Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016 - Bùi Như Ý

TUẦN: 14 Toán

Chia cho số có một chữ số

I. Mục tiêu:

- Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư)

- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK.

- HS: SGK, xem trước bài học.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’) Hát vui

2. Ôn bài: (2’)

- Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.

- Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.

- GV quan sát và nhận xét.

3. Các hoạt động:

TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

15’ 3.1. Hoạt động cơ bản:

 Giới thiệu bài: Chia cho số có một chữ số

 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.

 Hướng dẫn cách chia:

- Phép chia hết. GV viết lên bảng: 128472 : 6 = ?

- Yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện đặt tính.

 GV nhận xét và chốt lưu ý: mỗi lần chia đều tính theo ba bước (chia nhân trừ nhẩm).

- Phép chia có dư. Ghi lên bảng: 230859 : 5 = ?

- Gọi HS lên nêu cách chia

 GV nhận xét và chốt lưu ý: Trong phép chia số dư bé hơn số chia.

NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.

Đại diện nhóm đọc nối tiếp.

- 1 HS đọc đề.

- Tiến hành làm tính từ trái sang phải (vừa chia vừa nêu).

 128472 6

 08 21412

 24

 07

 12

0

- 1 HS đọc lại. Cả lớp đặt tính.

- Tính từ trái sang phải (Bắt đầu chia)

 230859 5

- Các nhóm nêu lại cách làm.

 

docx 52 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016 - Bùi Như Ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2)
I. Mục tiêu:
Biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng qui trình thêu móc xích.
HS: SGK, xem trước bài học, kim, chỉ, kéo, vải, thước.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Thêu móc xích (tiết 2)”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Ôn lại kiến thức:
Yêu cầu HS quan sát, đọc bảng quy trình thêu móc xích.
GV nhận xét chung.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
Cả lớp quan sát. HS đọc lại bảng quy trình.
25’
Hoạt động thực hành: 
Thực hành:
Gợi ý HS nêu về cách vạch dấu đường thêu móc xích.
* Chú ý: Các em phải thêu từ phải sang trái. Mỗi mũi thêu được bắt bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường vạch dấu (có thể dùng ngón cái của tây trái giữ vòng chỉ). Lên kim, xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu. Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá 
Yêu cầu HS thực hành thêu móc xích.
Theo dõi và giúp đỡ HS còn lúng túng
Trưng bày sản phẩm:
Hướng dẫn và yêu cầu HS trưng bày sản phẩm và nêu các tiêu chuẩn đánh giá (như SGK/49).
+ Thêu đúng kĩ thuật.
+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.
+ Đường thêu phẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian 
GV nhận xét chung, đánh giá và khen những sản phẩm làm đẹp nhất.
GV nhận xét tiết học.
Để các dụng cụ thực hành thêu lên bàn các tổ kiểm tra lẫn nhau.
HS thực hành.
HS trưng bày sản phẩm dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá đã được ghi lên bảng phụ để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn mình.
Lớp nhận xét.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Cắt thêu sản phẩm tự chọn.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà cho ba, mẹ, người thân xem sản phẩm của mình.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 29/11/2015 NGÀY DẠY: 02/12/2015
 TUẦN: 14 
Tập đọc
Chú Đất Nung (tt)
I. Mục tiêu:
Đọc trôi chảy, rõ ràng. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kỵ sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung). 
Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành nhười hữu ích, cứu sống được người khác.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Giáo dục KNS: Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tự nhận thức bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, tranh minh họa, phiếu học tập.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Chú Đất Nung”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Luyện đọc:
GV gọi HS đọc cả bài.
Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
Bài văn chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: “Hai người bột.xuống thuyền vào cống tìm công chúa”.
+ Đoạn 2: “Gặp công chúachạy trốn”.
+ Đoạn 3: “Chiếc thuyền mãnh .se bột lại”.
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
Giải nghĩa thêm từ khó mà HS chưa hiểu.
GV nhận xét chung.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
1-2 HS đọc cả bài, cả lớp đọc thầm.
Làm việc theo nhóm, đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa từ và đọc lại từ đã đọc sai.
Cả lớp đọc thầm phần chú giải, vài em giải nghĩa từ.
25’
Hoạt động thực hành: 
Tìm hiểu bài:
GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm. 
+ Kể lại tai nạn của hai người bột? 
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn? 
+ Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột?
+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì? 
+ Các em hãy suy nghĩ đặt một tên khác cho truyện. 
GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Đọc diễn cảm + học thuộc lòng:
Tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm nối tiếp.
GV nhận xét chung, tuyên dương các nhóm đọc hay.
GV lồng ghép giáo dục KNS: Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tự nhận thức bản thân.
GV nhận xét tiết học.
Lớp lắng nghe, thảo luận nhóm. Nhóm nhận xét, bổ sung câu TL của các bạn trong nhóm.
Lớp nhận xét, bổ sung. HS rút ra nội dung bài học.
NT yêu cầu các bạn phân vai và thi với các nhóm khác gồm: người dẫn chuyện chàng kị sĩ, nàng công chúa, Đất Nung.
Câu đầu đọc chậm rãi, giọng hồi hộp, căng thẳng. Lời chàng kị sĩ và công chúa lo lắng, căng thẳng khi gặp nạn, ngạc nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung. Lời Đất Nung: thẳng thắn, chân thành, cộc tuếch.
Lớp nhận xét nhóm thắng cuộc.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Chuẩn bị bài Cánh diều tuổi thơ.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể lại nội dung chính của câu chuyện cho ba, mẹ, người thân nghe. 
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 29/11/2015 NGÀY DẠY: 02/12/2015
 TUẦN: 14 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK.
HS: SGK, vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Luyện tập”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Củng cố kiến thức:
Yêu cầu HS nhắc lại công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
GV nhận xét và chốt.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
Một số HS phát biểu nêu công thức:
Số Bé = (tổng - hiệu) : 2
Số Lớn = Số Bé + hiệu 
Lớp nhận xét.
25’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện. Đặt tính rồi tính.
GV nhận xét chung. Chốt đáp án đúng.
Bài tập 2:
Yêu cầu làm việc nhóm.
GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
Bài tập 3, 4:
Tổ chức cho các nhóm thi đua.
GV nhận xét chung, khen các nhóm làm nhanh và chính xác. Chốt đáp án đúng: 
3) ĐS: 13710 kg
4) a. (33164 + 28528) : 4 = 
Cách 1: (33164 + 28528) : 4 
 = 61692 : 4 = 15 423
Cách 2: (33164 + 28528) : 4
 = 33164 : 4 + 28528 : 4
 = 8291 + 7132 = 15423
GV nhận xét tiết học.
HS đọc yêu cầu bài tập. 3 HS lên bảng, lớp thực hiện.
a) 67494 : 7 = 9642
 42789 : 5 = 8557
b) 359361 : 9 = 39929
 238057 : 8 = 29757 
Lớp nhận xét, bổ sung.
Làm việc nhóm đôi, nhóm nhận xét, bổ sung cho các bạn.
 SB là: (42506 - 18472) : 2 = 12017
 SL là: 12017 + 18472 = 30389 
 Đáp số: SB: 12017; SL: 30489
1, 2 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm. Làm việc nhóm, thảo luận.
Đại diện 1 số nhóm lên thi đua báo cáo kết quả trước lớp.
Lớp nhận xét.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Chia một số cho một tích.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà áp dụng làm những bài tập trong vở BT toán cho ba, mẹ, người thân xem.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 29/11/2015 NGÀY DẠY: 02/12/2015
 TUẦN: 14 
Tập làm văn
Thế nào là miêu tả?
I. Mục tiêu:
Hiểu được thế nào là miêu tả. (ND ghi nhớ)
Nhận biết được câu văn miêu tả Chú Đất Nung; Bước đầu biết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài Mưa.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: bảng phụ.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Thế nào là miêu tả?”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc lại đề bài. Làm cá nhân.
GV nhận xét và chốt: cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc lại đề bài. Làm việc nhóm.
GV nhận xét chung, hoàn thiện bài làm cho các nhóm.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc lại đề bài. Phát phiếu học tập. Làm việc nhóm.
+ Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
+ Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
+ Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào? 
+ Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì?
GV nhận xét, hoàn thiện bài làm cho các nhóm. Kết luận: Miêu tả là nói lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm và tìm những sự vật được miêu tả trong đoạn văn. Làm cá nhân.
Nhóm nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc đề bài. Các nhóm thảo luận và làm vào bảng nhóm. Đại diện nhóm lên dán kết quả trên bảng lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc đề bài. Các nhóm thảo luận và làm vào phiếu học tập.
+ Quan sát bằng mắt.
+ Quan sát bằng mắt.
+ Quan sát bằng mắt, bằng tai 
+ Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan. 
Nhóm nhận xét, bổ sung. HS đọc ghi nhớ SGK/140.
25’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Quan sát, giúp đỡ HS.
GV nhận xét và động viên HS. Kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung có 1 câu văn miêu tả chàng kị sĩ và nàng công chúa.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 141: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Trần Đăng Khoa phải quan sát thật kĩ sự vật mới miêu tả được. Các em sẽ thi xem lớp mình ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất.
Gợi ý: Trong cơn mưa, em thích hình ảnh nào?
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS. Tuyên dương HS viết được những câu văn miêu tả hay.
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm và tìm câu văn miêu tả.
+ Câu văn: "Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son".
Cả lớp quan sát tranh, lắng nghe.
Một số HS phát biểu, em thích hình ảnh:
+ Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười.
+ Cầy dừa sải tay nhảy múa.
+ Khắp nơi toàn màu trắng của nước...
+ Sấm rền vang rồi bỗng nhiên "đùng đùng, đoàng đoàng" làm mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khánh khách.
HS tự làm bài. Nối tiếp nhau trong nhóm đọc bài của mình, trao đổi ý kiến, nhận xét cho nhau.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Cấu tạo bài văn miêu tả.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể lại bài văn miêu tả mà em đã viết cho ba, mẹ, người thân nghe. 
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 29/11/2015 NGÀY DẠY: 03/12/2015
 TUẦN: 14 
Luyện từ và câu
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I. Mục tiêu:
Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
Nhận biết được tác dụng câu hỏi; Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mng muống trong những tình huống cụ thể.
Nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích khác.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
Hoạt động cơ bản: 
Giới thiệu bài “Dùng câu hỏi vào mục đích khác”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Nhận xét 1:
Yêu cầu HS đọc bài, làm việc cá nhân. Tìm câu hỏi trong đoạn văn trên.
GV nhận xét chung, chốt.
Nhận xét 2:
Yêu cầu làm việc thảo luận nhóm. Phát phiếu học tập:
+ Câu "Sao chú mày nhát thế?" ông Hòn Rấm hỏi với ý gì? 
+ Câu "Chứ sao" của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?
GV nhận xét chung và kết luận: Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện thái độ khen chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó.
Nhận xét 3:
Yêu cầu làm việc nhóm.
+ Các em hãy suy nghĩ xem câu "Các cháu có thể nói nhỏ hơn không" có ý nghĩa gì? 
+ Câu hỏi còn thể hiện điều gì? 
GV nhận xét chung. Kết luận: Ngoài việc thể hiện thái độ khen chê, câu hỏi còn thể hiện yêu cầu hoặc mong muốn một điều gì đó.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Dùng viết chì gạch chân dưới câu hỏi. 
“- Sao chú mày nhát thế?
 - Nung ấy à?
 - Chứ sao?”
HS đọc câu hỏi. Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trả lời: Cả 2 câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết, mà dùng với ý chê cu Đất. 
Nhóm nhận xét, bổ sung. Rút ra nội dung của bài.
HS đọc câu hỏi. Thảo luận nhóm đôi.
+ Câu hỏi không dùng để hỏi mà yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn.
+ Yêu cầu, mong muốn.
Trong nhóm nhận xét, bổ sung. 1-2 HS đọc ghi nhớ.
20’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu hoạt động nhóm. Viết mục đích của mỗi câu hỏi bên cạnh từng câu.
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: "Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này."
b) ..."Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?"
c) Chị tôi cười: "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?"
d) ... "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?"
GV nhận xét, khen những HS đặt câu hay.
Bài tập 2:
Yêu cầu làm nhóm đôi. Phát phiếu học tập.
Gv nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của các nhóm, tuyên dương những nhóm làm nhanh và chính xác.
Bài tập 3:
Tổ chức thi đua. Gọi từng nhóm lên đóng vai.
+ Tỏ thái độ khen, chê.
+ Khẳng định, phủ định. 
+ Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
NT yêu cầu các bạn làm việc, thảo luận làm vào bảng nhóm.
+ Được mẹ dùng để bảo con nín khóc (thể hiện yêu cầu).
+ Câu hỏi được bạn dùng thể hiện ý chê trách.
+ Câu hỏi được chị dùng để che em vẽ ngựa không giống. 
+ Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung cho nhau.
HS đọc yêu cầu. Thảo luận nhóm đôi và trả lời.
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt mình cùng nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d) Chơi diều cũng thích chứ? 
Nhóm bổ sung, nhận xét.
HS đọc y/c và thảo luận đóng vai suy nghĩ từng tình huống.
+ Em gái em học mẫu giáo, hôm qua mang về phiếu bé ngoan. Em khen bé: "Sao bé ngoan thế nhỉ?"
+ Tối qua, bé nghịch, làm đổ hết thức ăn xuống đất. Em giận quá, kêu lên: "sao em hư thế?"
- Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn: "Ăn mận cũng hay chứ?"
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: "Ăn mận cho hỏng răng à?" 
+ Em trai tôi hát lớn trong khi tôi học bài. Tôi bảo: "Em thôi hát cho chị học bài được không?"
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài MRVT: Đồ chơi – Trò chơi.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà đặt câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi cho ba, mẹ, người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 29/11/2015 NGÀY DẠY: 03/12/2015
 TUẦN: 14 
Toán
Chia một số cho một tích
I. Mục tiêu:
Biết cách thực hiện được phép chia một số cho một tích.
Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
15’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài“Chia một số cho một tích”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức:
Yêu cầu HS làm cá nhân. Ghi lên bảng: 24: (3×2); 23 : 3 : 2; 24: 2: 3
GV nhận xét chung và chốt đáp án đúng: 24: ( 3×2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp.
HS đọc đề. 3 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp tính vào bảng con.
Lớp nhận xét, bổ sung.
20’
Hoạt động thực hành: 
Bài tập 1:
Yêu cầu HS làm vào bảng con.
GV nhận xét chung và chốt đáp án đúng. a= 5, b = 1, c = 2
Bài tập 2:
Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.
GV nhận xét chung, chốt đáp án đúng.
Bài tập 3:
Yêu cầu thảo luận nhóm.
GV nhận xét, chốt đáp án đúng 1200 đồng. 
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp làm vào bảng con.
a) 50 : (2 x 5 ) = 50 : 10 = 5
b) 72 : (9 x 8) = 72 : 72 = 1
c) 28 : (7 x 2) = 28 : 14 = 2 
Thảo luận nhóm đôi. 
a) 80 : 40 = 80 : (20 x 2) = 80 : 20 : 2 
 = 4 : 2 = 2
b)150 : 50 = 150: (10 x 5)
 = 150 : 10: 5 = 15 : 5 = 3 
c) 80 : 16 = 80 : (8 x2) = 80 : 8 : 2
 = 10 : 2 = 5
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
HS đọc đề, lớp đọc thầm. Thào luận nhóm và làm bài.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Chia một tích cho một số.
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà biết áp dụng để làm tính toán nhanh cho ba, mẹ, người thân xem.
*Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
NGÀY SOẠN: 229/11/2015 NGÀY DẠY: 03/12/2015
 TUẦN: 14 
Địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. Mục tiêu:
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết ĐBBB có mùa đông lạnh.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đồ Địa lí Việt Nam, phiếu học tập.
HS: SGK, xem trước bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’) Hát vui
2. Ôn bài: (2’) 
Phó CTHĐTQ điều khiển việc ôn bài.
Phó CTHĐTQ báo cáo với GV việc ôn bài của lớp.
GV quan sát và nhận xét.
3. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
Hoạt động cơ bản: Giới thiệu bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”.
 Yêu cầu HS đọc mục tiêu bài.
NT yêu cầu các bạn lấy vở ghi tựa bài.
Đại diện nhóm đọc nối tiếp. 
30’
Hoạt động thực hành: 
Vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước:
GV phát phiếu học tập. Yêu cầu làm việc nhóm.
+ ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? 
+ Công việc trồng lúa rất vất vả gồm nhiều công đoạn. Chúng ta xem công việc trồng lúa vất vả như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? 
+ Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB. 
+ Ngoài lúa gạo, người dân ĐBBB còn trồng nhiều bắp, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá. Đây là nơi nuôi lợn, gà, vịt vào loại nhiều nhất nước ta.
+ Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà,vịt?
GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS.
Vùng trồng nhiều ra xứ lạnh:
Yêu cầu làm việc nhóm. Trả lời một số câu hỏi sau:
+ Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào?
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? 
+ Hãy kể tên một số loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB? 
GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS. Kết luận: Nguồn rau xứ lạnh này làm nguồn thực phẩm của người dân ĐBBB thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao. 
GV nhận xét tiết học.
1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm nội dung SGK. NT nhận phiếu học tập và phát cho các bạn và làm việc trên phiếu. Kết hợp quan sát tranh.
+ Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước nên ĐBBB trở thành vựa lúa thứ hai của cả nước.
+ Người dân ĐBBB tần tảo vất vả 1 nắng 2 sương để sản xuất ra lúa gạo, vì thế chúng ta cần quý trọng sức lao động và kết quả lao động của họ.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Các nhóm thảo luận.
+ Káo dài 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc thổi về
+ Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách,...)
+ Khó khăn: Nếu rét quá thì lúa và một số loại cây bị chết. 
+ Bắp cải, xà lách, cà rốt...
4 HS lần lượt đọc phần ghi nhớ SGK.
Phó CTHĐTQ thực hiện ôn bài cho lớp. Yêu cầu chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ (tt).
2’
Hoạt động ứng dụng:
Về nhà kể cho ba, mẹ, người thân nghe về đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
*Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN TUAN 14.docx
  • docxLỊCH BÁO GIẢNG T14.docx