Giáo án Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Toan

KỂ CHUYỆN: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I/ MỤC TIÊU:

- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà(BT1).

 - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT2)

- HSKT: kể được một đoạn câu chuyện em thích.

- Giáo dục học sinh biết yêu quý ông bà, bố mẹ.

II/ CHUẨN BỊ:

 Bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Bài cũ : 4 em dựng lại câu chuyện: Người mẹ hiền theo vai.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Kể từng đoạn.

- Hướng dẫn học sinh kể mẫu đoạn 1. Gợi ý :

- Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào ?

- Bé Hà có sáng kiến gì?

- Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?

- Hai bố con chọn ngày nào làm lễ của ông bà? Vì sao ?

- Kể trong nhóm.

- Khi ngày lập đông đến gần, Bé Hà đã chọn được quà tặng ông bà chưa?

- Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà

- Kể trong nhóm.

-Đến ngày lập đông những ai về thăm ông bà?

- Bé Hà tặng ông bà cái gì? Thái độ của ông bà ra sao?

- Kể trong nhóm

b. Kể toàn bộ chuyện

- Giáo viên chọn cho học sinh hình thức kể:

+ Kể nối tiếp.

+ Kể theo vai.

- Gọi 2-3 em kể toàn bộ chuyện.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:

- Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì? - 4 em kể lại câu chuyện theo vai (cô giáo, Minh, Nam, Bác bảo vệ)

- Kể từng đoạn câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà.

- Bé Hà được coi là một cây sáng kiến, bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến

- Bé muốn chọn một ngày của ông bà.

- Bé thấy mọi người trong nhà ai cũng có ngày lễ của mình

- Chọn ngày lập đông, vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ các cụ già.

- HS kể đoạn 1 trong nhóm:

- HSKT kể đoạn mình thích

- Bé suy nghĩ mãi và chưa chọn được quà tặng ông bà.

- Bố đã giúp bé chọn quà cho ông bà.

- HS kể đoạn 2 trong nhóm

- Đến ngày lập đông các cô, chú đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà.

- Bé tặng ông bà chùm điểm mười, ông bà rất vui.

- HS kể đoạn 3 trong nhóm

- Mỗi nhóm 3 em nối tiếp nhau kể theo đoạn. Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc

- Nhận xét bạn kể.

- 3 em đại diện cho 3 nhóm thi kể, mổi em kể 1 đoạn, em khác nối tiếp.

- HS khá, giỏi thi kể toàn bộ câu chuyện. HS Nhận xét.

- Kính trọng, yêu quý và lễ phép với ông bà.

 

docx 16 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 8 th¸ng 11 n¨m 2016
MĨ THUẬT: GIÁO VIÊN BỘ MÔN
******************************
KỂ CHUYỆN: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I/ MỤC TIÊU: 
Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà(BT1). 
 - HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( BT2)
- HSKT: kể được một đoạn câu chuyện em thích.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý ông bà, bố mẹ.
II/ CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 4 em dựng lại câu chuyện: Người mẹ hiền theo vai.
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a. Kể từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh kể mẫu đoạn 1. Gợi ý :
- Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào ?
- Bé Hà có sáng kiến gì?
- Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
- Hai bố con chọn ngày nào làm lễ của ông bà? Vì sao ?
- Kể trong nhóm.
- Khi ngày lập đông đến gần, Bé Hà đã chọn được quà tặng ông bà chưa?
- Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà 
- Kể trong nhóm.
-Đến ngày lập đông những ai về thăm ông bà?
- Bé Hà tặng ông bà cái gì? Thái độ của ông bà ra sao?
- Kể trong nhóm
b. Kể toàn bộ chuyện 
- Giáo viên chọn cho học sinh hình thức kể: 
+ Kể nối tiếp.
+ Kể theo vai.
- Gọi 2-3 em kể toàn bộ chuyện.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?
- 4 em kể lại câu chuyện theo vai (cô giáo, Minh, Nam, Bác bảo vệ)
- Kể từng đoạn câu chuyện: Sáng kiến của bé Hà.
- Bé Hà được coi là một cây sáng kiến, bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến
- Bé muốn chọn một ngày của ông bà..
- Bé thấy mọi người trong nhà ai cũng có ngày lễ của mình
- Chọn ngày lập đông, vì khi trời bắt đầu rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ các cụ già.
- HS kể đoạn 1 trong nhóm: 
- HSKT kể đoạn mình thích
- Bé suy nghĩ mãi và chưa chọn được quà tặng ông bà.
- Bố đã giúp bé chọn quà cho ông bà.
- HS kể đoạn 2 trong nhóm
- Đến ngày lập đông các cô, chú đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà.
- Bé tặng ông bà chùm điểm mười, ông bà rất vui.
- HS kể đoạn 3 trong nhóm
- Mỗi nhóm 3 em nối tiếp nhau kể theo đoạn. Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc
- Nhận xét bạn kể.
- 3 em đại diện cho 3 nhóm thi kể, mổi em kể 1 đoạn, em khác nối tiếp.
- HS khá, giỏi thi kể toàn bộ câu chuyện. HS Nhận xét.
- Kính trọng, yêu quý và lễ phép với ông bà.
***********************************
TOÁN: SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 –Trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số) 
- HSKT: Làm BT1( 4 phép tính đầu,) Bài 3.
- Rèn kĩ năng tính nhanh, cẩn thận.
II/ CHUẨN BỊ: 
4 bó, mỗi bó có 10 que tính.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Ôn các phép cộng trừ.
- Ghi : 57 + 1 6 43 + 9 35 + 18
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới: ghi đề bài
a. Giới thiệu phép trừ 40 - 8
- Có 40 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Giáo viên viết bảng: 40 - 8
- Còn lại bao nhiêu que tính ?
- Em làm như thế nào?
- HD cho HS cách bớt. Vậy 40 – 8 = ?
- Viết bảng: 40 – 8 = 32.
b. Đặt tính và tính.
- Tính từ phải sang trái, bắt đầu từ 0 trừ 8. Tháo rời 1 bó thành 10 que rồi bớt.
- HS nêu: 0 không trừ được 8, lấy 10 – 8 = 2 viết 2 nhớ 1, 4 trừ 1 bằng 3 viết 3.
c. Giới thiệu phép trừ 40 - 18
- Tiến hành tương tự như 40 – 8.
- Nhận xét.
c. Luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS lên bảng làm. Gv giúp đỡ HS yếu
- Nhận xét
Bài 3:
- 2 chục bằng bao nhiêu?
- Để biết còn lại bao nhiêu ta làm như thế nào?
-Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
-Trò chơi đoán nhanh kết quả:
 80 – 7, 70 – 18, 60 – 16
- Gv nhận xét tiết học.
- 3 em lên bảng đặt tính và tính. 
- HS làm bảng con, trả lời miệng
Hs nhắc: Số tròn chục trừ đi một số.
- Thực hiện phép trừ 40 - 8
- HS thao tác trên que tính, lấy 40 bó que tính bớt 8 que .
- HS thao tác trên que tính
- Còn lại 32 que tính.
 40 – 8 = 32.
- 1 em lên bảng đặt tính. 
- 3 em lên bảng. Lớp làm vở BT.
- Làm vào vở bài tập
- Nêu cách đặt tính và tính.
- HS rút ra cách trừ. 0 không trừ được 8, lấy 10 – 8 = 2 viết 2 nhớ 1, 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2.
Hs nêu yêu cầu.
- 4 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con
 60 50 90	80
- 9 - 5 - 2 - 17
 51 45 88 63 
- 1 em đọc đề. -1 em tóm tắt
- 20 que tính .
- Thực hiện: 20 - 5
 Giải
Số que tính còn lại:
20 – 5 = 15 (que tính )
Đáp số: 15 que tính.
Hs tham gia chơi theo tổ
Lắng nghe
CHÍNH TẢ( TẬP CHÉP): NGÀY LỄ
I/ MỤC TIÊU: 
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả Ngày lễ.
- Làm đúng bài tập 2; bài tập 3b.
-HSKT: làm bài tập 2.
- Giáo dục Hs biết giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ CHUẢN BỊ:
 Chép trước bài chính tả, bảng phụ ghi bài tập 2, 3a
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- GV đọc một số từ: thức dạy, sương trắng, quanh co.
- Gv nhận xét.
2. Bài mới: Gv giới thiệu và viết đề bài
a. Hướng dẫn tập chép
- GV đọc đoạn chép trên bảng phụ
- Gọi HS đọc .
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con. GV nhận xét, sửa chữa.
- Hướng dẫn HS chép bài chính tả vào vở. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
- Đọc cho HS soát lại bài
- Chấm vở
- Nhận xét bài chấm
b. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở
- Nhận xét chữa bài
- Gọi HS đọc lại bài tập đã hoàn thành
Bài 3b: Gọi HS nêu yêu cầu
- Gv hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS làm bài vào à chữa bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò
Hs viết bảng con
Hs nhắc lại
- HS theo dõi
- 1-2 HS đọc lại
- HS viết từ: Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Lao động
- Tập chép chính tả vào vở
- HS soát lại bài
- HS đổi vở chữa lỗi
- 1 HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
HSKT chỉ làm BT2.
- 1 em đọc lại bài tập
- Hs làm vào VBT
- 2Hs lên bảng chữ bài:
 con cá, con kiến; cây cầu, dòng kênh.
- Hs nhắc lại luật chính tả
- HS theo dõi
- HS thi đua làm bài vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày:
- nghỉ học; lo nghĩ; nghỉ ngơi; ngẫm nghĩ.
- Hs lắng nghe.
********************************************************************
Ngµy so¹n: 6/11/2016
 Ngµy d¹y: Thø tư ngµy 9 th¸ng 11 n¨m 2016
THỂ DỤC : BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. 
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ************************************
TẬP ĐỌC: BƯU THIẾP
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : bưu thiếp năm mới , nhiều niềm vui , Phan Thiết , Bình Thuận , Vĩnh Long .Nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ .
* Hiểu nghĩa các từ : bưu thiếp, nhân dịp .
 - Hiểu nội dung của hai bưu thiếp trong bài . Biết mục đích của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, cách ghi phong bì thư .
 - Có ý thức sử dụng bưu thiếp đúng lúc đúng chỗ.
- HSKt : biết được mục đích của bưu thiếp ; trả lời câu hỏi 1,2.
 - Gi¸o dôc HS biết ơn thầy cô giáo.
II. CHUẨN BỊ: 
– Tranh minh họa . Bảng phụ ghi sẵn nội dung hai bưu thiếp và phong bì trong bài .Mỗi học sinh chuẩn bị 1 bưu thiếp, 1 phong bì .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Ho¹t ®éng cña Gv
Ho¹t ®éng cñaHS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài “ Sáng kiến của bé Hà”. 
 - NhËn xÐt 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Luyện đọc: 
 2.1. GV đọc mẩu toàn bài
 2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
+. Đọc từng câu:
- Yêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó đọc
- Luyện phát âm: bưu thiếp năm mới , nhiều niềm vui , Phan Thiết , Bình Thuận , Vĩnh Long.
+. Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu hs đọc
- Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc
- Chúc mừng năm mới . // Nhân dịp năm mới ,/cháu kính chúc ông bà mạnh khỏe / và nhiều niềm vui .// 
- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải sgk
- Giải nghĩa thêm từ HS chưa hiểu
+. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu hs đọc theo nhóm
 GV theo dõi
 +. Thi đọc:
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
 GV theo dõi
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt
+. Đọc đồng thanh:
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh 1 lần c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi :
 - Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai ? Vì sao ? 
- Bưu thiếp thứ 2 là của ai gửi cho ai ? Gửi để làm gì ?
- Bưu thiếp dùng để làm gì ? 
- Em có thể gửi bưu thiếp cho người thân vào những dịp nào ?
- Khi gửi bưu thiếp qua đường bưu điện em cần chú ý điều gì để bưu thiếp đến tay người nhận ?
- Yêu cầu học sinh lấy bưu thiếp và phong bì đã chuẩn bị để thực hiện viết bưu thiếp gửi chúc thọ ông bà .
 d. Luyện đọc lại:
 - Yêu cầu hs tìm giọng đọc toàn bài.
 Tổ chức cho HS thi đọc 
 - Nhận xét .
 3. Củng cố – Dặn dò:
- DÆn vÒ ®äc bµi vµ chuÈn bÞ tiÕt sau.
 - GV nhËn xÐt tiÕt häc
 2 HS
- Nghe, nhắc lại đề bài
- Theo dõi
- 1 HS kh¸ ®äc l¹i
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- HSKT: đọc được một tấm bưu thiếp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.
- Nêu
- Nhóm đôi
- - Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt.
- Đọc 1 lần
- Một em đọc thành tiếng . Lớp đọc thầm bài 
- HSKT: Bưu thiếp đầu là của bạn Hoàng Ngân gửi cho ông bà để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới
 - Bưu thiếp thứ hai là của ông bà gửi cho Ngân để thông báo đã nhận được bưu thiếp của Ngân và chúc mừng bạn nhân dịp năm mới.
- Dùng để chúc mừng , hỏi thăm thông qua đường bưu điện 
- Năm mới , Sinh nhật , Ngày lễ lớn ...
- Phải ghi rõ và đầy đủ họ tên , địa chỉ người gửi , người nhận .
- Thực hành viết bưu thiếp .
- Đọc bưu thiếp và phong bì của mình trước lớp .
- Nêu
- 3 Hs thi đọc
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 ************************************
TOÁN: 11 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 11 - 5
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 11 - 5 . Lập và học thuộc bảng công thức 11 trừ đi một số , áp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán liên quan
 - Củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ .
- HSKT: Ghi nhớ bảng trừ, làm được Bt 1a, 2, 3.
 - Giáo dục các em chăm chỉ , cẩn thận, chịu khó, sáng tạo khi học và làm toán.
II. CHUẨN BỊ: 
- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1. Bµi cò :
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
- HS1 : Đặt tính và thực hiện phép tính : 30 - 8 ; 40 - 8 
- HS2: Tìm x : x + 14 = 60 ; 12 + x = 30 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bµi míi: 
a. Giíi thiÖu bµi: Ghi ®Ò bµi 
b. Giới thiệu phép trừ 11 - 5 
- Nêu bài toán : - Có 11 que tính bớt đi 5 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
- Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Viết lên bảng 11 - 5 
- Tìm kết quả :
* Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả 
- Lấy 11 que tính , suy nghĩ tìm cách bớt 5 que tính , yêu cầu trả lời xem còn bao nhiêu que tính .
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình .
* Hướng dẫn cách bớt hợp lí nhất .
- Có bao nhiêu que tính tất cả ?
- Đầu tiên ta bớt 1 que rời trước . Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa ? Vì sao ?
- Để bớt được 4 que tính nữa ta tháo 1 bó thành 10 que tính rời . Bớt đi 4 que còn lại 6 que .
- Vậy 11 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính ?
- Vậy 11 trừ 5 bằng mấy ?
- Viết lên bảng 11 - 5 = 6 
* Đặt tính và thực hiện phép tính .
- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình .
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ .
thực hiện tính viết .
- Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính 
- Mời một em khác nhận xét .
* Lập bảng công thức : 11 trừ đi một số 
- Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép trừ trong phần bài học .
- Mời 2 em lên bảng lập công thức 11 trừ đi một số .
- Yêu cầu đọc đồng thanh và đọc thuộc lòng bảng công thức .
- Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng .
c. Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Yêu cầu đọc chữa bài .
- Khi biết 2 + 9 bằng 11 có cần tính 9 + 2 không , vì sao ?
- Khi biết 9 + 2 = 11 có thể ghi ngay kết quả của 11 - 9 và 11 - 2 không ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Nêu cách thực hiện : 11 - 7 và 11 - 2 .
- Yc lớp viết kết quả vào vở bài tập 
Bài 3 – Mời một học sinh đọc đề bài .
- Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Gọi ba em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu nêu cách đặt tính và tính 3 phép tính trên .
- Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh .
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự tóm tắt và làm bài vào vở .
- Cho đi có nghĩa là thế nào ?
- Yêu cầu 1 em lên bảng bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tính 11 trừ đi một số ta làm như thế nào ? 
* Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập 
- Hai em lên bảng mỗi em làm một bài - HS1 nêu cách đặt tính và cách tính .
- Lớp tính nhẩm : 20 - 6 ; 90 - 18 ; 60 - 8 
- Học sinh khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 11 - 5 
- Thao tác trên que tính và nêu còn 6 que tính 
- Trả lời về cách làm .
- Có 11 que tính ( gồm 1bó và 1 que rời)
- Bớt 4 que nữa .
- Vì 1 + 4 = 5 
- Còn 6 que tính .
- 11 trừ 5 bằng 6 
 * Viết 11 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 1 ( đơn vị ) . Viết dấu trừ và vạch kẻ ngang 
* Trừ từ phải sang trái . 
+ 1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6. Viết 6, nhớ 1 
+1 trừ 1 bằng 0.
 11
5
6
- Tự lập công thức :
 11 - 2 = 9 11- 5 = 6 11 - 8 = 3
 11- 3 = 8 11- 6 = 5 11 - 9 = 2
 11- 4 = 7 11- 7 = 4 11 -10 =1
* Lần lượt các tổ đọc đồng thanh các công thức , cả lớp đọc đồng thanh theo yêu cầu của giáo viên .
- Đọc thuộc lòng bảng công thức 11 trừ đi một số . 
- Một em đọc đề bài .
- Tự làm bài vào vở dựa vào bảng công thức 
- Đọc chữa bài : 11 trừ 2 bằng 9 và 11 trừ 9 bằng 2 ,...
- Không cần . Vì khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi .
- Có thể ghi ngay vì 2 và 9 là các số hạng trong phép tính cộng 9 + 2 = 11 . Khi lấy tổng trừ đi một số hạng thì ta được số hạng kia .
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Hai em nêu : viết 11 rồi viết 7 xuống dưới , 7 thẳng cột với 1 đơn vị . Tính từ phải sang trái 1 không trừ được 7 lấy 11 trừ 7 bằng 4 viết 4 nhớ 1 , 1 trừ 1 bằng 0 .
- Đọc đề .
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ . .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng làm .
 11 11 11
 - 7 - 8 - 3
 4 3 8
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Một em đọc đề 
- Tự làm vào vở .
- Là bớt đi 
- Một em lên bảng làm bài .
Bài giải : 
Số quả bóng bay Bình còn lại là :
11 - 4 = 7 ( quả )
Đ/S : 7 quả bóng bay
- Một em khác nhận xét bài bạn .
- 3 em trả lời .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại 
 ************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG. 
 DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I . MỤC TIÊU:
- Tìm được một số từ chỉ người trong gia đình họ hàng. Mở rộng và hệ thống hóa cho học sinh về vốn từ chỉ người trong gia đình , họ hàng .
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm , dấu hỏi , điền đúng vào đoạn văn có chỗ trống.
- HSKT:Biết được một số từ chỉ người trong gia đình họ hang; làm được bài tập 1,2,3.
- Giáo dục học sinh biêt mối quan hệ hộ hàng để ứng xử đúng.
II. CHUẨN BỊ:
- 4 Tờ giấy Roki , bút dạ . Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Ho¹t ®éng cña Gv
Ho¹t ®éng cña Hs
1. KiÓm tra bµi cò: 
- Gọi 2 em lên bảng điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống:
a) Thầy Thái ... môn toán.
b) Tổ trực nhật ... lớp
c) Cô Hiền ... bài rất hay.
d) Bạn Hạnh ... truyện.
- Nhận xét.
2. Bµi míi: 
a. Giíi thiÖu bµi: Ghi ®Ò bµi
b. H­íng dÉn lµm bµi tËp
Bài 1 : 
- Treo bảng phụ và yêu cầu đọc .
- Yêu cầu mở sách giáo khoa bài “ Sáng kiến của bé Hà “ đọc thầm và gạch chân các từ chỉ người và đọc .
- Ghi các từ này lên bảng .
- Mời một em đọc lại bài .
Bài 2: - Mời một em đọc nội dung bài tập 2 
- Yêu cầu lớp suy nghĩ và nối tiếp nhau nêu mỗi em một từ .
- Nhận xét đánh giá .
- Yêu cầu lớp ghi vào vở .
Bài 3 - Mời một em đọc bài tập 
- Họ nội là những người như thế nào ?
- Họ ngoại là những người ra sao với nhà mình ?
- Yêu cầu lớp tự làm vào vở .
- Mời một em đọc lại bài .
Bài 4: - Mời một em đọc nội dung bài tập 4
- Mời một em khá đọc truyện vui trong bài .
- Dấu hỏi tường đặt ở đâu ? 
- Yêu cầu lớp làm bài , một em lên bảng làm .
- Nhận xét đánh giá .
- Yêu cầu lớp ghi vào vở .
3. Củng cố - Dặn dò
- Trong bµi nµy, chóng ta ®· t×m ®­îc nh÷ng tõ chØ ho¹t ®éng, tr¹ng th¸i nµo ?
- Hãy tìm một số từ chỉ hoạt động, trạng thái
- DÆn HS vÒ lµm bµi, häc bµi vµ chuÈn bÞ tiÕt sau. GV nhËn xÐt tiÕt häc
- 2 HS lên bảng, mỗi em làm 2 câu
Lời giải: dạy, quét(dọn, làm vệ sinh), giảng, đọc(xem)
- L¾ng nghe. Nh¾c l¹i tªn bµi 
HSKT làm được bài 1,2,3
- Tìm những từ chỉ người trong gia đình , họ hàng ở câu chuyện “ sáng kiến của bé Hà “
- Một em đọc thành tiếng lớp đọc thầm theo .
- Từ chỉ người trong gia đình , họ hàng : bố , con , ông , bà , mẹ , cô , chú , cụ già , ông cháu , cháu .
- Đọc đề bài .
- Nối tiếp nhau nêu các từ ngoài những từ ở bài tập 1 còn có thể nêu thâm : cậu , dì , dượng , anh , con dâu , con rễ , chắt , cụ ,...
- Ghi vào vở.
- Một em đọc bài tập 3 
- Là những người ruột thịt với bố .
- Là những người bà con ruột thịt với mẹ 
HSKT: Họ nội: ông nội, bà nội, bác, chú, cô, ...
*Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, dì, dượng ..
- Đọc yêu cầu đề .
- Đọc chuyện vui .
- Cuối dấu hỏi .
- Làm bài vào vở, một em làm trên bảng 
- Điền dấu chấm vào ô trống thứ nhất, dấu chấm hỏi vào ô trống thứ 2 .
- Ghi câu đúng vào vở .
- Hai em nêu lại nội dung vừa học 
- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại .
 ************************************
HÁT: GIÁO VIÊN BỘ MÔN 
******************************************************************** 
 Ngµy so¹n: 8/11/2016
 Ngµy d¹y: Thø sáu ngµy 11 th¸ng 11 n¨m 2016
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT) ÔNG CHÁU
 I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng hai khổ thơ.
- Làm được BT2; BT3a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- HSKT: làm bài tập 2.
- Rèn cho tính cẩn thận.
- GD HS viết chữ đẹp, yêu cái đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
 - Chép sẵn nội dung BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc, học sinh viết
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Bài dạy:
HĐ 1. Hướng dẫn nghe viết: 
* Hướng dẫn H chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả 
- 2H đọc lại
? Khi ông và cháu thi vật thì ai là người thắng cuộc?
? Có đúng là cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
* Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm, viết bảng con
* Hướng dẫn cách trình bày:
? Bài thơ có mấy khổ thơ?
? Mỗi dòng có mấy chữ?
* Hướng dẫn nghe viết 
- Đọc thong thả từng câu, các dấu chấm 
- Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần .
* Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
- Thu vở chấm và nhận xét 
 HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: Nhắc lại quy tắc viết chính tả với c, k.
- N2 thảo luận ghi vào vở nháp
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3b: 
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Mời một em lên bảng làm bài.
- Nhận xét chốt ý đúng.
3. Củng cố - Dặn dò:
? Qua bài thơ ông và cháu các em cần đối xử với ông bà cha mẹ như thế nào?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới 
- 2 em lên bảng ,lớp viết bảng con :nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ
- Nhận xét bài bạn. 
- Nghe và nhắc nội dung
- Lớp lắng nghe
 - 2H đọc
-HSKT: Cháu là người thắng cuộc
- Không phải . Ông thua vì ông nhường để cho cháu phấn khởi ...
- Lớp viết bảng con: keo, thua, khỏe, thủ thỉ, .
HSKT: Có hai khổ thơ.
- Mỗi câu có 5 chữ.
- Lớp nghe đọc viết vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
HSKT làm bài 2
- H nêu quy tắc viết chính tả: khi nào viết /c/ khi nào viết /k/
- Thảo luận N2
- Càng, căng, cũng, cường, canh, ca, cuống 
- Kẹo, ke, kẹt, kê, ki, kén, kiến, kiếm, kiếng...
- Nhận xét bài nhóm bạn. 
- Lớp làm bài vào vở.
- Dạy bảo - cơn bão - lặng lẽ - số lẻ - mạnh mẽ, sứt mẻ . 
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
- Hiếu thảo, thương yêu....
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
- Về nhà học bài và làm bài tập trong sách .
*******************************************
TOÁN: 51 - 15
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li)
*Ghi chú: Bài 1(cột 1,2,3). Bài 2(a,b). Bài 4
- HS KT làm được Bài 1,2 (cột 1, 2). Bài 4 
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng gài, que tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- 2H đọc bảng trừ 11 trừ đi một số. 
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Bài dạy:
HĐ 1. Giới thiệu phép trừ 51 - 15 
- Nêu bài toán: Có 51 que tính bớt đi 15 que tính . còn lại bao nhiêu que tính?
? Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? ( Viết lên bảng 51 - 5 )
* Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời, suy nghĩ tìm cách bớt 15 que tính.
- Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình.
? Vậy 51 que tính bớt 15 que còn mấy que tính ?
? Vậy 51 trừ 15 bằng mấy ?
- Viết lên bảng 51 - 15 = 36 
- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình .
- Yêu cầu nhiều em nhắc lại cách trừ
HĐ 2. Luyện tập :
Bài 1: ( cột 1, 2, 3) Tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi 3 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con. 
- Nhận xét
Bài 2: ( cột a, b ) Đặt tính rồi tính.
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài bảng con theo 2 nhóm lẻ, chẵn.
- Gọi 2 HS nêu cách đặt tính và tính 
- Cả lớp nhận xét.
Bài 3: Bổ sung thêm
? Muốn tìm một số hạng ta làm thế nào?
- 3 HS làm bảng lớp, cả lớp bảng con
Bài 4:
- GV vẽ hình mẫu lên bảng và hỏi: ? Mẫu vẽ hình gì?
? Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
- YC HS tự vẽ hình .

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan 10.docx