Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014 - Cao Hữu Sinh

Thứ / ngày Tiết Môn Tên bài dạy

THỨ HAI

1 Đạo đức Thực hành GHK2

 2 Toán Một phần năm

 3 Tập đọc Sơn Tinh ,Thủy Tinh

 4 Tập đọc //

THỨ BA

1 Kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

 2 Toán Luyện tập

 3 Chính tả Sơn Tinh, Thủy Tinh

THỨ TƯ

1 Tập đọc Bé biển nhìn

 2 Toán Luyện tập chung

 3 LT & Câu T.N về sống biển. Đặt câu và TLCH ? Vì sao?

THỨ NĂM

1 Tập viết Chữ hoa V

 2 Toán Giờ phút

 3 TN & XH Một số loài cây sông trên cạn

 4 Thủ cơng Làm dây xúc xích trang trí

THỨ SÁU

 1 Chính tả Bé nhìn biển (n.v)

 2 Toán Thực hành xem đồng hồ

 3 TLV Đáp lời đồng ý quan sát tranh trả lời câu hỏi

 4 SHTT Phê và tự phê

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014 - Cao Hữu Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------- 
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
KỂ CHUYỆN
SƠN TINH, THUỶ TINH.
I. MỤC TIÊU: 
- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1); dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT 2).
- HS K-G biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3).
 - Thích kể chuyện, biết lại cho người thân nghe.
II. CHUẨN BỊ:
 Tranh. Mũ hoá trang để đóng vai Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Vua Hùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Quả tim Khỉ
-Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Hoạt động 1: Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện .
-Gv gắn bảng 3 tranh minh hoạ, phóng to theo đúng thứ tự Sgk. 
-Yêu cầu hs quan sát tranh nhớ nội dung sắp xếp lại thứ tự.
-Một vài Hs nêu nội dung từng tranh sau đó nói thứ tự đúng của 3 tranh. Một Hs lên bảng sắp xếp lại 3 tranh theo thứ tự đúng trước lớp.
Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp lại.
-Yêu cầu HS kể từng đoạn theo nhóm
-Yêu cầu HS nhận xét bạn kể.
 - GV nxét, ghi điểm
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện (HS K-G)
-YC Hs kể bộ câu chuyện.
GV theo dõi nhận xét
4. Củng cố : 
5.Dặn dò: Chuẩn bị: Tôm càng và cá con.
-Hát
-3 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Hs nói về nội dung các tranh:
Tranh 1 : Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh Và Thuỷ Tinh
Tranh 2 : Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi.
Tranh 3 : Vua Hùng tiếp hai thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
( Thứ tự đúng của các tranh : 3, 2 , 1 )
-Hs kể từng đoạn theo nhóm 
-Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn theo hai hình thức.
 Mỗi nhóm 3 Hs nối tiếp nhau kể 3 đoạn.
 - HS khá, giỏi kể tồn bộ câu chuyện
- Nhận xét tiết học
------------------------------------ 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5) .
- Bài tập cần làm: bài 1,2,3.
 - HS khá giỏi làm 1,2,3,4
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ :Một phần năm
-GV vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu 1/5 hình
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Bài 1: HS tính nhẩm. 
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
-Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5
Bài 2: Lần lượt thực hiện tính theo từng cột, 
chẳng hạn:
	5 x 2 = 
	10 : 2 = 
	10 : 5 = 
Gv theo dõi chỉnh sửa 
 Bài 3-Gọi 1 HS đọc đề bài
-Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
-Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia ntn?
HS chọn phép tính và tính 35 : 5 = 7
Trình bày:Bài giải
 Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là:
 35: 5 = 7 (quyển vở)
	Đáp số: 7 quyển vở
4. Củng cố – Dặn dò
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
 - Nhận xét tiết học. 
-Hát
-HS cả lớp quan sát hình và giơ tay phát biểu ý kiến.
-1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 5 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính trong bài.
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
1 HS đọc đề bài
-Có tất cả 35 quyển vở
-Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần.
Nhóm HS làm bài ở bảng phụ
- HS nxét, sửa 
- 2 dãy HS thi đua. Đội nào nhanh sẽ thắng.
 - Nhận xét tiết học. 
----------------------------------
CHÍNH TẢ (tập chép)
SƠN TINH, THỦY TINH
I. MỤC TIÊU: 	
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2 a/b hoặc BT 3 a / b.
- Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Voi nhà.
-Yêu cầu HS viết các từ 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
-Gọi HS lần lượt đọc lại đoạn viết. 
b) Hướng dẫn cách trình bày
-Yêu cầu HS quan sát kĩ bài viết mẫu trên bảng và nêu cách trình bày một đoạn văn.
c) Hướng dẫn viết từ khó
-Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
-Hãy tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi, ch, tr; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
-Đọc lại các tiếng trên cho HS viết vào bảng con. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
d) Viết chính tả
-GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.
e) Soát lỗi 
g) Chấm bài 
-Thu và chấm một số bài. Số bài còn lại để chấm sau. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a
-Gọi HS đọc đề bài tổ chức cho HS thi làm bài nhanh. 
- GV nxét, sửa bài
Bài 3a
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, hướng dẫn hs cách chơi
- GV nxét, sửa bài, tuyên dương đội thắng cuộc
4.Củng cố : Yêu cầu các HS viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng và sạch, đẹp bài.
5.Dặn dò:Chuẩn bị: Bé nhìn biển.
- Nhận xét tiết học
-Hát
-4 HS lên bảng viết bài, cả lớp viết vào giấy nháp.
-HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
-HS lần lượt đọc bài.
- Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông.
-Các chữ đứng đầu câu văn và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh. - - tuyệt trần, công chúa, chồng, chàng trai, non cao, nước, giỏi, thẳm,
-Viết các từ khó, dễ lẫn.
-Nhìn bảng và viết bàivào vở.
- HS tự dò bài soát lỗi
-2 HS làmbài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. 
-HS chơi trò tìm từ.
- HS thi tiếp sức
 - HS nghe.
-HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
 - Nhận xét tiết học
---------------------------- 
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2013
TẬP ĐỌC
BÉ NHÌN BIỂN
I. MỤC TIÊU: 
- Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên .
- Hiểu nội dung: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng lớn mà ngộ nghĩnh như trẻ con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3 khổ thơ đầu.) 
- Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Sơn Tinh, Thuỷ tinh
Gọi 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
Nhận xét, cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
-GV đọc mẫu toàn bài lần 1. 
b) Luyện từng câu
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
c) Luyện đọc đoạn 
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
-Tổ chức cho HS luyện đọc bài theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 4 HS.
d) Thi đọc giữa các nhóm
-Tổ chức cho HS thi đọc từng khổ thơ, đọc cả bài.
e) Đọc đồng thanh 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
+ Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.
+ Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con?
+ Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
GV treo bảng phụ đã chép sẵn bài thơ, yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ, sau đó xoá dần bài thơ trên bảng cho HS học thuộc lòng.
-Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
4. Củng cố 
5. Dặn dò: về nhà đọc lại bài Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con.
 - Nhận xét giờ học
-Hát
-3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo.
-Đọc bài nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
-Tiếp nối nhau đọc hết bài.
-Lần lượt từng HS đọc trong nhóm. Mỗi HS đọc 1 khổ thơ cho đến hết bài.
-Mỗi nhóm cử 2 HS thi đọc.
-HS đọc đồng thanh
-Những câu thơ cho thấy biển rất rộng là: 
Tưởng rằng biển nhỏ 
-Những câu thơ cho thấy biển giống như trẻ con đó là: 
 Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co
Lon ta lon ton
-HS cả lớp đọc lại bài và trả lời.
 Học thuộc lòng bài thơ.
-Các nhóm thi đọc theo nhóm, cá nhân thi đọc cá nhân.
 - Nhận xét giờ học
---------------------------------- 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai đấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5) .
- Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số.
- Bài tập cần làm: bài 1,2,4.
 - HS khá giỏi làm hết
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ : Luyện tập
-Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia 5 và làm bài tập 3, 4.
-GV nhận xét 
3. Bài mới 
Bài 1: Hướng dẫn HS tính theo mẫu:
Mẫu : 3 x 4 : 2 = 12 : 2
 = 6
Bài 2: HS cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích.
a) 	X + 2 	= 6	X x 2	= 6
b) 	3 + X	 = 15	3 x X = 15
Bài 3: HS khá giỏi
 Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Chọn phép tính và tính 5 x 4 = 20
Trình bày:
Bài giải
Số con thỏ có tất cả là:
5 x 4 = 20 (con)
	Đáp số 20 con thỏ.
 - GV chấm, chữa bài
4. Củng cố 
5. Dặn dò Chuẩn bị: Giờ, phút.
- Nhận xét tiết học
-Hát
-HS đọc thuộc lòng bảng chia 5
-HS giải bài tập 3, 4.
- Bạn nhận xét 
-HS tính theo mẫu các bài còn laị
-HS làm bài vào vở bài tập. 
-HS sửa bài.
-2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
X + 2 = 6
X = 6 – 2
X = 4
b) 3 x X = 15
 X = 15 : 3 
 X = 5 
-HS đọc đề bài. 
-1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở 
-HS sửa bài.
 - Nhận xét tiết học
---------------------------------- 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN.
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
I. MỤC TIÊU 
 - Nắm được một số từ ngữ về sông biển (BT 1, BT 2)
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? ( BT 3, BT 4).
-Ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ :Từ ngử về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy
-Kiểm tra 4 HS.
-Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài.
-Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập.
- Đáp án: sông; suối; hồ
-Nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài.
- GV nxét, sửa bài
 Bài 4
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi.
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - dặn dị : 
 Chuẩn bị Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
- Nhận xét tiết học.
-Hát
-2 HS làm bài tập 1, 1 HS làm bài tập 2, 1 HS làm bài tập 3 của tiết Luyện từ và câu tuần trước.
- Đọc yêu cầu.
-Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm: 
-HS tự làm bài sau đó phát biểu ý kiến. 
- HS nhận xét, sửa bài
-Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau: Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
-HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
-Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp.
a) Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì chàng là người mang lễ vật đến trước.
b) Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì chàng không lấy được Mị Nương
Nhận xét tiết học.
-------------------------------- 
Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013 
Tập viết 
CHỮ HOA : V
I. Mục tiêu :
- Viết đúng chữ hao V ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) ; chữ và câu ứng dụng : Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: chữ mẫu
- HS: vở tập viết
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Oån định: 
2. KT bài cũ:
- Viết bảng con từ : Ươm
- Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
 * Giới thiệu
- GV ghi tựa bài lên bảng lớp
* HD viết chữ hoa
1. Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ V
* Cấu tạo: 
- Chữ V cỡ vừa cao mấy ô li?
- Gồm có mấy nét ?
- Nó được kết hợp bởi những nét cơ bản nào?
* Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giồng như nét 1 của các chữ H, I, K ; DB trên ĐK6.
- Nét 2: từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, DB ở ĐK1.
- Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, DB ở Đk5.
Hướng dẫn viết từ ứng dụng
* Giới thiệu từ ứng dụng
- Yêu cầu 1 em đọc cụm từ ứng dụng
- Em nào có thể giải thích cụm từ trên?
* Quan sát cụm từ ứng dụng và nêu nhận xét
 + Độ cao của các chữ cái V, b, g cao mấy ô li?
 + chữ t cao mấy ô li?
 + Chữ s, r cao mấy ô li ?
 + Các chữ còn lại cao mấy ô li?
* HD HS viết chữ “vượt” vào bảng con
* HD HS viết vào vở
* Chấm và chữa bài
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
- Khen ngơi những em viết chữ đẹp
5. Dặn dò:
- Về nhà tập viết thêm bài viết ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát vui
- Hs viết bảng con
- HS lặp lại tựa bài
- HS quan sát và nhận xét
- HS trả lời
- Lắng nghe, quan sát
- HS đọc cụm từ ứng dụng “ Vượt suối băng rừng “ giải thích.
- Hs trả lời
- HS tập viết 2 lượt chữ “Vượt” vào bảng con
- HS viết vào vở theo yêu cầu GV
------------------------------- 
TOÁN
GIỜ, PHÚT
I. MỤC TIÊU: 
- Biết 1 giờ có 60 phút.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
- Bài tập cần làm: bài 1,2,3.
II. CHUẨN BỊ:
-Mô hình đồng hồ (bằng nhựa hoặc bằng bìa). Đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. KTBC : Luyện tập chung.
-Sửa bài 4
-GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6
- GV nói: “Ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”.
- GV viết: 1 giờ = 60 phút
- GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ. 
- Hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?”
- GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết: 8 giờ 15 phút.
- Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi)
- GV ghi: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi.
- GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh, chẳng hạn:
- “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
GV xnét, sửa bài
Bài 2: 
-HS xem tranh, trả lời câu hỏi của bài toán. Ví dụ: “Tranh vẽ Mai ngủ dậy lúc 6 giờ thì ứng với đồng hồ C”.
-GV nxét 
Bài 3: HS làm vở
- GV xnét, sửa bài
4. Củng cố Trò chơi, 
5.Dặn dò Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
- Nxét tiết học
-Hát
-2 HS lên bảng thực hiện.
- Bạn nhận xét 
-HS lắng nghe
-HS lặp lại
-Đồng hồ đang chỉ 8 giờ
-HS lặp lại
-HS lặp lại
-HS lên bảng làm theo hiệu lệnh của GV. Bạn nhận xét 
-HS tự làm trên các mô hình đồng hồ chỉ: 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút 
-HS tự làm bài rồi chữa bài.
-HS xem tranh và trả lời câu hỏi của bài toán.
-Bạn nhận xét
-HS làm bài
 + Mai ăn sáng 6 giờ 15 phút: ĐHồ D
+ Mai đến trường lúc 7giờ 15 phút: ĐH B
+ Mai tan học về lúc 11giờ 30 phút 
- HS nxét 
- HS làm vở
-Nhận xét sửa sai.
 - HS thi đua đặt đúng kim đồng hồ. 
- Nxét tiết học
------------------------------------- 
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được tên, lợi ích của một số cây sống trên cạn..
- Quan sát và chỉ ra được một số cây sống trên cạn.
- Ham thích môn học.
 GDKNS :
Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thơng tin về các lồi cây sống trên cạn. 
Kĩ năng ra quyết định : nên và khơng nên làm gì để bảo vệ cây cối .
Phát triển kĩ năng giao tiếp thơng qua tham gia các hoạt động học tập .
Phát triển kĩ năng hợp tác : biết hợp với mọi người xung quanh cùng bảo vệ cây cối .
II. CHUẨN BỊ: 
Thảo luận nhĩm .
Trị chơi .
Suy nghĩ – thảo luận cặp đơi – chia sẻ .
Aûnh minh họa trong SGK trang 52, 53. Bút dạ bảng, giấy A3, phấn màu. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ :Cây sống ở đâu?
-Cây có thể trồng được ở những đâu?
+Giới thiệu tên cây.
+Nơi sống của loài cây đó.
+ Mô tả qua cho các bạn về đặc điểm của loại cây đó.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Kể tên các loài cây sống trên cạn.
* HS kể được tên 1 số cây sống trên cạn.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: 
Tên cây.
Thân, cành, lá, hoa của cây.
Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì?
- Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày.
- GV nxét chốt lại
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Nêu được ích lợi của 1 số cây sống trên cạn.
-Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
Hỏi: Trong tất cả các cây các em vừa nói, cây nào thuộc:
Loại cây ăn quả?
Loại cây lương thực, thực phẩm.
Loại cây cho bóng mát.
Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc:
Loại cây lấy gỗ?
Loại cây làm thuốc?
-GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc 
4. Củng cố 
5 Dặn dò Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Bạn nhận xét 
- HS thảo luận 
- Hình thức thảo luận: Nhóm thảo luận, lần lượt từng thành viên ghi loài cây mà mình biết vào giấy.
- 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày ý kiến thảo luận. Ví dụ:
+ Cây cam.
+ Thân màu nâu, có nhiều cành. Lá cam nhỏ, màu xanh. Hoa cam màu trắng, sau ra quả.
+ Rễ cam ở sâu dưới lòng đất, có vai trò hút nước cho cây.
- HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung.
+ Cây mít, đu đủ, thanh long.
+ Cây ngô, lạc.
+ Cây mít, bàng, xà cừ.
HS tìm thêm
Cây pơmu, bạch đàn, thông,.
Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng
- HS nghe, ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------
THỦ CÔNG
LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết cách làm dây xúc xích trang trí.
- Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn, Kích thước các vòng tròn của dây xúc xích tương đối đều nhau.
- Với hs khéo tay: Cắt, dán được dây xúc xích trang trí . Kích thước và các vòng dây xúc xích đều nhau. Màu sắc đẹp.
 - Thích làm đồ chơi, thích thú với sản phẩm lao động của mình.
II. CHUẨN BỊ: 
Mẫu dây xúc xích .Qui trình có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.Giấy, kéo, hồ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: KT sự chuẩn bị đồ dùng của HS
3. Bài mới: 
 Hoạt động 1 : Cho Hs quan sát và nhận xét.
Gv cho Hs quan sát vật mẫu và đặt câu hỏi cho Hs trả lời:
 * Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? Có hình dáng, màu sắc, kích thước như thế nào? Để có dược dây xúc xích ta làm thế nào? 
-Gv nhận xét 
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
-Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan giấy rộng 1 ô, dài 12 ô ( H1a)
Mỗi tờ giấy cắt lấy 4 -> 6 nan.
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích .
- Bôi hồ vào đầu nan và dán nan thứ nhất thành vòng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc