Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Chu Thị Thanh

 KỂ CHUYỆN (20')

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

1. GV giao nhiệm vụ: (1')

+ Bài yêu cầu gì? - Dựa vào các gợi ý kể từng đoạn câu chuyện:

- GV : Dựa vào câu hỏi gợi ý trong Chiếc áo len theo lời của Lan.

SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc

áo len theo lời của Lan.

2. HD HS kể từng đoạn chuyện theo gợi ý: (16')

+ Em hiểu kể theo lời của Lan là kể như thế nào? - Mình là nhân vật Lan

+ Người kể đóng vai Lan phải xưng hô thế nào? - Xưng là mình hoặc tôi, em

- Gọi 1 HS đọc toàn bộ phần gợi ý.

- Kể mẫu đoạn 1

- Yêu cầu HS đọc gợi ý đoạn 1

- Yêu cầu 1 HS khá, giỏi kể mẫu VD: Mùa đông năm nay đến sớm. Gió thổi lạnh buốt . Mấy hôm nay tôi thấy bạn Hòa ở lớp tôi mặc một chiếc áo lên màu vàng đẹp ơi là đẹp. Đêm hôm ấy tôi nói với mẹ:.

- Yêu cầu từng cặp HS tập kể

- Gọi HS kể trước lớp - 4 HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn

 - HS khác nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất

- GV nhận xét- Đánh giá.

3. Củng cố: (2')

+ Câu chuyện trên giúp em hiểu được gì? - Không nên ích kỉ.Trong gia đình, phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân

 - Không được làm bố mẹ lo buồn khi đòi hỏi những thứ bố mẹ không thể mua được. .

+ Có khi nào em đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm mẹ lo lắng không?

+ Có bao giờ em dỗi một cách vô lí không? Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi chưa?

4. Dặn dò: (1')

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Tuần 4

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

 

doc 53 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2017-2018 - Chu Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm phần nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
Bài giải
Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
19 - 16 = 3 (bạn)
 Đáp số: 3 bạn nam
b. HS dựa vào bài mẫu tự giải phần b.
+ Muốn tìm xem số này nhiều hơn hay
ít hơn số kia bao nhiêu đơn vị ta làm tn?
- Lấy số lớn trừ đi số bé.
Bài 4: (7’)
- Gọi HS đọc đề toán.
 - 2 HS đọc
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 - Bao gạo: 50 kg
 - Bao ngô: 35 kg
 - Bao ngô nhẹ hơn bao gạo:....kg?
+ Con hiểu nhẹ hơn là ntn?
- Chính là ít hơn.
+ Bài thuộc dạng toán nào?
- Tìm phần ít hơn.
+ Muốn biết bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu ki-lô-gam ta làm tn?
- Lấy số cân của bao gạo trừ đi số cân của bao ngô
- Chữa bài, nhận xét.
+ Bài 3; 4 các em được ôn về dạng toán nào ?
Bài giải
 Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
50 - 35 = 15 (kg)
 Đáp số: 15 kg 
- Giải toán có lời văn dạng toán về hơn kém nhau 1số đơn vị. 
3. Củng cố: (3')
- Nêu các dạng toán đã học?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1')
- Hoàn thành bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ___________________________________________
 Tự nhiên và xã hội
Tiết: 5 : BỆNH LAO PHỔI
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 Sau bài học, HS biết :
- Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi .
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
2. Kỹ năng: 
- Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa kịp thời.
- Tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.
3. Thái độ: 
- Có ý thức phòng bệnh lao phổi.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin để biết được nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vi của bản thân trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh này sang người bệnh khác.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Các hình ảnh trong sách giáo khoa (trang 12 – 13).
- HS: SGK, VBT.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 33 Vắng:......
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
B. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HS trả lời các câu hỏi.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Kể tên các bệnh thường gặp về đường hô hấp?
+ Những bệnh đường hô hấp là: viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng...
+ Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp?
- Nhận xét.
+ Nguyên nhân chính: Do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm.
+ Cách đề phòng: Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, tập luyện thường xuyên...
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
2. Nội dung
a) Hoạt động 1:(9’)
Làm việc với SGK.
Mục tiêu : Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ .
- GV chia nhóm - yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát tranh, đọc lời đối thoại trong tranh và trả lời các câu hỏi SGK.
1. Nguyên nhân và tác hại của bệnh lao phổi.
- Các nhóm quan sát hình từ 1 đến 5 (SGK-12) kết hợp làm bài 1 (VBT-7) và trả lời câu hỏi: 
- 2HS đóng vai: bác sĩ - bệnh nhân 
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
+ Do vi khuẩn lao gây ra (cốc). Những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công và nhiễm bệnh.
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
+ Ăn không thấy ngon, người gầy đi hoặc sốt nhẹ vào buổi chiều. Bệnh nặng bị ho ra máu, chết.
+ Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?
+ Lây qua đường hô hấp.
* Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và mọi người xung quanh?
+ Người bệnh sức khoẻ giảm sút, chữa bệnh tốn kém, lây bệnh cho người khác và người nhà nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh như: dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc có thói quen khạc nhỏ bừa bãi.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt kiến thức đúng.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận các nhóm khác bổ sung.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (10’)
Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
Cách tiến hành :
Bước 1: Thảo luận theo nhóm. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 1, 2, 3 kết hợp trả lời câu hỏi: 
2. Cách phòng tránh bệnh lao phổi
- HS thảo luận theo nhóm 4 kết hợp làm bài 3 (VBT - 8).
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi?
+ Người hút thuốc, thường xuyên hít phải khói thuốc.
 Lao động quá sức, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng. 
 Sống trong nhà chật chội, ẩm thấp, ít ánh sáng. 
+ Nêu những việc nên làm và hoàn cảnh 
+ Tiêm phòng lao cho trẻ mới sinh.
giúp chúng ta có thể phòng tránh được
Nhà ở sạch sẽ, thoáng mát.
bệnh lao phổi?
 Không nên khạc nhổ bừa bãi. ...
*Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi?
+ .... vì nước bọt và đờm của người bệnh
chứa nhiều vi khuẩn lao và mầm bệnh
khác sẽ bay vào không khí, làm ô nhiễm không khí và lây bệnh cho người lành qua đường hô hấp.
- Giảng: Vi khuẩn lao sống rất lâu ở nơi
tối tăm, ẩm thấp, chỉ sống được 15’ dưới
ánh nắng mặt trời. Đó là lí do vì sao ta
nên thường xuyên mở cửa sổ. ...
- Đại diện từng nhóm báo cáo.
- Nhóm khác bổ sung.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Bước 3: Liên hệ 
+ Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
+ Luôn quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào, không hút thuốc lá, thuốc lào, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ...
Kết luận: Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Ngày nay khoa học phát triển có thuốc chữa bệnh lao và thuốc tiêm phòng lao. Trẻ em tiêm phòng bệnh lao có thể không bị mắc bệnh trong cả cuộc đời.
4. Hoạt động 3 : Đóng vai ( 6’)
Mục tiêu: - Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa kịp thời.
- Biết tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.
Cách tiến hành : 
 Bước 1: Nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm (mỗi nhóm một tình huống).
- GV nêu 2 tình huống:
3. Đóng vai.
+ Nếu bị 1trong các bệnh đường hô hấp (như: viêm phế quản, viêm họng, ...), em sẽ nói gì với bố mẹ để bố mẹ đưa đi khám bệnh?
- Nhóm 1+2: tình huống 1
- Nhóm 3+4: tình huống 2
- 2HS đóng vai: bác sĩ - bệnh nhân.
Nhận xét cách xử lí của bạn
+ Khi được đưa đi khám em sẽ nói gì với bác sĩ?
Bước 2: Trình diễn
- GV tổ chức cho HS thi đóng vai
- Nhận xét cách xử lí của HS, chốt việc làm đúng.
=> Kết luận: Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng
ta cần nói ngay với bố mẹ để được đưa
đi khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác
sĩ cần nói rõ mình đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh, nếu có bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sĩ.
D. Củng cố - dặn dò: (3’)
+ Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lao phổi?
Chuẩn bị bài sau: Máu và cơ quan tuần hoàn. 
- Nhận xét tiết học.
-Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra. Ngày nay khoa học phát triển có thuốc chữa bệnh lao và thuốc tiêm phòng lao. Trẻ em tiêm phòng bệnh lao có thể không bị mắc bệnh trong cả cuộc đời
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
...................................................................................................................................................................
 =====================================================
LUYỆN VIẾT
Tiết 3:
ch÷ hoa B
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng Bác Hồ bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và nối chữ đúng quy định.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, phấn màu; Chữ mẫu.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Ổn định tổ chức: (1’)
Sĩ số: 33 ; Vắng: ...................................
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV kiểm tra vở ở nhà của HS.
- Yêu cầu HS viết: Âu Lạc 
- Nhận xét.
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : (1’)
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : (1’)
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa : (12’)
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài. 
+ B , H, C , L, Đ, T , D 
+ Chữ hoa B gồm mấy nét? Là những nét nào?
+ Gồm 2 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong vào phía trong. Nét 2 kết hợp của 2 nét cơ bản( cong trên và cong phải) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ hoa B.
B
+ Chữ hoa H gồm mấy nét? Là những nét nào?
+ Gồm 3 nét: nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang. Nét 2 là kết hợp của 3 nét cơ bản: khuyết ngược, khuyết xuôi và móc ngược phải. Nét 3: thẳng đứng.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ hoa H.
H
+ Chữ hoa T gồm mấy nét? Là những nét nào?
+ Kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái nhỏ, lượn ngang và cong trái to nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ hoa T.
T
- Yêu cầu HS tập viết chữ B và các chữ H, T trên bảng con.
- GV theo dõi.
b. Luyện viết câu ứng dụng: 
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Bác Hồ 
- 2 HS đọc từ ứng dụng.
* Con biết Bác Hồ là ai?
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ thiên tài của chúng ta .
+ Trong từ ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?
+ Chữ hoa B, H có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ a, c, ô, cao 1 li.
- GV viết mẫu từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
Bác Hồ
c. Luyện viết câu ứng dụng :
- Gọi HS đọc câu ứng dụng:
- 2 - 3 HS đọc.
- Gv viết lên bảng.
Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu là vừng Thái Dương
Câu tục ngữ cho các em biết điều gì?
+ Tình thương yêu của Bác Hồ đối với nhân dân ta rất rộng lớn bao la
+ Trong câu ứng dụng, các con chữ có chiều cao như thế nào?
+ Các chữ B , H, C , L, Đ, T , D, g, h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Yêu cầu HS viết bảng con: Bầu, Tuy.
- GV nhận xét.
- HS viết 1 lần
3. HD viết vào vở tập viết. (15’)
- GV nêu yêu cầu :
+ Viết chữ B một dòng. 
+ Viết tên riêng: Bác Hồ: 2 dòng
+ Viết câu tục ngữ: 2 lần.
 + Ba dòng chữ nghiêng: 
- Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 
- HS viết bài vào vở tập viết.
4. Nhận xét 
- GV nhận xét 5-7 bài để cả lớp rút kinh nghiệm.
- HS theo dõi nhận xét của GV.
C. Củng cố - Dặn dò ( 3’)
+ Nêu cấu tạo chữ hoa B?
- Nhắc học sinh chưa viết bài về nhà hoàn thành bài.
 Chuẩn bị bài sau: Ôn chữ hoa C
- Nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................
.................................................................................................................................... 
=============================================
Ngày soạn: 17/ 9/ 2017
Ngày giảng: Thứ tư: ../ 9/ 2017 
 Luyện từ và câu
Tiết 3: SO SÁNH. DẤU CHẤM
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tìm được các hình ảnh so sánh và ghi lại được các từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, câu văn trong bài.
- Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm
2. Kĩ năng: 
- HS vận dụng làm tốt các bài tập.
3. Thái độ:
 - Giáo dục HS sử dụng hiệu quả các dấu câu, làm văn hay.
 II. CHUẨN BỊ:
- băng giấy ghi nội dung bài tập 1. Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn của bài tập 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY _ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
	 - Sĩ số: 33; vắng:.......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bộ phận 
câu in đậm trong các câu sau:
- Ai là măng non của đất nước?
+ Chúng em là măng non của đất nước.
- Chích bông là gì?
+ Chích bông là bạn của trẻ em.
 - GV nhận xét – Đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’) 
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (10')
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Yêu cầu HS đọc lần lượt từng câu thơ
- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a, Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b, Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c, Trời là cái tủ ướp lạnh
Trời là cái bếp lò nung.
d, Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 
+ Nêu các từ chỉ sự vật có trong từng câu?
a, mắt, vì sao
b, hoa, mây
c, trời, tủ lạnh
 trời, bếp lò
d, dòng sông, đường trăng.
- Gọi 1 HS làm câu a
a, Mắt hiền sáng tựa vì sao.
+ Vì sao mắt hiền lại được so sánh với vì sao?
- Vì mắt vừa hiền dịu vừa đẹp và sáng như những vì sao trên bầu trời.
- GV: Sự vật so sánh là mắt, và sự vật được so sánh là vì sao. Hai sự vật này đứng ở trước và sau từ nào?
- Từ so sánh: tựa
- Tương tự HS làm các câu còn lại
- GV dán bốn băng giấy lên bảng gọi 4 HS lên bảng làm bài. Mỗi em cầm bút gạch dưới những hình ảnh so sánh trong từng câu văn, câu thơ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c) Trời là cái tủ ướp lạnh.
 Trời là cái bếp lò nung. 
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 
- Trong câu có hình ảnh so sánh thì phải có từ gì?
- Từ so sánh
- Tìm các từ so sánh trong các câu trên.
GV chốt: Kiểu so sánh ngang bằng .
- Tựa, như, là
Bài 2: (10’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong
các câu trên:
+ Bài yêu cầu gì?
+ Yêu cầu HS đọc thầm lại các câu thơ
a, Tựa
câu văn ở bài 1, viết ra nháp những từ
b, Như
chỉ sự so sánh trong các câu thơ câu văn.
c, Là, là
d, Là 
+ Hãy tìm thêm một số từ so sánh khác mà em biết.
- GV nhấn mạnh tác dụng của phép so sánh: Làm cho câu văn giàu hình ảnh và cụ thể hơn. Kiểu so sánh ngang bằng thường dùng các từ : như, là, tựa, giống như để so sánh.
- Giống, giống như, tựa như, ....
Bài 3: (10’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Điền dấu chấm vào đoạn văn sau:
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa hoa lên nhát nghiêng, nhát thẳng nhanh đến mức tôi chỉ tơ mỏng. Ông là  của gia đình tôi.
- Giảng: Dấu chấm đặt ở cuối câu, mỗi
câu cần nói trọn 1 ý. Để làm đúng bài
tập các em cần đọc kĩ đoạn văn để điền
dấu chấm cho phù hợp.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- GV chốt lại lời giảng đúng.
+ Dấu chấm có tác dụng gì?
+ Khi đọc đoạn văn gặp dấu chấm em đọc như thế nào?
- Dùng để ngăn cách các câu văn...
- ... nghỉ hơi sau dấu chấm.
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn khi đã điền dấu chấm.
3. Củng cố:3’
+ Khi viết câu văn có hình ảnh so sánh người ta thường sử dụng những từ ngữ nào để chỉ sự so sánh? 
- Các từ dùng để so sánh là: là, tựa như, như, giống, ...
- Nhận xét giờ học. 
4. Dặn dò: (1')
- Hoàn thành VBT. Chuẩn bị bài sau:
TN về gia đình. Ôn tập câu: Ai là gì?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 Toán
Tiết 13: XEM ĐỒNG HỒ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 
- Củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm)
- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong thực tế đời sống
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thực vào làm tốt các bài tập trong SGK
3. Thái độ: - Ham thích môn học, tính toán chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
 - §ång hå ®Ó bµn. §ång hå ®iÖn tö. Mô hình đồng hồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY _ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
	 - Sĩ số: 33; Vắng:........
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập 2, 3 trong VBT
- GV kiểm tra VBT của HS 
- GV nhận xét – Đánh giá.
C. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: (1') 
2. Ôn tập về xem đồng hồ: (5')
+ Một ngày có bao nhiêu giờ ? Bắt đầu từ bao giờ?
- Một ngày có 24 giờ, bắt đầu là 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- GV sử dụng mặt đồng hồ bằng bìa. 
- Yêu cầu HS quay các giờ sau:
- 12 giờ đêm, 8 giờ sáng, 11 giờ trưa, 1 giờ chiều (13h), 5h chiều, 8 giờ tối (20h)
- GV giới thiệu các vạch chia phút 
c. Xem giờ, xem phút:(5')
- GV yêu cầu HS quan sát vào tranh vẽ đồng hồ trong khung phần bài học và nêu các thời điểm.
- Tranh 1: Kim ngắn chỉ số 8 qua 1 phút, kim dài chỉ số 1 
- GV: Tính từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 có 5 vạch nhỏ chỉ 5 phút. Vậy đồng hồ đang chỉ 8 giờ 5 phút.
- HS nhìn tranh nhắc lại
- 8 giờ 5 phút
- Tương tự với tranh vẽ thứ 2 
- Giới thiệu: 8 giờ 30 phút còn gọi là 8
giờ rưỡi.
Kết luận: Kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, khi xem giờ cần quan sát kỹ vị trí các kim đồng hồ.
- 8 giờ 15 phút
- 8 giờ rưỡi (8giờ 30 phút) 
3. Thực hành:
Bài 1: (7’) Nêu yêu cầu bài tập?
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Hình A : 
+ Nêu vị trí kim ngắn?
 Kim ngắn chỉ số 4
+ Nêu vị trí kim dài?
Kim dài chỉ số 1
+ Nêu giờ, phút tương ứng?
 4 giờ 5 phút
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- 4 giờ 5 phút.
- Tương tự với các hình còn lại
- Gọi 1 HS lên bảng quay kim đồng hồ
- Hình B : 4 giờ 10 phút
chỉ giờ tương ứng.
 C: 4 giờ 25 phút
- GV nhận xét.
 D: 6 giờ 15 phút
 H: 7 giờ 30 phút
 G: 1 giờ kém 25 phút 
 ( hay 12 giờ 35 phút).
Bài 2: (5’)
+ Nêu yêu cầu bài tập?
- Gọi HS thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa. 
- GV quan sát theo dõi cho HS kiểm tra chéo rồi chữa bài
- Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 14 giờ 5 phút (2 giờ 5 phút chiều)
 17 giờ 30 phút (5 giờ 30 phút chiều)
 17 giờ 50phút (5 giờ 50phút chiều)
Bài 3: (5’)+ Bài yêu cầu gì?
+ Các đồng hồ được minh hoạ trong bài tập này là đồng hồ gì? 
- GV giới thiệu cho HS đây là hình vẽ các mặt hiện số của đồng hồ điện tử. Dấu hai chấm ngăn cách số chỉ giờ và số chỉ phút sau đó HS quan sát nêu.
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ điện tử.
A. 5 giờ 20 phút
B. 9 giờ 15 phút 
C. 12 giờ 55 phút (1giờ kém 5phút)
D.14giờ 5phút
E. 17giờ 30phút
G. 21giờ 55phút
Bài 4: (3’)
+ Nêu yêu cầu?
Mẫu: 
+ Đọc số giờ ghi trên đồng hồ A. 
+ 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? 
+ Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều? 
+ Vậy vào buổi chiều 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- Vào buổi chiều 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian:
- Yêu cầu HS tự quan sát hình vẽ mặt
- 16 giờ.
hiện số trên đồng hồ điện tử rồi chọn
- 4 giờ chiều.
các mặt đồng hồ chỉ cùng giờ.
- Đồng hồ B.
- Đồng hồ A và Đồng hồ B.
- GV chữa bài
- Đồng hồ A - Đồng hồ B
- Đồng hồ C - Đồng hồ G
- Đồng hồ D - Đồng hồ E
4. Củng cố: (2')
+ Hãy nêu công việc 1 ngày của em khi
ở nhà?
+ Hằng ngày ở nhà, em thường học bài từ giờ nào đến giờ nào? 
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: (1')
- Hoàn thành VBT.
- Chuẩn bị bài sau: Xem đồng hồ (tiếp)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 =====================================
Ngày soạn: 17/9/2017
Ngày giảng: Thứ năm:......./9/2017 Tập làm văn
Tiết 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen. Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
 - Rèn kỹ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
3. Thái độ:
 - Giáo dục Hs tình cảm thương yêu quý trọng những người trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY _ HỌC:
A. Ổn định tổ chức lớp: (1')
 	- Sĩ số:33 ; vắng:....... 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
B. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Gọi 2 HS đọc lại đơn xin vào Đội TNTP HCM.
- Địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn
+ Nêu trình tự một lá đơn.
- Tên đơn.
- Nơi nhận đơn
 - Họ tên, sinh ngày, địa chỉ, trường.
- Nguyện vọng và lời hứa
- Tên và chữ kí của người làm đơn.
- Nhận xét - đánh giá.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: (19’)
- Hãy kể về gia đình em với 1 người bạn em
+ Bài yêu cầu gì?
mới quen.
- GV: Khi kể về gđ với 1 người bạn
em mới quen. Chúng ta nên giới thiệu
1 cách khái quát nhất về gia đình
+ Khi kể với bạn ta nên xưng hô thế
- Vì là kể với bạn nên khi kể ta nên xưng hô
nào?
là tôi, tớ, mình ...
- GV đưa 1 số câu hỏi gợi ý cho HS
+ Gia đình em có mấy người? Là
những ai?
- Gia đình em có 3 người : Bố, mẹ, em 
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
- Bố là công nhân của công ty cổ phần than Đông Bắc. Mẹ là một người nội trợ rất giỏi. Hằng ngày, mẹ rất bận nhưng vẫn dành thời gian để chăm sóc gia đình. Bé Lan năm nay mới 3 tuổi trông rất đáng yêu. 
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
- Bố rất vui tính
- Mẹ dịu dàng
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Em rất yêu quý gia đình của mình.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập
- Gọi HS đọc bài 
- Trong gia đình mình có em Lan và mình. Bố là công nhân của công ty cổ phần than Đông Bắc. Mẹ là một người nội trợ rất giỏi. Hằng ngày, mẹ rất bận nhưng vẫn dành thời gian để chăm sóc gia đình. Bé Lan năm nay mới 3 tuổi trông rất đáng yêu. Mình rất thích những ngày nghỉ, vì khi đó cả nhà được quây quần bên nhau. Mình yêu gia đình của mình.
- Nhận xét, sửa từ ,câu cho HS.
Bài 2: (10’)
+ Bài yêu cầu gì?
 - Dựa vào mẫu đơn dưới đây, hãy viết 1 lá đơn xin nghỉ học.
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc đơn.
- HS đọc thầm 
+ Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì?
- Quốc hiệu và tiêu ngữ 
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
- Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
- Tên người nhận đơn
- Nếu HS nêu chưa đầy đủ GV bổ sung 
- Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp
thêm
- Lí do viết đơn.
- Lí do xin phép nghỉ học 
- Lời hứa của người viết đơn 
- Ý kiến và chữ kí của gia đình HS 
- Chữ kí và họ tên của người viết đơn 
- HS nêu miệng trước lớp
- GV theo dõi xem nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật 
- HS viết đơn – Nêu kết quả
- 4 HS đọc đơn mình viết 
- GV nghe nhận xét.
- Lớp theo dõi – nhận xét 
3. Củng cố: (3')
- Nêu cách viết 1 lá đơn?
- Nhận xét giờ học.
4. Dặn dò: (1')
- Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài: Tuần 4
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ...
 =================================
 Chính tả
Tiết 6: CHỊ EM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 - Chép lại đúng chính tả trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em.
 - Phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: ch/tr 
2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng viết đúng, trình bày đẹp bài chính tả, làm các bài tập chính tả
3. Thái độ: 
 - Ham thích học Tiếng Việt, rèn chữ viết đẹp. 
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết bài thơ: Chị em
III

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Tuan_3_Lop_3.doc