Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018 - Chu Thị Thanh

Toán

Tiết 26: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức trong giải toán một cách chính xác .

3. Thái độ:

- Có ý thức yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Ổn định tổ chức lớp: (1')

 - Sĩ số: 33; vắng:.

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

B. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài:

 + Tìm của 36 cm ?

- Tìm của 36 cm là: 6 cm

 

+ Tìm của 12l ?

- Tìm của 12l là: 6 l

 

+ Em hãy nêu cách thực hiện. 36 : 6 = 6 cm; 12 : 2 = 6 l

+ Muốn tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào?

- Nhận xét . - Muốn tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần.

C. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1')

2. HD HS làm bài:

Bài 1: (5')

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài:

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài

a) của 12cm là 6 cm.

 của 18 kg là 9 kg.

 của 10 l là 5 l.

b) của 24m là 4 m

 của 30 giờ là 5 giờ.

 của 54 ngày là 9 ngày.

 

+ Nêu cách tìm của 54 ngày?

- Lấy 54 : 6 = 9 (ngày)

+ Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào? - Ta lấy số đó chia cho số phần.

Bài 2: (7') - Gọi HS đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét , chữa bài. Tóm tắt:

 30 bông hoa

 ? bông

- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.

- HS làm bài - Đọc - Nhận xét.

Bài giải

Số bông hoa Vân tặng bạn là:

 30 : 6 = 5 (bông)

 Đáp số: 5 bông hoa

Bài 3: (7')

- Gọi HS đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính số học sinh lớp 3A đang tập bơi ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài Tóm tắt:

 28 học sinh

 ? học sinh

- Ta lấy số HS có chia cho số phần

Bài giải

Số học sinh lớp 3A đang tập bơi là:

28 : 4 = 7 (học sinh)

 Đáp số: 7 học sinh

 

doc 43 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2017-2018 - Chu Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rừ nhẩm.
5. Dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học
- Về hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Chiều Luyện toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
 - Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
 - Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Giải bài toán có liên quan
 2. Kĩ năng: Biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
 3. Thái độ: HS tích cực học tập môn toán.Rèn tính cẩn thận khi làm bài
II. CHUẨN BỊ: 
 1.Giáo viên: VBT, Phấn màu, bảng phụ.
 2.Học sinh: Vở ô li, VLT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Ổn định tổ chức: (1’)
 - Sĩ số: 33; vắng:.......
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 2 HS lê bảng thẹc hiện phép tình 33 : 3 ; 48 : 2 ;
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
- GV Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: (1’)
- GV giới thiệu mục tiêu giờ học & ghi tên bài lên bảng.
- HS ghi tên bài vào vở
3.2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 ((vở luyện toán trg 28) (6’)
- Nêu yc của bài toán & yc hs làm bài.
- Yc từng hs vừa lên bảng nêu rõ cách t/h phép tính của mình. Hs cả lớp theo dõi , nx bài của bạn.
- Chữa bài và cho điểm hs.
- 2 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào VBT
HS1 
68 2 * 6 chia 2 được 3, viết 3.
6 34 3 nhân 2 = 6; 6 trừ 6 = 0
08 * Hạ 8, 8 chia 2 được 4, 
 8 viết 4, 4 nhân 2 = 8, 8 0 trừ 8 = 0
Bài 2: (vở luyện toán trg 28) (6’)
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tình.
- Yêu cầu hS tự làm bài
- GV chữa bài, chốt lời giải đúng.
- Đặt tính rồi tính.
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét, bổ xung.
- HS cả lớp làm bài, 2 em lên bảng làm
46 2 
4 23 
06 
 6 
 0 
Bài 5 (vở luyện toán trg 29 ) (6’)
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- Muốn tìm số mét đường đã sửa ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tóm tắt & tự làm bài
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- lấy số đó chia cho số phần.
- HS suy nghĩ tự tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt
 ? m 
 96m
Bài giải
Số mét đường đã sửa là:
96 : 3= 32( m )
Đáp số: 32m 
4. Củng cố: (2’)
- Cho HS đọc lại bảng chia 6.
- 2 HS 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1’)
- Xem bài trước: “ Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ___________________________________________ 
Tiếng Việt
TẬP ĐỌC: XẾP HÀNG VÀO LỚP
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Đọc đúng : hết thảy, giẫm, đua sức, 
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: sổ khen thưởng, .
 - Hiểu ND câu chuyện : Từ câu chuyện xếp hàng vào lớp, muốn nhắc nhở và 
 khích lệ, động viên các bạn HS nhỏ phấn đáu thi đua học tốt, học giỏi.
 2. Kĩ năng; Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và mỗi khổ thơ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài
 3. Thái độ: HS tích cực học tập môn tập đọc
 II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên : 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
 - Bảng phụ có viết sẵn ND cần HD LĐ.
 2. Học sinh:, vở luyện tiếng việt lớp 3 .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
Ổn định tổ chức: (1’)
- Sĩ số: 33; vắng:.......
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra: (3’)
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Chuyện của ếch Cốm
- 2HS thực hiện yêu cầu của GV
- GV Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: (1’)
- GV nêu mục tiêu giờ học, ghi tên bài lên bảng
- HS ghi tên bài vào vở
3.2 : Hướng dẫn luyện đọc: (13’)
+ Đọc mẫu : GV đọc toàn bài 1 lượt với giọng đọc từng khổ thơ.
-Theo dõi GV đọc bài mẫu & đọc thầm theo.
+ HD luyện đọc kết hợp luyện từ khó
+HD đọc từng câu & luyện phát âm từ khó dễ lẫn:
- Mỗi HS đọc 2 dòng thơ nối tiếp nhau từ đầu đến hết bài. Sửa lỗi phát âm theo yêu cầu của GV.(đọc 2 vòng )
- Y/c HS đọc từng câu trong bài. GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho HS
- lên trước, này, lấn tới.
*HD luyện đọc đoạn & giải nghĩa từ khó.
+ Y/c 5 HS đọc bài tiếp nối nhau theo đoạn
- 5 HS, mỗi em đọc 1 đoan nối tiếp nhau, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- GV HD HS giải nghĩa các từ: sổ khen thưởng
- HS giải nghĩa theo ý hiếu của HS
-Y/c 5 HS khác tiếp nối nhau đọc lại 3 đoạn trong bài lần 2.
+ Luyện đọc trong nhóm
- Chia nhóm & Y/c Hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi HS đọc bài theo nhóm để sửa riêng cho từng nhóm
+ Đọc trước lớp:
- Gọi 5 HS bất kì Y/c HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
-5HS lần lượt đọc bài, HS cả lớp đọc thầm theo.
- Mỗi nhóm 5 HS lần lượt đọc một đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi & chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 5 HS đọc bài trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Y/c HS đọc cả bài thơ.
- Một HS đọc cả bài.
3.3: Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 9’)
Câu 1: Hai khổ thơ đầu khuyên các bạn nhỏ điều gì khi xếp hàng vào lớp?
- Xếp hàng theo thứ tự nhỏ đứng trước, lớn đứng sau: xếp hàng một 
Hoặc hàng đôi; không chen lấn, xô
 đẩy nhau.
Câu 2: Hai dòng thơ “ Trang vở trong cặp đó – Sẵn nhiều con đường dài” ở khổ thơ thứ ba ý nói điều gì?
- Khi xếp hàng, không được chen
 lấn.
Câu 3: Ở khổ thơ thứ tư, tác giả muốn nói với các em điều gì?
- Ai học giỏi sẽ được ghi tên trên 
bảng lớp.
Câu 4: Khổ thơ cuối muốn nhắc nhở các em điều gì?
- Không nên chen lấn để vào lớp đầu tiên, coi chừng lại đứng cuối trong danh sách khen thưởng cuối năm.
Câu 5: theo em ý nghĩa của bài thơ này là gì?
- Từ chuyện xếp hàng vào lớp, 
muốn nhắc nhở và khích lệ, động
 viên các bạn học sinh nhỏ phấn 
đấu thi đua học , tốt, học giỏi.
3.4 : Luyện đọc lại bài : (11’)
- GV đọc mẫu bài lần 2.
-GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu luỵên đọc lại 
-Tổ chức cho 3 đến 4 HS thi đọc bài trước lớp.
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt
- HS theo dõi bài đọc mẫu.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm mỗi em đọc 1 khổ thơ trong nhóm
- Cả lớp theo dõi, NX và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3.Củng cố : (2’)
- Bài thơ muốn nhắc nhở các em điều gì?
- Muốn nhắc nhở và khích lệ, động
 viên các bạn học sinh nhỏ phấn 
đấu thi đua học , tốt, học giỏi.
Nhận xét giờ học
4. Dặn dò: (1’)
-Tổng kết giờ học, tuyên dương HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ___________________________________________
 Ngày soạn: 8/ 10/ 2017
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 11/ 10/ 2017 
Luyện từ và câu
Tiết 6: TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Giúp HS:
- Mở rộng vốn từ về trường học qua bài tập giải ô chữ.
- Ôn tập về dấu phấy.
2. Kĩ năng: 
- HS biết sử dụng đúng từ thuộc chủ đề, dùng dấu phẩy chính xác.
3. Thái độ: 
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Ba tờ phiếu khổ to kẻ sẵn ô chữ ở bài tập 1.
- Bảng phụ viết 3 câu ở bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 33; vắng: ..........
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
+ Đặt 2 câu có hình ảnh so sánh?
- Tàu dừa tựa như chiếc lược chải vào mây xanh.
 - Bạn An trắng như tuyết.
- Nhận xét .
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1')
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (20')
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Giải ô chữ. Biết rằng từ tìm được ở ô màu vàng có nghĩa là Buổi lễ mở đầu năm học mới.
- Hướng dẫn bước thực hiện bài tập:
+ Bước 1: Các em phải dựa vào câu gợi ý để đoán từ đó là từ gì?
+ Bước 2: Ghi từ vào ô trống theo hàng ngang (viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi một chữ cái. 
+ Bước 3: Sau khi điền đủ 11 từ vào ô trống ở hàng ngang, tìm từ ở ô cột dọc.(Cũng có thể đoán ô cột dọc bất kì khi nào đoán được) 
- HS trao đổi theo nhóm.
- Dòng 1: LÊN LỚP
- Dòng 2: DIỄU HÀNH
- Dòng 3: SÁCH GIÁO KHOA
- Dòng 4: THỜI KHÓA BIỂU
- Dòng 5: CHA MẸ
- Dòng 6: RA CHƠI
- Dòng 7: HỌC GIỎI
- Dòng 8: LƯỜI HỌC
- Dòng 9: GIẢNG BÀI
- Dòng 10: THÔNG MINH
- Dòng 11: CÔ GIÁO
- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu, mời 3 nhóm HS (mỗi nhóm 10 em) thi tiếp sức (mỗi em điền thật nhanh một từ vào ô trống).
- Các nhóm thi tiếp sức trên bảng
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả của nhóm mình. Đọc từ mới xuất hiện ở cột màu. 
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
 + Các từ ở hàng ngang và hàng dọc thuộc chủ đề gì?
- Nhà trường
+ Từ mới xuất hiện ở hàng dọc là từ gì?
- Từ KHAI GIẢNG
+ Con hiểu khai giảng là ngày gì? Còn từ nào có nghĩa tương tự?
- Là ngày có buổi học đầu tiên của năm học mới. Từ gần nghĩa : Tựu trường, khai trường.
 Bài 2: (9')
+ Bài yêu cầu gì?
 - Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp: 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
- Các bạn mới được kết nạp vào Đội, đều là con ngoan trò giỏi.
- Nhiệm vụ của Đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo điều lệ Đội và giữ gìn danh dự đội.
- 3 HS làm bảng phụ.
- Nêu kết quả - Nhận xét.
 + Tại sao con đặt dấu phẩy vào những vị trí đó?
- Đó là những từ cùng trả lời 1 câu hỏi trong câu.
+ Dấu phẩy có tác dụng gì?
+ Khi đọc các câu văn gặp dấu phẩy em đọc như thế nào?
- Gọi HS đọc lại các câu văn đã điền dấu phẩy.
- Dùng để tách các bộ phận giữ cùng 1chức vụ trong câu.
- Ngắt hơi sau dấu phẩy.
3. Củng cố: (3')
+ Các từ ngữ vừa học thuộc chủ đề gì? 
 - Nhà trường 
+ Nêu tác dụng của dấu phẩy? 
- Ngăn cách các bộ phận cùng giữ 1 chức vụ trong câu
4. Dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài sau: Tuần 7.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Tập viết
 Tiết 6: ÔN CHỮ HOA D, Đ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ hoa D, Đ 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa D, Đ ( viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Kim Đồng bằng cỡ chữ nhỏ
Viết câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn. bằng cỡ chữ nhỏ
2. kĩ năng:
- Rèn kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
3. Thái độ:
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận 
II. CHUẨN BỊ:
- bảng phụ, chữ mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
	- Sĩ số: 33 ; vắng:......
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ: Chu Văn An
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của hs
- Nhận xét 
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: (5')
+ Yêu cầu học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có chữ : K, Đ, D
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu và nhận xét độ cao của các con chữ?
- GV viết mẫu cho học sinh quan sát, nêu quy trình viết chữ hoa D?
- Chữ K cao 5 li , rộng 5 li
- Chữ D, Đ cao 5 li , rộng 4 li
- Chữ D : Đặt bút trên đường kẻ 6 viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 5.
- HS nêu lại quy trình viết
- Gọi học sinh lên bảng viết:
- Học sinh viết bảng con.
 D, Đ, K 
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng: (5')
- Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng:
+ Em biết gì về anh Kim Đồng?
Kim Đồng
- Kim Đồng là một trong những Đội viên đầu tiên. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, quê ở Là Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, anh hi sinh năm 1943, lúc đó anh mới 15 tuổi.
- Quan sát, nhận xét:
+ Trong từ ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- K, Đ, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ 0
- Viết bảng: Kim Đồng
- GV nhận xét.
- HS viết bảng con từ Kim Đồng
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: (5')
- Giới thiệu.
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
 Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Câu tục ngữ khuyên ta phải chăm chỉ học mới khôn ngoan trưởng thành.
- Quan sát nhận xét:
+ Trong câu ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?
- D, g, K, h cao hai li rưỡi, chữ s cao 1 li rưỡi các chữ còn lại cao 1 li
- Bằng một con chữ 0
- Viết bảng:
+ Yêu cầu học sinh viết bảng con: Dao, Người 
+ GV nhận xét
- HS viết bảng con chữ: 
 Dao, Người 
5. Hướng dẫn viết vở: (15')
- Cho học sinh mở vở tập viết quan sát
- GV yêu cầu viết
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- HS mở vở viết theo quy định trong vở. 
- GV KT khoảng 5, 7 bài. Nhận xét chung.
6. Củng cố - Dặn dò: (3')
- Trò chơi: Thi viết đẹp chữ hoa 
D, Đ, K
- Nhận xét giờ học 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Toán
Tiết 28: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở các lượt chia). 
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện tính và giải toán một cách chắc chắn, thành thạo.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức và cẩn thận trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm + Bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
	- Sĩ số: 33; vắng:....
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3, 4 vở bài tập
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
Bµi 3: 
Bài giải
Mét nửa ngày có số giờ là:
24 : 2 = 12(giê)
 §¸p sè: 12 giê.
Bài 4: >; <; =?
 giờ ... 30phút ; giờ ... giờ.
 giờ ... 40phút ; giờ ... giờ.
- Nhận xét .
 giờ = 30phút ; giờ < giờ.
 giờ giờ.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (10')
+ Bài yêu cầu gì?
a, Đặt tính rồi tính:
+ Các phép tính thuộc dạng nào?
- Chia số có 2 CS cho số có 1 CS.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, thực hiện.
- Gọi HS đọc bài
+ Nêu cách đặt tính và tính?
 48 2 84 4 55 5
 4 24 8 21 5 11
 0 8 04 0 5
 8 4 5
 0 0 0
- Cột dọc biểu thị cho dấu chia, dấu gạch ngang biểu thị cho dấu bằng, tính từ hàng chục rồi đến hàng đơn vị.
- Gọi HS đọc yêu cầu phần b
b) Đặt tính rồi tính (theo mẫu ):
- GV HD mẫu:
 42 6 
 54 6 48 6 35 5
 42 7 
 54 9 48 8 35 7
 0 
 0 0 0
+ Các phép tính ở phần a có gì khác với các phép tính ở phần b? 
- Các phép tính ở phần a được thực hiện qua hai lần chia. Các phép tính ở phần b thực hiện qua 1 lần chia và đều là các phép chia trong bảng.
GV : Khi ở lần 1 nếu SBC nhỏ hơn SC ta được phép lấy 2 CS để chia.
Bài 2: (10')
+ Bài yêu cầu gì?
 - Tìm của: 20cm là: 20 : 4 = 5 (cm)
- GV gọi 1 HS làm mẫu
 40 km là: 40 : 4 = 10(km)
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS nêu kết quả
 80 kg là: 80 : 4 = 20 (kg)
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- Lấy số đó chia cho số phần. 
Bài 3: (9')
- Gọi HS đọc bài toán:
 Tóm tắt : 
+ Bài toán cho biết gì?
Có : 84 trang
Đã đọc: số trang
+ Bài toán hỏi gì?
Đã đọc: ... trang ?
+ Em hiểu đã đọc số trang có nghĩa như thế nào?
- Chia số trang sách có thành 2 phần bằng nhau, mỗi một phần là số trang.
+ Muốn biết My đã đọc được bao nhiêu trang ta làm thế nào?
- Lấy số trang chia cho số phần
Bài giải
Số trang My đã đọc là:
 84 : 2 = 42 (trang)
 Đáp số: 42 trang
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
3. Củng cố: (3')
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- Lấy số đó chia cho số phần.
4. Dặn dò: (1')
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bài trong VBT.
- Chuẩn bị bài sau: Phép chi hết và phép chia có dư.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Ngày soạn: 9/ 10/ 2017
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 12/ 10/ 2017 Tập làm văn
Tiết 6: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết diễn đạt về một kỉ niệm đáng nhớ của mình thành một đoạn văn.
3. Thái độ:
- GD lòng yêu trường, yêu lớp cho HS.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Giao tiếp.
- Lắng nghe tích cực.
III. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 33; Vắng:......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Yêu cầu HS đọc lại bài văn kể về gia đình.
- Nhận xét 
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Tới trường, mỗi em sẽ kể về buổi đầu đến trường của mình, sau đó, viết lại những điều đã kể.
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (15’)
- Đọc yêu cầu bài?
- Kể lại buổi đầu em đi học.
- Em cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến trường.
- GV treo bảng có ghi sẵn gợi ý:
- Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào?
+ Đó là buổi sáng hay buổi chiều? 
+ Buổi đó cách đây bao lâu?
 - HS nêu miệng các ý theo gợi ý trên
+ Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó như thế nào? 
+ Ai là người đưa em đến trường? 
+ Quang cảnh trường ra sao?
+ Lúc đầu em bỡ ngỡ như thế nào? 
+ Cảm xúc của em về buổi học đó?
- GV gọi 2 HS kể trước lớp.
- HS kể
- Lớp theo dõi nhận xét
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- Làm việc theo cặp
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét
- 3 HS kể
- Lớp theo dõi nhận xét
Bài 2: (15')
+ Nêu yêu cầu bài?
- Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 câu):
 - Học sinh viết bài 
- Yêu cầu HS làm bài..
“ Bây giờ em đã là học sinh lớp 3 nhưng mỗi lần nhớ lại buổi đầu tiên đi học em vẫn thấy rộn ràng, xao xuyến với bao kỉ niệm không thể nào quên. Buổi đầu tiên đi học em dậy rừ rất sớm. Đánh răng và rửa mặt xong, em khoác cặp và ngồi sau lưng xe máy của mẹ...”
- Gọi HS đọc bài viết
- GV nhận xét.
4. Củng cố: (3')
+ Bài văn kể về nội dung gì? 
- Kể về buổi đầu em đi học.
+ Khi viết văn cần lưu ý gì?
- Lời kể chân thực, dùng từ đúng, cách diễn đạt rõ ràng...
5. Dặn dò: (1')
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể cho người thân nghe về buổi đầu tiên đi học của mình.
- Chuẩn bị bài: Tuần 7.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==================================
Chính tả
Tiết 12: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác trình bày đúng đoạn văn trong bài: Nhớ lại buổi đầu đi học. 
- Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu, ghi đúng các dấu câu.
- Biết phân biệt cặp vần khó : eo/ oeo. Phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x , ươn /ương ).
2. Kĩ năng:
- HS biết trình bày đoạn văn đúng, đẹp. Làm bài tập nhanh, thành thạo, chính xác.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ yêu thích môn học viết cẩn thận nắn nót có ý thức viết đúng chính tả.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ , phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Ổn định tổ chức lớp: (1')
- Sĩ số: 33 ; Vắng:.......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV nhận xét bài giờ trước.
- Viết các từ: khoeo chân , lẻo khẻo
- GV nhận xét, sửa sai.
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Hướng dẫn viết chính tả: (25')
- GV đọc đoạn viết:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những từ nào cần phải viết hoa?
- 2 HS đọc lại
- Đoạn văn có 3 câu
- Chữ đầu câu 
- Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc cho HS viết bảng con: nép, quãng, rụt rè ...
- Viết chính tả, soát lỗi.
- GV đọc cho HS viết bài 
- Chấm bài:
- GV chấm 5, 7 bài. Nhận xét chung.
- Nép, quãng, rụt rè ...
- HS viết bài. Tự soát lỗi
3. HD HS làm bài tập: 
Bài 1: (2')
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi 1 HS làm bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc bài
- Nhận xét
- Điền vào chỗ trống eo hay oeo:
Nhà nghèo; Đường ngoằn ngoèo; Cười ngặt nghẽo; Ngoẹo đầu
Bài 2: (3')
+ Bài yêu cầu gì?
- Tìm các từ:
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc đúng chính tả
a. Tiếng bắt đầu bằng s / x có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ: Siêng năng
- GV chốt lại lời giải đúng
- Trái nghĩa với gần: Xa.
- Nước chảy rất mạnh và nhanh: Xiết.
4. Củng cố: (2')
+ Khi nào điền eo, khi nào điền oeo?
- Điền eo khi viết với ngh, điền oeo khi viết với ng.
5. Dặn dò: (1')
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về viết lại bài, làm bài trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: Tuần 7
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_6_Lop_3.doc