoại ngữ
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
Thứ sáu, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tập làm văn (Tiết 12)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu: 
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1). 
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2). 
II. Đồ dùng dạy-học: 
Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện). 
Bảng lớp kẻ sẵn các cột: 
Đoạn
Hành động của nhân vật
Lời nói của nhân vật
Ngoại hình nhân vật
Lưỡi rìu
Vàng, bạc, sắt
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- Muốn kể câu truyện hay, hấp dẫn phải có từng đoạn truyện hay gộp thành. Bài học hôm nay giúp các em xây dựng những đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn. 
 b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Hoạt động 1: Cả lớp: 
 Bài 1: Dựa vào tranh 
- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
GV: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu. 
- Gọi HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. 
- GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. 
- Nhận xét, khen những HS nhớ cốt truyện và lời kể có sáng tạo. 
Bài 2: Phát triển ý
- Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe. 
- GV hướng dẫn làm mẫu tranh 1. 
+ Anh chành tiều phu làm gì?
+ Khi đó chành trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. 
Ví dụ: Có một chàng tiều phu nghèo đang đốn củi thì lưỡi rìu bị tuột khỏi cán, văng xuống sông. Chàng chán nản nói.. ”
 Hoạt động 2: Nhóm: 
- Sau khi HS phát biểu. GV dán bảng các ý chính về đoạn văn. 
- HS hát. 
- Lắng nghe. 
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. 
+ Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên). 
+ Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu. 
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc. 
- Lắng nghe. 
- 6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh. 
- HS kể cốt truyện. 
Ví dụ về lời kể: 
 Ngày xưa có một chàng tiều phu sống bằng nghề chặt củi. Cả gia tài của anh chỉ là một chiếc rìu sắt. Một hôm, chàng đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng đang không biết làm cách nào để vớt lên thì một cụ già hiện lên hứa giúp chàng. Lần thứ nhất, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng vàng, nhưng chàng bảo không phải của mình. Lần thứ hai, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng bạc, nhưng chàng không nhận là của mình. Lần thứ ba, cụ vớt lên bằng một lưỡi rìu bằng sắt, anh sung sướng nhận ra lưỡi rìu của mình và cám ơn cụ. Cụ già khen chành trai thât thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng. 
- Lắng nghe. 
- Quan sát, đọc thầm. 
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông. 
+ Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây. ”
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu. 
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng. 
- HS kể đoạn 1. 
- Nhận xét lời kể của bạn. 
+ HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn KC. 
- HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh 2, 3, 4, 5, 6 suy nghĩ, tìm ý cho đoạn văn. 
- HS phát biểu ý về từng tranh
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình 
nhân vật
Lưỡi rìu vàng. Bạc, sắt
2
Cụ già hiện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn. 
Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ. 
3
Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay. 
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con. ”
Chàng trai vẻ mặt thật thà. 
Lưỡi rìu vàng sáng loá
4
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay. 
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”. 
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5
Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời. 
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ: “ Đây mới đúng là rìu của con”
Chàng trai vẻ mặt hớn hở. 
Lưỡi rìu sắt
6
Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn. 
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”. 
Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng. 
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn. 
- GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian. 
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể. 
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện. 
- Nhận xét, cho điểm HS. 
4. Củng cố: 
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS; biểu dương những HS viết thư đạt điểm cao & những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. Nhắc HS hoàn thiện lá thư, dán tem gửi cho người thân hoặc gửi báo tường của trường
- Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại để nhận đánh giá tốt hơn của GV
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài: “Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn. 
- 2 đến 3 HS kể toàn chuyện. 
1 HS nêu. 
Toán (Tiết 30)
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu: 
Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. 
* Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Hình vẽ như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng
 2653+ 3865 = 6518
 7658+ 7356 = 15014
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
- “Phép trừ”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Cả lớp: 
- GV viết lên bảng hai phép tính trừ: 
 865279 – 450237 =?
 647253 – 285749 =?
+ Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm. 
+ Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
4. Hướng dẫn luyện tập: 
Hoạt động 2: Cá nhân: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2: Tính: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp. 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
 Bài 3: Toán giải. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh. 
- Chấm một số bài và nhận xét. 
4. Củng cố: 
- Em hãy nêu cách thực hiện phép trừ có nhớ và không nhớ. 
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi những đề toán ngoài ( dạng phép trừ ) Cho các em xung phong giải trên bảng. 
- GV tổng kết giờ học. 
5. Dặn dò: 
Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lên bảng 
- Nhận xét, bổ sung. 
+ HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. 
- 
- 
 865279 647253
 450237 285749 
 415042 361504
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 
- Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng cùng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 987 864 969 696
 783 251 656 565 
 204 613 313 131
 839 084 628 450
 246 973 35 813
 592 111 592 637
+ Nhận xét và bổ sung. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
 48 600 80 000 
 9 455 48 765
 39 145 31 235
- HS đọc bài toán. 
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn. 
+ HS đọc đề toán 
Giải: 
Quãng đường xe lửa từ NhaTrang đến TP Hồ Chí Minh là: 
 1730 – 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
- HS đọc bài toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm VBT. 
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: BẠN ƠI LẮNG NGHE.
GIỚI THIỆU HÌNH NỐT TRẮNG, BÀI TẬP TIẾT TẤU.
I. Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Tập biểu diễn bài hát.
II. Đồ dùng dạy-học: 
Bảng phụ chép bài tập tiết tấu, đàn, thanh phách. 
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
3.1/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe.
a/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe.
+ GV đệm đàn cho HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
- GV hướng dẫn động tác phụ họa.
+ Câu 1: Đầu nghiêng sang trái, ngón tay trỏ chỉ ngang tai (trùng vào tiếng nhau) chân nhún nhẹ nhàng.
+ Câu 2: Bàn tay phải ngửa đưa ra trước mặt (trùng vào tiếng xa), tay trái chống ngang sườn.
+ Câu 3: Giống câu 2, nhưng đổi tay ngược lại.
+ Câu 4: Hai bàn tay úp thấp phía trước, làm lượn sóng cổ tay.
b/ Hoạt động 2: Tập biểu diễn trước lớp.
- Cho từng nhóm HS lên biểu diễn trước lớp. GV nhận xét.
3.2/ Nội dung 2: Giới thiệu hình nốt trắng, 1 số đoạn nhạc.
 a/ Hoạt động 1: Giới thiệu hình nốt trắng.
- Thân nốt hình bầu dục nằm nghiêng
đuôi nốt chạm vào bên phải thân nốt.
- Độ dài của hình nốt trắng bằng 2 nốt đen. 
- Nếu ta qui định dộ dài mỗi nốt đen bằng 
1 phách, thì độ dài nốt trắng bằng 2 phách.
- Hướng dẫn HS thể hiện hình nốt trắng, so sánh với nốt đen.
VD: Trắng - đen - đen - trắng - đen - đen - trắng.
 x x x x x x x x x x
+ Hướng dẫn HS miệng nói tay gõ phách dều đặn.
b/ Hoạt động 2: HS thể hiện lần lượt các bài tập trong SGK.
+ Đen đen trắng đen đen trắng đen đen đen đen đen đen trắng.
 x x x x x x x x x x x x x x x x
 Em yêu chim em mến chim vì mỗi lần chim hót em vui.
+ Đơn đơn đen - đơn đơn đen - đơn đơn đơn đơn - trắng 
 Nghe véo von - trong vòm cây - họa mi với chim - oanh.
- GV giới thiệu thêm 1 số đoạn nhạc ở SGV(nếu còn thời gian).
4. Củng cố:
- Cho cả lớp gõ đệm(vỗ tay) mỗi hình tiết tấu 1 lần. GV làm mẫu trước, HS thực hiện theo, mắt nhìn theo tay GV chỉ hình nốt.
+ Bài hát Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc nào?
+ Đồng bào Tây Nguyên có loại nhạc cụ gì đặc biệt làm từ tre nứa? ( khèn, đàn tơ rưng). 
- Cho HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe.
5. Dặn dò:
- Về nhà tập lại 2 tiết tấu trong sgk, xem trước tiết học sau.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thực hiện.
- HS xem GV làm mẫu, thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV.
+ HS thực hiện nhiều lần để nhớ động tác.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS nghe, quan sát.
- HS quan sát, tập viết.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Địa lý (Tiết 7)
TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. 
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. 
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. 
* HS khá, giỏi: 
Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. 
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ. 
- Trung du Bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nà?
 Gv nhận xét, ghi diểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số đặc điểm tự nhiên của vùng đất Tây Nguyên. 
- GV ghi tựa. 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Cả lớp: 
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. 
- GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK. 
- GV yêu cầu HS đọc tên các cao nguyên theo hướng Bắc xuống Nam. 
- GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam. 
+ Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao? 
Hoạt động 2: Nhóm: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên. 
+ Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc. 
+ Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum. 
+ Nhóm 3: cao nguyên Di Linh. 
+ Nhóm 4: cao nguyên Lâm Viên. 
- GV cho HS các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau: 
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu). 
- GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh. 
- GV sửa chữa, bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày. 
Hoạt động 3: Cá nhân: 
+ Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK, từng HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
+ Mô tả mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên ?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận 
4. Củng cố 
- GV củng cố bài học. Cho HS đọc bài trong SGK 
- Nêu tên các cao nguyên em vừa học. 
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên. 
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài“Một số dân tộc ở Tây Nguyên”. Nhận xét tiết học. 
- HS hát
- Là một vùng đồi núi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. 
+ Cây ăn quả: cam, chanh, dứa, vải; cây CN: cọ, chè
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
1. Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 
- HS nhắc lại. 
- HS chỉ vị trí các cao nguyên. 
- Cao nguyên Kon Tum, CN Plâyku, CN Đắc Lắk, CN Lâm Viên, CN Di Linh. 
- HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
+ CN Đắc Lắc, Kon Tum, Di Linh, Lâm Đồng. 
- 4 nhóm nhận đồ dùng học tập. 
- HS các nhóm thảo luận. 
- Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả. 
+ Cao nguyên Đắc Lắc là CN thấp nhất trong các CN ở Tây Nguyên, bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. Đất đai phì nhiêu, đông dân nhất ở TN. 
+ Cao nguyên Kon Tum là một CN rộng lớn. Bề mặt cao nguyên khá bằng phẳng, , có chỗ giống như đồng bằng. Trước đây, toàn vùng được phủ rừng rậm nhiệt đới nhưng nay rùng còn rất ít, TV chủ yếu là các loại cỏ. 
+ Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn, sóng dọc theo những dòng sông. Bề mặt tương đối phẳng, được phủ một lớp đất đỏ bad an dày, tuy không phì nhiêu bằng CN Đắc Lắk. Mùa khô không khắc nghiệt, vẫn có mưa ngay trong những tháng hạn nên CN lúc nào cúng xanh tốt. 
+ Cao nguyên Lâm Viên có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, thung lũng sâu; sông suối có nhiều ghềnh thác. CN có khí hậu mát quanh năm. 
2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: 
+ Mùa mưa là các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10. Còn mùa khô vào các tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12. 
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. 
+ Mùa mưa có những . 
- HS khác nhận xét. 
+ HS đọc bài học. 
Ký duyệt của ban giám hiệu
Nguyễn Thị Anh Đào
TUẦN 7
Thứ hai, ngày 13 tháng 10 năm 2014
Tập đọc (Tiết 13)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
 (Thép Mới)
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy-học:
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.
+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Bài: Chị e

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL4_ T5.doc