Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự , vệ sinh nơi công cộng

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng

- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng ngõ xóm.

- HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự , vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành sạch đẹp văn minh góp phầnBVMT

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

A.(5) Kiểm tra kĩ năng: giữ gìn trường lớp sạch đẹp có lợi gì?

GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét- ghi điểm

B. Dạy học bài mới:

(2) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi

HĐ1(6) Phân tích tranh

GV cho HS quan sát tranh trong VBT, GV lần lượt nêu câu hỏi, HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét

 

doc 23 trang Người đăng honganh Lượt xem 1060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 16 - Nguyễn Thị Hồng - Trường Tiểu học Quảng Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi trả lời nhận xét - ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(28’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu 1 lần, 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm
b. Luyện phát âm: lo lắng, sưng to, sung sướng,...
5 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh, HS nối tiếp nhau đọc từng câu từ đầu cho đến hết bài
c. Luyện ngắt giọng: Bé rất thích chó / nhưng nhà bé không nuôi con nào,//
Một hôm,/ mải chạy theo Cún,/ Bé vấp phải.....
GV gọi 2 HS đọc các câu cần luyện ngắt giọng, GV sửa lỗi cho HS, cả lớp đọc đồng thanh
d. Đọc từng đoạn: 5 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn
e. Thi đọc giữa các nhóm :Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm, cá nhân thi đọc, nhóm thi đọc
g. Cả lớp đọc đồng thanh
 Tiết 2:
HĐ2(18’) Tìm hiểu bài
1 HS đọc bài, lớp đọc thầm, GV nêu câu hỏi ,HS trả lời, GV nhận xét
Bạn của bé ở nhà là ai?
Chuyện gì xảy ra khi bé mải chạy theo Cún?
Lúc đó Cún Bông đã giúp bé thế nào?
Những ai đến thăm bé ? vì sao bé vẫn buồn?
..........
HĐ3(15’) Luyện đọc lại truyện
Các nhóm thi đọc, GV nhận xét
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Nêu nội dung câu chuyện
Chuẩn bị bài sau.
Toán:
Tiết 76 : ngày, giờ
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong 1ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đên 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và gọi tên các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian các buổi sáng,trưa ,chiều ,tối,đêm.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ có thể quay kim
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra VBT của HS: GV kiểm tra 1số vở, GV nhận xét
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(8’) Giới thiệu ngày, giờ
Bước1: Dùng mô hình đồng hồ giới thiệu
Yêu cầu HS nói rõ bây giờ là ban ngày hay ban đêm, GV đưa ra mặt đồng hồ quay các kim giờ phút hỏi, HS trả lời
Bước2: Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau,...GV dùng mặt đồng hồ giới thiệu, GV nêu câu hỏi, HS trả lời
HĐ3(22’) Luyện tập- thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng đọc số
HS xem giờ vẽ SGK, HS nêu miệng đọc các giờ vào chỗ chấm
Bài3: Rèn kĩ năng viết số
GV giới thiệu đồng hồ điện tử, HS đối chiếu làm bài, HS nêu kết quả
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Toán :
Tiết 77 : thực hành xem đồng hồ
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng,chiều,tối.
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ ,23 giờ.
- Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ có kim quay được
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng: Một ngày có bao nhiêu giờ?
 Hãy kể tên các giờ của buổi sáng?
Giáo viên nêu câu hỏi, 2 học sinh trả lời, giáo viên nhận xét -ghi điểm.
B.Dạy học bài mới:
(2’):Giới thiệu bài trực tiếp:HS theo dõi
HĐ1(28’)Thực hành
Bài1: Rèn kĩ năng ghi các giờ trong tranh để nêu tên cho đúng,1 HS đọc đề,GV nêu câu hỏi HS trả lời , HS nối tiếp nhau trả lời đồng hồ thời gian thích hợp theo từng tranh
Bài 2: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi đúng câu hỏi sai?
2 HS đọc yêu cầu nêu các câu hỏi,HS quan sát tranh,đọc giờ quy định trong tranh va xem đồng hồ rồi so sánh
C(5’) Củng cố.dặn dò:Giao bài tập ở nhà.
Âm nhạc:
Kể chuyện âm nhạc – Nghe nhạc.
i.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết Mô- Da là nhạc sĩ người nước ngoài.
- Tập biểu diễn bài hát.
II. chuẩn bị: Câu chuyện Mô - da thần đồng âm nhạc
 - Trò chơi âm nhạc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 2 HS lên bảng hát lại bài Chiến sĩ tí hon– HS , Gv nhận xét , đánh giá 
B- Bài mới : (2’) GV giới thiệu bài ghi bảng
HĐ1(10’) Kể chuyện Mô - da thần đồng âm nhạc.
GV đọc chậm ,diễn cảm câu chuyện Mô - da thần đồng âm nhạc.
Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô - da
Nêu một vài câu hỏi cho HS trả lời sau khi nghe câu chuyện.
? Nhạc sĩ Mô - da là người nước nào ? Mô - da đã làm gì sau khi đánh rơi
bản nhạc xuống sông ? Khi biết rõ sự thật , ông bố Mô - da đã nói gì?
HĐ2(8’): Tập biểu diễn bài hát:
Cho HS nghe bài hát một lần để các em tìm một hai động tác phụ hoạ phù hợp với nhịp điệu của bài
HĐ3(7’): Trò chơi âm nhạc:
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Nghe giọng hát tìm ca sĩ”
Luật chơi : GV chỉ từng cặp HS lên bảng đứng quay lưng xuống lớp học.
3 HS hát nối tiếp bài hát – 2 bạn cùng đoán xem tên 3 bạn hát là ai?
C. Củng cố – Dặn dò(3’) - Nhận xét giờ học- Chuẩn bị bài sau
 Chính tả:
Tập chép: con chó nhà hàng xóm
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Chép chính xác bài CT ,trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2 ;BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chép
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết: chim bay, nước chảy, sai trái, sắp xếp,
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
 (2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(20’) Hướng dẫn viết chính tả
a.Ghi nhớ nội dung đoạn chép: 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Hướng dẫn cách trình bày:GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: nuôi, quấn quýt, bị thương, giường
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con, GV nhận xét
d. Chép bài: HS viết bài, GV quan sát, giúp đỡ
e. Soát lỗi: HS soát lại bài
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ2(8’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài2: Rèn kĩ năng Rèn kĩ năng tìm từ có vần ui/ uy.
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng làm, lớp nêu kết quả, GV nhận xét.
Bài3: Rèn kĩ năng tìm trong bài tập đọc có thanh hỏi thanh ngã .
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tìm từ nhanh.
Mỗi đội cử 3 HS. 1 đội tìm thanh hỏi ,1 đội tìm thanh ngã
Đội nào tìm nhanh thì thắng cuộc.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Tự nhiên- xã hội:
Các thành viên trong nhà trường
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số công việc của một số thành viên trong nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học: Một số bộ bìa, mỗi bộ gồm nhiều tấm bìa nhỏ, mỗi tấm bìa ghi tên một thành viên trong nhà trường( Hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện)
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra : Hãy nêu tên trường , lớp học mà em đang học
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1( 8’) Làm việc với SGK
Bước1: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm HS 1 bộ bìa, GV hướng dẫn HS quan sát các hình và GV hướng dẫn HS làm các việc gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp. Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ
Bước2: Làm việc cả lớp: GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày
HĐ2(13’) Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong nhà trường của mình
GV đưa ra hệ thống các câu hỏi , HS trả lời, 2- 3 HS bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường
C.(7’) Củng cố- dặn dò: GV đưa ra trò chơi “ Đó là ai?” HS chơi trò chơi
Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Tập đọc:
Thời khóa biểu
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc chậm rõ ràng các số chỉ giờ; ngắt nghỉ hơI đúng sau các dấu câu, giữa ,cột ,dòng.
- Hiểu được tác dụng của thời gian biểu( trả lời được CH 1,2) 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn các câu văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng đọc đoạn 1- 2 bài “ con chó nhà hàng xóm”
GV gọi 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(18’) Luyện đọc
a.Đọc mẫu: GV đọc mẫu 1 lần, 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm
b. Luyện đọc từng câu : HS nhìn bảng đọc, HS nối tiếp nhau đọc từng dòng
c. Đọc từng đoạn:Đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc 1 đoạn
d. Đọc trong nhóm:HS luyện đọc trong nhóm
e. Các nhóm thi đọc: Thi đọc trong nhóm, cá nhân thi đọc
g. Đọc đồng thanh:Cả lớp đọc đồng thanh
HĐ2(10’) Tìm hiểu bài
GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
Đay là lịch làm việc của ai ?
............
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Chính tả:
Nghe – viết : trâu ơi !
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Nghe – viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm đúng BT2 ;BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết : núi cao, tàu thủy, túi vải, ngụy trang
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con , GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(20’) Hướng dẫn viết chính tả
 a.Ghi nhớ nội dung bài viết
1 HS đọc bài viết, lớp theo dõi, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV nhận xét
b. Hướng dẫn trình bày: GV hướng dẫn HS cách trình bày
c. Hướng dẫn viết từ khó: Trâu, ruộng, cày, nghiệp nông gia
GV đọc , 2 HS lên bảng viết các từ, lớp viết vở nháp, GV nhận xét
d. Viết chính tả: GV đọc, HS viết bài vào vở
e. Soát lỗi:GV đọc lại bài, HS soát bài
g. Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét
HĐ2(10’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài2: Rèn kĩ năng phân biệt ao/ au
GV chia lớp 2 đội, mỗi đội cử đại diện 3 HS lên tìm tiếng, đội nào làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc, HS làm bài vào vở
Bài3: Rèn kĩ năng tìm tiếng thích hợp vào chỗ trống
1 HS đọc bài, GV hướng dẫn HS làm, 2 HS lên bảng làm, GV nhận xét
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009
Toán :
Tiết 78 : ngày, tháng
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc tên các ngày trong tháng.
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày tháng ( biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày tuần lễ.
II. Đồ dùng dạy học: Một quyển lịch tháng( tờ lịch tháng 11, 12)
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(4’) Kiểm tra VBT của HS: GV kểm tra VBT ở nhà của HS, GV nhận xét
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(8’) Giới thiệu các ngày trong tháng
GV giới thiệu tờ lịch tháng 11, HS quan sát, HS đọc tên các cột
GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS thực hành chỉ ngày trên lịch, GV kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng
HĐ2(18’) Luyện tập- thực hành:
Bài1: Rèn kĩ năng đọc, viết ( theo mẫu )
1 HS đọc đề, yêu cầu HS nêu cách viết của ngày7 tháng 4
GV nêu câu hỏi, HS trả lời, gọi HS lên bảng viết, lớp viết vào vở
Bài2: Rèn kĩ năng viết các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV treo tờ lịch tháng 12 lên bảng, GV hướng dẫn HS cách ghi , HS so sánh 2 tháng, GV kết luận
C.(8’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.Mĩ thuật :
Tập nặn tạo dáng : nặn hoặc vẽ, xé dán con vật
( Mức độ tích hợp GD BVMT: Liên hệ)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, biết cách xé dán con vật.
- Biết cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo ý thích.
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ con vật
- Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng.
HS khá giỏi : Hình vẽ ,xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: sưu tầm 1 số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau
HS: giấy vẽ, đất nặn, bút chì, màu vẽ, hồ dán
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra bài cũ : trả bài vẽ theo mầu “ vẽ cái cốc”
GV trả bài vẽ nhận xét 1 số bài, HS theo dõi
HĐ1(5’) Quan sát- nhận xét:
GV giới thiệu hình ảnh các con vật và đặt câu hỏi con vật này gồm có những bộ phận chính: đầu, mình, chân, đuôi.
Con mèo thường có màu đen, vàng...
HĐ2(14’) Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật
Có 2 cách nặn: Nặn các bộ phận rồi ghép dính lại. Từ thỏi đất vuốt nặn thành hình dạng con vật. Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy
Cách vẽ: Vẽ hình vừa với phần giấy, vẽ hình chính trước, vẽ chi tiết sau, vẽ màu theo ý thích
Cách xé dán: Xé hình chính trước, các chi tiết sau, vẽ hình con vật 1 màu, nhiều màu.
Thực hành: - Chú ý phần tạo dáng con vật – Khi xé dán có thể dùng giấy hoạ báo cũ . Cần tiết kiệm giấy khi làm bài .
- Vệ sinh sạch sẽ quanh chỗ ngồi sau khi xong bài.
- Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn để quan sát và hướng dấn bổ sung. Động viên ,khích lệ các em hoàn thành bài tập.
HĐ3(6’) Nhận xét- đánh giá:
GV thu sản phẩm và nhận xét theo 3 đối tượng HS
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Về hoàn thành bài Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu:
Từ chỉ vật nuôi. Câu kiểu ai thế nào ?
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu tìm được từ tráI nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ tráI nghĩa tìm được theo mẫu câu Ai thế nào?
- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh BT3.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(4’) Kiểm tra kĩ năng tìm từ chỉ tính chất của một người
3 HS kể tìm từ, HS khác nhận xét, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp:HS theo dõi
(30’) Hướng dẫn làm bài tập
HĐ1 Bài 1: Rèn kĩ năng tìm từ trái nghĩa: tốt, ngoan, nhanh,trắng, cao, khỏe
GV gọi 1 HS đọc đè, GV chia lớp 4 nhóm, HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, GV kết luận
HĐ2 Bài2: Rèn kĩ năng đặt câu
1 HS đọc đề, tự tìm từ trái nghĩa, HS đặt câu, 2 HS lên bảng đặt câu, HS khác làm bài, GV nhận xét, sửa sai
HĐ3 Bài3: Rèn kĩ năng viết tên các con vật vào chỗ trống
1 HS đọc đề, yêu cầu HS quan sát tranh, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS tự làm bài cá nhân
HS nối tiếp nhau trả lời miệng, nêu tên các con vật, GV nhận xét
GV đọc từng số con vật, lớp đọc đồng thanh tên các con vật đó
C.(4’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Kể chuyện:
Con chó nhà hàng xóm
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa rheo tranh, kể lại được đủ ý từng được của câu chuyện
HS khá giỏi : biết kể lại toàn bộ câu chuyện( BT2)
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng kể chuyện “ Hai anh em”
GV gọi 4 HS lên bảng kể nối tiếp nhau theo câu chuyện, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(18’) Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
Bước1: Kể trong nhóm
GV chia nhóm, lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm, nhóm khác nhận xét
Bước2: Kể trước lớp: Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi HS chỉ kể 1 đoạn truyện. Cả lớp theo dõi, GV nhận xét
GV gợi ý câu hỏi để HS dẽ kể
Cún Bông và Bé đang làm gì?
Chuyện gì xảy ra khi Bé và Cún đang chơi?
..........
HĐ3(10’) Kể lại toàn bộ câu chuyện( Dành cho HS khá giỏi)
HS Khá giỏi thực hành kể chuyện, GV nhận xét khuyến khích những TB kể được toàn bộ câu chuyện.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Qua câu chuyện này cho ta thấy điều gì?
Qua đó khuyên các em điều gì?
Về kể thuộc câu chuyện
 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Toán:
Tiết 79 : thực hành xem lịch
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
II. Đồ dùng dạy học: Tờ lịch tháng1, tháng4
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(4’) Kiểm tra VBT của HS: GV kiểm tra VBT của HS, GV nhận xét
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(8’) Giới thiệu các ngày trong tháng
GV giới thiệu tờ lịch tháng 11, HS quan sát, HS đọc tên các cột
GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS thực hành chỉ ngày trên lịch, GV kết luận về những thông tin được ghi trên lịch tháng
HĐ2(20’) Luyện tập- thực hành:
Bài1: Rèn kĩ năng đọc, viết ( theo mẫu)
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, gọi HS lên bảng viết,GV nhận xét
Bài2: Rèn kĩ năng viết các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12
1 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, GV treo tờ lịch tháng 12 lên bảng, GV hướng dẫn HS cách ghi, HS so sánh 2 tháng, GV kết luận
C.(6’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Tập viết :
Chữ hoa : o
( Phương thức tích hợp GD BVMT: Gián tiếp )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đúng chữ O( 1 dòng cờ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong( 1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ) Ong bay bướm lượn ( 3 lần)
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ O hoa
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng viết chữ N, cụm từ : Nghĩ trước nghĩ sau.
GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ1(4’) Hướng dẫn viết chữ hoa
a.Quan sát và nhận xét
GV treo mẫu chữ và yêu cầu HS quan sát về chiều cao, số nét trong khung chữ
b. Viết bảng: HS viết bảng con, GV nhận xét
HĐ2(4’) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
a.Giới thiệu : HS đọc cụm từ ứng dụng, GV giới thiệu cụm từ
Gợi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên thiên nhiên qua ND viết ứng dụng.
Ong bay bướm lượn 
? Câu văn gợi cho em nghĩ đén cảnh vật thiên nhiên ntn?
b. Quan sát, nhận xét : HS quan sát chữ mẫu, GV nêu câu hỏi, HS trả lời
c. Viết bảng: HS viết bảng con, GV nhận xét
HĐ3(20’) Hướng dẫn viết vào vở tập viết
HS thực hành viết vào vở tập viết, GV quan sát, nhận xét
Chấm bài: GV thu vở chấm, GV nhận xét 1 số bài
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Tìm thêm các cụm từ bắt đầu bằng chữ O
Chuẩn bị bài sau.
Thể dục :
Bài 31 : trò chơi “ nhóm ba nhóm bảy” và “vòng tròn” 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi và kẻ vòng tròn cho trò chơi “ vòng tròn”
Hoặc phương tiện cho trò chơi do GV tự chọn
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.HĐ1(5’) Phần mở đầu:
GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp
Ôn các động tác đã học: HS ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung
B. HĐ2(25’) Phần cơ bản:
Trò chơi “ vòng tròn” và “ nhóm ba nhóm bảy”
Từ đội hình hàng ngang GV cho HS chuyển thành vòng tròn để chơi trò chơi
GV nêu tên tò chơi, nhắc lại cách chơi kết hợp chỉ dẫn trên sân sau đó GV cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức 
C.HĐ3(5’) Phần kết thúc: Cúi người thả lỏng
Giao bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn:
Khen ngợi, kể ngắn về con vật- Lập thời gian biểu
( Phương thức tích hợp GD BVMT: Gián tiếp )
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước ,nói được câu tỏ ý khen ( BT1).
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà ( BT2). Biết lập thời gian biểu( nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày.(BT3)
GD ý thức bảo vệ các loài động vật.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm ra kĩ năng đọc bài viết của mình về anh chị em ruột( hoặc anh chị em họ)
1 HS đọc đề, 2 HS lên bảng đọc bài làm của mình, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
(30’) Hướng dẫn làm bài tập:
HĐ1 Bài 1: Rèn kĩ năng đặt câu mới để bày tỏ ý khen
1 HS đọc đề, GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận đại diện nhóm các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi câu mới lên bảng, cả lớp đọc lại câu đã ghi
HĐ2 Bài2: Rèn kĩ năng kể về một con vật nuôi trong nhà
1 HS xác định yêu cầu, 5 HS nêu tên các con vật, có thể kể con vật ngoài tranh, GV gọi 1 HS kể mẫu, GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi
5- 7 HS trình bày trước lớp theo từng nhóm, cả lớp nhận xét, GV nhận xét
Nhắc HS có ý thức bảo vệ các loại động vật
HĐ3 Bài3: Rèn kĩ năng lập thời gian biểu buổi tối của em
GV gọi 2 HS đọc đề, HS tự lập, GV gọi 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp, GV nhận xét, khuyến khích điểm
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thủ công:
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
- Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn
II. Đồ dùng dạy học: Hình mẫu gấp biển báo giao thông.... ngược chiều. Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ
III. Các hoạt động – dạy học chủ yếu:
A.(5’) Kiểm tra kĩ năng: Nêu các bước gấp, cắt, dán biển biển báo...chiều
GV gọi 2HS nêu, GV nhận xét- ghi điểm
B. Dạy học bài mới:
HĐ1(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
HĐ2(28’) Học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều
HS quan sát và nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo chỉ lối đi thuận chiều một cách ngắn gọn. Các bộ phận của biển báo cấm xe đi ngược chiều có kích thước giống như biển báo chỉ lối đi thuận chiều nhưng chỉ khác về màu sắc
HS thực hành, GV nêu các bước, quy trình gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều
Bước1: Gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều
Bước2: Dán chân biển báo cấm xe đi ngược chiều
GV tổ chức cho HS thực hành và chú ý quan sát, uốn nắn gợi ý, giúp đỡ những HS còn lúng túng.Tố chức trưng bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm
HS khá giỏi: Gấp cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều . Dường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
C.(5’) Củng cố- dặn dò: Về nhà hoàn thành sản phẩm
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Toán:
Tiết 80 : luyện tập chung
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết các đợn vị đo thời gian: ngày , giờ, ngày tháng.
- Biết xem lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
Mô hình đồng hồ có thể quay kim được, tờ lịch tháng 5
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.(4’) Kiểm tra VBT của HS: GV kiểm tra bài làm của HS, GV nhận xét
B. Dạy học bài mới:
(2’) GV giới thiệu bài trực tiếp: HS theo dõi
(31’) Luyện tập- thực hành
HĐ1 Bài1: Củng cố kĩ năng xem đồng hồ ứng với mỗi câu
1 HS đọc đề, xem đồng hồ( tranh vẽ) GV đưa ra các câu hỏi
HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi, GV nhận xét, kết luận
HĐ2 Bài2: Củng cố kĩ năng ghi ngay các ngày còn thiếu trong tờ lịch 
tháng 5
GV gọi HS đọc yêu cầu đề, GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội GV phát cho 1 tờ lịch tháng 5, mỗi đội cở đại diện 6 bạn lên tô màu, đội nào tô đúng nhanh là đội thắng cuộc, GV khuyển khích ghi điểm
b. Củng cố khái niệm xem lịch
HS đọc đề, GV nêu câu hỏi, HS trả lời, HS nối tiếp nhau trả lời, GV nhận xét
Bài3:( Dành cho HS khá giỏi) Củng cố kĩ năng quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ theo yêu cầu đề bài 
C.(3’) Củng cố- dặn dò: Giao bài tập về nhà.
Thể dục:
Bài 32: trò chơi “ nhanh l

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan16.2.doc