Giáo án Lớp 4 - Tuần 35

I. Mục đích, yêu cầu.

 - Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời đợc 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 - Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

 - Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học.

 - 19 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.

 

doc 14 trang Người đăng honganh Lượt xem 2616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai 15 - 5 - 2006
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Tập đọc
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời đợc 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
	- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học.
	- 19 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL . ( Khoảng 1/6số học sinh trong lớp)
- Bốc thăm, chọn bài:
- Hs lên bốc thăm và xem lại bài 2p.
- Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài :
- Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu.
- Hỏi về nội dung để hs trả lời:
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Gv đánh giá bằng điểm.
- Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
? Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
- Tên bài, tên tác giả.
- Thể loại, 
- Nội dung chính.
- Tổ chức hs trao đổi theo N2:
- Hs làm bài vào phiếu và nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ sung,
- Gv nx chung chốt ý đúng:
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. VN đọc bài tập đọc HTL từ học kì II.
Tiết 3: Toán
Tiết 71: Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó"
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm ntn?
- 2 hs lên bảng nêu, lớp trao đổi, nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1,2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tự tính vào nháp:
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng:
- Nêu miệng và điền kết quả vào .
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào nháp:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp kiểm tra, nx, bổ sung.
Ta có sơ đồ:
Kho 1:
Kho 2:
Theo sơ đồ, tổng số phàn bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần)
Số thóc của kho thứ nhất là:
 1350 : 9 x 4 = 600(tấn)
Số thóc của kho thứ hai là:
 1350 - 600 = 750 (tấn)
Đáp số: Kho 1: 600 tấn thóc.
 Kho 2: 750 tấn thóc.
Bài 4.Làm tương tự bài 3.
Bài 5. làm bài vào vở, thu chấm.
- Cả lớp làm, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Bài giải
Sau 3 năm nữa, mẹ vẫn hơn con 27 tuổi, ta có sơ đồ:
Tuổi mẹ:
Tuổi con:
Hiệu số phần bằng nhau là:
 4 - 1 = 3 (phần)
Tuổi con sau 3 năm nữa là:
 27 : 3 = 9 (tuổi)
 Tuổi con hiện nay là:
 9 - 3 = 6 (tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:
 27 + 6 = 33 ( tuổi)
 Đáp số: Mẹ : 33 tuổi
 Con: 6 tuổi.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập VBT.
Tiết 4: Đạo đức
Kiểm tra cuối năm
Trường ra đề
Tiết 5: Khoa học.
Bài 69: Ôn tập cuối năm
I. Mục tiêu:
	Hs được củng cố và mở rộng hiểu biết về:
	- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
	- Vai trò của thực vật đối với sựu sống trên Trái Đất.
	- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua 1 số bài tập về nước, không khí, ánh sáng và nhiệt.
	- Khắc sâu hiểu biết về thành phần của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ rộng, bút.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu vai trò của con người trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
- 2 Hs nêu, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng:
	* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
	 - Vai trò của thực vật đối với cuộc sống trên Trái Đất.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi theo N5:
- N5 hoạt động trao đổi 3 câu hỏi sgk.
- Thi giữa các nhóm:
- Mỗi nhóm cử đại diện 3 hs lên trả lời tiếp sức 3 câu hỏi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc:
- Nội dung đủ, đúng, nói to, ngắn gọn, thuyết phục, hiểu biết.
	* Kết luận: Khen nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
	* Mục tiêu: Kĩ năng phán đoán, giải thích qua 1 số bài tập về nước, không khí, ánh sáng và nhiệt.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trả lời miệng:
- Gv chuẩn bị thăm bốc.
- Hs lên bốc thăm được câu nào trả lời câu đó.
- Gv cùng hs nx, chốt câu đúng.
4. Hoạt động 3: Thực hành.
	* Mục tiêu: - Củn cố kĩ năng phán đoán, giải thích thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt.
 - Khắc sâu hiểu biết về thành phần của các chất dinh dưỡng có trong t. ăn.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs làm bài 1,2 theo N4:
- N4 hoạt động.
- Trình bày:
- Cử đại diện nêu từng bài.
- Gv cùng hs nx chung.
- Bài 1: Nêu ý tưởng.
- Bài 2: Mỗi nhóm cử 2 hs nêu tên thức ăn và nêu chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó.
5. Hoạt động 4: Vai trò của không khí và nước trong đời sống.
	* Mục tiêu: Khắc sâu hiểu biết về thành phần của không khí và nước trong đời sống.
	* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 2 đội:
- Đội hỏi, đội kia trả lời, đúng mới được hỏi lại.
- Đội nào có nhiều câu trả lời đúng và nhiều câu hỏi thì thắng.
- Mỗi thành viên trong đội được hỏi và trả lời 1 lần.
- Thi:
- Các đội thi.
- Gv cùng lớp nx, bình chọn đội thắng cuộc.
6. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn học bài chuẩn bị giấy để KTCN vào tiết sau.
Tiết 6: Kĩ thuật
Tiết 69: Lắp ghép mô hình tự chọn. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
	- Lắp được từng bộ phận, lắp ráp theo đúng quy trình kĩ thuật.
	- Rèn tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện lắp các chi tiết.
II. Chuẩn bị.
	- Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Hoạt động 1: Lắp từng bộ phận:
- Tổ chức hs thực hành lắp:
- Từng hs kiểm tra lại số lượng chi tiết chọn để lắp từng bộ phận.
- Lắp từng bộ phận:
- Từng hs tự lắp các bộ phận của mô hình tự chọn mà hs đã chọn.
- Gv quan sát giúp đỡ hs:
3. Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh:
- Hs kiểm tra lại các bộ phận của mô hình tự chọn để hoàn chỉnh sản phẩm.
4. Dặn dò:
	- Nx tiết học, Xếp riêng sản phẩm đang làm vào túi.
Thứ ba 16 - 5 - 2006.
Tiết 1: Thể dục
Tiết 69: Di chuyển tung và bắt bóng
- Trò chơi Trao tín gậy
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Trò chơi trao tín gậy.
 2. KN: Biết thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Trò chơi chủ động nhanh nhẹn.
3. TĐ: Hs yêu thích môn học.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: còi, bóng, kẻ sân.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6-10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 vòng tròn.
+Ôn bài TDPTC.
*Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL :
2. Phần cơ bản:
18-22 p
a. Di chuyển tung và bắt bóng:
b. Trò chơi: trao tín gậy.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
 - Tập theo tổ.
- Nêu tên trò chơi: Hs nhắc lại cách chơi, chơi thử và chơi chính thức.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học.
- ĐHTT:
Tiết 2: Chính tả
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Hệ thống hoá, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và tình yêu cuộc sống.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/6 số h /s trong lớp).Thực hiện như T 1.
3. Bài tập.
Bài 2. Lập bảng thống kê các từ đã học trong 2 chủ điểm.
- Chia lớp làm 2 nhóm:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Mỗi nhóm thống kê từ ở một chủ điểm.
- Mỗi nhóm cử một nhóm nhỏ viết bài vào phiếu:
- 2 bạn viết bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm kia nx, bổ sung.
- Gv nx chung, khen nhóm hoạt động tích cực.
VD: Chủ điểm Khám phá thế giới
- Hoạt động du lịch
- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
Va li, cần cẩu, lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, điện thoại, đồ ăn, nước uống, ...
Địa điểm tham quan
Phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm,...
- Tình yêu cuộc sống
Những từ có tiếng lạc
- lạc thú, lạc quan
Những từ phức chứa tiếng vui
Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui vui, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ.
Từ miêu tả tiếng cười
Khanh khách, rúc rích, ha hả, cười hì hì, hi hí, hơ hơ, hơ hớ, khành khạch, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa,...
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Yc hs làm mẫu trước lớp:
- 1 hs nêu.
- Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đổi.
- Nêu miệng:
- Nhiều học sinh nêu.
- Gv cùng hs nx chốt bài đúng.
- VD: Từ góp vui.
Tiết mục văn nghệ hề của lớp 4A góp vui cho đêm liên hoan văn nghệ.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn ôn bài.
Tiết 3: Toán
Bài 172: Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
	- Sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn.
	- Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số. Tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
	- Giải bài toán liên quan đến tìm hai số biết tổng và hiệu hoặc biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số?
- 2 hs nêu, lớp trao đổi, nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Nêu miệng:
- Các tỉnh có diện tích từ bé đến lớn:
Kon Tum- Lâm Đồng- Gia Lai- Đắc Lắc.
Bài 2.
- Hs nêu yêu cầu bài.
- Hs tự làm bài vào nháp:
- Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài.
- Cả lớp làm,4 hs lên bảng chữa bài.
a. 
(Bài còn lại làm tương tự)
Bài 3. Cách làm tương tự bài 2.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. X - b. X : 
 X= 8 x 
 X = 2. 
Bài 4: Hs làm bài vào nháp, nêu miệng và trao đổi cách làm bài:
- Kết quả 3 số là: 27; 28; 29.
Bài 5. Hs làm bài vào vở, chấm bài:
- Cả lớp, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Ta có sơ đồ:
Tuổi con:
Tuổi bố:
Hiệu số phần bằng nhau là:
 6 -1 = 5 (phần)
Tuổi con là:
 30 : 5 = 6 ( tuổi)
Tuổi bố là:
 6 + 30 = 36 ( tuổi)
 Đáp số: Con : 6 tuổi.
 Bố: 36 tuổi.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn ôn bài.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả cây cối, cây xương rồng.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/6 số h /s trong lớp).Thực hiện như T 1.
3. Bài tập2.
- Gv hướng dẫn hs viết bài:
- Hs đọc yêu cầu bài và đọc nội dung bài.
- Viết đoạn văn khác miêu tả cây xương rồng. 
- Chú ý: Viết đặc điểm nổi bật của cây, có ý nghĩ, cảm xúc của mình vào.
- Hs viết đoạn văn.
- Trình bày:
- Gv nx chung, ghi điểm.
- Nhiều học sinh đọc, lớp nx, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Vn đọc bài và hoàn thành bài văn vào vở.
Tiết 5: Lịch sử
Kiểm tra cuối năm
Trường ra đề.
Thứ tư 17 - 5 - 2006.
Tiết 1 : Mĩ thuật
Tiết 35: Trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu:
	- GV và Hs thấy được kết quả dạy - học mĩ thuật trong năm.
	- Nhà trường thấy được công tác quả lí dạy học mĩ thuật.
	- Hs yêu thích môn mĩ thuật.
II. Hình thức tổ chức:
- Chọn các bài xé dán và tập nặn đẹp trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
*Chú ý: Bài vẽ có nẹp, dây treo, trình bày đẹp có tiêu đề, tên học sinh.
 Chọn bài đẹp trưng bày ở lớp học và làm đồ dùng dạy học.
III. Đánh giá:
- Hs xem và nhận xét đánh giá theo nhóm, tổ.
- Khen ngợi học sinh có nhiều bài vẽ đẹp.
Tiết 2: Kể chuyện
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Ôn luyện về các kiểu câu, câu hỏi, câu kể, cảm, câu khiến.
	- Ôn luyện về trạng ngữ.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Nêu Mđ, yc.
2. Bài tập.
Bài 1,2.
- Hs đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện có một lần.
- Tìm trong bài các câu:
- Hs nêu miệng, lớp nx trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chốt câu đúng:
- Câu hỏi: Răng em đau, phải không?
- Câu cảm: ôi, răng đau quá!
Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!
- Câu khiến: Em về nhà đi!
Nhìn kìa!
- Câu kể: Các câu còn lại trong bài.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs nêu miệng.
- Câu có trạng ngữ chỉ thời gian:
- Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Gv cùng hs nx chốt câu đúng.
Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm. 
Chuyện xảy ra đã lâu.
Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm...
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn học ôn đọc tiếp bài.
Tiết 3: Toán
Tiết 173: Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Đọc số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số.
	- Thực hiện các phép tính với các số tự nhiên.
	- So sánh hai phân số.
- Giải bài toán liên quan tới tính diện tích hcn và các số đo khối lượng.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ?
- 2 hs nêu và lấy ví dụ, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập:
Bài 1. Đọc các số:
- Hs đọc và nêu chữ số 9 ở hàng và giá trị.
- Gv cùng hs nx chốt bài đúng.
Bài 2.
- Gv cùng lớp nx, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu bài.
- 4 Hs lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào nháp.
24579 82 604 235 101598 287
43867 35 246 325 2549 388
68446 47358 1175 2538
 470 242
 705
 76375
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
 Thự tự điền dấu là: ; <.
Bài 4. Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài, nx chung và chữa bài:
 Bài giải
Chiều rộng của thửa ruộng là:
 120 : 3 x 2 = 80 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 120 x 80 = 9600 (m2)
Số thóc thu hoạch được ở thửa ruộng đó là:
 50 x (9600:100)= 4 800 (kg)
 4 800 kg = 48 tạ.
 Đáp số: 48 tạ thóc.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học, vn làm bài tập 5.
Tiết 4: Địa lí
Kiểm tra cuối năm
Trường ra đề.
Tiết 5: Khoa học
Kiểm tra cuối năm
Trường ra đề.
Thứ năm 18 - 5 - 2006.
Tiết 1: Thể dục
Tiết 70: Tổng kết môn học
I.Mục tiêu:
 Hệ thống được những kién thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm, đánh giá những điểm còn hạn chế, tuyên dương, khen học sinh hoàn thành tốt.
II. Địa điểm : Trong lớp học.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6-10 p
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Hát, vỗ tay.
*Trò chơi: hát truyền.
- Cả lớp.
2. Phần cơ bản:
18-22 p
- Hệ thống các nội dung trong năm học.
- Nhắc nhở một số hạn chế.
- Tuyên dương hs hoàn thành tốt.
- Mỗi nội dung yêu cầu 1 số hs thực hiện.
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Hát vỗ tay.
- Gv dặn dò chung.
- Hs đứng tại chỗ.
Tiết 2: Tập đọc
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	-Nghe cô giáo đọc, viết đúng, trình bày đúng bài thơ Nói về em. 
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/6 số h /s trong lớp).Thực hiện như T 1.
3 Hướng dẫn hs nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
? Nội dung bài thơ?
Trẻ em sống giữa thế giới của thiên 
nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, 
giữa tình yêu thương của cha mẹ.
? Tìm và viết từ khó?
- 1,2 hs tìm, lớp viết nháp, 
 1 số hs lên bảng viết.
- VD: lộng gió, lích rích, chìa vôi, 
sớm khuya,...
- Gv đọc bài:
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu bài chấm:
- Hs đổi chéo soát lỗi.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
Tiết 3: Toán
Bài 174: Luyện tập chung (178)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
	- Viết số; chuyển đổi các số đo khối lượng; Tính giá trị của biểu thức có chứa phân số.
	- Giải bài toán có liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó.
	- Mối quan hệ giữa hình vuông và hình chữ nhật; hình chữ nhật và hình bình hành.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 5/177.
- 2 hs lên bảng chữa bài, lớp nx, trao đổi cách làm bài và bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm:
- KQ: 230 - 23 = 207; 680+68 = 748.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1. Viết số:
- 3 Hs lên bảng viết , lớp viết bảng con.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Các số: 365 847; 16 530 464; 105 072 009.
Bài 2.
- Hs làm bài vào nháp, lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
a. 2 yến = 20 kg; 2 yến 6 kg = 26 kg.
(Bài còn lại làm tương tự)
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
- hs chữa bài:
d.;
( Bài còn lại làm tương tự)
Bài 4. Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
 Bài giải
Ta có sơ đồ:
 Hs trai:
Hs gái:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 4 = 7 (phần)
Số học sinh gái của lớp học đó là:
 35 : 7 x 4 = 20 (học sinh)
 Đáp số: 20 học sinh.
Bài 5.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs nêu miệng, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng:
- Hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều rộng.
- Hình chữ nhật có thể coi là hình bình hành đặc biệt.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, chuẩn bị tiết sau KT cuối năm.
Tiết 4: Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì II (Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu.
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật (chim bồ câu).
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL ( số h /s còn lại trong lớp).Thực hiện như T 1.
3. Bài tập 2.
- Gv hướng dẫn hs viết bài:
- Hs đọc yêu cầu bài và đọc nội dung bài.
- Viết đoạn văn khác miêu tả hoạt động chim bồ câu. 
- Chú ý: Viết đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, có ý nghĩ, cảm xúc của mình vào.
- Hs viết đoạn văn.
- Trình bày:
- Gv nx chung, ghi điểm.
- Nhiều học sinh đọc, lớp nx, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò.
	-Đọc bài và hoàn thành bài văn vào vở.
Thứ sáu 19 - 5 - 2006.
 Tiết 1: Kĩ thuật
Tiết 34: Lắp ghép mô hình tự chọn. (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận, lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng quy trình kĩ thuật.
- Rèn tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện lắp. Yêu thích sản phẩm.
II. Chuẩn bị.
	- Bộ lắp ghép. Sản phẩm đang làm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Hoạt động 1: Hoàn chỉnh sản phẩm.
- Hs hoàn chỉnh và kiểm tra lại sản phẩm mô hình tự chọn.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Hs trưng bày sản phẩm theo tổ.
- Gv cùng đại diện hs đánh giá sản phẩm:
- Gv nx chung và thông báo kết quả.
- Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn không bị xộc xệch.
- Hs thực hiện.
4. Dặn dò:
	- Nx tiết học. Xếp lại bộ lắp ghép.
Tiết 2,3,4: Kiểm tra cuối năm học
Môn : Toán và Tiếng Việt
Trường ra đề.
 Tiết 1: Hát nhạc
Bài 35: Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
I. Mục tiêu: 
- Tổ chức buổi biễu diễn báo cáo kết quả học tập môn âm nhạc của các em.
- Hs thêm yêu âm nhạc trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị:
	- Mô hình lớp học (hình chữ U)
	- Nhạc cụ quen dùng và nhạc cụ cần thiết cho bài diễn.
III. Hình thức tổ chức:
- Đại diện 1 hs lên giới thiệu:
- Lớp chuẩn bị tiết mục của mình:
- Cử ban giám khảo:
- 3 Hs do lớp cử.
- Trình bày:
- Trình bày tự do. Có thể cá nhân, hoặc song ca.
- Yêu cầu:
- Kết hợp động tác phụ hoạ...
- Đánh giá:
- Ban giám khảo.
- Gv đánh giá chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35.doc