Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu

Tự nhiên và xã hội

Bài 31: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI

I. Mục tiêu

- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.

- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại.

- HS có năng khiếu kể được một hoạt động công nghiệp, thương mại.

II. Các kĩ năng sống

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

- Tổng hợp các thông tin.

III. Đồ dùng dạy học

- Các hình trang 60, 61 SGK

- Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi hàng hoá.

IV. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi em đang sống.

- Nêu ích lợi của các hoạt động nông nghiệp.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Nơi e đang sống có những nhà máy nào?

 - Để tìm hiểu về một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi em đang sống, nêu được lợi ích của các hoạt động công nghiệp, thương mại đó cô cùng các con vào tiết TNXH hôm nay.

2. Nội dung

a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi

* Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh nơi đang sống.

* Cách tiến hành:

Bước1: Kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.

Bước 2: Trình bày:

- GV nói thêm một số hoạt động như: Khai thác, quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy.

b. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.

* Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.

*Cách tiến hành:

- Làm việc cả lớp.

- Nêu tên một số hoạt động đã quan sát được trong hình.

- Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.

- GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó.

- Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt. gọi là hoạt động công nghiệp.

c. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.

* Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng ở đó.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận theo yêu cầu SGK.

- Những hoạt động trong hình 4, 5 trang 61 thường là hoạt động gì?

- Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.

* Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.

d. Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng.

* Mục tiêu: Giúp HS làm quen với hoạt động mua bán.

* Cách tiến hành:

- GV đặt tình huống.

- Chia nhóm, đóng vai.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại một số hoạt động công nghiệp và thương mại?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Tìm hiểu thêm một số hoạt động công nghiệp và thương mại có ở địa phương em.

- 1 HS lên bảng kể.

Trồng rau, cấy lúa, nuôi gà.

- Giúp con người đảm bảo yêu cầu về cuộc sống vật chất.

- 1 vài HS nêu.

- HS lắng nghe.

- Từng nhóm 2 HS kể cho nhau nghe.

- Một số cặp trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhóm HS quan sát hình trong SGK trả lời.

- Khai thác dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu cho chạy máy.

- Lắp ráp ô tô, cung câp phương tiện đi lại.

- May xuất khẩu- cung cấp quần áo.

- khai tác than- cung cấp nhiên liệu cho nhà máy, chất đốt sinh học.

- Chế tạo máy – cung cấp các loại máy móc.

- Dệt vải- cung cấp vải, lụa.

- HS lắng nghe

- Nhóm 4 HS: thảo luận và trình bày.

- HS lắng nghe

- Từng cặp kể cho nhau nghe về HĐ công nghiệp đã quan sát ở hình SGK ích lợi của HĐ công nghiệp trong mỗi hình.

- Một số cặp lên trình bày, các em khác bổ sung.

- HS nhắc lại, các em khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

doc 26 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 (Buổi sáng) - Năm học 2015-2016 - Cô Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S quan sát hình trong SGK trả lời. 
- Khai thác dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu cho chạy máy.
- Lắp ráp ô tô, cung câp phương tiện đi lại.
- May xuất khẩu- cung cấp quần áo..
- khai tác than- cung cấp nhiên liệu cho nhà máy, chất đốt sinh học.
- Chế tạo máy – cung cấp các loại máy móc.
- Dệt vải- cung cấp vải, lụa...
- HS lắng nghe
- Nhóm 4 HS: thảo luận và trình bày.
- HS lắng nghe
- Từng cặp kể cho nhau nghe về HĐ công nghiệp đã quan sát ở hình SGK ích lợi của HĐ công nghiệp trong mỗi hình.
- Một số cặp lên trình bày, các em khác bổ sung.
- HS nhắc lại, các em khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: 05/12/2015
	Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 12 năm 2015
Toán
Tiết 77: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
- HS có năng khiếu làm bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm: 
 426 : 3; 639 : 3 
 135 x 4; 426 x 2. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Làm quen với biểu thức 
- Một số ví dụ về biểu thức.
- GV viết bảng: 126 + 51.
- Nêu: Ta có 126 cộng 51. Ta cũng nói đây là biểu thức 126 cộng 51.
- GV viết 62 - 11 và nói: Ta có biểu thức 62 trừ 11 
- GV viết: 13 x 3 
- Ta có biểu thức nào.
- GV làm tương tự với các biểu thức: 84 : 4 ; 125 + 10 - 4 ;
3. Giá trị của biểu thức
- Yêu cầu HS tính: 126 + 51=?
- GV: Vì 126 + 51 = 177 nên ta nói: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177.
- Yêu cầu HS tính 62- 11 và nêu giá trị của biểu thức .
- Tiến hành tương tự trên với các biểu thức 13 x 3; 84 x 4; 125 + 10 – 4.
4. Thực hành
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Hướng dẫn cách làm:Thực hiện nhẩm và ghi kết quả: Viết giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ những HS chưa ht. 
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1 số em đọc kết làm bài của mình
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi một em lên bảng giải bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 
- GV kẻ bảng như vở bài tập. 
- Yêu cầu HS nêu kết quả các số với các phép tính. 
- GV nhận xét chốt. 
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu cách tính giá trị biểu thức sau: 457 - 57 + 6
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại: Đây là biểu thức 126 cộng 51
- HS nhắc: Ta có biểu thức 62 trừ 11
- HS theo dõi.
- Ta có biểu thức 13 nhân 3.
- HS theo dõi, thực hiện.
- HS nêu kết quả: 126 + 51=177
- HS nêu lại: Giá trị của biểu thức 
126 + 51 là 177
- Giá trị của biểu thức 62 - 11 là 51.
- HS thực hiện.
- Một em nêu yêu cầu bài tập 1.
- Lớp phân tích bài mẫu, thống nhất cách làm.
- Tự làm bài vào vở.
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 2 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung: 125 + 18 = 143. Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143.
- Theo dõi, chữa bài.
- Một HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 1HS lên bảng làm, lớp nhận xét chữa bài.
- HS nối bút chì vào nháp.
- Dưới lớp nêu kết quả. 
- HS nêu.
- HS lắng nghe
Chính tả
ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi bài tập .
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc cho HS viết: mát rượi, khung cửi, gửi thư.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn nghe - viết 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
+ GV đọc đoạn chính tả.
- GV gọi 1 HS đọc lại 
- Đoạn viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- Lời của bố viết như thế nào ?
- Bài viết có từ nào khó viết.
- GV hướng dẫn viết: Chiến tranh, sẵn lòng, ngần ngại.
b. Hướng dẫn HS viết
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách để vở, cầm bút,...
- Đọc thong thả cho HS viết.
- Theo dõi, uốn nắn.
c. Nhận xét, chữa bài
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Nhận xét về cách trình bày, chữ viết,...
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2a
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm tiếp sức.
- Nhận xét tuyên dương.
- GV gọi HS đọc lại bài văn và chữa bài vào vở. 
C. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về rèn chữ thường xuyên.
- 2 HS viết bảng lớp. Lớp viết nháp.
- HS lắng nghe, sửa sai.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- 6 câu.
- Chữ đầu câu 
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào một ô, gạch đàu dòng.
- HS nêu
- HS viết nháp.
- HS nêu.
- HS viết bài.
- HS viết bài soát lỗi bằng chì.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu ở SGK.
- Lớp chia 3 nhóm, làm bài tiếp sức: mỗi HS điền vào một chỗ trống. Nhóm nào điền xong trước là thắng cuộc.
- HS đọc lại bài làm và viết vào vở.
Lời giải
+ Bạn em đi chăn trâu bắt được nhiều châu chấu.
+ Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Tự nhiên và xã hội
 Bài 32: LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
- HS có năng khiếu kể được làng bản, khu phố nơi em đang sống.
* GDBVMT: Biết được sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và thành thị và có ý thức bảo vệ môi trường của vùng quê mình đang sống.
II. Các kĩ năng sống
- Tìm kiếm và xử lí thông tin tư duy sáng tạo
III. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK T62,63.
- Một số tranh, ảnh vẽ cảnh làng quê, đô thị.
IV. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các hoạt động CN, thương mại diễn ra chủ yếu ở địa phưong nơi em đang sinh sống? 
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Nơi em đang ở có nhiều nhà cao tầng hay nhiều ruộng lúa hơn?
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về làng quê và đô thi, phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị.
2. Các hoạt động
a. Hoạt động 1 Làm việc theo cặp đôi
* Mục tiêu: Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường xá ở làng quê và đô thị.
* Cách tiến hành:
Bước1: Làm việc theo nhóm đôi.
- GV giúp HS thảo luận đầy đủ, đúng với 3 ý đó.
Bước2: Trình bày.
- Kết luận: ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở.
a. Hoạt động 2: Thảo luận theo tổ
* Mục tiêu: Kể được tên nghề mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời.
Bước 2: Trình bày:
- GV và HS nhận xét.
Bước: Liên hệ.
- GV cho HS liên hệ về nơi mình sống.
+ Kết luận: Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,... ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,...
- Liên hệ đến nghề nghiệp cuộc sống của con người nơi em đang sinh sống
c. Hoạt động 3: Vẽ tranh.
* Mục tiêu: Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của HS về đất nước.
* Cách tiến hành:
- GV nêu chủ đề: Vẽ làng quê nơi em đang ở
- GV và HS nhận xét. 
*GDBVMT: Biết được sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và thành thị và có ý thức bvmtcủa vùng quê mình đang sống.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhân dân nơi em sống chủ yếu làm nghề gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục hoàn chỉnh bức tranh, chuẩn bị bài sau.
- Hoạt động CN, thương mại diễn ra chủ yếu ở địa phương mình đang sinh sống.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- 2 HS ngồi cạnh nhau, quan sát tranh SGK thảo luận qua 3 câu hỏi SGK: Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị.
+ Phong cảnh nhà cửa.
+ HĐ sinh sống chủ yếu của ND.
+ Đường xá, HĐ giao thông.
- Một số cặp lên trình bày 1 câu cặp khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS căn cứ vào kết quả thảo luận ở HĐ1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân làng quê và đô thị.
- Một số nhóm trả lời.
- Lắng nghe.
- HS liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của người dân nơi các em đang sống.
- HS lắng nghe
- Thực hành vẽ tranh về quê mình.
- HS trình bày về bức tranh của mình.
- HS nêu lên sự khác biệt về làng quê và đô thị trong tranh vẽ và liên hệ đến việc BVMT sống nơi thành thị và làng quê.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
	Ngày soạn: 06/12/2015
	Ngày giảng: Thứ tư ngày 09 tháng 12 năm 2015
Toán
Tiết 78: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", "".
- HS có nănng khiếu làm bài tập 4 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ- Phiếu HT; SGK
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Tính giá trị của biểu thức:
 58 - 49 ; 42 x 3.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Để biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia cô cùng các con vào tiết Toán hôm nay.
2. Nội dung
- GV nêu ví dụ. 
- Tính giá trị của biểu thức 
 60 + 20 - 5
- Hỏi: Biểu thức này có mấy phép tính?
+ Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức 60 + 20 - 5.
+ Biểu thức 60 + 20 - 5 có những phép tính gì? Ta vừa thực hiện như thế nào?
- Hướng dẫn: Khi tính giá trị biểu thức thường phải thực hiện nhiều phép tính. Như vậy cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện các phép tính đó.
+ Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ người ta quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
* Hướng dẫn tương tự với biểu thức: 
 49 : 7 x 5
+ Nêu thứ tự thực hiện biểu thức 
 49 : 7 x 5 ?
- GV nêu quy tắc như SGK.
3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Mời 1 HS làm mẫu 1 biểu thức.
- Yêu cầu cả lớp tự làm các biểu thức còn lại.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài 
- GV chốt kết quả đúng.
+ Các biểu thức này có những phép tính nào? nêu cách thực hiện?
Bài 2
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu lớp tự thực hiện vào vở. 
- Gọi 3 em lên bảng thi làm bài nhanh.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Bài toán yêu cầu gì?
+ Muốn điền dấu đúng ta phải làm gì?
- Hướng dẫn: Tính giá trị của biểu thức, rồi so sánh và điền dấu.
- GV gọi 2 HS làm bài bảng và chữa.
Bài 4
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
 + Ta phải tìm thành phần nào trước?
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố dặn dò
- Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài.
- 2 HS lên bảng.
58 - 49 = 9; 42 x 3 = 126
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
- HS trả lời 
- HS thực hành tính: 60 + 20 - 5 = 80 - 5
	 = 75
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS thực hiện tính: 
49 : 7 x 5 = 7 x 5
 = 35
- HS nhắc lại quy tắc.
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
- 1HS lên bảng thực hiện mẫu 1biểu thức
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- HS thực hiện.
a. 205 + 60 + 3 = 265 + 3
 = 268
 b. 268 - 68 + 17 = 200 + 17
 = 217
c. 462 - 40 + 7 = 422 + 7
 = 429
d. 387 - 7 - 80 = 380 - 80 
 = 300
- HS trả lời 
- Một HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, lớp nhận xét bình chọn bạn làm nhanh nhất. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Tính giá trị của biểu thức.
- HS trả lời 
- HS lắng nghe 
- 2 HS làm bài bảng 
 55 : 5 x 3 = 11 x 3 = 33 
 Mà 33 > 32 
 Vậy 55 : 5 x 3 > 32
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm.
 Bài giải
Hai gói mì cân nặng là:
80 x 2 = 160 (g)
Cả 2 gói mì và một hộp sữa cân nặng là:
455+ 160 = 610 (g)
 Đáp số : 610 g
- 2, 3 HS nêu.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tập đọc
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu ND: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu).
* GDBVMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu. Giúp HS có ý thức BVMT
II. Đồ dùng dạy học 
- GV:Bảng phụ , tranh SGK...
III. Các hoạt động day học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS kể lại câu chuyện: "Đôi bạn ” và trả lời câu hỏi
 + Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Bài Tập đọc “Đôi bạn” đã cho các em thấy quang cảnh thành phố và những thú vui ở thành phố. Bài thơ “Về quê ngoại các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với cảnh, với người ở quê ngoại của một bạn nhỏ. Các em hãy đọc bài thơ để xem bạn nhỏ ở thành phố có cảm xúc ntn trong chuyến về thăm quê.
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu bài thơ.
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
b. Luyện đọc két hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV yêu cầu HS đọc từng câu thơ.
- GV kêt hợp sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ
- GV chia khổ thơ 1 thành 2 đoạn
- GV HD HS nghỉ hơi đúng giữa các dòng, các câu thơ.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài: hương trời, bất ngờ, chân đất
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
- Yêu cầu HS từng khổ thơ theo cặp.
- Mời 2 nhóm thi dọc
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc khổ thơ đầu.
- Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?
- Quê bạn nhỏ ở đâu?
- Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
*GDBVMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu , chúng ta cần phải có tình cảm gắn bó với làng quê Việt Nam .
- GV yêu cầu HS đọc tầm khổ thơ 2.
- Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm hạt gạo?
- Chuyến về thăm quê đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
- GV chốt ND
4. Học huộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- Hướng dẫn HS đọc thuộc bài thơ.
- Nhận xét và tuyên dương..
C. Củng cố, dặn dò
- Quê em ở đâu?
- Em có cảm giác thế nào khi về quê ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 4 HS kể 
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình khi khó khăn.
- HS lắng nghe
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ
- HS luuyện đọc từ khó.
- HS nối nhau đọc từng khổ thơ
- HS theo dõi và đọc đúng.
- HS dựa vào chú giải.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm thi đọc
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- 1 HS đọc toàn bài
- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.
+ Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu: ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
+ Ở nông thôn
+ Đầm sen nở ngát hương/ gặp trăng gặp gió bất ngờ/ con đường rực màu rơm phơi/ bóng tre rợp vai người/ vầng trăng như lá thuyền trôi...
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm
+ Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ thật thà, bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình..
+ Bạn yêu cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
- 2 HS đọc ND bài.
- HS lắng nghe, nêu cách đọc (giọng thiết tha tình cảm ,nhấn giọng từ gợi tả gợi cảm)
- HS luyện đọc từng khổ thơ
- HS thi đọc thuộc lòng
- HS phát biểu 
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
Tập viết
ÔN CHỮ HOA M
I. Mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây  hòn núi cao (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- HS có năng khiếu viết đúng đủ các dòng trên lớp.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ viết hoa M, viết Mạc Thị Bưởi và câu tục ngữ tên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng học ở bài trước
- GV đọc: Lê Lợi, Lựa lời
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp.
2. Hướng dẫn viết bảng con
a. Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng.
- GV treo bảng phụ và nhắc lại quy trình viết.
- GV viết mẫu chữ mẫu chữ M, kết hợp nhắc lại cách viết
- Yêu cầu HS tập viết vào nháp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
b. Luyện viết từ ứng dụng 
- Đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu: Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiến trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man, chị vẫn không khai.Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- GV yêu cầu HS tập viết vào nháp.
- GV theo dõi uốn nắn.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ: Khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
- Trong các câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
3. Hướng dẫn viết vào vở
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút,...
- Nêu yêu cầu viết 
- Theo dõi, uốn nắn
4. Nhận xét, chữa bài 
- GV thu 5 - 7 bài. Nhận xét từng bài về cách trình bày, chữ viết,...
C. Củng cố, dặn dò
- GV gọi HS đọc lại câu ứng dụng.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS.
- Lê Lợi, Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- 2 em lên bảng viết
- Nhận xét bài viết của bạn
- Lắng nghe
- M, T, B.
- HS quan sát
- Theo dõi.
- Viết chữ M, T, B vào nháp.
- 2 HS đọc Mạc Thị Bưởi 
- HS lắng nghe
- Chữ M, T, B cao 2, li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o
- HS viết Mạc Thị Bưởi vào nháp.
- 3 HS đọc
- HS lắng nghe
- Chữ M, T, B cao 2, li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o
- HS nhắc lại.
- HS viết bài:
+ 1 dòng chữ M, cỡ chữ nhỏ
+ 1 dòng chữ T, B , cỡ nhỏ
+ 2 dòng Mạc Thị Bưởi, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu tục ngữ.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 07/12/2015
	Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
Toán
Tiết 79: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS biết thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng , trừ ,nhân , chia. Vận dụng để giải toán có liên quan. Rèn KN tính giá trị biểu thức và giải toán.
- HS có năng khiếu làm bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập; SGK
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Tính giá trị của biểu thức
55 : 5 x 3 68 - 38 + 70
+ Nêu quy tắc ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Để tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.Vận dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức cô cùng các con vào bài học hôm nay.
2. Nội dung
*Tính giá trị của biểu thức 60 + 35 : 5
- Biểu thức này có mấy phép tính?
- Hướng dẫn: Khi tính giá trị biểu thức này không thể áp dụng quy tắc đã học ở giờ trước mà cần phải có quy ước chung về thứ tự thực hiện các phép tính đó như sau:
+ Đối với các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
+ Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức: 60 + 35 : 5
- Trong biểu thức này ta thực hiện phép tính nào trước?
- Nêu quy tắc: SGK/ 79
* Hướng dẫn tương tự với biểu thức: 
86 - 10 x 4
3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Mời 1HS có năng khiếu làm mẫu 1 biểu thức.
- Yêu cầu cả lớp tự làm các biểu thức còn lại.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài 
- GV nhận xét.
=> Tính giá trị của biểu thức (chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia).
Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu lớp tự thực hiện vào vở. 
- Gọi 3 em lên bảng thi làm bài nhanh.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Nêu cách giải.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Ngoài cách làm trên em còn có cách làm nào khác tiện, gọn hơn?
Bài 4:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS Lấy 8 hình tam giác trong bộ đồ dùng để ghép thành hình như SGK.
- Biểu dương, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò 
- Nêu qui tắc tính giá trị biểu thức?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
+ Đối với các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ (nhân, chia) người ta quy ước thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- HS lắng nghe
- Theo dõi hướng dẫn.
- Có 2 phép tính
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành tính:
60 + 35 : 5 = 60 + 7
 = 67
- HS trả lời
- HS nêu 
- HS thực hiện tính: 
 86 - 10 x 4 = 86 - 40
 = 46
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
- 1HS lên bảng thực hiên mẫu 1 biểu thức.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- HS đổi chéo vở, kiểm tra lẫn nhau.
- HS theo dõi chữa bài
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Một HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh, lớp nhận xét bình chọn bạn làm nhanh nhất. 
- HS chữa bài
- 1 HS đọc đề bài.
- HS trả lời 
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài giải
Tổng số táo mà chị và mẹ hái được là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả là:
95 : 5 = 19 (hộp)
Đáp số: 19 hộp.
- HS trình bày, làm bài trên bảng phụ:
Mỗi hộp có số quả táo là:
(60 + 35) : 5 = 19 (quả táo)
Đáp số : 19 quả táo
- HS đọc yêu cầu.
- Xếp nhóm đôi
- HS thi ghép hình.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
Chính tả
VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết BT2, các câu đố. Phiếu BT2; SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trực tiếp
2. Hướng dẫn HS nhớ viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc 10 dòng thơ.
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng, lớp đọc thầm theo
- Bạn nhỏ thấy ở quê có nhũng gì lạ?
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
- Nêu cách trình bày đoạn thơ viết theo thể lục bát ?
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa?
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV cho HS đọc lại đoạn thơ trước khi viết
3. Hướng dẫn viết vào vở
- Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút,...
- Yêu cầu HS viết bài. 	
- Theo dõi, uốn nắn
4. Nhận xét, chữa bài 
- Nhận xét từng bài về cách trình bày, chữ viết,...
3. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 2b
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm tiế

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16 - thu - sáng.doc