Giáo án Lớp 2 - Tuần 6

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ dạng 7 + 5

 - Tự lập và học thuộc bảng công thức 7 cộng với một số.

 - Áp dụng phép tính cộng có nhớ có dạng 7 + 5 để giải các bài toán có liên quan.

II/ đồ dùng dạy học:

 - Que tính, bảng gài que tính.

 - SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 40 trang Người đăng honganh Lượt xem 1274Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS lắng nghe và phân tích đề.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào bảng con.
- Hs đọc CN, ĐT.
- Hs làm vào VBT.
- Lần lượt từng em nêu kết quả.
- Lớp nhận xét và điền Đ. S.
- HS làm vào bảng con.
- Lần lượt 6 em lên bảng làm, mỗi em 1 bài.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm. 
- HS trả lời miệng.
 D.. 9
Môn : Kể Chuyện
MẨU GIẤY VỤN
I/ MỤC TIÊU :
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể lại được nội dung từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Mẩu giấy vụn.
- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lờ kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể theo từng vai.
- Biết theo dõi và nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại nội dung câu chuyện Chiếc bút mực.
- Hỏi : Trong chuyện có những nhân vật nào ? Con thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Trong hai tiết tập đọc trước, chúng ta được học bài gì ?
- Câu chuyện xảy ra ở đâu ?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Câu chuyện khuyên em điều gì ?
- Nêu : Trong giờ kể chuyện hôm nay, các con sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện này.
2.2. Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện :
Bước 1 : Kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và kể lại từng đoạn chuyện trong nhóm của mình.
Bước 2 : Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần có bạn kể.
- Chú ý : Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy các em lúng túng.
Tranh 1 :
- Cô giáo đang chỉ cho HS thấy cái gì ?
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu ?
- Sau đó cô nói gì với HS ?
- Cô yêu cầu cả lớp làm gì ?
Tranh 2 :
- Cả lớp có nghe thấy mẩu giấy nói gì không ?
- Bạn trai đứng lên làm gì ?
- Nghe ý kiến của bạn trai cả lớp thế nào ?
Tranh 3, 4 :
- Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
- Tại sao cả lớp lại cười ?
2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Kể theo hình thức phân vai.
Lần 1 : GV làm người dẫn chuyện, một số HS nhận các vai còn lại.
Lần 2 : Chia nhóm, yêu cầu HS tự phân vai trong nhóm của mình và dựng lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm các nhóm kể tốt.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Bài Mẩu giấy vụn.
- Trong một lớp học.
- Cô giáo, bạn gái, bạn trai và học sinh trong lớp.
- Khuyên chúng em phải biết giữ gìn vệ sinh trường học.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng đoạn chuyện theo gợi ý. Khi một em kể, các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn khi cần và nhận xét.
- Đại diện các nhóm lần lượt kể từng đoạn cho hết chuyện.
- Nhận xét bạn về nội dung kể, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- Cô chỉ cho HS thấy mẩu giấy vụn.
- Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào của lớp học.
- Cô nói : “Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! Thật đáng khen ! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy vụn đang nằm ngay giữa cửa kia không ?”
- Cô yêu cầu cả lớp nghe xem mẩu giấy nói gì ?
- Cả lớp không ai nghe thấy mẩu giấy nói gì cả.
- Bạn nói với cô giáo là : “Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ ! ”
- Cả lớp đồng tình hưởng ứng.
- Một bạn gái đứng lên, nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.
- Vì bạn gái nói : Mẩu giấy bảo : “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”
- Phối hợp với GV và các bạn trong nhóm dựng lại câu chuyện theo vai.
- Thực hành kể theo vai.
Môn : Tập Đọc
NGÔI TRƯỜNG MỚI
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ ngữ : Ngôi trường, xây trên nền, lợp lá, tường vàng, lấp ló, bỡ ngỡ, xoan đào, sáng lên, trong nắng, rung động, trang nghiêm, thước kẽ, ...
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, thân thương.
- Hiểu nội dung bài : Qua việc tả ngôi trường mới, tác giả cho ta thấy tình yêu, niềm tự hào của em HS đối với ngôi trường, với cô giáo và bạn bè của em. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa (nếu có) 
- Bảng phụ ghi nội dung từ ngữ, câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Các con thích được học trong một trường mới không ? Vì sao ?
- Giới thiệu : Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được đến thăm ngôi trường mới. Cũng qua bài tập đọc này, cá con sẽ thấy tình yêu và long tự hào của bạn HS khi được học trong ngôi trường mới. 
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1, giọng đọc tha thiết, tình cảm. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả ngôi trường, gợi tả tình cảm của bạn HS với trường, lớp, cô giáo, bạn bè : tường vàng, ngói đỏ, lấp ló, thân quen, trắng, xanh, thơm tho, rung động, ấm áp, nghiêm trang, thân thương, 
b) Hướng dẫn luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Tiến hành như phần này ở các tiết trước. 
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- Yêu cầu tìm cách đọc và luyện đọc câu dài, câu khó ngắt giọng.
d) Đọc từng đoạn
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn cho đến hết bài.
- Chia nhóm và yêu cầu đọc trong nhóm.
e) Đọc đồng thanh cả lớp 
g) Thi đọc đồng thanh cả lớp
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài.
- Hỏi : Đọan văn nào trong bài tả ngôi trường từ xa. Hãy đọc đọan văn đó.
- Ngôi trường mới xây có gì đẹp ?
- Đoạn văn nào trong bài tả lớp học ?
- Cảnh vật trong lớp học được miêu tả như thế nào ?
- Cảm xúc của bạn HS dưới mái trường mới được thể hiện qua đọan văn nào ?
- Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới ?
- Theo em, bạn HS có yêu trường của mình không ? Vì sao em biết điếu đó ?
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ (nói về tình cảm của em) với ngôi trường đang học.
- Kết luận : Trường học là nơi con học tập, sinh họat, ở trường có thầy cô, bạn bè, bàn ghế, lớp học gắn bó với tuổi thơ các em. Các con nên yêu quý trường học của mình.
+ HS 1 đọc đoạn 1, 2 bài Mẫu giấy vụn và trả lời câu hỏi : Tại sao cả lớp không nghe thấy mẫu giấy nói gì ?
+ HS 2 đọc đọan 3, 4 bài Mẫu giấy vụn và trả lời câu hỏi : Tại sao bạn gái nghe thấy được lời của mẫu giấy ?
- Trả lời theo suy nghĩ.
- Theo dõi GV đọc và đọc thầm. 1 HS khá đọc mẫu lần 2.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó, dễ lẫn.
- Đọc chú giải trong SGK
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu :
Nhìn từ xa, / những mảng tường vàng, / ngói đỏ / như những cánh hoa lấp ló trong cây. //
Em bước vào lớp, / vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. //
Dưới mái trường mới, / sao tiếng trống rung động kéo dài ! //
Cả đến chiếc thước kẽ, / chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế ! //
- Đọc nối tiếp (2 lần)
- Đoạn 1 : Trường mới  lấp ló trong cây.
- Đoạn 2 : Em bước vào lớp  mùa thu 
- Đọan 3 : Dưới mái trừơng  đáng yêu đến thế !
- Đọc thầm.
- Đọc đoạn 1.
- Những mảnh tường vàng ngói đỏ như những đóa hoa lấp ló trong cây.
- Đoạn văn thứ 2.
- Tường vôi trắng  thơm tho trong nắng mùa thu.
- Đoạn văn cuối bài.
- Tiếng trống rung động kéo dài. Tiếng cô giáo nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của chính mình cũng vang vang đến lạ. Nhìn ai cũng thấy thân thương. Bút chì, thước kẻ cũng đáng yêu hơn.
- Bạn HS rất yêu trường của mình vì bạn thấy được vẻ đẹp của ngôi trường mới, thấy mọi vật mọi người đều gắn bó, đáng yêu.
- Một vài HS phát biểu.
Môn : Tự Nhiên Xã Hội
TIÊU HÓA THỨC ĂN
I/ MỤC TIÊU:
	- Nói sơ lượt về sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
	 - Hiểu được ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hóa được dễ dàng .
	- Hiểu được chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn sẽ có hại cho sự tiêu hóa.
	- Có ý thức : ăn chậm, nhai kĩ, không chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no, không nhịn đi đại tiện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mô hình cơ quan tiêu hóa.
- Một gói kẹo mềm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KHỞI ĐỘNG :
 - GV đưa ra mô hình cơ quan tiêu hóa và mời 1 số HS lên bảng chỉ trên mô hình theo yêu cầu :
 + Chỉ và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa : khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
 + Chỉ và nói về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa.
 - GV nhận xét.
 Hoạt động 1 : Sự tiêu hóa thức ăn ở miệng và dạ dày.
 Bước 1: Hoạt động cặp đôi.
 - GV phát cho mỗi HS 1 chiếc kẹo và yêu cầu :
 + Các em nhai kĩ kẹo ở trong miệng rồi mới nuốt. Sau đó cùng thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau :
 Ÿ Khi ta ăn, răng, lưỡi và nước bọt làm nhiệm vụ gì ?.
 Ÿ Vào đến dạ dày thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?. 
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo.
 - GV nhận xét bổ sung ý kiến của HS và kết luận.
 + Ở miệng thức ăn được răng nghiền nhỏ, lưỡi nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản rồi vào dạ dày.
 + Ở dạ dày thức ăn tiếp tục được nhào trộn nhờ sự co bóp của dạ dày và 1 phần thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng.
 Hoạt động 2 : Sự tiêu hóa thức ăn của ruột non và ruột già.
 - GV yêu cầu HS đọc phần thông tin về sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non ruột già (trang 15).
 - GV Đặt câu hỏi cho cả lớp .
 Ÿ Vào đến ruột non thức ăn tiếp tục được biến thành gì ?. ( thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng ).
 Ÿ Phần chất bổcó trong thức ăn được đưa đi đâu ? Để làm gì ? ( chất bổ thấm qua thành ruột non vào máu, đi nuôi cơ thể ).
 Ÿ Phần chất bã có trong thức được được đưa đi ? (chất bã được đưa xuống ruột già ).
 Ÿ Sau đó chất bã được biến đổi thành gì ? Được đưa đi đâu ? ( chất bã biến thành phân rồi được đưa ra ngoài ( qua hậu môn).
 GVKL : Vào đến ruột non , phần lớn thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng chúng thấm qua thành ruột non vào máu đi nuôi cơ thể. Chất bã được đưa xuống ruột già, biến thành phân rồi đưa ra ngoài.
 Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
 - GV đặt vấn đề .
 Ÿ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng.
 Ÿ Tại sao chúng ta nên ăn chậm, nhai kĩ ? ( Ăn chậm nhai kĩ để thức ăn được nghiền nát tốt hơn, giúp cho qúa trình tiêu hóa dễ nhàng hơn và nhanh chóng).
 Ÿ Tại sao chúng ta không nên chạy nhảy nô đùa sau khi ăn no ? ( Sau khi ăn no ta cần nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng để dạ dày làm việc tiêu hóa thức ăn. Nếu chúng ta chạy nhảy nô đùa ngay dễ bị đau sóc ở bụng, lâu ngày sẽ bị mắc các bệnh dạ dày ).
 Ÿ Tại sao chúng ta cần đi đại tiện hằng ngày ? (chúng ta cần đi đại tiêïn hằng ngày để tránh bị táo bón).
 * Gv nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi.
- HS thực hành nhai kẹo.
- Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS thảo luận và trình bày.
- Lớp nhận xét.
Môn : Toán
47 + 25
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh:
	- Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 47 + 25 .
	- Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 	- Que tính .
	- Nội dung bài tập 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH :
2. KIỂM TRA :
3. BÀI MỚI :
 a. Giới thiệu :
 - GV nêu MĐ, yêu cầu của bài và ghi tựa bài lên bảng.
 b. Giới thiệu phép cộng 38 + 25 :
 - Gv nêu bài toán : 
 + Có 47 que tính thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? .
 - GV hỏi.
 Ÿ Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào.
 - GV yêu cầu HS sử dụng que tính để tính.
 Ÿ 47que tính thêm 25 que tính là bao nhiêu que tính ? (47 que tính thêm 25 que tính là 72 que tính ).
 - GV yêu cầu 1 HS lên bản đặt tính và thực hiện phép tính. Cả lớp làm vào bảng con.
 - GV nhận xét.
 47 Ÿ 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 + 25 Ÿ 4cộng 2bằng 6, thêm 1bằng 7viết 7. 
 72
 - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
c/ Luyện tập-thực hành :
 Bài 1: Tính
 - GV cho Hs làm bài 1 vào VBT.
 - Khi Hs làm xong, GV gọi HS lên sửa.
 - GV nhận xét.
 17 37 47 57 67 
 + 24 +36 + 27 +18 + 29 
 41 73 74 75 96 
 77 28 39 47 29
 + 3 + 17 + 7 + 9 + 7
 80 45 46 56 36 
 Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S.
 a) 35 b) 37 c) 29 d) 47 e) 37
 + 7 + 5 + 16 + 14 + 3
 42 Đ 87 S 35 S 61 Đ 30 S 
 Bài 3 : 
 - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
 - GV hỏi.
 Ÿ Bài toán cho biết gì ? ( nữ 27 người nam 18 người ).
 Ÿ Bài toán hỏi gì ? ( Hỏi đội có bao nhiêu người ? ).
 - GV cho HS làm vào vở.
 - GV gọi 1 HS lên bảng làm .
 - GV nhận xét sửa chữa.
Giải.
 Đội đó có là:
27 + 18 = 45 (người)
Đáp số : 45 người
 Bài 4 : Điền chữ số thích hợp vào ô trống .
GV gọi 2 HS lên bảng làm.
GV nhận xét tuyên dương.
 3 7 2 7
 + 5 + 1 6
 4 2 4 3
4/ CỦNG CỐ-DẶN DÒ: 
 - GV gọi HS trả lời.
Ÿ Nêu lại cách đặt tính, thực hiện phép tính.
 * Nhận xét tiết học .
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS nghe và phân tích đề bài.
- Thực hiện phép cộng 38 + 25.
- HS thao tác trên que tính.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào bảng con.
- HS đọc CN, ĐT.
- 1 HS trả lời.
 + Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột 7, 2 thẳng hàng với 4, viết dấu + và kẻ vạch ngang.
 + Thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS làm bài.
- HS lên sửa bài.
- Lớp sửa bài đúng ghi Đ, sai ghi S.
- 1 HS đọc yêu cầu .
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
Môn : Chính Tả
MẨU GIẤY VỤN
I/ MỤC TIÊU 
- Nghe và viết lại chính xác, không mắc lỗi đoạn : Bỗng một em gái  Hãy bõ tôi vào sọt rác trong bài tập đọc Mẩu giấy vụn.
- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thenh dễ lẫn : ai/ay; s/x; thanh hỏi, thanh ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó, các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước cho HS viết.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ nghe đọc và viết lại đoạn cuối trong bài Mẩu giấy vụn. Sau đó làm các bài tập chính tả.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GV đọc lần 1 đoạn cần viết.
- Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào ?
- Đoạn này kể về ai ?
- Bạn gái đã làm gì ?
- Bạn nghe thấy mẫu giấy nói gì ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy ?
- Ngoài dấu phẩy trong bài còn có các dấu nào ?
- Dấu ngoặc kép đặt ở đâu ?
- Có thể hỏi thêm về cách viết các chữ đầu câu, đầu đoạn văn.
c) Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS đoạn các từ khó viết, các từ dễ lẫn.
- Yêu cầu HS viết các từ ngữ trên và chỉnh sửa lỗi sai cho HS nếu có.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
* Cách tiến hành
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chỉnh sửa lỗi sai cho HS và cho điểm.
- Yêu cầu HS đọc các từ ngữ trong bài sau khi đã điền.
Lời giải 
Bài 2 : mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay, chải tóc, nước chảy.
Bài 3 :
a) xa xôi, sa xuống, phố xá, đường sá.
b. ngã ba đường, ba ngả đường, vẽ tranh, có vẻ.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết giờ học
- Dặn dò HS về nhà viết lại những lỗi còn sai.
- HS viết theo lời đọc của GV:
long lanh, non nước, chen chúc, leng keng, lỡ hẹn, chim đến tìm mồi chíp chiu.
- HS theo dõi, sau đó 1 HS đọc lại đoạn viết lần 2.
- Bài Mẩu giấy vụn.
- Về hành động của bạn gái.
- Bạn gái đã nhặt mẩu giấy bỏ vào thùng rác.
- Mẩu giấy nói : “Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”
- Đoạn văn có 6 câu.
- Có 2 dấu phẩy.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
- Đặt ở đầu và cuối lời của mẩu giấy.
- Đọc các từ : bỗng, đứng dây, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, cười rộ lên 
- 2 HS lên bảng viết, những HS còn lại viết vào nháp.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Một số HS làm trên bảng lớp, các HS còn lại làm vào Vở bài tập.
- Tự theo dõi và chỉnh sửa bài mình cho đúng.
- Đọc từ ngữ trong bài.
Môn : Tập Đọc
MUA KÍNH
I/ MỤC TIÊU :
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ : lười học, nên, đọc sách, tưởng rằng, năm bảy, vẫn không, liền hỏi,  
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
- Biết phân biệt lời kể và lời của nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu tính hài hước của câu chuyện : Cậu bé lười học, không biết chữ lại tưởng nhầm cứ đeo kính là sẽ biết đọc nên mới đi mua kính. Hành động, suy nghĩ của câu làm bác bán kính không nhịn được cười. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa (nếu có) 
- Bảng phụ ghi nội dung từ ngữ, câu cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Người như thế nào mới đeo kính ?
- Nêu : Có một cậu bé không bị cận thị hay viễn thị nhưng lại đi mua kính.
Lí do đi mua kính của cậu bé làm cho bác bán kính phải phì cười. Vậy đó là lí do gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết rõ vì sao cậu bé đi mua kính. 
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1. Chú ý giọng người kể chậm rãi, hài hước; giọng cậu bé ngây thơ, ngạc nhiên; giọng người bán kính lúc nghi ngại, lúc vui vẽ, ôn tồn.
b) Hướng dẫn phát âm từ khó, dễ lẫn
- Tiến hành tương tự như các tiết trước.
c) Hướng dẫn ngắt giọng
- Tổ chức cho HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó ngắt giọng, cần diễn cảm.
d) Đọc từng đoạn
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
e) Đọc đồng thanh cả lớp 
g) Thi đọc đồng thanh cả lớp
2.3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài.
- Hỏi :Tại sao cậu bé không biết chữ ?
- Cậu bé Mua kính để làm gì ?
- Cậu bé đã thử kính như thế nào ?
- Bác bán kính đã hỏi cậu bé thế nào ?
- Khi đó cậu bé trả lời ra sao?
- Nghe cậu bé trả lời, bác bán kính đã làm gì?
- Em có biết vì sao bác bán kính lại cười không?
- Bác bán kính khuyên cậu điều gì ?
- Kết luận về nội dung câu chuyện.
2.4. Luyện đọc lại bài
- GV cho HS đọc theo vai, có thể thi giữa các nhóm với nhau.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Hỏi : Nếu gập cậu bé, em sẽ nói gì với cậu.
- Tổng kết giờ học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
+ HS 1 : Hãy đọc các đoạn văn miêu tả ngôi trường mới và lớp học.
Tại sao khi bước vào lớp học bạn HS lại thấy vừa bỡ ngỡ, vừa thân quen.
+ HS 2 : Đoạn văn nào cho thấy rõ tình cảm của bạn HS đối với ngôi trường mới.
Hãy đọc đọan văn đó và cho biết bạn HS có tình cảm như thế nào đối với ngôi trường mới ?
- Người già mắt kém, người bị cận thị, viễn thị, 
- 1 HS đọc mẫu lần 2
- Cả lớp theo dõi bài đọc.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài. 
- Luyện đọc các từ khó, dễ lẫn (đã giới thiệu ở phần mục tiêu).
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu :
Thấy nhiều người / khi đọc sách phải đeo kính, / cậu tưởng rằng / cứ keo kính thì đọc được sách. //
Cậu thử đến năm bảy chiếc kính khác nhau / mà vẫn không đọc được. //
Hay là / cháu không biết đọc ? //(Giọng nghi ngại)
Nếu cháu mà không biết đọc thì cháu còn mua kính làm gì ? (cao giọng ở cuối câu như hỏi văn).
- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn cho đến hết bài.
Đoạn 1 : Có một cậu bé  vẫn không đọc được.
Đoạn 2 : Bác bán kí

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc