Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Sáu

 Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 –TIẾT 2

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Kiểm tra: tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ /phút ; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.

- Mở rộng vốn từ về bốn mùa qua trò chơi.

- Ôn luyện cách dùng dấu chấm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu viết tên bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Giới thiệu bài.

2.Kiểm tra đọc.

- GV ghi phiếu tên các bài tập đọc tuần 20

- Cả lớp đọc thầm bài đọc.

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Ông Mạnh kết bạn với Thần Gió cho em thấy ông Mạnh là người như thế nào?

+Những dấu hiệu nào bào hiệu mùa xuân về ?

- Luyện đọc bài: Mùa nước nổi. -HS lên bốc thăm (6 em )

- H đọc

3.Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa.(Rung chuông vàng )

Câu 1: Một năm có mấy mùa?

A. 3 mùa B. 4 mùa C. 5 mùa

Câu 2: Mùa xuân bắt đầu từ tháng mấy đến hết tháng mấy?

A. Từ tháng 4 đến hết tháng 6.

B. Từ tháng 7 đến hết tháng 9.

C. Từ tháng 1 đến hết tháng 3.

D. Từ tháng 10 đến hết tháng 12.

Câu 3: Mùa hạ bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 6. Đúng hay sai?

A. Đúng. B. Sai.

Câu 4: Mùa thu bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 11. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

 Câu 5: Mùa đông là mùa cuối cùng của một năm. Đúng hay sai?

A. Đúng. B. Sai.

Câu 6: Mùa xuân có hoa gì?

A. Hoa phượng.

B. Hoa đào.

C. Hoa cúc.

Câu 7:Mùa hạ có hoa sen. Đúng hay sai?

A. Đúng. B. Sai.

Câu 8: Mùa xuân thời tiết như thế nào?

A. Mưa phùn gió bấc.

B. ấm áp.

C. Nóng bức.

D. Se se lạnh.

Câu 9: Mùa thu thời tiết như thế nào?

A. Mưa phùn gió bấc.

B. ấm áp.

C. Nóng bức.

D. Se se lạnh.

Câu 10: Mùa hạ thời tiết như thế nào?

A. Mưa phùn gió bấc.

B. ấm áp.

C. Nóng bức.

D. Se se lạnh.

Câu 11: Mùa đông thời tiết như thế nào?

A. Mưa phùn gió bấc.

B. ấm áp.

C. Nóng bức.

D. Se se lạnh. - H làm bảng con.

 

doc 234 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
___
Tiết 2 Toán
Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị
I.Mục tiêu.
 Giúp HS :
 - Ôn lại về so sánh các số và thứ tự các số.
 - Ôn lại về đếm các số (trong phạm vi 1000).
 - Biết viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
ii. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
- HS làm bảng: GV đọc số -HS viết số: 415, 221, 805, 644, 700, 355, 666, 890.
- HS đọc lại các số vừa viết. 
=> Nhận xét.
2. Dạy bài mới.(15’)
*Phân tích các số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
+Số 357:
-Phân tích cấu tạo số 357? (gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?)
? Vậy 357 bằng tổng của mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
-Hãy viết tổng đó vào bảng con.
-Viết bảng: 357 = 300 + 50 + 7
- Cho hs thực hành vào bảng con với số: 529, 736, 412.
Các số: 820 và 703 (làm tương tự nh trên) Lưu ý hs : Nếu chữ số hàng chục hoặc hàng đơn vị là 0 thì không viết nó vào trong tổng.
3. Luyện tập.
*Bài 1/155(7’-S)
-HS đổi sách KT -đọc KQ.
=>Chốt: Dựa vào đâu em PT được thành tổng các trăm, chục và đơn vị 
- Khi phân tích số ta phân tích từ hàng cao đến hàng thấp.
*Bài 3/155(4’-S)
-HS đổi sách KT -Nhận xét.
=>Chốt :Vì sao em nối 975 với tổng 900 +70 +5?
*Bài 2/155 (6’-V)
-1 HS làm bảng - đọc KQ.
=>Chốt :Làm thế nào em viết được các số thành tổng các trăm.
- 3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị 
-Bằng tổng của 3 trăm, 5 chục và 7 đơn vị.
2, 3 hs đọc lại bài làm.
529 = 500 + 20 + 9
736 = 700 + 30 + 6
412 = 400 +10 + 2
- H đọc yêu cầu bài
- Cấu tạo số 
- H đọc yêu cầu bài
- H làm bài
978 = 900 + 70 + 8.
835 = 800 + 30 + 5.
509 = 500 + 9
..Phân tích số - viết số
4. Củng cố (3’)
-Bài 4 /155 HS thi xếp hình.
- GV củng cố cách xếp hình.
- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..............................................
_______________________________________
Tiết 3	 Chính tả (Nghe - viết) 
 Cháu nhớ bác hồ 
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ: Cháu nhớ Bác Hồ
 - Làm đúng các bài tập phân biệt ch/tr.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2-3')
-HS viết bảng: quây quanh, dắt.
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2') Trực tiếp 
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
+GV đọc bài viết.
+Nhận xét chính tả:
-Những từ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
+Từ khó:
- GV nêu và ghi bảng: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng.
- Phân tích tiếng:
 khuâng = kh + uâng + thanh ngang.
-Tiếng chòm âm đầu ch viết bằng những con chữ gì?
- GV đọc từ khó 
- Nhận xét.
c. Viết bài (13-15')
- Nhắc tư thế ngồi.
- GV đọc - HS viết bài.
d.Chấm chữa bài (5')
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 7 - 9 bài.
e. Hướng dẫn làm bài tập (5 -7’)
*Bài 2/106
- Phần a. làm vở - 1số HS đọc 
-Phần b.làm sách - HS đổi sách KT.
*Bài 3/106 Làm miệng.
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét bài viết. 
- Nhận xét giờ học 
-Xê hát
-1 HS đọc từ khó.
- HS viết bảng: buâng khuâng, chòm râu
- Chỉnh tư thế ngồi
- Viết vở
- Soát lỗi
- HS ghi số lỗi và chữa lỗi.
- H đọc yêu cầu bài
- H làm vở
___________________________________________
Tiết 4 	 Âm nhạc 2
Ôn bài: Bắc kim thang
I. Mục tiêu
- Nhạc cụ quen dùng
- Học sinh thuộc lời ca, đúng giai điệu và tiết tấu
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
II. Đồ dung dạy học
- Nhạc cụ quen duìng
- SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định trật tự lớp: 
- Nhắc HS ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ
- Trong quá trình ôn tập
3. Bài mới	
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát :Bắc kim thang" 37')
- Cho học sinh nghe giai điệu bài hát. Hỏi học sinh tên bài hát, xuất xứ? 
HS nghe và trả lời
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn hát nhiều lần kết hợp vận động phụ hoạ (đã hướng dẫn ở bài trước)
Học sinh hát + phụ hoạ
- Mỗi học sinh lên biểu diễn trước lớp
Học sinh biểu diễn
- Gọi học sinh nhận xét
Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét - đánh giá
Học sinh nghe
Củng cố, dặn dò (3') 
- Cho cả lớp đúng lên hát và vỗ tay theo phách của bài át một lần 
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung tiết học
- Giáo viên nhận xét dặn dò
Học sinh hát
Học sinh nhắc lại
HS nghe
____________________________________________ 
Tiết 5 	 Tiếng anh
( Đ / c Hoài dạy )
________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 03 tháng 04 năm 2015
Tiết 1	 Mĩ thuật
( Đ / c Nhanh dạy )
____________________________________
Tiết 2	 Tập làm văn
 nghe và trả lời câu hỏi 
I.Mục đích yêu cầu.
 	- Nghe kể mẩu chuyện: Qua suối, nhớ và trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện Bác Hồ rất quan tâm tới mọi người. Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã.
-Trả lời đúng một câu hỏi về nội dung câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học.
-Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
-1 HS kể lại câu chuyện :Sự tích hoa dạ lan hương.
- Nhận xét
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài.(1’)
- GV nêu mục đích yêu cầu.
b.Hướng dẫn làm bài.
*Bài1/106 (18’-M)
-HS đọc thầm yêu cầu.
-HS quan sát tranh SGK.
-GV kể lại chuyện.
+Lần 1: toàn bộ câu chuyện 
+Lần 2: Vừa kể vừa đưa ra câu hỏi 
+Lần 3..
-HS thảo luận nhóm đôi 4 câu hỏi 
-Đại diện các nhóm trả lời.
 -HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét (nội dung, diễn đạt )
*Bài 2/106 (8’-V)
-HS đọc thầm và nêu yêu cầu 
-Chữa bài.
3.Củng cố dặn dò ( 2 - 3’)
- Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho mình?
- Nhận xét giờ học,Vn kể lai chuyện.
-1 HS nêu 
- HS nêu nội dung 
-1 HS đọc 
-HS đọc thầm 4 câu hỏi.
-Lần1 :1 HS đọc câu hỏi - 1 HS trả lời 
-Lần 2: HS nối tiếp trả lời câu hỏi 
-Lần 3: 2->3 HS trả lời toàn bộ câu hỏi 
- 2 - 3HS 
-1 HS nêu yêu cầu 
-HS nêu cách trình bày 
-HS làm bài.
-Luôn luôn giúp đỡ và quân tâm đến mọi người..
___________________________________________
Tiết 3	 Toán 
 Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu.
 Giúp HS :
- Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số theo cột dọc.
II.Đồ dùng dạy học.
- Các tấm ô vuông.
ii. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
- HS viết các số thành tổng các hàng: 560, 409, 165.
- H làm bảng con.
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới(15’)
+
+Giới thiệu phép cộng: 326 + 253.
- HS lấy 326 ô vuông xếp hàng trên.
- Lấy 253 ô vuông xếp hàng dưới.
- Em đã lấy mỗi hàng bao nhiêu ô vuông?
- Cô cũng có số ô vuông như của các em GV gắn.
- Cả 2 hàng có bao nhiêu ô vuông?
-Vậy 326 + 253 bằng bao nhiêu?
+HS đặt tính và tính.
- HS nêu cách đặt tính.
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- HS nêu cách cộng.
-Thực hiện phép tính em làm thế nào?
3. Luyện tập.
*Bài 1/156 (7’- B+S)
-HS đổi sách KT - đọc KQ.
=>Chốt: Viết KQ em cần chú ý gì?
Nêu cách cộng: 625 +43 
*Bài 3/156(5’-S)
-HS đổi sách KT- đọc KQ 
=>Chốt: Nhận xét các số của BT.
Nêu cách nhẩm: 500 + 100; 400 + 600
*Bài2/156 (6’-V)
=>Chốt: Cần chú ý gì khi đặt tính?
 HS nêu cách cộng?
326 và 253 
= 579 ô vuông 
+
 326
 253
 579
- Từ phải sang trái
+
+
 235 625 326
 451 43 251
 686 668 577
- Đều là các số tròn trăm
-1 HS làm bảng - chữa bài 
*Dự kiến sai lầm của hs: 
Bài 3/156: Hai phép cuối của 2 cột: viết sai kết quả (1000 viết sai thành 100)
4. Củng cố (3’)
- Nhận xét giờ học.
______________________________________
Tiết 4	 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp Tuần 30
I. mục đích Yêu cầu:
	- Nhận xét, đánh giá tuần 30.
	- Phát động phong trào thi đua tuần 31.
ii. chuẩn bị
 - Nội dung sinh hoạt.
iII. Lên lớp:
	1) Nhận xét các mặt trong tuần:
- Các tổ trưởng nhận xét và xếp loại các tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp về các mặt : học tập, nề nếp, đặc biệt là sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng, xếp hàng ra vào lớp.
- G nhận xét chung:
 * Ưu điểm : 
 + Nề nếp : 
 .......................................................................................................................
.......................................................................................................................
+ Học tập :
........................................................................................................................
.......................................................................................................................
 * Tồn tại : 
 + Nề nếp : 
 .......................................................................................................................
.......................................................................................................................
+ Học tập :
.......................................................................................................................
 .......................................................................................................................
b) Phát động thi đua tuần 31:
 - Tiếp tục rèn nề nếp về mọi mặt.Thi đua học và làm bài trước khi đến lớp. 
 - Các tổ thi đua theo dõi mọi mặt
 - Giữ gìn lớp học vệ sinh, không nói chuyện riêng, hăng hái học phát biểu.
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần trước. Học tập và làm theo báo đội.
________________________________________________________________________
Tuần 31 
Thứ hai ngày 06 tháng 04 năm 2015
Tiết 1	 Hoạt động tập thể	
Chủ điểm : hòa bình và hữu nghị
I. Mục tiêu.
- HS tìm hiểu và thi múa hát về Tình đoàn kết hữu nghị.
- Giáo dục các em biết yêu quê hương đất nước.
II.Các hoạt động dạy học.
1.Giới thiệu chủ đề ( 3- 5’):
- GV giới thiệu chủ đề.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề ( 5 – 7’ ).
- Đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em ? 
- Kể tên một số dân tộc mà em biết ?
- Thủ đô của nước Việt Nam có tên là gì?
3. Hoạt động 2: Thi múa hát ( 18 – 20’).
- HS thi hát, múa những bài hát nói về quê hương đất nước.
- Thi đua theo tổ.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS nêu cách đặt tính và tính.
3. Tổng kết ( 2 – 3’) 
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình.
- HS trả lời.
- HS thi hát theo tổ.
__________________________________
Tiết 2 	 Toán
luyện tập 
I.Mục tiêu.
 Giúp HS :
- Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số (không nhớ) và cộng số có 2chữ số (có nhớ)
- Ôn tập về 1/4, về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS làm bảng: Đặt tính rồi tính.
215 + 142 ; 708 + 71.
- Nhận xét, nêu cách tính PT1 .
2. Luyện tập. 
+
*Bài 2 c1/157 (4’-B)
=>Chốt: HS nêu cách đặt tính PT1.
- Khi đặt tính cần chú ý điều gì ?
- HS thực hiện PT 2 
-Thực hiện phép cộng có nhớ em cần lưu ý gì ?
*Bài 5 /157 (8’-B)
=>Chốt :câu lời giải 
- Muốn tính chu vi hình tam giác em làm thế nào?
-1HS đọc hoàn chỉnh cả bài.
*Bài 1/157(5’-S)
- HS đổi sách KT.
- HS đọc KQ.
=>Chốt :Cần chú ý gì khi ghi QK cột dọc?
*Bài 3/157(4’-S)
- HS đọc KQ
=>Chốt: Hình nào khoanh 1/4 số con vật ? Vì sao 
Tại sao em không khoanh vào b? 
*Bài 2/ C2,3/157(5’-V)
- HS làm bài - đổi sách KT - đọc KQ.
=>Chốt: Khi đặt tính và viết KQ cần chú ý gì?
- Nêu cách cộng: 665 + 214.
*Bài 4/157 (8’-V)
-1 HS làm bảng phụ.
=>Chốt: Câu trả lời.
-Vì sao em lấy: 210 + 18
+
68 
 312 27 
 557 95
- tính tổng độ dài các cạnh.
- viết các số phải thẳng hàng 
Bài giải
 Con sư tử cân nặng là :
 210 + 18 = 228 (kg )
 Đáp số : 228 kg 
3. Củng cố (3’)
- Chốt bài 4.
- Nhận xét giờ học.
_____________________________________
Tiết 3 + 4 	 Tập đọc
	Chiếc rễ đa tròn 
I. Mục đích - yêu cầu
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trôi chảy cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.
-Biết thay đổi giọng người kể với giọng nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu được ý nghĩa của các từ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la với mọi người, mọi vật 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK .
III. Các hoạt động dạy học . 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- 3 HS đọc bài: Cháu nhớ Bác Hồ (đoạn, cả bài )
- Nhận xét.
2.Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài: (1-2') 
-HS quan sát tranh =>GTB.
b.Luyện đọc đúng(33- 35’). 
+b1: - GV đọc mẫu – chia đoạn.
+b2: Luyện đọc + giải nghĩa từ
* Đoạn 1: 
- Câu 2: Đọc đúng: nằm; ngắt sau tiếng nhỏ/, ngoèo/. 
- GV đọc mẫu.
- Câu 3:đọc đúng: làm, nó; ngắt sau tiếng qua/ 
- GV đọc mẫu.
- Câu 4 và lời của Bác giọng ân cần.
- GV đọc mẫu
 => HD đọc đoạn 
- GV đọc mẫu 
–giải nghĩa: tần ngần, chú cần vụ.
* Đoạn 2: 
- Câu2 và lời của Bác cao giọng ôn tồn. 
- GV đọc mẫu 
- Câu 4 :ngắt sau tiếng tròn /. 
- GV đọc mẫu.
- Câu tiếp theo và lời của chú cần vụ giọng ngạc nhiên 
=> HD đọc đoạn 2:
- GV đọc mẫu
- Giải nghĩa: thắc mắc 
*Đoạn 3.
- Câu 1: đọc đúng: năm, lá; ngắt sau tiếng đất/ 
 - GV đọc mẫu.
- Câu cuối ngắt sau tiếng hiểu/.
- GV đọc mẫu.
=>HD đọc đoạn 3: GV đọc 
+ HS đọc nối tiếp đoạn
+ GV HD đọc cả bài.
* Nhận xét giờ học.(1’- 2’)
-HS đọc theo dãy.
- HS đọc theo dãy.
- HS đọc theo dãy.
- Đọc đoạn1:3 -5 HS.
- HS đọc theo dãy.
- HS đọc theo dãy.
-HS đọc theo dãy.
- Đọc đoạn:3 -5 HS.
- H đọc theo dãy
- H đọc theo dãy
- Đọc đoạn:3 -5 HS
- 2 lần 
- 2 HS đọc 
Tiết 2
c. Luyện đọc . (10')
- Đọc đoạn – nối đoạn – cả bài 
d. Tìm hiểu bài (17’- 20’)
+ HS đọc thầm đoạn 1 +2 trả lời thầm câu 1
-Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì ?
- Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
+HS đọc thầm đoạn 3.
- Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào?
- Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
-Hãy nói 1 câu:
+Về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
+Về thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh.
=>Bác Hồ có tình thương bao la với con người và mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống Bác cũng muốn trồng lại cho nó mọc thành cây.Trồng cái rễ cây, Bác cũng uốn cái rễ theo hình vòng tròn để cây lớn lên sẽ thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi . 
*GDBVMT: Các em cần theo gương Bác, phải biết chăm sóc và bảo vệ cây trong trường. 
d, Luyện đọc lại (5’- 7’)
- GV HD đọc cả bài – GV đọc 
-1 HS đọc cả bài.
- HS đọc phân vai.
-1 HS đọc cả bài.
3- Củng cố - dặn dò(3-5’)
- NX tiết học- Về nhà luyện đọc.
-1 HS đọc
 ..cuốn chiếc rễ lại trồng cho nó mọc tiếp .
..cuốn thành 1 vòng tròn buọc tựa vào 2 cái cọc .
2 HS đọc 
..vòng lá tròn 
..chui qua chui lại vòng lá tròn 
- HS nối tiếp nêu 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...........................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiết 5 : Luyện toán
Tuần 31 ( tiết 1)
I. Mục tiêu
- Củng cố cho H cách viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Củng cố cách đặt tính rồi cộng các số có ba chữ số theo cột dọc.
II. Đồ dùng
- Vở BTTN toán
III. Hoạt động dạy học
1. Củng cố kiến thức (5 – 7’)
- Đặt tính rồi tính :
324 + 571 628 + 71 148 + 121
? Nêu cách đặt tính và cách tính phép tính thứ ba.
? Khi đăt tính cần lưu ý gì ?
? Khi tính thực hiện theo thứ tự nào ?
2. HĐ2 : Luyện tập (28-30’)
* Bài 7/38
-> Củng cố viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
*Bài 8/ 38 ( tương tự bài 7 )
*Bài 9/38
- G quan sát, chấm đ/s
? Em khoanh vào đáp án nào ? Vì sao?
*Bài 10/38
- G quan sát, chấm đ/s
? Phần b em điền chữ gì? Vì sao?
*Bài 11+ 12/38
? Em khoanh vào đáp án nào? Em làm thế nào để khoanh vào đáp án đó?
* Bài 13/39
-> Củng cố cho H phép cộng các số tròn trăm.
 * Bài 14/39
? Em khoanh vào đáp án nào? Vì sao?
* Bài 15/39
-> Củng cố cho H giải toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo km
3. Bài tập bổ trợ
Tính chu vi hình tam giác biết độ dài các cạnh là110cm, 120cm, 140cm.
4. Dặn dò
- Nx giờ học
- H làm bc
- H đọc bài làm
- H nêu
- Viết các số thẳng cột
- Từ phải sang trái
- H nêu y/c, làm bài, đọc bài
- H nêu y/c, làm bài
- H chữa bài theo bàn
- H nêu y/c
- H làm bài
- H nêu y/c, làm bài, đọc bài
- H nêu y/c, làm bài, đọc bài
- H nêu y/c
- H làm bài, đọc bài
- H đọc bài toán
- H làm bài, đọc bài
- H đọc bài toán
- H làm bài, đọc bài
 ________________________________________
Tiết 6 : Tự nhiên xã hội
Mặt trời 
I.Mục tiêu
 Sau bài học, HS biết:
- Khái quát hình dạng, đặc điểm và vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất. 
- HS có ý thức đi nắng luôn đội mũ nón, không nhìn trực tiếp vào Mặt trời 
II. Đồ dùng dạy học .
-Tranh SGK .
III. Hoạt động dạy học
1.Khởi động : (5’)
-HS hát một bài hát về Mặt trời - Cháu vẽ ông mặt trời.
2. Vẽ và giới thiệu ông về Mặt trời (10’)
* Mục tiêu : HS khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt trời.
* Tiến hành: ( SD PP BTNB )
 - B1 : Làm việc cá nhân.
- HS vẽ và tô màu ông Mặt trời.
 - B2 : Hoạt động cả lớp.
- 1 số HS giới thiệu tranh vẽ.
 - B3 : Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi:
+ Khi quan sát và nghe giới thiệu em có thắc mắc gì cần giải đáp?
- Mặt trời có hình gì ?
-Tại sao bạn dùng màu đỏ, màu vàng để tô mặt trời ?
- Khi nắng bạn phải đội mũ nón hay che ô vì sao ?
-Tại sao không nhìn, quan sát Mặt trời trực tiếp?
+ Để giải đáp những thắc mắc đó em cần làm gì?
 - B4: Thực hiện phương án tìm tòi.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 với nội dung các câu hỏi trên.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác chia sẻ.
 - B5: Kết luận.
=> Kết luận: Mặt trời hình tròn, giống như một quả bóng lửa khổng lồ chiếu sáng và sưởi ấm trái đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
- Khi đi nắng cần đội mũ nón và không bao giờ đựơc nhìn trực tiếp mặt trời.
3. Thảo luận (15’)
* Mục tiêu: HS biết 1 cách khái quát về vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất.
* Tiến hành:
- GV nêu câu hỏi:Hãy nói về vai trò của Mặt Trời đối với mọi vật Trái Đất.
- HS nối tiếp nêu ý kiến.
- Em hãy tưởng tượng nếu không có mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt, Trái Đất chúng ta sẽ ra sao?
=> Kết luận : Người động vật, thực vật đều cần đến mặt trời.
3 . Củng cố (3’)
-Nhận xét giờ học.
____________________________________
Tiết 7 Âm nhạc
( Đ / c Liêm dạy )
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 07 tháng 04 năm 2015
Tiết 1 	 Kể chuyện
Chiếc rễ đa tròn 
I.Mục đích yêu cầu
- Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 3 tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện 
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện để nhận xét hoặc kể tiếp được câu chuyện.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ (3-5')
- 3HS kể lại câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng ( đoạn, cả bài )
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1-2') Trực tiếp 
b. Hướng dẫn kể chuyện: 28-30'
*Bài 1/109 (3’)
- HS đọc thầm YC.
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS quan sát tranh sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến ra nháp.
- HS nêu thứ tự đã sắp xếp.
- Nhận xét 
*Bài 2/109 (15’)
- HS nêu yêu cầu.
+Tranh 1. 
- HS quan sát và nêu nội dung tranh.
- GV kể mẫu.
- HS kể đoạn 1.
- Nhận xét (nội dung, diễn đạt ..)
+Tranh 2.
-Trong tranh vẽ gì?
-HS kể nhóm đôi(2’)
-Nhận xét.
+Tranh 3 .
-Nêu nội dung tranh.
-Nhận xét.
*HS kể nối tiếp đoạn.
-Nhận xét.
*Bài 3/109 (10’)
-HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét. 
3. Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Qua câu chuyện này em thấy tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi thế nào?
- VN kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Sắp xếp lại trật tự các tranh 
3 -1 - 2 
- Bác chỉ vào chiếc rễ đa và bảo chú bảo vụ đem nó đi trồng 
- các bạn thiếu nhi chơi trò chơi chui qua vòng lá tròn 
-Đại diện các nhóm kể.
- Kể đoạn 3
______________________________________
Tiết 2 	 Toán
Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
I.Mục tiêu.
 Giúp HS :
 - Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
 - Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
 - Biết giải toán về ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học 
- Các ô vuông, hình chữ nhật, hình vuông biểu diễn đơn vị, chục, trăm.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
	- HS làm bảng: Đặt tính rồi tính.
108 + 451 ; 86 - 25.
	- Nhận xét, nêu cách tính PT2.
2. Dạy bài mới(13’)
+Hướng dẫn trừ : 635 - 214 =?
- Gv nêu bài toán :có 635 ô vuông bớt đi 214 ô vuông .Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- BT cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Hãy tìm kết quả ( số ô vuông còn lại ) trên các tấm ô vuông.
- Lấy ra bao nhiêu ô vuông?
- Bớt đi bao nhiêu ô vuông?
- HS nêu cách bớt.
->GV gắn trực quan - thực hành.
-Vậy 635 ô vuông bớt đi 214 ô vuông còn lại bao nhiêu ô vuông?
-Vậy 635 - 214 =?
- GV ghi kết quả: 635 - 214 = 421 
+HS đặt tính và tính KQ.
-2 HS nêu cách đặt tính- GV ghi bảng.
- Cần chú ý gì khi đặt tính?
-2 HS nêu cách thực hiện.
3. Luyện tập 
*Bài 1/158 (5’-S)
- HS đổi sách KT - đọc KQ.
=>Chốt : Ghi KQ cần chú ý điều gì ?
- Các PT vừa thực hiện là phép trừ trong phạm vi bao nhiêu?
*Bài 2/158 (7’ -B)
=>Chốt: Đặt tính cần chú ý điều gì?
- Nêu cách trừ.
*Bài 3/158 (2’-S)
- HS đổi sách - đọc KQ.
=>Chốt: Khi trừ số tròn trăm em làm thế nào?
b. SBT có đặc điểm gì? em nhẩm thế nào? 
*Bài 4/158 ( 7’-V)
-1 HS làm bảng phụ.
=>Chốt: Câu trả lời.
- Làm cách nào tìm được số con gà?
- HS nêu BT 
- nêu PT 
- 6 trăm, 3 chục và 5 ô vuông 
- 2trăm, 1 chục và 4 ô vuông 
- 421 ô vuông 
635
214
421
395
222 23
 370 372
Bài giải
Đàn gà có số con là :
 183 - 121 = 62 ( con)
 Đáp số : 62 con gà.
4. Củng cố (3’)
- Chốt bài 4.
- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...
____________________________________________
Tiết 3 	 Chính tả ( Nghe - viết)
 Việt nam có bác 
I.Mục đích , yêu cầu 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ thể lục bát.
- Làm đúng các bài tập phân biệt : r/d/gi
II. Các hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (2-3')
- HS viết bảng : bâng khuâng, bạc phơ 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2') Trực tiếp 
b. Hướng dẫn nghe viết (10-12’)
+ GV đọc bài viết.
+Câu hỏi nội dung:
-Vì sao tác giả viết:Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam?
+Nhận xét chính tả:
-Tìm tên riêng trong bài chính tả ?Khi viết cần chú ý điều gì?
+ HD viết từ khó: 
- GV nêu từ khó : non nước, lục bát, chung đúc 
 -Nêu cách viết chữ. 
 nước = n + ươc + thanh sắc
 lục = l + uc + th

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_27.doc