Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013

Tiết 26: Chính tả

 THẮNG BIỂN(TR/77)

A. YÊU CẦUCẦN ĐẠT:

 - Nghe – viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích. Viết sai không quá 5 lỗi chính tả

 - Làm đúng BTCT 2b.

 * Giáo dục cho HS lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra . Từ đó có ý thức bảo vệ cuộc sống con người và bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ :

 - Bảng con , VBT

 - 3 tở phiếu ghi sẵn nội dung bài tập 2b/

C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 1.Kiểm tra bài cu : Khuất phục tên cướp biển

 - Kiểm tra việc sao lỗi sai của HS .

 - HS viết lại vào bảng con những từ lênh đênh , mênh mông , mới lên .

 2. Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu bài :

 Trong bài chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn 1 , đoạn 2 trong bài tập đọc Thắng biển và làm bài tập chính tả phân biệt vần in inh.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.

- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: từ đầu đến quyết tâm chống giữ

-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn chính tả

- Giáo dục lòng dũng cảm , tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người.

- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con : lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng.

- Nhắc HS cách trình bày bài

- GV đọc cho HS viết

- GV đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.

- Chấm bài . Nêu nhận xét chung

Hoạt động 2 : HS làm bài tập chính tả

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2b.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK , phát cho 3 HS làm bài phiếu .

- HS làm bài phiếu trình bày kết quả bài tập lên bảng lớp.

- Nhận xét và chốt lại lời giải đúng

- HS theo dõi trong SGK

- HS đọc thầm

-HS viết bảng con

- HS nghe.

- HS viết chính tả.

- HS dò bài.

- HS đổi vở để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang vở.

- Cả lớp đọc thầm

- HS làm bài

- HS trình bày kết quả bài làm.(TB, Yếu)

Bài 2b: Tiếng có vần in hay inh

Lung linh, giữ gìn, bình tĩnh, nhường nhịn, rung rinh, thầm kín, lặng thinh, học sinh, gia đình, thông minh.

- HS (Khá, giỏi) nhận xét.

- HS ghi lời giải đúng vào VBT Tiếng việt

 

doc 40 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện các nhóm trình bày .(TB, Yếu)
 Cả lớp trao đổi , tranh luận .(Khá,giỏi)
- Các nhóm HS thảo luận .(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.(TB, Yếu)
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .(Khá, giỏi)
- HS biểu lộ theo cách đã quy ước 
- Giải thích lí do . 
- Thảo luận chung cả lớp . 
- HS(TB, Yếu)phát biểu. 
-- HS Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố , dặn dò :
 - Đọc ghi nhớ trong SGK (TB, Yếu)
 - Sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,..về các hoạt động nhân đạo.
 - Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
 - Chuẩn bị : Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( tiết 2 )
Tiết 26: Kể chuyện 
	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC(TR/79)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện ( đoạn truyện)
 - Kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa
 * Kể những câu chuyện nói về lòng dũng cảm vượt qua nguy hiểm, thou thách của Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng.
B. CHUẨN BỊ :
 -Tranh minh họa truyện trong SGK 
 -Truyện về người có lòng dũng cảm
 - Giấy khổ to viết dàn ý KC.
 - Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :Những chú bé không chết.
 - KIỂM TRA 2 HS KỂ LẠI CÂU CHUYỆN NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT.HS (TB, YẾU) 1 HOẶC 2 ĐOẠN.
 - CÂU CHUYỆN CA NGỢI ĐIỀU GÌ?
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Kể chuyện đã nghe , đã đọc
Hoạt động 1 :Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
* Đề yêu cầu làm gì?
* Nội dung chuyện là gì?
* Những câu chuyện ấy có ở đâu? 
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện của mình.
Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu các tiêu chí để đánh giá và nhận xét
- Tổ chức thi kể trước lớp.
 - Nhận xét tuyên dương các em kể tốt.
- Đọc và gạch: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đoc.
* Kể lại một câu chuyện(TB, yếu)
* Nói về lòng dũng cảm(TB, Yếu)
* Đã được nghe hoặc được đọc.(TB, Yếu)
-Đọc gợi ý.(Khá, giỏi, TB, Yếu)
-Giới thiệu câu chuyện của mình.
- Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. (Giỏi, Yếu. Khá, TB)
- HS (Khá, giỏi) Nêu tiêu chí:
* Nội dung chuyện ( mới, có hay không?).
* Cách kể ( giọng điệu, nét mặt, cử chỉ).
* Khả năng hiểu truyện của người kể .
- HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
 -Lớp bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.(Khá, giỏi)
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
 Thứ tư 13 tháng 3 năm 2013 
Tiết 128 : Toán 
 	 LUYỆN TẬP CHUNG(TR/137)
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Thực hiện được phép chia hai phân số.
 - Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho số tự nhiên.
 - Biết tìm phân số của một số.
B. CHUẨN BỊ:
 Vở toán lớp 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học này các em tiếp tục làm các bài toán luyện tập về phép chia phân số .
Bài tập 1( a, b) : Tính 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2 ( a, b) :
- GV hướng dẫn theo mẫu :Trường hợp số tự nhiên chia phân số: Ví dụ: 
+Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 (5 = )
+Thực hiện phép chia hai phân số 
 ()
- Yêu cầu HS làm bài các phần còn lại.
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Hướng dẫn phân tích đề bài.
+ Tính chiều rộng (Tìm phân số của một số.)
+ Tính chu vi
+ Tính diện tích. 
- GV chốt lại lời giải đúng
- HS thực hiện phép chia vào vở.
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
- HS(TB, Yếu) sửa bảng.
-HS (khá, giỏi) nhận xét.
- HS theo dõi bài.
- HS làm bài vào vở 
- HS lên bảng sửa bài (TB, Yếu)
; ..
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- Đọc đề bài .
- HS trình bày bài giải (Khá, giỏi)
 Chiều rộng là : 60 x 3 : 5 = 36 ( m) 
 Chu vi là : (60 + 36 ) x 2 = 192 ( m ) 
 Diện tích là : 60 x 36 = 2160 ( m2 )
- HS (TB, Yếu) sửa bài tập.HS(Khá, giỏi) nhận xét
 2. Củng cố , dặn dò :	
	- Nhận xét tiết học . - Làm lại bài tập 3
Tiết 52: Tập đọc 
	 GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ(TR/80)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 - Đọc trôi chảy rành mạch diễn cảm bài tập đọc. Biết nhấn giọng các từ ngữ cho phù hợp. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.
 - Hiểu ND : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga – v rốt.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 * Tự nhận thức xác định giá trị được ý nghĩa của long dũng cảm. Đảm nhận trách nhiệm có tinh thần dũng cảm đấu tranh chống cái sấu. Ra quyết định lựa chọn những việc làm thể hiện long dũng cảm.
B. CHUẨN BỊ :
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ : Thắng biển 
- Kiểm tra 3 HS đọc và trả lời câu hỏi 2 ,4 SGK. 
- Nêu lại ý nghĩa của bài . 
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và cho biết tranh vẽ gì ?
- Trong giờ tập đọc hôm nay các em sẽ gặp một chú bé rất dũng cảm gan dạ trong bài Ga-vrốt ngoài chiến luỹ.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. ( 3 lượt )
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần đầu truyện và trả lời : Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì ?
- Gọi HS đọc tiếp phần còn lại 
- Chia lớp 6 nhóm , giao việc cho các nhóm 
Nhóm 1+2 : Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt ?
Nhóm 3+4 :Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần ?
Nhóm 5+6 : Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga –vrốt
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS đọc bài theo phân vai ( người dẫn chuyện , Ga-vrốt , Ăng-giôn – ra , Cuốc-phây-rắc.
-Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn từ “ Ga-vrốt dốc bảy đến ghe rợn” .
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm .
- Tranh vẽ một em thiếu niên đang chạy trong bom đạn với cái giỏ trên tay.
(Khá, giỏi)
- 3HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
(TB, Yếu)
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 2 HS cùng bàn luyện đọc.(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
- 1 HS đọc cả bài (Khá, giỏi)
- HS đọc thầm – trao đổi và trả lời :
* Ga-vrốt nghe nói nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có thể tiếp tục chiến đấu.(TB, Yếu)
- 2 HS đọc (Khá, giỏi)
- Các nhóm thảo và trả lời :
* Bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn; Cuốc-phây-rắc hét lên giục Ga-vrốt vào, nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn – lúc ẩn, lúc hiện giữa làn đạn giặc,chơi trò ú tim với cái chết(TB, Yếu)
_ HS( Khá, giỏi)
* Vì thân hình của chú bé ẩn hiện trong làn khói đạn.
 * Vì đạn đuổi theo Ga-vrốt nhưng chú bé nhanh hơn đạn, chú như chơi trò ú tim với cái chết.
 * Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp hiểm nguy, len lỏi giữa chiến trường nhặt đạn cho nghĩa quân là một hình ảnh rất đẹp , rất cao cả và cũng thật kì lạ, tựa như chú bé có phép thần, đạn giặc không đụng tới được.
* Là một cậu bé anh hùng..
 Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt. (TB, Yếu)
- 4 HS đọc .(Giỏi, khá, TB, Yếu)
-HS luyện đọc diễn cảm.(Giỏi,Yếu.Khá, TB)ù 
- 3HS thi đọc diễn cảm.Giỏi, khá, TB, Yếu)
 3. Củng cố , dặn dò :
	- Nêu ý chính của bài .(Khá, giỏi)
- Giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc thể hiện lòng dũng cảm.
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Dù sao trái đất vẫn quay !
Tiết 26 : Địa lí 
 ÔN TẬP(TR/134)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
 - Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản dồ, lược đồ Việt Nam.
 - Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
 - Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
B. CHUẨN BỊ :
 - Bản dồ Địa lí tự nhiên , bản dồ hành chính VN 
 - Luợc đồ trống VN treo tường .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ :
 Nêu dẫn chứng cho thấy thành phố Cần Thơ là :Có HS Yếu trả lời.
+ Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
+ Dịch vụ, du lịch
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Ôn tập (ôn các bài từ bài 11đến bài 22)
Các em HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Gọi HS đọc câu hỏi 1 SGK .
- GV treo bản đồ tự nhiên VN lên bảng .
- Yêu cầu HS tìm trên bản đồ hai vùng ĐBBB , ĐBNB và xác định các con sông tạo nên các đồng bằng đó .
- Treo bản đồ trốngVN lên bảng , yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí và điền các địa danh có ở câu hỏi 1 
- Kết luận : Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh lớn của sông Cửu Long ( còn gọi là sông Mê Công ). Chính phù sa của dòng sông Cửu Long đã tạo nên vùng đồng bằng Nam Bộ rộng lớn nhất cả nước ta.
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm 
- Gọi HS đọc câu hỏi 2 SGK 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ 
- GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng hệ thống.
- Kết luận : Tuy cũng là những vùng đồng bằng giống nhau các điều kiện tự nhiên ở hai đồng bằng vẫn có những điểm khác nhau . Từ đó dẫn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân cũng khác nhau .
Hoạt động 3 : Hoạt động cá nhân
- Gọi HS đọc câu hỏi 3 SGK .
- Yêu cầu HS làm câu hỏi 3
- Nêu lần lượt các ý cho HS trả lời .
- Treo bản đồ hành chính lên bảng , yêu cầu HS xác định các TP lớn nằm ở ĐBBB và ĐBNB 
- Nhận xét 
- 1 HS(TB, Yếu) đọc 
- HS quan sát .
- 2 HS lên bảng , mỗi em chỉ một vùng .
TB, Yếu)
- HS lên bảng điền tên các con sông vào bản đồ (Khá, giỏi)
- Cả lớp nhân xét .
- HS (Khá) đọc.
- Các nhóm thảo luận(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. (Khá, giỏi)
- 1 HS(Khá) đọc 
- HS làm bài
- HS(TB, Yếu) phát biểu 
a/ sai vì ĐB không được bồi đắp thêm phù sa và đất bị trũng.
b/ Đúng vì ĐBNB có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
c/ TP HCM mới có diện tích và số dân đông nhất nước.
d/ Các ngành công nghiệp của TP rất đa dạng 
- HS(Khá, giỏi) nhận xét.
- HS quan sát bản đồ và trả lời 
(TB, yếu)
- HS Khá, giỏi) Nhận xét.
 3. Củng cố , dặn dò :
 - Về nhà xem lại bài .
 	- Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị : Dải đồng bằng duyên hải miền trung 
Tiết 51: Tập làm văn 
	 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI 
VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (TR/82)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Nắm được 2 cách kết bài( mở rộng, không mở rộng)trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bai văn tả một cây mà em thích.
B.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ viết dàn ý quan sát ( BT2 ) 
 -Tranh ảnh về một số loài cây.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập xây dựng mở bài trong bàivăn miêu tả cây cối.
 Kiểm tra 2 HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung vè cây em định tả ( BT4 tiết trước )
 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt đông của học sinh 
Giới thiệu bài : 
 Trong tiết TLV trước , các em học Luyện tập xây dựng mở bài trong bàivăn miêu tả cây cối. Tiết học này giúp các em Luyện tập xây dựng kết bài trong bàivăn miêu tả cây cối.
Bài 1:
- Gọi HS đọc các câu a, b ở bài 1 (ghi sẵn ở bảng phụ)
- GV nêu yêu cầu và cho HS trao đổi theo nhóm.
- Gọi HS nêu ý kiến thảo luận.
- GV chốt ý đúng. Kết luận đây là kết bài mở rộng .
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- GV nhắc lại yêu cầu và cho HS đọc thầm lại nội dung yêu cầu, trả lời câu hỏi vào nháp.
- GV chốt ý đúng.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS nhắc lại“Thế nào là kết bài mở rộng?”
- GV yêu cầu HS tự viết đoạn kết bài mở rộng vào nháp.
- GV chốt ý đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc 3 đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ)
-Gọi vài HS cho biết trong 3 loại cây trên, cây nào em đã thấy gần gũi, trồng ở nơi em sống.
-Yêu cầu HS tự viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho cây vừa chọn.
- Gọi HS trình bày đọan viết
- GV chốt ý đúng.
-Vài HS(TB, Khá) đọc to.
- HS trao đổi theo nhóm đôi.(Khá, TB. Giỏi, Yếu)
-Đại diện vài nhóm nêu(Giỏi khá, TB, Yếu) :Khi kết bài sử dụng ở đoạn a, b. Vì :
a) Nêu lên tình cảm của người tả đối với cây.
b) Nêu lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.
- HS(Khá) đọc yêu cầu đề bài.
- HS trả lời.(TB, Yếu)
 HS khác bổ sung ý kiến(Khá, giỏi)
a/ Em quan sát cây cam 
b/ Cây cam cho quả ăn 
c/ cây cam này do ông em trồng ngày còn sống . Mỗi lần nhìn cây cam em lại nhớ ông.
-
 HS phát biểu (Khá, giỏi):
 Kết bài mở rộng là kết bài nêu lên ích lợi , ý nghĩ và cảm tưởng của em vê cây đã tả.
-HS tự viết vào nháp, dựa vào các câu trả lời của BT 2
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết.
Có HS Yếu
-Vài HS nêu ý kiến(Khá, giỏi)
-3 HS ( Khá, Giỏi, TB Yếu) nhìn bảng đọc to
- HS nêu ý kiến (Có HS Yếu)
- Cả lớp tự viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng
- Vài HS đọc đoạn viết(Khá, giỏi, TB, Yếu)
- HS nêu ý kiến(Khá, giỏi)
 3. Củng cố, dặn dò : 
 - Gọi HS nhắc lại 2 cách kết bài.(TB, Yếu)
 - Nhận xét tiết học .
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát cây đã chọn. 
 - Chuẩn bị cho tiết TLV sau .
Thứ năm 14 tháng 3 năm 2013
Tiết 129 : Toán 
	 LUYỆN TẬP CHUNG(TR/138)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 Thực hiện được các phép tính với phân số .
B.CHUẨN BỊ:
 Bảng con , vở toán lớp 
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Trong giờ học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về các phép tính với phân số 
Bài tập 1( a, b) :
- Yêu cầu HS nhắc lại các trường hợp cộng hai phân số khác mẫu số, một mẫu số chia hết cho mẫu số kia.
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2( a, b) :
- Yêu cầu HS nhắc lại các trường hợp trừ hai phân số khác mẫu số, một mẫu số chia hết cho mẫu số kia.
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3( a, b) : Tính 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện từng trường hợp của bài .
- Gọi 3 HS lên bảng tính , lớp làm bài vào vở 
- Lưu ý : Có thể rút gọn ngay trong quá trình thực hiện phép tính.
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4( a, b) : ( Tương tự bài 3 )
- Mục đích là ôn về các trường hợp chia hai phân số
- GV chốt lại lời giải đúng
- 2 HS(TB, Yếu) phát biểu .
- HS làm bài câu a/ , câu b/, c/ û .
- HS(TB, Yếu) sửabài , 
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
- 2 HS(TB, Yếu) phát biểu.
- HS làm bài bảng con câu a/ , câu b/, c/ làm vào vở .
- HS(TB, Yếu) nêu kết quả tính .
- HS( Khá, giỏi) nhận xét.
- HS phát biểu 
- HS làm bài. 
- HS( TB, Yếu) sửa bảng,
a) 
 b/ 
 HS (khá, giỏi) nhận xét.
- HS làm bài
- HS (TB, Yếu)sửa bài
- HS (Khá, giỏi) nhận xét.
 2. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài: Phép chia phân số
Tiết 52 : Luyện từ và câu 
	 MỞ RỘNG VỐN TỪ DŨNG CẢM (TR/83)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa( BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích ( Bt2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngư theo chủ điểm ( BT4, BT5).
B. CHUẨN BỊ:
 - Bảng phụ viết bài tập 1, 3, 4.
 - Giấy khổ to
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập về câu “Ai là gì?
	Gọi 2 Hs thực hành đóng vai – giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm. ( BT3 )
 2. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : 
 Tiết học hôm nay giúp các em: ôn luyên và phát triển một số từ ngữ , thành ngữ thuộc chủ điểm .
Bài tập 1
- Gọi HS đọc đề bài . 
- GV gợi ý: Từ gần nghĩa là những từ có nghĩa gần giống nhau. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Thảo luận nhóm ghi các từ tìm được vào phiếu.
- GV nhận xét
Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gợi ý: Muốn đặt câu đúng phải nắm nghĩa của từ và xem từ ấy sử dụng vào trường hợp nào, nói về phẩm chất gì? của ai?.
- GV nhận xét.
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gợi ý: HS làm việc cá nhân, làm bằng bút chì vào SGK.
- GV nhận xét.
Bài tập 4, 5
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Gợi ý: HS cần nắm đựơc đúng nghĩa của thành ngữ
- GV nêu nghĩa của từng thành ngữ.
Dựa vào ý nghĩa của thành ngữ, HS đặt câu.
- GV nhận xét.
VD: 
* Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
* Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
- HS(Khá) đọc yêu cầu.
-
 Thảo luận theo nhóm 6( sử dụng từ điển)
(Giỏi, khá, TB, Yếu)
- 2 Nhóm xong trước dán lên bảng trình bày.
HS (TB, Yếu)
* Từ gần nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, gan lì.
* Từ trái nghĩa với dũng cảm : nhát gan, nhút nhát, hèn nhát...
- Cả lớp nhận xét(khá, giỏi). HS ghi vào VBT.
- HS(Khá) đọc yêu cầu.
- HS tập đặt câu, viết ra nháp.
- Lần lượt từng HS nêu câu văn của mình.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS(TB, Yếu) gắn từ cần điền vào ô trống.
- 1 HS(khá,giỏi) đọc lại.
- Cả lớp sửa bài.
* Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
* Khí thế dũng mãnh.
* Hi sinh anh dũng
- HS(TB, Yếu) đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
* Vào sinh ra tử.
* Gan vàng dạ sắt.
- HS đọc câu mình vừa đặt(có HS Yếu)
- Cả lớp nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò :
 - Giáo dục HS biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn . 
	- Nhận xét tiết học . Biểu dương những nhóm , cá nhân làm việc tốt .
- Chuẩn bị bài: Câu khiến. 
 Tiết 52: Khoa học 
	VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT(TR/104)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém:
 + Các kim loại( đồng, nhôm, ) dẫn nhiệt tốt.
 + Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém.
 * Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống can nhiệt, cách nhiệt. Kĩ năng giải quyết vấ đề liên quan tới dẫn nhiệt, cạch nhiệt.
 *SDNLTK&HQ: Biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt năng.
B. CHUẨN BỊ :
 - Chuẩn bị chung :phích nước nóng 
 - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, một vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Kiểm tra bài cũ : “Nóng, lạnh và nhiệt độ” (tt)
 Nước và các chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi ?(TB, Yếu)
 ( Nước và các chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi ).
 3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài :
 Các em đã được tìm hiểu về sự thu nhiệt , toả nhiệt của một vật. Hôm nay chu

Tài liệu đính kèm:

  • docT26-VCD.doc