Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Vũ Lan Anh

. Đọc và viết được n, m, nơ, me, câu ứng dụng: bò bê có cỏ bò bê no nê

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má

2. Rèn kỹ năng đọc viết nói tốt.

3. Say mê tự tin trong học tập.

II - ĐỒ DÙNG.

Tranh minh hoạ.

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 15 trang Người đăng haroro Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 4 - Vũ Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Chào cờ
Nhà trường và Đ/C TPT thực hiện
***************************************
Tiếng Việt
Bài 13: n , m
i - mục tiêu.
1. Đọc và viết được n, m, nơ, me, câu ứng dụng: bò bê có cỏ bò bê no nê
 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ, ba má
2. Rèn kỹ năng đọc viết nói tốt.
3. Say mê tự tin trong học tập.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Đọc viết: i, a, bi, cá, bé hà có vở ô li.
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài.
b) Dạy chữ ghi âm.
Âm n: được ghi bằng chữ cái nờ
HS đọc
Chữ cái n được ghi bằng mấy nét?
2 nét: nét móc trên và nét móc 2 đầu
Cả lớp gài chữ cái nờ
HS gài n - phát âm n
Khi phát âm n luồng hơi phát ra như thế nào ?
Bị cản
n là nguyên âm hay phụ âm ?
Phụ âm n
Để có tiếng nơ ta phải thêm âm gì ?
Gài nơ - đánh vần - phân tích - đọc trơn
Tìm tiếng có âm n 
nợ, nề, nên, ném ...
Âm m tương tự 
Chữ m gồm mấy nét ?
2 nét móc xuôi và 1 nét móc 2 đầu
So sánh n và m 
Giống: đều có nét móc xuôi và nét móc 2 đầu
Khác: m có nhiều hơn 1 nét móc 
b)Đọc tiếng từ ứng dụng 
no nô nơ 
mo mô mơ
ca nô bó mạ 
GV sửa phát âm cho HS 
c)Hướng dẫn viết
Giới thiệu 4 kiểu chữ
Đánh vần - phân tích - đọc trơn 
GV viết mẫu
 n , m , nơ , me 
Quan sát chữ mẫu
Viết bảng con 
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng
Đọc câu ứng dụng 
8 em 
Cho HS nhận xét về tranh minh hoạ của câu ứng dụng
HS đọc cá nhân - đồng thanh 
Đọc SGK
b) Luyện viết.
GV cho HS viết vở tập viết
Chú ý: Cách ngồi, cầm bút viết
Chấm bài - Nhận xét.
10 em 
Viết vở
c) Luyện nói.
Chủ đề: bố mẹ, ba má
Quê em gọi người sinh ra mình là gì ?
Bố, mẹ 
Nhà em có mấy anh em ? Em là con thứ mấy ?
Em làm gì để bố mẹ vui lòng ?
iv - củng cố - dặn dò
Đọc lại bài SGK 
Xem trước bài 14
************************************************
Toán
Tiết 13: Bằng nhau , dấu =
i - mục tiêu.
1. Giúp HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.
Biết sử dụng từ “bằng nhau” dấu = khi so sánh các số.
2. Rèn kỹ năng điền dấu.
3. Có ý thức học tốt.
ii - đồ dùng.
Tranh vẽ SGK.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Viết bảng: 3 4 , 5 3 , 4 2 , 2 4
2. Bài mới.
a) Nhận biết quan hệ bằng nhau.
Hướng dẫn HS nhận biết 3 = 3
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Có mấy con nai ?
Có mấy bụi cỏ
3 con nai 
3 bụi cỏ 
Hãy đưa con nai vào mỗi bụi cỏ 
Có thừa ra con nai hay bụi cỏ nào không ?
Làm thao tác
Không thừa
Ba con nai bằng ba bụi cỏ
Nhắc lại 
Ba chấm tròn xanh và ba chấm tròn vàng. HS nối mỗi chấm tròn xanh với mỗi chấm tròn vàng. 
Ba chấm tròn xanh so với ba chấm tròn vàng như thế nào ?
Ba chấm tròn xanh bằng ba chấm tròn vàng
Vậy: Ba con nai bằng ba bụi cỏ
ba chấm tròn xanh bằng ba chấm tròn vàng, ta nói: ba bằng ba
Viết 3 = 3 viết dấu = gọi là dấu bằng cũng gọi là dấu bằng
Gọi HS nhắc lại kết quả so sánh
Làm tương tự như 4 = 4
Chúng ta đã biết 3 = 3 vậy 4 = 4 có đúng không ? vì sao ? Nếu đúng em hãy sử dụng số cốc, số thìa và hình vẽ trên bảng để giải thích
4 = 4: Nếu lấy 4 chiếc cốc và 4 cái thìa thả vào mỗi cốc cho một chiếc thìa thì không có cốc nào thìa náo dư ra nên 4 cốc bằng 4 thìa 
Tương tự với 4 ô vuông 
=> Kết luận gì ở đây ?
Bốn bằng bốn viết như thế nào ?
GV viết lên bảng
bốn bằng bốn 
Gài 4 = 4
Nhắc lại 4 = 4 
Vậy hai có bằng hai không ?
 năm có bằng năm không ?
2 = 2
5 = 5
GV viết lên bảng: 2 = 2 , 3 = 3
 4 = 4 , 5 = 5
Cá nhân - đồng thanh 
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu =
Viết phải cân đối.
Bài 2: HS nêu lại cách làm.( Gọi nhiều HS TB) 
Bài 3: Điền dấu. 
Gọi 2 HS lên bảng làm.
GV chữa bài.
Bài 4: Tương tự bài 2.
iv - củng cố - dặn dò.
Xem lại bài - Làm bài tập toán.
Viết 1 dòng dấu = 
2 = 2 , 1 = 1 , 3 = 3
ở dưới làm vào vở
4 > 3 , 4 < 5 , 4 = 4
************************************************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 14: d , đ
i - mục tiêu.
1. Đọc và viết được: d, đ, dê, đò - tiếng từ ứng dụng: da, de, do, đe, đo, da dê. đi bộ.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
2. Rèn kỹ năng đọc, viết, nói.
3. Hứng thú tự tin trong học tập.
ii - đồ dùng.
 Bộ ghép chữ Tiếng Việt
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
 Đọc viết bảng: n, m, nơ, me, ba nô, bó mạ
2. Bài mới Tiết 1
Quan sát tranh và hỏi 
Tranh vẽ gì ?
dê, đò
Trong tiếng dê, đò có chữ và dấu nào đã học ?
chữ ê, o và dấu huyền
a) Dạy chữ ghi âm
Âm d: gồm mấy nét ?
Chữ d gần giống với chữ nào đã học ?
nét cong và nét sổ thẳng
và giống chữ a
Tìm chữ d trong bộ chữ
Khi phát âm d luồng hơi phát ra như thế nào ?
Gài d: phát âm 
Bị cản
d là nguyên âm hay phụ âm ?
Phụ âm d
Muốn có tiếng dê ta phải thêm âm gì ?
Cả lớp gài tiếng dê
HS gài dê-phân tích-đánh vần-đọc trơn 
Âm đ tương tự 
So sánh d với đ
Giống: Đều có nét cong tròn và 1 nét móc ngược
Khác: đ có thêm nét ngang
Đọc lại âm tiếng
b) Đọc tiếng từ ứng dụng
 da , dê , do
 đa , dê , đo 
 da dê , đi bộ 
Đọc cá nhân 
Đọc cá nhân, đồng thanh 
c) Hướng dẫn viết d, đ
Giới thiệu 4 kiểu chữ
Viết mẫu d đ
Viết bảng con 
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng.
Đọc SGK.
Đọc câu ứng dụng:
dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ 
Tranh vẽ gì ?
Trong câu ứng dụng có tiếng nào chứa âm vừa học? 
8 em
HS gạch chân 
c) Luyện viết.
HS đọc nội dung bài viết.
 Hướng dẫn cách viết.
Chấm bài - Nhận xét.
Đọc 
HS viết vở
Em có biết lá đa bị cắt như trong tranh là đồ chơi gì không ?
trâu lá đa 
iv - củng cố - dặn dò.
Đọc lại bài trên bảng.
Xem trước bài 15.
*******************************************************
Toán
Tiết 14: Luyện tập
i - mục tiêu.
1. Củng cố về khái niệm bằng nhau.
So sánh các số trong phạm vi 5 và cách sử dụng các từ các dấu > < = để đọc ghi kết quả so sánh.
2. Rèn kỹ năng so sánh 2 số.
3. Có ý thức học tập.
ii - đồ dùng.
SGK
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Điền số thích hợp vào ô trống 
1
2
<
<
5
>
4
>
>
1
Gọi 2 HS lên bảng điền.
2. Bài mới.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách làm.
Quan sát cột 3
 2 < 3 , 3 < 4 , 2 < 4
Làm bài tập vào sách 
1 HS lên bảng 
Các số được sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau ?
Cùng đều so sánh với 2 số 
 3 > 2 , 1 < 2
Bài 2: So sánh rồi viết kết quả.
Bài 3: Vẽ trên bảng phụ. 
 3 > 4 , 4 < 5 , 3 = 3 , 5 = 5
GV cho HS tự làm - chữa bài. 
HS làm đọc kết quả
4 ô xanh bằng 4 ô trắng viết 4 = 4
5 ô xanh bằng 5 ô trắng viết 5 = 5
iv - củng cố - dặn dò.
Số 5 lớn hơn những số nào ?
Xem lại bài tập. 
1, 2, 3, 4
*****************************************
Mỹ thuật
Vẽ hình tam giác
GV chuyên dạy
************************************************************************
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt
Bài 15: t , th
i - mục tiêu.
1. Đọc viết được: t, th, tổ, thỏ. Đọc các tiếng từ ngữ ứng dụng: to, tơ. ta, tho, thơ, tha, ti vi, thợ mỏ.
Câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ô tổ
2. Rèn kỹ năng đọc viết phát âm.
3. Có ý thức học tập tốt. 
iI - đồ dùng.
 Bộ đồ dùng Tiếng Việt
Tranh minh hoạ SGK.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Đọc viết: d, đ, dê, đê
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài.
b) Dạy chữ ghi âm.
Âm t được ghi bằng chữ cái tê
HS nhắc lại 
Chữ t gồm mấy nét là những nét nào ?
3 nét ...
Phát âm 
t là nguyên âm hay phụ âm ?
Có âm t muốn có tiếng tổ ta phải thêm âm gì, dấu gì ?
Phụ âm t 
Ghép tổ - đánh vần - đọc trơn - phân tích
Tìm tiếng có âm t ?
ta, to, tô, tẻ, tờ ...
Âm th được ghi bằng chữ cái thờ. Gồm mấy chữ cái ?
2 chữ cái: t và h 
Phát âm 
Có âm th tìm tiếng có âm th 
GV ghi thỏ
So sánh t và th
c) Đọc từ ứng dụng
to tơ ta
tho thơ tha 
ti vi thợ mỏ
thỏ, thơ, the ...
đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Giống và khác nhau
Đọc cá nhân - đồng thanh 
d)Hướng dẫn viết 
GV viết mẫu
 t, th 
Nhận xét
Viết bảng con 
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng
Đọc câu ứng dụng: 
bố thả cá mè, bé thả cá cờ
Đọc tìm tiếng có âm vừa học. 
Đọc SGK.
b) Luyện viết vở.
Viết mẫu:
 t, th, tổ, thỏ
Chấm bài - Nhận xét 
c) Luyện nói.
Con gì có ổ ?
Con gì có tổ ?
8 em 
10 em 
thả: đánh vần - đọc trơn - phân tích
10 em 
Viết bảng
Viết vở 
Con gà
Con chim
Các con vật có ổ, tổ còn con người có gì để ở ?
Có nhà
Em có nên phá ổ, tổ của chúng không ?
Không
iv - củng cố - dặn dò.
Đọc lại bài trên bảng.
Xem trước bài 16.
***************************************************
Toán 
Tiết 15: Luyện tập chung
i - mục tiêu.
1. Giúp HS củng cố khái niệm ban đầu về “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng nhau”.
So sánh các số trong phạm vi 5.
2. Rèn kỹ năng so sánh 2 số và nhận biết nhanh các dấu lớnhơn, nhỏ hơn, bằng nhau.
3. Có ý thức học tập.
ii - đồ dùng.
Vở bài tập - bảng con.
iii - hoạt động dạy học.
Bài 1: HS nêu yêu cầu 
a) Bằng cách vẽ thêm.
Có mấy bông hoa ở bình 1 ?
Có mấy bông hoa ở bình 2 ?
Làm cho bằng nhau 
Có 3 bông hoa
Có 2 bông hoa
Muốn có số bông hoa ở 2 bình bằng nhau ta làm như thế nào ? 
Vẽ thêm 1 bông hoa vào bình thứ 2
b) Bằng cách gạch bớt.
Bên tay trái có mấy con kiến ?
Bên tay phải có mấy con kiến ?
Có 4 con kiến
Có 3 con kiến
Để cho 2 bên bằng nhau ta phải làm gì ? theo yêu cầu của bài ? 
Gạch bớt để bằng nhau 
Ta phải gạch bên nào ?
c) Tương tự phần b 
Bài 2: HS nêu yêu cầu
Bên trái 
Nối với số thích hợp (theo mẫu) 
GV viết ra bảng phụ - hướng dẫn H nối 
Bài 3: Tương tự 
GV gọi HS lên bảng nối.
Chữa bài - Nhận xét.
HS đổi bài - kiểm tra
Thủ công
Xé dán hình vuông, hình tròn
I.Muùc tieõu: Sau baứi hoùc, HS bieỏt:
1. Kieỏn thửực: HS laứm quen vụựi kyừ thuaọt xeự, daựn giaỏy, caựch xeự, daựn giaỏy ủeồ taùo hỡnh.
2. Kú naờng : Xeự ủửụùc ủửụứng thaỳng , ủửụứng cong ủeồ taùo thaứnh hỡnh vuoõng, hỡnh troứn theo hửụựng daón vaứ daựn cho caõn ủoỏi.
3. Thaựi ủoọ : Giửừ veọ sinh lụựp hoùc saùch seừ
II.ẹoà duứng daùy hoùc:
-GV :+ Baứi maóu veà xeự, daựn hỡnh vuoõng, hỡnh troứn.
 + Giaỏy maứu, giaỏy traộng, hoà daựn, khaờn lau
-HS :Giaỏy maứu, giaỏy nhaựp traộng, hoà daựn, vụỷ thuỷ coõng, khaờn lau tay.
 III. Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc chuỷ yeỏu:
1.Khụỷi ủoọng : oồn ủũnh toồ chửực
2. Kieồm tra baứi cuừ : 
 -Kieồm tra vieọc chuaón bũ vaọt lieọu, duùng cuù cuỷa HS
 -Nhaọn xeựt.
3.Baứi mụựi : 
Hoaùt ủoọng daùy
Hoaùt ủoọng hoùc
Hoaùt ủoọng 1: Quan saựt vaứ nhaọn xeựt
Muùc tieõu: cho Hs xem baứi maóu vaứ giaỷng giaỷi.
Caựch tieỏn haứnh:
-Cho HS xem baứi maóu, hoỷi:
 +Haừy quan saựt vaứ phaựt hieọn xung quanh xem ủoà vaọt naứo coự danùg hỡnh vuoõng, hỡnh troứn ?
Keỏt luaọn: Xung quanh ta coự nhieàu ủoà vaọt coự daùng hỡnh hỡnh vuoõng, hỡnh troứn, em haừy ghi nhụự ủaởc ủieồm cuỷa nhửừng hỡnh ủoự ủeồ taọp xeự daựn cho ủuựng
Hoaùt ủoọng 2: Hửụựng daón maóu
Muùc tieõu: Hửụựng daón veừ vaứ xeự hỡnh vuoõng, hỡnh troứn Caựch tieỏn haứnh:
a. Veừ vaứ xeự hỡnh vuoõng .
 -V eừ hỡnh vuoõng.
 -Daựn quy trỡnh 1 leõn baỷng.
 -Hửụựng daón tửứng bửụực ủeồ xeự.
 -Gv laứm maóu.
b.Veừ vaứ xeự hỡnh troứn tửứ hỡnh vuoõng.
 -Hửụựng daón veừ 4 goực hụi uoỏn cong cho troứn ủeàu.
 -Daựn quy trỡnh 2 leõn baỷng.
 -Hửụựng daón tửứng bửụực ủeồ xeự.
 -Gv laứm maóu.
Hoaùt ủoọng 3: Thửùc haứnh
Muùc tieõu: hửụựng daón HS thửùc haứnh
Caựch tieỏn haứnh : Hửụựng daón HS veừ , xeự, daựn treõn giaỏy nhaựp
 -Yeõu caàu HS kieồm tra laón nhau 
Hoaùt ủoọng cuoỏi: Cuỷng coỏ daởn doứ
- Yeõu caàu moọt soỏ HS nhaộc laùi qui trỡnh xeự daựn hỡnh hỡnh vuoõng, hỡnh troứn 
- ẹaựnh giaự saỷn phaồm
- Veà nhaứ chuaồn bũ giaỏy maứu ủeồ hoùc tieỏp tieỏt 2
- Nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
- HS quan saựt
- Vieõn gaùch hoa laựt neàn coự hiứnh vuoõng; oõng traờng coự hỡnh troứn 
- HS quan saựt
-Hs laứm treõn giaỏy nhaựp.
Thửùc haứnh: HS luyeọn taọp treõn giaỏy nhaựp
-Luyeọn taọp treõn giaỏy nhaựp.
-Laàn lửụùt thửùc haứnh theo caực bửụực veừ,xeự 
-Thu doùn veọ sinh. 
-2 HS nhaộc laùi 
 Thứ năm ngày tháng 9 năm 2009
 Tiếng Việt
Bài 16: Ôn tập
i - mục tiêu.
1. HS đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần i, a, n, m, d, đ, t, th.
Đọc các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe và hiểu kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể: “Cò đi lò cò”
2. Rèn kỹ năng đọc viết, kể được truyện.
3. Có ý thức tự giác học tập.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Đọc viết bảng: t, th, tổ, thỏ, ti vi, thợ mỏ
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
Tiết 1
Tuần trước chúng ta đã học những âm gì ?
i, a, n, m, d, đ, t, th 
GV ghi bảng - treo bài ôn. 
b) Ôn tập. 
GV cho HS ghép chữ thành tiếng.
Đọc từ ngữ ứng dụng: 
 tổ cò da thỏ
 lá mạ thợ nề 
Hướng dẫn viết từ. 
GV viết mẫu: lá mạ, tổ cò
Các chữ và âm vừa học 
nô, nơ, ni, na ...
Đọc cá nhân - đồng thanh
đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Viết bảng con 
Chú ý: Cách nối các con chữ
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
Cò bố mò cá
Cò mẹ tha cá về tổ 
Đọc SGK.
b) Luyện viết.
G viết mẫu: tổ cò, lá mạ 
Chú ý: Cách ngồi cách cầm bút
c) Kể chuyện: Cò đi lò cò
GV kể
8 em
10 em 
8 em - đồng thanh 
Viết vở tập viết
HS theo dõi kể theo tranh 
Tranh 1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng
Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi, quét nhà cửa
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ nó nhớ lại những ngày tháng còn đang vui sống cùng bố mẹ.
Tranh 4: Mỗi khi có dịp là nó lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh nông dân và cánh đồng của anh. 
iv - củng cố - dặn dò.
Đọc lại bài ôn.
Xem trước bài 17. 
********************************************************
Toán 
Tiết 16: Số 6
i - mục tiêu.
- Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 6.
Biết đọc, viết số 6 đếm và so sánh các số trong phạm vi 6
Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số.
- Rèn kỹ năng đọc đếm, viết số 6.
- Có ý thức học tập tốt.
ii - đồ dùng.
Các hình vẽ SGK - mẫu vật.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Đếm số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
2. Bài mới.
a) Lập số 6.
GV: cho HS lấy 5 hình tròn lấy thêm 1 hình tròn nữa.
Vậy 5 hình tròn thêm 1 hình tròn là mấy hình tròn ? 
Là 6 hình tròn
Kiểm tra lại hình tròn 
Có 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính ?
Là 6 con tính
Kiểm tra lại 1, 2, 3, 4, 5, 6
Có 6 hình tròn, 6 con tính đều có số lượng là 6 ta dùng số 6 để chỉ số lượng của nhóm đồ vật đó.
Giới thiệu số 6
Cho HS gài số 6 
Chữ số 6 gồm mấy nét ?
Cho HS viết 1 dòng số 6 
Lấy que tính 
Tách đôi số que tính 
GV: nêu mẫu: 6 gồm 1 và 5 
Gài số 6 đọc 
Gồm 2 nét 
Viết vào SGK
Đếm số que tính 
1, 2, 3, 4, 5, 6
6 gồm 5 và 1
6 gồm 2 và 4
6 gồm 4 và 2
6 gồm 3 và 3
Đọc cá nhân - đồng thanh 
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài
Cột 1 có mấy hình vuông ?
Cột 2 có mấy hình vuông ?
Có 1 ô vuông
Có 2 ô vuông
GV viết số 1, 2
Dựa vào phần a làm tiếp phần b
Gọi HS lên bảng làm bài.
So sánh từng cặp 2 số liên tiếp liền trong các số từ 1 đến 6 để biết số 6 là số như thế nào ? 
HS làm tiếp 
Làm phần b
1 < 2, 2 < 3, 3 < 4, 4 < 5, 5 < 6 là số lớn nhất 
Số 6 là cột ô vuông như thế nào?
Bài 4: Nêu yêu cầu
Chữa bài.
iv - củng cố - dặn dò.
Nhắc lại bài - Tập viết số 6 
Cao nhất 
Tự làm - đổi vở kiểm tra
**************************************
Âm nhạc
Ôn bài hát: Mời bạn múa vui ca (T2)
Trò chơi: Bài đồng dao: Ngựa ông đã về
GV chuyên dạy
************************************************************************
Thứ sáu ngày tháng 9 năm 2009
Tập viết
Lễ, cọ, bờ, hổ ( T1)
Mơ, do, ta, thơ ( T2)
i - mục tiêu.
1. H nắm được độ cao của các con chữ: lễ, cọ, bờ, hổ
2. Viết đúng chữ mẫu.
3. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
ii - đồ dùng
Vở tập viết - Bảng phụ.
iii - hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu chữ: lễ, cọ, bờ, hổ
 mơ, do, ta, thơ 
2. Hướng dẫn viết.
HS nhắc lại
GV viết mẫu từng chữ và nêu quy trình viết:
 lễ, cọ, bờ, hổ
 mơ, do, ta, thơ 
Chú ý: Độ cao của mỗi chữ khác nhau
3. Viết bảng con.
HS viết - đọc đánh vần - phân tích - đọc trơn 
4. Viết vở.
GV hướng dẫn HS tô chữ mẫu đầu dòng rồi viết.
Tư thế ngồi đúng đẹp
Viết theo hướng dẫn của cô
iv - củng cố - dặn dò
Nêu quy trình viết 
******************************************************
Thể dục
ĐHĐN - Trò chơi vận động
i - mục tiêu.
1. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ.
Học quay trái, quay phải.
Ôn trò chơi; “Diệt các con vật có hại”
2. Rèn kỹ năng luyện tập.
3. Có ý thức tập luyện tốt.
ii - địa điểm.
Sân trường.
iii - hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu.
GV phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
Xếp hàng dọc 2 hàng
Đứng vỗ tay và hát 
Giậm chân tại chỗ đếm 1-2, 1-2
2. Phần cơ bản.
Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ thực hiện 2 - 3 lần
Ôn tổng hợp
HS giải tán rồi tập hợp. Quay trái, quay phải
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm nghỉ, quay trái, quay phải
Ôn trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
3. Kết thúc: Đứng vỗ tay và hát.
GV cùng HS củng cố bài học.
Nhận xét giờ học.
HS chơi 
*******************************************
Tự nhiên xã hội
Bảo vệ mắt và tai
i - mục tiêu.
1. Biết được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
2. Rèn thói quen giữ vệ sinh và bảo vệ mắt, tai.
3. Có ý thức tự giác thực hành.
ii - đồ dùng.
Các hình trong SGK.
iii - hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
Giờ trước các em học bài gì ?
Mắt, mũi, tai, da, lưỡi giúp ta nhận biết gì ?
2. Bài mới.
GV cho HS hát bài hát “Rửa mặt như mèo”
HS hát
Hoạt động 1: Quan sát SGK
Bước 1: HS quan sát hình trang 10 trả lời ...
Quan sát tranh 
Khi có ánh sáng chói chiếu vào, mắt, bạn trong hình vẽ đã lấy tay che mắt, việc làm đó đúng hay sai ?
Chúng ta có nên học tập bạn đó không ?
Bước 2: GV cho HS lên trình bày trước lớp
3 em 
=> Kết luận: Cần bảo vệ đôi mắt của mình không nhìn vào mặt trời.
Đọc sách để vừa phải.
Không xem ti vi quá gần.
Rửa mặt cần rửa mắt trước.
Luôn luôn kiểm tra mắt.
Hoạt động 2: Quan sát tiếp SGK.
Quan sát tai.
Tương tự như hoạt động1.
=> Kết luận SGV.
Quan sát.
Hoạt động 3: Đóng vai
Phân nhóm.
=> Kết luận: Chúng ta cần bảo vệ mắt và tai 
HS thực hiện
iv - củng cố - dặn dò.
Nhắc lại tên bài.
Chuẩn bị bài sau.
************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 4 buoi sang.doc