Giáo Án Lớp 3 - Tuần 20 - Vũ Thị Quỳnh Hạnh - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

I. Mục đích yêu cầu :

- HS đọc đúng các từ ngữ : một lượt, ánh lên, trìu mến, yên lặng, hoàn cảnh, gian khổ Đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - HS hiểu nghĩa các từ ngữ : Trung đoàn trưởng, lán, Tây, Việt gian, thống thiết, Vệ quốc quân, bảo tồn.

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây .

 - HS biết dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại được câu chuyện.

 - HS kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

 - Giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, học tập tấm gương các chiến sĩ .

 II. Đồ dùng dạy học :

 Tranh minh họa , bảng phụ.

 III. Các hoạt động dạy học :

 1. Bài cũ : Gọi 2 học sinh đọc lại bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi.

H: Bản báo cáo gồm những nội dung gì?(An)

H: Lớp tổ chức báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?(Vân)

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới : Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 1759Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 3 - Tuần 20 - Vũ Thị Quỳnh Hạnh - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét, khen ngợi những cá nhân, nhóm sưu tầm được nhiều thông tin, có ý nghĩa.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
4) Củng cố, dặn dò : - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài.
.
THỦ CÔNG 
 KIỂM TRA CHƯƠNG II “CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN” 
I.Mục tiêu : 
-Đánh giá kiến thức, kỹ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh. 
	II. Chuẩn bị : 
	- Giáo viên : Mẫu chữ cái của 5 bài học chương 2. 
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học : 
 1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 	- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Giáo viên nêu đề kiểm tra : Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II.
- Cho học sinh đọc lại yêu cầu của bài kiểm tra.
- Học sinh đọc lại yêu cầu của bài kiểm tra.
- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kỹ năng, sản phẩm.
* Hoạt động 2 : Học sinh thực hành làm bài.
- Học sinh thực hành làm bài.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý những học sinh còn lúng túng.
* Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm. Giáo viên chấm bài của học sinh.
- Hoàn thành tốt : Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sáng tạo.
- Hoàn thành : Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt dán chữ cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp.
- Chưa hoàn thành : Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học.
3. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị giấy thủ công hoặc bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau học bài “Đan nong mốt”
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
- HS biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
	II. Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : 1 tờ giấy hình chữ nhật như bài tập 2.
- Học sinh : 1 tờ giấy hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Bài cũ : - Gọi học sinh lên làm lại bài tập 3 (tiết 96).(Ninh, Huy , Hoàng Nam )
- Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, IK, AD
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
Bài 1 : Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu).
a. Mẫu : Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Giáo viên vẽ hình lên bảng như SGK, hướng dẫn học sinh các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Học sinh theo dõi.
Bước 1 : Đo dộ dài đoạn thẳng AB : AB = 4cm
Bước 2 : Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB : 4 : 2 = 2 (cm)
Bước 3 : Đặt thước sao cho vạch 0 cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2 cm của thước.
Bước 4 : M là trung điểm của đoạn thẳng AB
H: Độ dài đoạn thẳng AM bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng AB?
- AM = AB
- Cho học sinh nhắc lại các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Học sinh nhắc lại các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
b. Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.
 C D
- Cho học sinh áp dụng phần a để tự làm phần b.
- Học sinh áp dụng phần a để tự làm phần b.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2 : Thực hành tìm trung điểm.
Bài 2 : Thực hành. Gấp tờ giấy hình chữ nhận ABCD (theo hình vẽ) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ trong SGK và thực hành gấp (theo hình vẽ).
- Học sinh quan sát hình vẽ trong SGK và thực hành gấp (theo hình vẽ).
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại cách gấp để tìm trung điểm của các đoạn thẳng (gấp tờ giấy để đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC).
4) Củng cố, dặn dò : 	 - Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm lại các bài tập.
..
Ngày soạn : 23/01/2006 .
 Ngày dạy : Thứ tư 25/01/2006 .
TẬP ĐỌC 
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ 
I. Mục đích yêu cầu :
- HS đọc đúng các từ ngữ : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắc Lắc, ngước lên, Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
- HS hiểu nghĩa các từ : Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc. Hiểu nội dung bài : Em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nhưng thường nhắc chú. Ba mẹ không muốn nói với em : Chú đã hy sinh, không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ, ba bảo em : Chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
-Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo dục học sinh kính trọng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Trang minh họa, bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
 1. Bài cũ : Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc câu chuyện “Ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi. 
H: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?(Văn Nam )
H: Vì sao lượm và các bạn không muốn về nhà?(Hiển )
H: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?(Thắng )
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
 - 1 học sinh đọc bài. 
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng câu, kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắc Lắc, ngước lên,
 - Học sinh luyện đọc tiếp nối 2 dòng thơ.
- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc, cách ngắt nghỉ câu dài : 2 khổ thơ đầu đọc 
giọng ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối đọc giọng trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga.
Chú Nga đi bộ đội/
Sao lâu quá là lâu!//
Nhớ chú,/ Nga thường nhắc://
- Chú bây giờ ở đâu?//
- Học sinh luyện đọc khổ thơ.
- Cho học sinh luyện đọc từng khổ thơ trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc từng khổ thơ trước lớp (cá nhân).
Giảng : Bàn thờ (nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, Tết.
- Cho học sinh luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Học sinh các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 3 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Cho học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 1,2, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc khổ thơ 1,2, cả lớp đọc thầm.
H: Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
- Chú Nga đi bộ đội, Sao lâu quá là lâu!, Nhớ chú, Nga thường nhắc : Chú bây giờ ở đâu?, Chú ở đâu, ở đâu?
- Cho cả lớp đọc thầm khổ thơ 3.
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 3.
H: Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
- Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hy sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga : Chú ở bên Bác Hồ.
H: Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- Học sinh tự suy nghĩ trả lời.
Giảng : Chú đã hy sinh. Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất.
H: Vì sao những chiến sĩ hy sinh ví tổ quốc được nhớ mãi?
- Học sinh tự trả lời.
* Chốt ý : Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên ơn họ
 Nội dung chính : Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình bé Nga với liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc thuộc lòng khổ thơ – bài thơ theo cách xoá dần.
- Học sinh luyện đọc thuộc lòng khổ thơ – bài thơ (nhóm – đồng thanh – cá nhân).
- Cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Về tiếp tục luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
.
CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. Mục đích yêu cầu :
- HS nghe và viết chính xác đoạn “Bỗng một em  ” đến hết của bài “Ở lại với chiến khu”. Giải câu đố, viết đúng chính tả lời giải hoặc làm bài tập điền vần uôt hay uôc? 
- Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
- HS có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi bài tập 2b .
	III. Các hoạt động dạy học :
2. Bài cũ : - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết vở nháp:(Yến , Aùnh) 
Liên lạc, nhiều lần, dự tiệc, tiêu diệt.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc mẫu bài viết chính tả.
- Gọi 1 học sinh đọc bài viết chính tả.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc bài viết chính tả.
H: Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì?
- Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hy sinh, gian khổ của các chiến sĩ vệ quốc quân.
H: Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào?
- Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa.
- GV đọc cho học sinh viết bảng con một số từ khó : bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ,
- Học sinh viết bảng con : bảo tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ,
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh nghe – viết chính tả.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát bài.
- Học sinh soát bài.
- Cho học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
- Học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
* Giáo viên chấm một số bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2b: Điền vào chỗ trống uôt hay uôc?
- Ăn không rau như đau không thuốc.
- Cơm tẻ là mẹ ruột.
- Cả gió thì tắt đuốc.
- Thẳng như ruột ngựa.
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở .
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở .
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài.
- 1 học sinh lên bảng sửa bài.
Giảng : 
- Ăn không rau như đau không thuốc : Rau rất quan trọng với sức khoẻ con người.
- Cơm tẻ là mẹ ruột : Có thể ăn mãi cơm tẻ, khó ăn mãi được cơm nếp,
- Cả gió thì tắt đuốc : Ý nói thái độ gay gắt quá sẽ hỏng việc.
- Thẳng như ruột ngựa : Tính tình ngay thẳng, có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể.
4) Củng cố, dặn dò : - Giáo viên rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt.
 - Về nhà chép lại những chữ đã viết sai.
.
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục tiêu :
-Giúp HS nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10000. Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm khác số; củng cố về quan hệ giữa 1 số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
- Rèn cho học sinh kỹ năng so sánh.
	II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học :
2. Bài cũ : - Gọi học sinh nêu các bước xác định trung điểm của 1 đoạn thẳng cho trước.(Ngọc Phi )
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.
a. So sánh 2 số có số chữ khác nhau.
- Giáo viên viết bảng : 999  1000
- Cho học sinh điền dấu thích hợp vào chỗ trống rồi giải thích tại sao chọn dấu đó.
999 < 1000 vì 999 ứng với vạch đứng trước vạch ứng với 1000 trên tia số hoặc vì 999 có ít chữ số hơn 1000.
- Giáo viên nhận xét : 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số, mà 3 chữ số ít hơn 4 chữ số, vây 999 bé hơn 1000.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9 999 với 10 000 (tương tự như trên).
- Cho học sinh rút ra kết luận từ 2 ví dụ trên.
- Học sinh rút ra kết luận. 
- Giáo viên nhận xét : Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- 1 số học sinh nhắc lại kết luận.
b. So sánh 2 số có số chữ bằng nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9 000 với 8 999; 6 579 với 6 580 rồi rút ra được cách so sánh 2 số đều có 4 chữ số.
- Học sinh so sánh 9 000 với 8 999; 6 579 với 6 580 rồi rút ra được cách so sánh 2 số đều có 4 chữ số.
- Giáo viên nhận xét, rút ra kết luận chung : nếu 2 số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng, kể từ trái sang phải.
Ví dụ : 9 000 > 8 999 vì ở hàng nghìn có 9 lớn hơn 8.
- Nếu 2 số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng đều giống nhau thì 2 số đó bằng nhau.
- Cho 1 số học sinh nhắc lại nhận xét như SGK.
- 1 số học sinh nhắc lại nhận xét như SGK.
* Hoạt động 2 : Thực hành .
Bài 1 : >, <, = ?
a. 1 942  9 998 b. 9 650  9 651
 1 999  2 000 9 156  6 951
 6 742  6 722 1 965  1 956
- Cho học sinh tự làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh tự làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh.
Bài 2 : >, <, = ?
a. 1km > 985m b. 60 phút = 1 giờ
 600cm = 6m 50 phút < 1 giờ
 797mm 1 giờ
- Cho học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở nháp.
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở nháp.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài và nêu cách so sánh.
- 3 học sinh lên bảng làm bài và nêu cách so sánh.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : 
Tìm số lớn nhất trong các số : 4 375 ; 4 735 ; 4 537 ; 4 753.
Tìm số bé nhất trong các số : 6 091 ; 6 190 ; 6 901 ; 6 019
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 2 học sinh lên thi tìm nhanh.
- 2 học sinh lên thi tìm nhanh.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài :
a. 4 753 b. 6 019
3. Củng cố, dặn dò : 	 - Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm lại các bài tập.
***********************************************************************
Ngày soạn : 24/01/2006 .
 Ngày dạy : Thú năm 26/01/2006 .
TẬP ĐỌC 
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH 
I. Mục đích yêu cầu :
- HS đọc đúng các từ ngữ : thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lưng cong cong, lúp xúp, Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn . 
 - HS hiểu nghĩa các từ : đường mòn Hồ Chí Minh, thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học.
 - Hiểu được sự vất vả gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng Miền Nam .
- Giáo dục học sinh đức tính kiên trì, không sợ gian lao nguy hiểm.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Trang minh họa, bảng phụ, bản đồ Việt Nam.
	III. Các hoạt động dạy học :
1.. Bài cũ : Gọi 3 học sinh lên đọc bài “Chú ở bên Bác Hồ” và trả lời câu hỏi. 
H: Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? (Thuỳ Nhung )
H: Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?(Trọng )
H: Vì sao những chiến sĩ hy sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? (Long )
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
 - 1 học sinh đọc bài. 
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng câu, kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : thung lũng, nhích, ba lô, lù lù, lưng cong cong, lúp xúp, 
 - Học sinh luyện đọc tiếp nối từng câu.
- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc, cách ngắt nghỉ câu dài : 
Đoạn 1 : Đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả sự di chuyển chậm chạp, vất vả của đoàn quân.
Đoạn 2 : Đọc dồn dập, nhấn giọng những từ ngữ tố cáo tội ác chiến tranh hủy diệt của giặc Mỹ.
- Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp (cá nhân).
Giảng : Lúp xúp (nhiều cái ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.
- Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Học sinh các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 2 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
H: Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đọi đang vượt 1 cái dốc rất cao.
- Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao như n1 sợi dây kéo thẳng đứng.
H: Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- Dốc trơn và lầy, đường rất khó đi nên đoàn quân chỉ biết từng bước, những khuôn mặt bộ đội đỏ bừng vì mệt, vì vác nặng, vì nóng bức, vì căng thẳng do trèo dốc cao.
- Giảng: Dốc cao lại trơn và lầy, đoàn quân nhích từng bước chập chạp, nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù, nhì xuống chỉ thấy những chiếc mũ tai bèo lúp xúp, mặt ai nấy đỏ bừng vì mệt nhọc, vất vả, nóng bức và căng thẳng.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
 Giảng: “Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh”: Đoàn quân đột ngột di chuyển nhanh hơn vì đã xuống đến đồng bằng, tiếp tục hành quân qua những cánh rừng, không phải trèo dốc cao.
H: Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mỹ?
- Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mỹ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hoá học. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây.
Giảng : Đường hành quân không chỉ vất vả, khó nhọc mà đầy nguy hiểm, khắp nơi in dấu tội ác tàn phá, huỷ diệt rất dã man và khốc liệt của kẻ thù đối với thiên nhiên và con người Việt Nam.
 Nội dung chính : Bài văn cho thấy sự vất vả, gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi 
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn và giải phóng Miền Nam.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Cho học sinh luyện đọc lại từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc lại từng đoạn trong nhóm.
- Gọi 1 số học sinh lên thi đọc từng đoạn, cả bài văn.
- 1 số học sinh lên thi đọc từng đoạn, cả bài văn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay nhất.
3. Củng cố : H: Bài đọc này giúp em hiểu điều gì? (hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, vượt dãy Trường Sơn trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ là công việc rất khó khăn, gian khổ. Bộ đội ta rất giỏi, rất anh hùng, đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để chiến đấu và chiến thắng giặc Mỹ) 
- Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về luyện đọc lại bài văn.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC – DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu :
- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu).
- Rèn cho học sinh kỹ năng dùng dấu phẩy.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi bài tập 3, bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại ở bài tập 1.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Gọi học sinh lên tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “khi nào?” 
- Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.(Sang )
- Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kỳ I.(Quân )
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. 
Bài tập 1 : Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp : Đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, gian sơn.
a. Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc.
b. Những từ cùng nghĩa với bảo vệ.
c. Những từ cùng nghĩa với xây dựng.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Họ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc