Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Ngọc Hùng Thắng

I. Mục đích, yêu cầu :

1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Nắm được nội dung chính bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu mến quê hương.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy – học.

1. Ổn định : Hát, KTSS

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 5672Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Ngọc Hùng Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hoạt động 3 : Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (bài tập 4- SGK)
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS biết cách giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ.
	- HS: Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm lại bài tập 5 – tiết trước. KT VBT ở nhà.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
a. Ví dụ :
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV nêu ví dụ 1(SGK).
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ và giải bài toán.
- Gọi HS đọc bài toán. Cho HS nêu miệng.
b. Thực hành.
Bài 1 (151) :
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD HS làm bài toán vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 2, 3 và chuẩn bị bài sau.
Bài toán 1: Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Số bé 24
Số lớn
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
5 - 3 = 2 (phần)
Số bé là :
24 : 2 x 3 = 36
Số lớn là :
 36 + 24 = 60
Đáp số : Số bé : 36
 Số lớn : 60
Bài toán 2 : 
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Chiều rộng 12m
Chiều dài
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
7 – 4 = 3 (phần)
Chiều dài hình chữ nhật là :
12 : 3 x 7 = 28 ( m)
Chiều rộng hình chữ nhật là :
28 - 12 = 16 (m)
Đáp số : Chiều dài : 28m
 Chiều rộng : 16m
- HS đọc bài toán, lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
Bài giải
123
Ta có sơ đồ :
Số thứ nhất
Số thứ hai
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
5 – 2 = 3 (phần)
Số thứ nhất là :
123 : 3 x 2 = 82
Số thứ hai là :
82 + 123 = 205
 Đáp số : Số thứ nhất : 82
 Số thứ hai : 205
Chính tả
Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ... ?
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ... 
2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch. Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy – học :
- SGK, vở bài tập Tiếng Việt tập hai.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Hát
2. Bài cũ : Cho HS viết bảng con : quả thị, đỡ đần.
3. Bài mới :	
- Giới thiệu bài
- GV đọc bài chính tả và phần chú giải.
- Ai đã nghĩ ra các chữ số ?
- Cho HS viết từ khó vào bảng con.
- Nhận xét bảng của HS .
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc lại bài một lượt.
- Thu vở chấm ( 5 - 7 bài)
Bài tập chính tả.
Bài 2a :
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS trình bày bài.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3 :
- Cho HS làm bài vào VBT.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm , chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhận xét bài viết và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn về viết lại những từ sai lỗi chính tả.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Người nghĩ ra các chữ số là một nhà thiên văn học người ấn Độ.
- HS tự tìm các từ dễ viết sai lỗi chính tả.
- HS viết bảng con các từ : ả -rập, Bát - đa, ấn Độ.
- HS nghe viết vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS ghép tiếng và đặt câu.
- HS trình bày bài của mình.
- HS làm vào VBT.
- HS lên chữa bài.
Lời giải :
+ nghếch mắt – châu Mĩ – kết thúc – nghệt mặt ra – trầm trồ – trí nhớ.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Du lịch – Thám hiểm.
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Hiểu các từ du lịch, thám hiểm. Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở bài tập 3.
2. Kĩ năng: ứng dụng làm bài tập điền một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi Du lịch trên sông.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: Bảng phụ
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Không
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài tập 1 (105) :
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2 : 
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3 :
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 4 :
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm HS thi trả lời nhanh.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc thầm yêu cầu của bài, suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
Lời giải : Đáp án đúng là ý b.
Lời giải : Đáp án đúng là ý c.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
* Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là : Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn.
- HS làm bài theo nhóm.
- 2 nhóm lên thi trả lời nhanh : nhóm 1 đọc câu hỏi, nhóm 2 trả lời đồng thanh.
* Đáp án :
+ Sông Hồng – sông Cửu Long – sông Cầu – sông Lam – sông Mã - sông Đáy – sông Tiền, sông Hậu – sông Bạch Đằng.
Kỹ Thuật
Lắp xe nôi
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
 2. Kĩ năng: Lắp từng bộ phận đúng kỹ thuật và lắp được xe nôi theo mẫu, xe chuyển động được.
 3. Thái độ: HS cẩn thận, an toàn lao động.
II. Đồ dùng minh hoạ
	- Mẫu xe nôi, bộ lắp ghép
III. Các hoạt động dạy học
 1. Hát
 2. Bài cũ: KT đồ dùng
 3. Bài mới: GTB
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
* Mục tiêu: HS biết được những bộ phận của xe có nôi và ích lợi của nó
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát, nhận xét mẫu. 
+ Để lắp được xe nôi cần những bộ phận nào?
- HS quan sát mẫu và nêu
- Tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe
- Xe nôi dùng để làm gì?
- Đẩy các em bé
Hoạt động 2: Hướng dẫn lắp
* Mục tiêu: HS Biết các chi tiết để lắp và lắp từng bộ phận của xe có nôi.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật
- HS theo dõi
a. Hướng dẫn chọn chi tiết
- HS chọn các chi tiết
b. Lắp từng bộ phận
+ Để lắp tay kéo cần chi tiết nào?
- Thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài
- GV làm mẫu
- HS quan sát 
- Lắp giá đỗ bánh xe
- Lắp thanh đỗ trục bánh xe
- HS quan sát 
- Thực hành
- HS lắp từng bộ phận bánh xe
 4. Củng cố: 
+ Lắp xe nôi thực hiện qua mấy bước?
- 2 - 3 HS nêu ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò.
- Về học bài
- Chuẩn bị bài sau: Lắp xe nôi (tiếp)
Thứ tư ngày 30 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
 Trăng ơi...Từ đâu đến?
I. Mục dích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. HTL 3, 4 khổ thơ trong bài.
	3. Thái độ: HS yêu thích ông trăng.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc sgk. Bảng phụ ghi câu luyện đọc.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Đường đi SaPa
	3. Bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- GV tóm tắt nội dung
- Bài tập đọc gồm mấy đoạn?
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn gồm 6 đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+Từ mới : chú giải - SGK
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện nhóm đọc tiếp nối bài.
3.3. Tìm hiểu bài.
+ Trăng được so sánh với những gì?
- Đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời: 
- Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá.
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
- Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
+ Vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể đó là những gì và những ai?
- Đọc lướt 4 khổ thơ còn lại, trả lời:
- Sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, cú Cội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân -những đồ chơi, sự vật gần gĩ với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương...
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.
- Nêu ý chính bài thơ?
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
3.4. Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2, 3.
- Hướng dẫn cách đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ, giáo dục HS .
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về đọc thuộc bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS theo dõi.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm học thuộc lòng từng đoạn.
- Một vài HS đọc thuộc lòng trước lớp.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Củng cố về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng: HS làm được bài 1, 2.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 3 – tiết toán trước. 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 (151) : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi 1 HS lên vẽ sơ đồ.
- Cho HS nêu miệng các lời giải và phép tính.
- Nhận xét.
Bài 2 (151) : 
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài toán. 1 HS lên vẽ sơ đồ và nêu miệng các lời giải và phép tính.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Số bé 85
Số lớn
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
8 – 3 = 5 (phần)
Số bé là :
85 : 5 x 3 = 51
Số lớn là :
51 + 85 = 136
Đáp số : Số lớn : 136
 Số bé : 51
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Dán bài lên bảng - nhận xét.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Bóng đèn màu 
Bóng đèn trắng 250 bóng
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là :
5 - 3 = 2 (phần)
Số bóng đèn màu là :
250 : 2 x 5 = 625 (bóng)
Số bóng đèn trắng là :
 625 – 250 = 375 (bóng)
Đáp số : 625 bóng đèn màu.
 375 bóng đèn trắng
Địa lí
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (Tiếp ).
I. Mục tiêu:
	 1. Kiến thức: Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
 2. Kĩ năng: Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
	 + Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
	 3. Thái độ: HS yêu nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bản đồ Việt Nam.
	- HS: Sưu tầm tranh ảnh một số địa điểm dụ lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung. 
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Hoạt động du lịch.
	* Mục tiêu: Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế du lịch.
	* Cách tiến hành:
- GV treo lược đồ :
- HS quan sát và nêu:
+ Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở vị trí nào so với biển? Vị trí này có thuận lợi gì về du lịch?
- Các dải đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở sát biển.
- Vị trí này có nhiều bãi biển đẹp, thu hút khách du lịch.
- HS trao đổi theo cặp kể tên những bãi biển mà em biết?
- HS thực hiện.
- Trình bày trước lớp:
- VD: Bãi biển Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Cửa lò( Nghệ An); Thiên Cầm (Hà tĩnh); Lăng Cô( Thừa Thiên Huế)...
- Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về bãi biển:
- Lần lượt nhiều HS giới thiệu.
+ Điều kiện phát triển du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung có tác dụng gì đối với người dân?
- Người dân có thêm việc làm tăng thêm thu nhập...
	* Kết luận: GV tóm tắt lại ý trên.
Hoạt động 2: Phát triển công nghiệp.
	* Mục tiêu: Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế : công nghiệp. Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
	* Cách tiến hành: 
+ ở đồng bằng duyên hải miền Trung phát triển loại đường giao thông nào?
- Giao thông đường biển.
+ Việc đi lại bằng tàu thuyền là điều kiện phát triển ngành công nghiệp nào?
- Công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thuyền.
+ Kể tên các loại hàng hoá, sản phẩm làm từ mía đường?
- Bánh kẹo, sữa, nước ngọt,...
+ Quan sát H11, nêu một số công việc sản xuất đường từ cây mía?
- Thu hoặch mía, vận chuyển mía, sản xuất đường thô, đường kết tinh, đóng gói sản phẩm.
+ Cho biết khu vực này còn phát triển ngành công nghiệp gì?
- Ngành công nghiệp lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.
+ Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những hoạt động sản xuất nào?
- Hoạt động kinh tế mới: phục vụ du lịch, làm việc trong nhà máy, đóng, sửa chữa tàu, nhà máy đường, các khu công nghiệp.
	* Kết luận: GV tóm tắt ý chính trên.
Hoạt động 3: Lễ hội ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
	* Mục tiêu: Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
	* Cách tiến hành:
+ Kể tên cá lễ hội nổi tiếng ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cá Ông, lễ hội Ka-tê mừng năm mới của người Chăm.
+ Mô tả Tháp bà H13?
- Tháp Bà là khu di tích có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp có đỉnh nhọn...
+ Kể các hoạt động lễ hội Tháp Bà?
- Lễ ca ngợi công đức Nữ thần; 
- Thể thao: bơi thuyền, đua thuyền, cầu chúc cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
	* Kết luận: HS nêu ghi nhớ bài.
	4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động ngoài giờ
Làm nhà bằng que kem
I. Mục tiêu
	- HS biết cách làm nhà mô hình từ que kem
 - Rèn luyện kĩ năng khéo léo của HS.
 - Góp phần hình thành ý thức tiết kiệm, tận dụng những đồ vật dư thừa để làm đồ dung, đồ chơi.
II. Chuẩn bị
 - Các que kem, keo dán gỗ, màu nước
III. Hoạt động dạy và học
	1. Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng, dụng cụ.
 3. Bài mới: GTB
Việc 1: GV hướng dẫn chung, HS quan sát
- Thao tác 1: Dựng các bức tường nhà
- Thao tác 2: Tạo gờ bám giữa các bức tường gỗ.
- Thao tác 3: Hoàn thiện và trang trí 
- HS quan sát
Việc 2: GV làm mẫu từng thao tác, HS làm theo 
- GV làm mẫu từng thao tác như việc 1.
- HS thực hiện theo GV: 
+ Thao tác 1: Dựng các bức tường nhà
+ Thao tác 2: Tạo gờ bám giữa các bức tường gỗ.
+ Thao tác 3: Hoàn thiện và trang trí 
Việc 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
- GV yêu cầu trình bày sản phẩm.
- Bước 1: HS trình bày sản phẩm của mình. 
- GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát, nhận xét về các sản phẩm. Đánh giá sản phẩm.
- Bước 2: Cả lớp cùng quan sát, nhận xét về các sản phẩm.
- GV yêu cầu HS đề xuất các ý tưởng làm thế nào cho đẹp hơn, chắc hơn và cách làm các đồ ùng khác từ phế liệu.
- Bước 3: HS đề xuất các ý tưởng làm thế nào cho đẹp hơn, chắc hơn và cách làm các đồ ùng khác từ phế liệu.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò
- Về nhà làm thêm các đồ dùng khác.
Thứ năm ngày 31 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó (dạng với n > 1).
2. Kĩ năng: HS làm bài tập 1, 2, 3.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: Bảng phụ
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát, KTSS
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS làm bài tập 4 (tiết Luyện tập trước) 
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 : 
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Nhận xét bài của HS.
Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 3 : 
- Hướng dẫn HS làm vào vở.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 4 và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài toán và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Vì số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai nên số thứ nhất là 3 phần còn số thứ hai là 1 phần.
 Hiệu số phần bằng nhau là :
3 – 1 = 2 (phần)
 Số thứ nhất là :
30 : 2 x 3 = 45
 Số thứ hai là :
45 – 30 = 15
Đáp số : Số thứ nhất : 45
 Số thứ hai : 15
- HS đọc bài toán và làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
Bài giải
Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất là 1 phần còn số thứ hai là 5 phần.
 Hiệu số phần bằng nhau là :
5 – 1 = 4 (phần)
 Số thứ nhất là :
60 : 4 = 15
 Số thứ hai là :
15 + 60 = 75
Đáp số : Số thứ nhất : 15
 Số thứ hai : 75
- HS đọc bài toán và làm bài vào vở.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Gạo nếp 540 kg
Gạo tẻ
Hiệu số phần bằng nhau là :
4 – 1 = 3 (phần)
 Số gạo nếp có là :
540 : 3 = 180 (kg)
 Số gạo tẻ có là :
540 + 180 = 720 (kg)
Đáp số : Gạo nếp : 180kg
 Gạo tẻ : 750 kg
Tập làm văn
Luyện tập tóm tắt tin tức.
I. Mục đích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hoặc hai câu và đặt tên cho bản tin đã tóm tắt. Bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu.
	2. Kĩ năng: HS khá ( giỏi) biết tóm tắt cả 2 tin ở bài tập 1.
	3. Thái độ: HS ý thức, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học.
 - GV + HS: Sưu tầm tin tức từ báo Nhi Đồng, TNTP....
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới
- Giới thiệu bài. 
Bài 1, 2.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Quan sát tranh minh hoạ:
- Cả lớp quan sát tranh sgk.
- Chọn 1 trong 2 tin và đặt tên cho mỗi tin em đã chọn:
- Học sinh viết tóm tắt tin vào nháp, 1 số học sinh làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc tóm tắt bản tin, dán phiếu. Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý và tuyên dương một số bản tin tóm tắt tốt.
- VD:
+ Tin a: Khách sạn treo trên cây sồi.
Để thoả mãn những người nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ, tại Vát-te-rát, Thuỵ Điển, người ta làm khách sạn treo trên một cây sồi cao 13 mét.
+ Tin b: Nhà nghỉ cho du khách bốn chân.
Tại Pháp, một phụ nữ vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân khi theo chủ.
Bài 3.
- HS đọc yêu cầu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị các tin :
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của bạn.
- Tổ chức HS làm bài:
- HS làm bài vào vở.
- GV gợi ý HS có thể tìm tin ở các báo Nhi đồng hoặc báo TNTP rồi tóm tắt.
- HS thực hiện.
- Trình bày:
- Một số HS đọc bản tin, lớp nhận xét, trao đổi.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
	4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Về nhà hoàn thành bài tập 3 vào vở. Quan sát con vật em yêu thích.
Khoa học
Thực vật cần gì để sống ?
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. 	2. Kĩ năng: Làm được thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết chăm sóc thực vật.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: 
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát
2. Bài cũ : Không
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Thực vật cần gì để sống.
	* Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khóang, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
	* Cách tiến hành: 
- Tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của học sinh:
- Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Báo cáo thí nghiệm trong nhóm:
- Hoạt động N4.
- Quan sát cây bạn mang đến mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình:
- Các thành viên trong nhóm nêu, cử thư kí ghi lại kết quả, dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống cuả từng cây.
( SGK/114).
- Báo cáo kết quả trước lớp:
+ Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
+ Em dự đoán xem thực vật cần gì để sống?
* Kết luận: Trên đây là thí nghiệm tìm ra điều kiện sống của cây.
- Đại diện cuả 1, 2 nhóm trình bày.
- Để biết xem thực vật cần gì để sống.
- Hs dự đoán các điều kiện sống cuả cây;
Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
	* Mục tiêu: Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát tiển bình thường.
	* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm đánh dấu vào các cây có thiếu những điều kiện sống khác nhau và ghi kết quả mà Hs nhận biết được.
- GV cùng HS nhận xét chung khen nhóm có sản phẩm theo đúng yêu cầu.
- Các nhóm tiến hành trao đổi theo sự chuẩn bị cây thí nghiệm của các nhóm và nêu kết quả trên phiếu.
- Lấy cây của 1 nhóm lên bàn mẫu.
+ Trong 5 cây đậu đó, cây nào sống và phát triển bình thường? Vì sao?
- Cây số 4 vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cây: ánh sáng, nước, không khí, chất khoáng.
+ Các cây khác như thế nào và vì sao cây đó phát triển không bình thường và chết nhanh?
- Vì các cây không có đủ điều kiện sống như cây 1: thiếu ánh sáng, cây 2: Thiếu không khí; Cây 3 thiếu nước; cây 5: Thiếu chất khoáng.
+ Để cây sống và phát triển bình thường cần đủ những điều kiện nào?
...cần phải có đủ điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng, 
	* Kết luận: Mục bạn cần biết.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và ghi nhớ điều học vào thực tế cuộc sống trồng cây và chăm sóc cây. Chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Đôi cánh của Ngựa Trắng.
I. Mục đích, yêu cầu :
	1. Kiến thức: Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng : HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng. Lời kể tự nhiên, chân thực. Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện. Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
	3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: tranh minh hoạ truyện kể.
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
	1. Hát
	2. Bài cũ : Không
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp giảng từ.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò :
- Dặn về kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- Về chuẩn bị nội dung ch

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29.doc