Giáo án Lớp 1 - Tuần 9

A. Mục tiêu:

- HS đọc và viết được: vần uôi, ươi, từ nải chuối, múi bưởi.

- Đọc được câu ứng dụng: Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chuối, bưởi, vú sữa,.

B. Đồ dùng

- GV: tranh, bảng, nội dung bài

- HS: vở BT, bảng con, SGK, chữ rời.

C. Các hoạt động dạy và học

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vở BT, bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
H Đ của GV
I. Bài cũ
- Tiết trước học bài gì ?
- Em đã làm những gì để cha mẹ vui lòng ?
- Hãy kể những người sống trong gia đình em.
- Nhận xét chung.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh nêu nhận xét việc làm của các bạn trong 2 tranh.
HĐcủa HS
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS tự nêu.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.
- Nêu một số nhận xét việc làm của bạn nhỏ trong tranh.
- Tranh 1: Anh đưa cam cho em ăn, em nói lời cảm ơn anh, anh rất quan tâm đến em, em lễ phép lấy 2 tay nói lời cảm ơn.
- Tranh 2: Hai chị em cùng chơi đồ hàng, chị giúp em mặc áo cho búp bê. Hai chị em chơi với nhau rất hoà thuận. Chi biết giúp em trong khi chơi.
Kết luận: Anh chị trong nhà phải thương yêu hoà thuận với nhau.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2.
- GV treo tranh.
- Tranh vẽ gì ?
+ Tranh 1: Bạn Lan đang chơi với em, được cô chia quà.
+ Tranh 2: Bạn Hùng có chiếc ô tô, em nhìn thấy đòi mượn chơi.
- Nêu những cách giải quyết theo tranh.
- Nếu em là Lan , em sẽ chọn cách giải quyết nào ?
- Cô chia quà cho hai chị em.
Cách 1: Chị đưa 2 tay nhận quà, chị nhận phần bé còn phần lớn nhường em
Cách 2: Chị sẽ đưa tay nhận quà và nhận phần lớn vì mình là chị.
Cách 3: Chị nhận tất cả quà.
Cách 4: Mỗi người một nửa bé, một nửa lớn.
Cách 5: Nhường cho em chọn trước.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Làm em cần phải lễ phép, vâng lời anh chị. Làm anh chị càn phải nhường nhịn em nhỏ.
III. Tổng kết, dặn dò:
- Thực hiện tốt những điều đã học.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
THỂ DỤC: BÀI 9
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
A. Mục tiêu:
- Ôn một số kĩ năng về đội hình đội ngũ. Yêu cầu HS thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác, nhanh, trật tự. 
- Ôn tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay về trước. Học đưa 2 tay dang ngang, đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ V. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Giáo dục HS có ý thức tổ chức kỉ luật cao.
B. Địa điểm, phương tiện:
Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
TG
PP tổ chức
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp hàng dọc, điểm số, báo cáo. 
- Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học 
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 vòng tròn.
* Khởi động: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối...
- Chơi trò chơi: diệt con vật có hại. 
2. Phần cơ bản: 
a. Ôn tư thế đứng cơ bản:
b. Ôn đứng đưa hai tay ra trước.
c. Học đứng hai tay dang ngang.
- Từ TTCB đưa 2 tay sang 2 bên lên cao ngang vai, 2 bàn tay sấp, các ngón tay khép lại, thân người thẳng, mặt hướng về trước.
d. Ôn phối hợp:
- Nhịp 1: Từ tư thế đứng cơ bản đưa hai tay ra trước.
- Nhịp 2: về tư thế đứng cơ bản.
- Nhịp 3: Đưa 2 tay dang ngang.
- Nhịp 4: Về tư thế đứng cơ bản.
e. Học đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
* Tập phối hợp:
- Nhịp 1: Từ TTĐCB đưa 2 tay ra trước.
- Nhịp 2: Về TTĐCB.
- Nhịp 3: Đứng đưa tay lên cao chếch chữ V.
- Nhịp 4: Về tư thế đứng cơ bản.
* Ôn tập hợp hàng dọc, nghiêm (nghỉ), quay phải (trái).
3. Phần kết thúc:
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
 5'
6-8'
3-5'
 2'
 5'
 5'
3-5'
 x x x
 x x x
 x x x
GV
x x x x x
x x x x x
x x x x x
 x x x 
x x x 
 x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
_________________________________
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi các số đã học.
- Phép cộng một số với 0.
- Tích cực, hứng thú, tự giác trong giờ học.
B. Đồ dùng.- SGK, bảng con, phấn, VBT.
C. Các hoạt động dạy - học:
H Đ của GV
I. Bài cũ:
- Ghi bảng: 1 + 4 = 4 + ...
 ... + 3 = 3 + 32 2 + 1 = 1 + ...
- Nhận xét chung.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện tập - thực hành:
Bài 1 (53)
- Bài yêu cầu gì ?
- Nêu cách làm.
Bài 2 (53).
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn mẫu.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 (53).
- Bài yêu cầu gì ?
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 4 (53).
- Cho HS quan sát tranh vẽ.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
III. Tổng kết, dặn dò:
* Trò chơi: Ai nhanh ? Ai đúng ?
- Nêu yêu cầu: Nối kết quả với phép tính đúng.
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Quan sát, cổ vũ HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chuẩn bị kiểm tra định kì.
HĐcủa HS
- HS làm bảng con: 1 + 4 = 4 + 1
 2 + 3 = 3 + 2 2 + 1 = 1 + 2
- Tính (theo cột dọc
- HS làm bài vào bảng + Trình bày.
 2 4 1 3 1 0
 + + + + + +
 3 0 2 2 4 5 
 5 4 3 5 5 5
- Nhận xét, bổ sung.
- Tính.
- HS làmvở,gọi hs lên bảng chữa.
2 + 1 + 2 = 5 3 + 1 + 1 = 5 2 + 0 + 2 = 4
- Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm (...) 
- HS làm bài ở nhà
2 + 3 = 5 2 + 2 > 1 + 2 1 + 4 = 4 + 1
2 + 2 < 5 2 + 1 = 1 + 2 5 + 0 = 2 + 3
- HS quan sát tranh. 
- Viết phép tính thích hợp vào ô trống.
+ HS nêu bài toán.
+ Viết phép tính thích hợp vào ô trống.
+ Trình bày.
 2
 + 
 1
 =
3
 1 
 +
 4
 =
 5
- 2 đội tham gia, mỗi đội 4 HS.
- Đội nào xong trước và đúng, đội đó thắng. 
_______________________________________
 TIẾNG VIỆT 
BÀI 36: AY - Â - ÂY
A. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: ay, â - ây, máy bay, nhảy dây.
- Đọc được câu ứng dụng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chạy, bay, đi bộ, đi xe.
B. Đồ dùng 
- GV: tranh, bảng, nội dung bài
- HS: vở BT, bảng con, SGK, chữ rời. 
C. Các hoạt động dạy và học 
HĐcủa GV
I. Bài cũ 
- Hôm trước chúng ta học bài gì ?
- Viết bảng con 
- Đọc bài trong SGK.
- Nhận xét ghi điểm
II. bài mới 
1.Dạy vần ay: 
- GV viết bảng + đọc mẫu: ay
- Giới thiệu vần ay chữ in, chữ viết.
- Nêu cấu tạo vần ay ? 
- Hướng dẫn đánh vần: a - y - ay
- Đọc trơn: ay. 
* Ghép vần, tiếng mới:
- Ghép vần ay. 
- Có vần ay, muốn có tiếng máy ta thêm âm và dấu dì ?
- Nêu cấu tạo tiếng máy ? 
* Từ mới:
- Cho HS quan sát tranh vẽ máy bay.
* Máy bay là một loại phương tiện đi lại nhanh nhất bằng đường không.
- Viết từ: máy bay.
- Từ máy bay tiếng nào mang vần đang học
- Đọc bài từ dưới lên.
2. Dạy vần ây (tương tự vần ay) 
- So sánh vần ay và vần ây.
3. Từ ứng dụng: 
- GV viết từ lên bảng 
 cối xay vây cá
 ngày hội cây cối
- Những tiếng nào mang vần đang học ?
4. Luyện viết: 
- Viết mẫu lên bảng: ay, ây, máy bay, nhảy dây.
- Hướng dẫn quy trình viết tỉ mỉ 
5. Củng cố bài 
- Vừa học vần, tiếng, từ gì 
 TIẾT 2
III. Luyện tập 
1. Luyện đọc:
- Đọc bài trên bảng lớp 
- Nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm.
2. Câu ứng dụng 
- Cho HS quan sát tranh trong SGK.
- Tranh vẽ gì ? 
- GV ghi bảng: Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây.
- Tiếng nào mang vần đang học ?
3. Đọc bài trong SGK.
- GV đọc mẫu toàn bài
- Nhận xét, chỉnh sửa
5. Luyện viết: cối xay, vây cá.
- Viết mẫu. + Hướng dẫn quy trình viết. 
- Uốn nắn, sửa chữa cho HS. 
6. Luyện nói 
- Cho HS quan sát tranh 
- Hướng dẫn thảo luận nhóm 
- Tranh vẽ gì ? Gọi tên từng hoạt động trong tranh ?
- Khi nào thì phải đi máy bay ?
- Hằng ngày bạn đi loại phương tiện nào đến lớp ?
- Bố mẹ bạn đi làm bằng phương tiện gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV tóm tắt nội dung luyện nói.
IV. Tổng kết dặn dò: 
- Chỉ bài trên bảng cho HS đọc 
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
HĐcủa HS
- HS nêu.
+ nải chuối, múi bưởi, tuổi thơ.
- Đọc bài trong SGK: 4 - 5 HS đọc.
- Đọc cá nhân và đồng thanh
- HS nhận diện.
- Gồm 2 âm: âm a đứng trước, âm i đứng sau 
- Đánh vần cá nhân + đồng thanh 
- Đọc cá nhân + đồng thanh 
- Thực hiện. Đánh vần + đọc trơn: CN, ĐT
- Thêm âm m và dấu sắc trên đầu âm a. 
- Cả lớp ghép. Đọc cá nhân và đồng thanh
- Âm m đứng trước, vần ay đứng sau, dấu sắc trên đầu âm a.
- Đánh vần + Đọc trơn: CN + ĐT.
- HS quan sát tranh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh
- Tiếng máy. Đánh vần + đọc trơn.CN, ĐT
- Đọc CN + ĐT.
- Giống nhau: đều có âm y đứng ở cuối, khác nhau: âm đầu a và â.
- Đọc thầm từ
- Tìm tiếng mang vần mới, gạch chân. 
- Đánh vần xay, ngày, vây, cây.
- Đọc trơn cả từ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nêu.
- Thi tìm nhanh đúng
- Đọc bài cá nhân 
- Đọc bài không theo thứ tự 
- Phân tích cấu tạo tiếng 
- Đọc đồng thanh bài một lần 
- HS quan sát tranh.
- Giờ ra chơi các bạn thi chạy và thi nhảy dây trên sân trường.
- 1 HS giỏi đọc.
- Tiếng chạy, nhảy, dây. 
- Đánh vần + Đọc trơn.
- 1 HS đọc.
- Đọc theo cặp, đọc nối tiếp.
- Đọc theo tổ: cá nhân + đồng thanh 
- Đọc cả lớp.
- HS viết bài vào vở TV mỗi chữ 1 dòng. 
- Đọc tên chủ đề: chạy, bay, đi bộ, đi xe.
- Thảo luận nhóm đôi theo gợi ý 
- HS tự trả lời trong nhóm của mình 
- Một số nhóm đại diện nói trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
HÁT NHẠC
(GV chuyên dạy )
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
I/Mục tiêu : tập chung đánh giá
 Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; biết cộng các số trong phạm vi 5; nhận biết các hình đã học .
II/ĐDDH:Giấy KT
III/Các HĐDH:GV phát đề hs làm bài 
IV/Củng cố dặn dò:Thu bài , nhận xét tiết học
___________________________________
TIẾNG VIỆT
BÀI 37: ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo vần tiếng.
- Viết thành thạo các vần tiếng trong bài, đoạn thơ ứng dụng.
- Nghe hiểu kể được câu chuyện: Cây khế qua tranh.
 B. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ, kẻ bảng ôn lên bảng.
- SGK, bảng con, phấn, VBT.
C. Các hoạt động dạy - học: 
HĐcủa GV
I. Bài cũ:
- Viết bảng con. Đọc bài SGK.
- Nhận xét chung.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Tiếng tai có vần gì ?
- Nêu cấu tạo tiếng tai.
- Có âm a ghép với âm i đọc là gì ?
* Quan sát tay.
- Nêu cấu tạo tiếng tay.
- Vần ay có âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
- Âm a ghép với âm y đọc là gì ?
2. Giới thiệu bảng ôn:
- Có các âm và vần chỉ cột dọc.
- Nêu cấu tạo âm: uô, uơ.
- Ghép âm cột dọc với âm cột ngang tạo thành vần.
- Nêu cấu tạo các vần.
3. Giới thiệu từ ngữ ứng dụng.
- GV đọc từ + ghi bảng:
 đôi đũa tuổi thơ mây bay
* Giảng từ đôi đũa. HS quan sát đôi đũa.
4. Hướng dẫn viết bảng con: tuổi thơ, mây bay.
- GV viết mẫu + giảng quy trình viết: 
- Chữ tuổi viết chữ t trước, vần uôi sau dấu hỏi trên đầu vần uôi.
- Các tiếng khác tương tự.
- GV quan sát, giúp đỡ HS. Nhận xét, tuyên dương.
III. Củng cố:
- Chúng ta vừa học bài gì ?
- Tìm tiếng, từ mang âm đang ôn.
- Nhận xét, tuyên dương
 TIẾT 2
IV. Luyện tập:
1. Luyện đọcbài tiết 1:
- GV chỉ bảng theo thứ tự và không theo thứ tự cho HS đọc.
- Nêu cấu tạo vần tiếng.
2. Giới thiệu câu ứng dụng:
- Cho HS quan sát tranh trong SGK.Tranh vẽ gì ?
- Giảng: Bé ngủ trưa trời nóng oi ả, mẹ ngồi quạt cho bé ngủ say.
- Giới thiệu đoạn thơ + Ghi bảng:
 Gió từ tay mẹ
Ru bé ngủ say
 Thay cho gió trời
Giữa trưa oi ả.
- Những tiếng nào mang vần đang ôn ?
- Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng đoạn thơ.
3. Đọc bài SGK:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm.
5. Luyện viết: đôi đũa, suối chảy.
- Viết mẫu + Giảng quy trình viết.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- Nhận xét, tuyên dương.chấm bài 
6. Kể chuyện: Cây khế.
- GV kể diễn cảm theo tranh minh hoạ.
- Tổ chức cho HS trình bày:
HĐ của HS
- ay, ây, máy bay, nhẩy dây.
- máy bay, nhảy dây, ngày hội.
- 4 - 5 HS đọc bài.
- HS quan sát tranh.
- Vẽ cái tai.
- Vần ai.
- Âm t đứng trước vần ai đứng sau.
- ai.
-Âm t đứng trước,vần ay đứng sau.
- Âm a đứng trước, âm y đứng sau.
- ay.
- Đọc CN + ĐT: a - y - ay
- a, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ.
- HS nêu. Đọc cá nhân.
- HS đọc: ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, uơi.
- HS nêu.
- HS đọc bảng ôn.
- Đọc nối tiếp.
- Đọc bất kì (nêu cấu tạo vần).
- HS đọc thầm.
- Lên bảng tìm và gạch chân tiếng mang vần đang ôn.
- HS đánh vần tiếng.
- HS đọc trơn từ: CN + ĐT.
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- HS tự tìm và trả lời.
- HS đọc bất kì: CN + ĐT 
- HS nêu cấu tạo vần tiếng.
- Lớp đọc.
- HS quan sát tranh.
- Mẹ đang quạt cho bé ngủ.
- HS đọc thầm.
- Tay, say, thay.
- Đánh vần tiếng: 5 - 6 HS.
- Đọc trơn cả đoạn thơ: CN + ĐT.
(đọc nối tiếp từng câu - cả đoạn).
- HS đọc thầm.
- Đọc theo nhóm + Đọc nối tiếp.
- Thi đọc theo tổ: CN + ĐT.
- Đọc cả lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Viết bài vào vở, mỗi từ viết 1 dòng.
- HS nghe.
- Thảo luận theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tranh 1: Người anh lấy vợ ra ở riêng, chia cho em mỗi 1 cây khế ở góc vườn. Người em làm nhà cạnh cây khế và ngày ngày chăm sóc cây. Cây khế ra rất nhiều trái to ...
+ Tranh 2: Một hôm, có 1 con đại bàng từ đâu bay tới. Đại bàng ăn khế và hứa sẽ đưa người em ra 1 hòn đảo có rất nhiều vàng bạc châu báu.
+ Tranh 3: Người em theo đại bàng bay đến hòn đảo đó và nghe theo lời đại bàng chỉ nhặt lấy một ít vàng bạc. Trở về, người em trở nên giàu có.
+ Tranh 4: Người anh sau khi nghe chuyện của em liền bắt em đổi cây khế lấy nhà	cửa ruộng vườn của mình. Rồi một hôm con đại bàng lại bay đến ăn khế.
+ Tranh 5: Nhưng khác với em, người anh lấy quá nhiều vàng bạc. Khi bay ngang qua biển, đại bàng đuối sức vì chở quá nặng. Nó sả cánh, người anh bị rơi xuống biển.
* Ý nghĩa câu chuyện: Không nên tham lam.
IV. Tổng kết, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học.Chuẩn bị bài sau.
- Một số HS đọc lại bài
_____________________________________
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
Toán:
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
I/Mục tiêu: 
 - Biết làm tính trừ trong phạm vi 3. 
 - Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.	
II/Đồ dùng dạy học: 
 Bộ đồ dùng dạy toán, mẫu vật 2 quả cam 3 bông hoa.
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1.KTBC : Bài 2 và 3/ 53 ( SGK )
- Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới :
 HĐ1.Giới thiệu phép trừ trong phạm vi 3 
- Đính 2 quả cam bớt 1 quả cam 
- yêu cầu HS trả lời
 ( Dấu - còn gọi là trừ ) 
HĐ2.Giới thiệu các phép tính 3-1; 3-2 
tương tự như trên 
 Luyện đọc thuộc công thức 
* Nhận biết mối quan hề giữa cộng và trừ: Giới thiệu mô hình chấm tròn như SGK 
HĐ3 Thực hành 
Bài1/ 54 SGK 
Bài 2 / 54 SGK 
Bài 3 / 54 SGK Quan sát tranh nêu đề toán 
3.Củng cố: 
H: 3 - 1 = ? 3 - 2 = ? 3 - ? = 2 
- Nhận xét, dặn dò
- 2 HS thực hiện
- Có 2 quả cam bớt 1 quả cam. Hỏi còn lại bao nhiêu quả cam?
- 2 quả cam bớt 1 quả cam còn 1 quả cam
2 bớt 1 còn 1
Bớt đi làm phép tính trừ 2 – 1= 1
 Ghép, đọc 2- 1 =1 
HS đọc thuộc công thức trừ trong p.v 3 
HS nêu 2+1=3 lấy 3-1=2 Đây là mối 
 1+2=3 3-2=1 quan hệ giữa phép cộng và trừ
HS nhẩm nêu kết quả các phép tính 
Nêu cách đặt tính viết đúng kết quả 
Có 3 con chim bay đi 2 con chim. Hỏit còn lại mấy con chim?
3 - 2 = 1
________________________________
 TIẾNG VIỆT
 	 BÀI 38: EO - AO
A. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- Đọc được câu ứng dụng trong bài: Suối chảy rì rào ...
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Gió, mây, mưa, bão, lũ.
B. Đồ dùng 
- GV: tranh, bảng, nội dung bài
- HS: vở BT, bảng con, SGK, chữ rời. 
C. Các hoạt động dạy và học 
HĐ của GV
I. Bài cũ 
- Hôm trước chúng ta học bài gì ?
- Viết bảng con 
- Đọc bài trong SGK.
- Nhận xét ghi điểm
II. bài mới 
1.Dạy vần eo: 
- GV viết bảng + đọc mẫu: eo
- Giới thiệu chữ in, chữ viết.
- Nêu cấu tạo vần eo ? 
- Hướng dẫn đánh vần: e - o - eo.
- Đọc trơn: ay. 
* Ghép vần, tiếng mới:
- Ghép vần eo. 
- Có vần eo, muốn có tiếng mèo ta thêm âm và dấu gì ?
- Nêu cấu tạo tiếng mèo ? 
* Từ mới: chú mèo.
- Cho HS quan sát tranh vẽ con mèo
* Mèo là con vật có ích. Người ta nuôi mèo để bắt chuột, làm cảnh.
- Viết từ: chú mèo.
- Từ chú mèo tiếng nào mang vần đang học
- Đọc bài từ trên xuống.
2. Dạy vần ao (tương tự vần eo) 
- So sánh vần eo và vần ao.
3. Từ ứng dụng: 
- GV viết từ lên bảng 
 cái kéo trái đào
leo trèo chào cờ
* Cái kéo: một loại dụng cụ làm bằng sắt dùng để cắt vải, giấy.
* Chào cờ: việc làm thường được tổ chức vào đầu mỗi tuần học hoặc ở thời gian đầu một buổi lễ.
- Những tiếng nào mang vần đang học ?
- GV chỉ theo thứ tự và không theo thứ tự
4. Luyện viết: 
- Viết mẫu lên bảng: eo, ao, chú mèo, ngôi sao.
- Hướng dẫn quy trình viết tỉ mỉ.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm.
5. Củng cố bài 
- Vừa học vần, tiếng, từ gì ? 
 TIẾT 2
III. Luyện tập 
1. Luyện đọc:
- Đọc bài trên bảng lớp 
- Nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm.
2. Câu ứng dụng 
- Cho HS quan sát tranh trong SGK (79).
- Tranh vẽ gì ? 
- GV ghi bảng: Suối chảy rì rào
Gió reo lao xao
Bé ngồi thổi sáo.
- Tiếng nào mang vần đang học ?
3. Đọc bài trong SGK.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
* Trò chơi: 2' 
5. Luyện viết: leo trèo, chào cờ.
- Viết mẫu + Hướng dẫn quy trình viết. 
- Uốn nắn, sửa chữa cho HS. 
6. Luyện nói 
- Cho HS quan sát tranh 
- Hướng dẫn thảo luận nhóm 
- Tranh vẽ gì ? 
- Trên đường đi học về, gặp mưa em làm như thế nào ?
- Khi nào em thích có gió ?
- Trước khi mưa to, em thường thấy có gì trên bàu trời ?
- Em hiểu gì về bão lũ ?
- Tổ chức cho HS trình bày.
IV. Tổng kết dặn dò: 
- Chỉ bài trên bảng cho HS đọc 
- Nhận xét giờ học.Chuẩn bị bài sau: au- âu
HĐ của HS
- HS nêu.
+ đôi đũa, tuổi thơ, mây bay.
- Đọc bài trong SGK: 4 - 5 HS đọc.
- Đọc cá nhân và đồng thanh
- HS nhận diện.
- Gồm 2 âm: âm e đứng trước, âm o đứng sau 
- Đánh vần cá nhân + đồng thanh 
- Đọc cá nhân + đồng thanh 
- Thực hiện. Đánh vần + đọc trơn: CN, ĐT
- Thêm âm m và dấu huyền trên đầu vần eo. 
- Cả lớp ghép. Đọc cá nhân và đồng thanh
- Âm m đứng trước, vần eo đứng sau, dấu huyền trên đầu vần eo.
- Đánh vần + Đọc trơn: CN + ĐT.
- HS quan sát tranh.
- Đọc cá nhân + đồng thanh
- Tiếng mèo. Đánh vần + đọc trơn.CN, ĐT
- Đọc CN + ĐT.
- Giống nhau: đều có âm o đứng ở cuối, khác nhau: âm đầu e và a.
- Đọc thầm từ
- Tìm tiếng mang vần mới, gạch chân. 
- Đánh vần kéo, leo, trèo, đào, chào.
- Đọc trơn cả từ: CN + ĐT.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nêu.
- Thi tìm nhanh đúng
- Đọc bài cá nhân 
- Đọc bài không theo thứ tự 
- Phân tích cấu tạo tiếng 
- Đọc đồng thanh bài một lần 
- HS quan sát tranh.
- Bạn nhỏ đang ngồi thổi sáo ở gốc cây bên cạnh bờ suối.
- 1 HS giỏi đọc.
- Tiếng rào, reo, lao, xao, sáo.
- Đánh vần tiếng mới: 5 - 6 em.
- Đọc trơn cả câu: CN + ĐT.
- 1 HS giỏi đọc.
- Đọc theo cặp, đọc nối tiếp.
- Đọc theo tổ: cá nhân + đồng thanh 
- Đọc cả lớp. 
- HS viết bài vào vở mỗi chữ 1 dòng. 
- Đọc tên chủ đề: Gió, mây, mưa, bão.
- Thảo luận nhóm đôi theo gợi ý 
- HS tự trả lời trong nhóm của mình 
- Một số nhóm đại diện nói trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
_________________________________
THỦCÔNG:
 XÉ, DÁN HÌNH CÂY ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách xé dán hình cây đơn giản.
- Xé được hình tán cây, thân cây và dán cân đối, phẳng.
- Có ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng:
- Bài mẫu, giấy thủ công, bút chì, hồ dán, khăn lau.
- Giấy thủ công, bút chì, hồ dán, vở thủ công.
C. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
I. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.Nhận xét chung.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Quan sát, nhận xét:
- Thân cây màu gì ?
- Tán lá màu gì ?
a.. Xé hình tán cây tròn:
b. Xé hình tán lá cây dài:
c. Xé thân cây:
3. Hướng dẫn dán hình:
- Lật mặt sau thân cây bôi hồ và dán vào vở sao cho cân đối, đẹp.
4. Nhận xét đánh giá:
- Chọn bài xé, dán đẹp cho HS quan sát, nhận xét.
- Về nhà xé và dán hình cây, quả. 
HĐ của HS
- HS quan sát bài mẫu, nhận xét hình dáng đặc điểm của cây.
- Màu nâu.
- Màu xanh.
- Lật mặt sau giấy thủ công màu xanh vẽ xé 1 hình vuông cạnh 6 ô.
- Xé 4 góc của hình vuông.
- Xé chỉnh sửa cho giống tán lá.
- Lật mặt sau của giấy thủ công đánh dấu xé hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 6 ô.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật.
- Sửa cho giống tán lá cây dài.
- Lấy giấy màu nâu xé hình chữ nhật dài 6 ô, rộng 1ô.
- Xé thêm 1 hình chữ nhật khác dài 4 ô, rộng 1 ô.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 9.doc