Giáo án Lớp 2 - Tuần 17

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

- Đọc trơn cả bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng những từ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó, mèo.

2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo

- Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh họa bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 1727Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tốt
- Các em cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi này ?
-  đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
*Kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành.
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng ở trường học.
Thứ ba, ngày 26 tháng 12 năm 2005
Thể dục
Tiết 33:
Bài 33:
Trò chơi: "bịt mắt bắt dê" và nhóm ba nhóm bảy"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn 2 trò chơi "Bịt mắt bắt dê" và "Nhóm ba nhóm bảy" 
2. Kỹ năng:
- Tham gia chơi tương đối chủ động
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, cờ, kẻ sân.
Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6-7'
1 - 2'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
D
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân đầu gối, hông
1 - 2'
 X X X X X D
 X X X X X
 X X X X X 
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
2x8 nhịp
- Cán sự điều khiển.
b. Phần cơ bản:
- Trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy
5 - 6'
- GV điều khiển
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
10 - 12'
- GV điều khiển
C. Phần kết thúc:
- Đi đều 2-4 hàng dọc
2-3'
- Cán sự điều khiển
- GV nhận xét tiết học.
1 - 2'
Kể chuyện
Tiết 17:
Tìm ngọc
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ câu chuyện. Kể lại được toàn bộ và từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Tìm ngọc một cách tự nhiên kết hợp với điệu bộ nét mặt.
2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện Tìm ngọc.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm
- 2 HS kể.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- Khen ngợi những nhân vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS quan sát tranh
- Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 6.
- Kể trước lớp 
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn người kể hay nhất.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Cả lớp bình chọn HS nhóm kể hay nhất.
- Các nhóm thi kể chuyện
C. Củng cố – dặn dò:
- Khen ngợi những HS nhớ chuyện kể tự nhiên.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
Chính tả: (Tập chép)
Tiết 33:
Tìm ngọc
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện Tìm ngọc.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm vần dễ, lẫn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho cả lớp viết bảng con các từ sau.
- HS viết bảng con: trâu, nông gia, quản công.
- Nhận xét bảng của HS 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn văn một lần
- Gọi HS đọc lại đoạn văn
- 2 HS đọc lại
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?
- Viết hoa lùi vào một ô.
- Tìm những chữ trong bài chính tả em dễ viết sai.
- Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa.
- Viết từ khó.
- HS viết bảng con: Long Vương, mưu mẹo.
2.2. GV đọc cho HS viết vở
- HS viết vào vở
- GV đọc cho HS soát lỗi.
 - HS tự soát lỗi
- Nhận xét lỗi của học sinh 
- Đổi chéo vở kiểm tra.
3. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét
4. Hướng dần làm bài tập:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ trống vần ui hay uy
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm
- HS làm bài sau đó đọc bài.
- Cả lớp làm vào sách
- Nhận xét
Bài 3: Điền vào chỗ trống
- 1 HS đọc yêu cầu
a. r, d hay gi ?
a. Rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 82:
ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố về cộng trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng trừ viết (có nhớ một lần)
- Củng cố về giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp làm bảng con
38
63
100
42
18
42
80
45
58
- Nhận xét – chữa bài.
B. Bài mới:
Bài 1:
- 1 đọc yêu cầu
- Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự nhẩm và kết quả vào sách
12 – 6 = 6
6 + 6 = 12
9 + 9 = 18
13 – 5 = 8 
14 – 7 = 7
8 + 7 = 15
17 – 8 = 9
16 – 8 = 8
- Nêu cách tính nhẩm
- Vài HS nêu
Bài 2: 
- 1 đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì ?
- Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con
68
56
82
90
100
27
44
48
32
7
95
100
34
58
093
- Nêu cách đặt tính rồi tính.
- Vài HS nêu
Bài 3: Số
- 1 HS đọc yêu cầu
- Viết bảng ý a
- Yêu cầu HS nhẩm rồi ghi kết quả.
- Nhẩm
17 trừ 3 bằng mấy ?
- 17 trừ 3 bằng 14
- Hãy so sánh 3 + 6 và 9. Vậy khi biết 17 – 3 – 6 = 8 có cần nhẩm 17 - 9 không ? vì sao ?
- Không cần vì 17 – 3 – 6 = 17 - 9
- Yêu cầu HS làm tiếp phần b.
15 – 6 = 9
 16 – 9 = 7
 14 – 8 = 6
16 – 6 – 3 = 7
14 – 4 – 4 = 6
Bài 4:
- 1 HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Thùng lớn đựng 60l nước thùng bé ít hơn 22l
- Bài toán hỏi gì ?
- Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước 
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Bài toán về ít hơn
- Yêu cầu HS nêu miệng tóm tắt và giải
Bài giải:
Thùng bé đựng số lít nước là:
60 – 22 = 38 (lít)
Đáp số: 38 lít 
Bài 5:
- Viết phép cộng có tổng bằng 1 số hạng
- Hướng dẫn HS nêu các phép cộng khác nhau
36 + 0 = 36
0 + 19 = 19
54 + 0 = 54
0 + 45 = 45
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2005
Thủ công
Tiết 17:
Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe (T1)
I. Mục tiêu:
- HS biết gấp cắt dán biển báo cấm đỗ xe.
- Gấp cắt dán được biển báo đỗ xe.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. chuẩn bị:
GV: 
 - Hình mẫu biển báo cấm đỗ xe
 - Quy trình gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
HS:
 - Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét
- Giới thiệu mẫu hình biển báo.
- HS quan sát
- Nêu sự giống, khác nhau với biển đã học.
- Giống về hình thức
- Khác: Hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô, rộng 4 ô.
3. Hướng dẫn mẫu:
- GV đưa quy trình cho HS quan sát
- HS quan sát các bước
Bước 1: Gấp, cắt, biển báo cấm đỗ xe
- Hình tròn màu có đỏ cạnh 6 ô
- Hình tròn màu đỏ cạnh 8 ô
- Hình chữ nhật dài 4 ô, rộng 1 ô.
- Hình chữ nhật khác màu, dài 10 ô, rộng 1 ô.
Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe
- Dán biển báo
- Dán hình tròn màu đỏ
- Dán hình tròn màu anh
- Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ
4. Tổ chức cho HS thực hành:
- GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe 
- HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo.
C. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau.
Tập đọc
Tiết 67:
Gà "tỉ tê" với gà
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
- Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người.
II. đồ dùng – dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Tìm Ngọc
- 2 HS đọc, mỗi em đọc 3 đoạn
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- GV nhận xét
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
- HS nghe
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Bài chia làm 3 đoạn.
- Đoạn 1: các câu 1, 2 ( từ đầu đến nũng nịu đáp lời mẹ)
- Đoạn 2: Các câu 3, 4
- Đoạn 3: Còn lại
- Chú ý ngắt giọng đúng các câu trên bảng phụ
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giảng từ:
- Tỉ tê
- Nói chuyện lâu, nhẹ nhàng, thân mật.
- Tín hiệu
- Âm thanh, cử chỉ, hình vẽ dùng để báo tin
- Hớn hở
- Vui mừng lộ rõ, ở nét mặt.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3
- GV quan sát các nhóm đọc.
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc cá nhân từng đoạn, cả bài.
3. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thâm cả bài
Câu 1:
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
- Gà con biết trò chuyện từ khi chúng em nằm trong trứng.
- Khi đó gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào ?
- Gà mẹ gõ mỏ lên quả trứng, gà con phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.
Câu 2:
- Nói lại cách gà mẹ báo cho con biết ?
a. Không có gì nguy hiểm ?
- Gà mẹ kêu đều đều "cúc, cúc, cúc"
b. Có mồi ngon lại đây ?
- Gà mẹ vừa bới, vừa kêu nhanh "cúc, cúc, cúc"
b. Tai hoạ, nấp nhanh
- Gà mẹ xù lông, miêng kêu liên tục, gấp gáp "roóc, roóc"
4. Luyện đọc lại:
- HS thi đọc lại bài 
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
- Gà cũng có tình cảm với nhau chẳng khác gì con người.
Luyện từ và câu
Tiết 17:
Mở rộng vốn từ, từ ngữ về vật nuôi câu kiểu ai thế nào ?
I. mục đích yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ: Các từ chỉ đặc điếm của loài vật.
2. Bước đầu biết thể hiện ý so sánh.
III. hoạt động dạy học:
- Tranh minh họa phóng to các con vật trong bài tập 1.
- Bảng phụ viết các từ ở bài tập 2 và bài tập 3.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: Tốt, ngoan, nhanh, nhanh, trắng, cao, khoẻ.
- HS tìm
- Nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- GV treo thanh 4 con vật.
- Gọi 1 HS lên bảng chọn thẻ từ gắn bên tranh minh hoạ mỗi con vật.
- HS lên bảng
Trâu khoẻ, rùa chậm, chó trung thành, 4. Thỏ nhanh
- Các thành ngữ nhấn mạnh đặc điểm của mỗi con vật.
VD: Khoẻ như trâu, chậm như rùa, nhanh như thỏ
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Thêm hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ sau
- Đẹp như tranh (như hoa)
- Cao như Sếu ( như cái sào)
- Khoẻ như trâu ( như voi)
- Nhanh như chớp ( như điện)
- Chậm như sên ( như rùa)
- Hiền như đất ( như bụt)
- Trắng như tuyết ( như bột lọc)
- Xanh như tầu lá
- Đỏ như gấc ( như con)
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS đọc bài, làm bài.
- Nhiều HS đọc bài của mình tròn như hòn bi ve/ tròn như hạt nhãn.
b. Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mướt
- Như nhung, mượt như tơ.
c. Hai cái tai nó nhỏ xíu
như hai búp lá non.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 83:
ôn tập về phép cộng và phép trừ
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố về cộng trừ nhẩm trong phạm vi bảng tính và cộng, trừ viết có nhớ trong phạm vi 100.
- Củng cố về tím một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Củng cố về giải toán và nhận dạng hình tứ giác.
II. các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bảng con
- Nhận xét chữa bài
90
56
100
32
44
7
58
100
093
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
5 + 9 = 14
8 + 6 = 14
9 + 5 = 14
6 + 8 = 14
14 – 7 = 7
12 – 6 = 6
16 – 8 = 8
18 – 9 = 9
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đặt tính rồi tính
36
100
48
100
45
36
75
48
2
45
72
025
96
098
90
Bài 3: Tìm x
- Yêu cầu HS làm vào nháp
- Gọi 3 em lên bảng
x + 16 = 20
 x = 20 - 16
 x = 4
x - 28 = 14
 x = 28 + 14
 x = 42
35 - x = 15
 x = 35 – 15
 x = 20
Bài 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Anh nặng 50kg, em nhẹ hơn 16kg
- Bài toán hỏi gì ?
- Hỏi em cân nặng ? kg
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt:
Anh nặng : 50 kg
Em nhẹ hơn: 16kg
Em : kg?
Bài giải:
Em cân nặng là:
50 + 16 = 34 (kg)
Đáp số: 34 kg
Bài 5:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
- Yêu cầu HS quan sát hình và đếm số hình tam giác.
- Khoanh chữ D
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tự nhiên xã hội
Tiết 17:
Phòng tránh ngã khi ở trường 
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II. Đồ dùng – dạy học:
- Hình vẽ SGK.
III. các Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Khởi động: 
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1: Động não
- Hãy kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường ?
- Chạy đuổi nhau, xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ
Bước 2: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4
- HS quan sát hình.
- Chỉ và nõi hoạt động của các bạn trong từng tranh ?
- Tranh 1: Các bán đang nhảy dây và chơi bi.
- Tranh 2: Các bạn đang với cành cây quả cửa số.
- Tranh 3: Chạy và xô đẩy nhau qua cầu thang.
- Tranh 4: Các bạn đáng xếp hàng lên xuống cầu thang.
- HS quan sát hình 34, 35
*Kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang trèo cây với cành cây ở cửa sổ rất nguy hiểm.
*Hoạt động 2: Thảo luận
- Lựa chọn trò chơi bổ ích.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Chơi theo nhóm 4.
- Tổ chức cho HS mỗi nhóm một trò chơi.
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Nhảy dây, đuổi nhau: Bịt mắt bắt dê.
- Em cảm thấy thế nào khi chơi trò này ?
- Rất thích
- Theo em trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và cho các bạn khi chơi không ?
- HS nêu
- Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này ?
- Không nên chơi đuổi nhau. Trong khi chơi không xô đẩy nhau
c. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện những điều đã học.
Thứ năm, ngày 29 tháng 12 năm 2005
Thể dục:
Tiết 34:
Bài 34:
ôn Trò chơi "vòng tròn và bỏ khăn"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Ôn 2 trò chơi: "Vòng tròn và "Bỏ khăn"
2. Kỹ năng:
- Tham gia chơi tương đối chủ động
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
X X X X X D
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
- Đi thường theo vòn tròn hít thở sâu, hít vào bằng mũi, buông tay xuống: Thở ra miệng
- GV điều khiển.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung
1'
B. Phần cơ bản:
24'
- Ôn trò chơi: Vòng tròn
2-3 lần
- Cán sự điều khiển
- Xem kỹ các lần chơi cho HS đi theo vòng tròn
- Ôn trò chơi: "Bỏ khăn
- Cán sự điều khiển 
c. Phần kết thúc:
5'
- Đi đều 2-4 hàng dọc và hát
8-10 lần
- Một số động tác hồi tính.
8-10 lần
- Hệ thống nhận xét.
1-2'
Tập viết
Tiết 17:
Chữ hoa: ô, ơ
I. Mục tiêu, yêu cầu:
+ Biết viết chữ Ô, Ơ hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
+ Viết cụm từ ứng dụng Ơn sâu nghĩa nặng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa Ô, Ơ đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ: Ơn sâu nghĩa nặng
III. các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Viết chữ O hoa
- HS viết bảng con
- Nhắc lại cụm từ đã học
- Ong bay bướn lượn
- Cả lớp viết: Ong
- Nhận xét – bảng con
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa Ô, Ơ:
2.1. Hướng dẫn HS quan sát chữ Ô, Ơ và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ Ô, Ơ
- HS quan sát.
- Các chữ hoa Ô, Ơ giống chữ gì đã học ?
- Giống chữ O chỉ thêm các dấu phụ (ô có thêm dấu mũ, ơ có thêm dấu râu)
- GV vừa viết mẫu vừa nói cách viết.
2.2. Hướng dẫn HS tập viết trên bảng con.
- HS tập viết Ô, Ơ hai lần.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc: Ơn sâu nghĩa nặng
- Em hiểu cụm từ muốn nói gì ?
- Có tình nghĩa sâu nặng với nhau.
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li ?
- Ơ, g, h
- Chữ nào có độ cao 1,25 li ?
- s
- Các chữ còn lại cao mấy li ?
- Các chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các chữ ?
 - Bằng khoảng cách viết một chữ cái O
3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Ơn vào bảng con
- HS viết bảng.
4. Hướng dẫn viết vở:
- HS viết vở
- Viết theo yêu cầu của giáo viên
- 1 dòng chữ Ô và chữ Ơ cỡ vừa
- GV theo dõi HS viết bài
- 1 dòng chữ Ô và chữ Ơ cỡ nhỏ
- 1 dòng chữ Ơn cỡ vừa
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện viết lại chữ Ô, Ơ
Tập đọc
Tiết 68:
Thêm sừng cho ngựa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, phân biệt lời người kể với lời từng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ khó: hí hoáy, giải thích
- Cảm nhận được tính hài hước của truyện: Cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại nghĩ rằng chỉ cần thêm sừng cho con vật không phải ngựa, con vật đó sẽ thành con bò.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: "Gà tỉ tê với gà"
- 2 HS đọc
- Qua bài cho em biết điều gì ?
- Loại gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm, che chở bảo vệ nhau.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- 3 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu - Con vẽ con ngựa của nhà mình cho mẹ xem.
- Đoạn 2: Từ Bin đem vở đến vào khoe với mẹ.
- Đoạn 3: Còn lại
- GV hướng dẫn HS đọc ngắt giọng một số câu trên bảng phụ.
- 1 HS đọc câu trên bảng phụ
- Giảng từ: hí hoáy
- (Làm) luôn tay rất chăm chỉ.
+ Giải thích
- Nói để người khác hiểu
 c. Đọc giữa các nhóm.
d. Một số đọc cả bài.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Câu 1:
- 1 HS đọc đoạn 1, 2
- Bin ham vẽ như thế nào ?
- Trên nền nhà ngoài sân chỗ nào cũng có những bức vẽ của Bin bức vẽ bằng phấn, bức vẽ bằng than.
- Bin định vẽ con gì ?
- Bin định vẽ con ngựa.
Câu 2: 
- Vì sao hỏi em vẽ con gì đây ?
- Mẹ không nhận ra đó là con ngựa, vì Bin vẽ không giống con ngựa.
- Bin định chữa bức vẽ đó như thế nào ?
- Thêm 2 cái sừng để con vật trong tranh trở thành con bò.
Câu 3: 
- Em hãy nói vài câu với Bin khỏi buồn ?
- Có công mài sắt, có ngày nên kim, cứ chịu khó tập vẽ rồi bạn vẽ được một con ngựa thật đẹp.
4. Luyện đọc lại:
- Bài có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, Bin, mẹ
- Mời 3 nhóm ( mỗi nhóm 3 HS) tự phân các vai
- HS đọc theo vai
- Cả lớp và giáo viên bình chọn, cá nhân nhóm đọc hay nhất.
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 84:
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xác định 3 điểm thẳng hàng.
- Tiếp tục củng cố về xác định vị trí các điểm trên trong vở HS để vẽ hình.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm bảng con
x + 16 = 20 
 x = 20 – 16 
 x = 4
35 - x = 15
 x = 35 – 15
 x = 20
- Nhận xét, chữa bài
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mỗi hình dưới đây là hình gì ?
- Yêu cầu HS quan sát các hình rồi trả lời
- HS quan sát
a. Hình a là hình gì ?
a. Hình tam giác
b. Hình b là hình gì ?
b. Hình tứ giác
c. Hình tứ giác
- Những hình nào là hình vuông ?
d. Hình vuông
g. Hình vuông (hình vuông đặt lệch đi.
- Hình nào là hình chữ nhật ?
e. Hình chữ nhật
Bài 2:
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm
- GV hướng dẫn HS vẽ
- Đặt trước cho mép thước trùng với dòng kẻ, chấm điểm tại vạch 8 của thước dùng bút nối điểm ở vạch o với điểm ở vạch 8 rồi viết số đo độ dài của đoạn thẳng.
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp vẽ vào vở
a. 
b.
- Nhận xét bài vẽ của HS
Bài 3: 
- Nêu tên 3 điểm thẳng hàng 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nhìn hình vẽ xác định 3 điểm thẳng hàng.
- Nhiều HS nêu
- Ba điểm A, B, E thẳng hàng
- Ba điểm D, B, I thẳng hàng.
- Ba điểm D, E, C thẳng hàng.
Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Vẽ hình theo mẫu
- Yêu cầu HS quan sát hình mẫu chấm các điểm rồi nối các điểm để có hình như hình mẫu.
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật
Tiết 17:
Xem tranh dân gian Việt Nam 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu biết thêm về tranh dân gian Việt Nam 
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ màu vào hình có sẵn.
3. Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp và yêu tranh dân gian.
II. Chuẩn bị:
- Tranh dân gian gà mái.
- Màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu tranh hình vẽ gà mái 
- HS quan sát
- Hình vẽ có những gì ?
- Có gà mè và nhiều gà con.
- Gà mẹ như thế nào ?
- Gà con quây quần xung quanh gà mẹ.
*Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- Gà con như thế nào ?
- Gà thường có màu gì ?
- Gà có màu nâu vàng, trắng hoa mơ
- Nhắc lại HS tự chọn màu vẽ theo ý thích.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV quan sát HS vẽ.
- HS thực hành vẽ
C. Củng cố – Dặn dò
- Chọn một số bài vẽ đẹp nhất để nhân xét.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh dân gian
Thứ sáu, ngày 29 tháng 12 năm 2005
Âm nhạc
Tiết 17:
Học hát bài: về hội đền thượng
I. Mục tiêu:
- Qua bài hát các em cảm nhận được vẻ đẹp của Đền Thượng với giai điệu vui, nhẹ nhàng.
- Biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.
II. chuẩn bị:
- Nhạc, băng nhạc.
- Trò chơi âm nhạc
III. Các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Một vài HS hát lại bài: Chiến sĩ tí hon"
b. Bài mới:
1. G

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan17.doc