Giáo án Lớp 1 - Tuần 4

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

- Biết giữ vệ sinh cá nhân; đầu tóc; quần áo gọn gàng.

**Biết phân biết giữa ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

Vở BTĐĐ lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1.Ổn định tổ chức( 1- 2)Hát, kiểm tra sĩ số.

 2.Kiểm tra bài cũ(3)

H:Giờ trước chúng ta học bài gì?

H:Tại sao phải mặc quần áo gọn gàng khi đến lớp?

HS trả lời, GV nhận xét chung.

 3.Bài mới(30)

a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi đầu bài.

b, Hoạt động 1( 10-15): Quan sát tranh và thảo luận theo tranh - BT3

GV nêu yêu cầu - HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm đôi.

H:Bạn đang làm gì?

H:Em muốn làm như bạn nào? Vì sao?

Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.

HS nhận xét, GV khen HS phát biểu đúng.

GVkết luận: Hàng ngày các em cần làm như bạn ở tranh 1, 3, 5, 7, 8 chải đầu; mặc quần áo ngay ngắn; cắt móng tay; thắt dây giày; rửa tay cho sạch sẽ gọn gàng.

c, Hoạt động 2 ( 6 - 8):Học sinh kể về việc thực hiện ăn mặc gọn gàng sạch sẽ

HS kể trước lớp.HS cùng GV nhận xét, khen.

d, Hoạt động 3( 4 - 6):Hát bài “ Rửa mặt như mèo”.

GV hát mẫu - Hướng dẫn HS hát.

 

doc 22 trang Người đăng honganh Lượt xem 1258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: Bố mẹ, ba má.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:ở quê em gọi người sinh ra mình là gì?
H:Em còn biết cách gọi nào khác không?
H:Bố mẹ em làm nghề gì?
H: Em có yêu bố mẹ không? Vì sao?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố - dặn dò(3’)
?Chúng ta vừa học những âm mới nào?
HS đọc bài trên bảng lớp 1 lần. Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 14: d - đ 
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 31 + 32)
bài 14: d -đ
I. Mục tiêu:
- Đọc và viết được: d, đ, dê, đò.
- Đọc được từ và câu ứng dụng: Dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
+Đọc viết được d. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát, kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’)
+Gv cho 2,3 hs đọc: Bảng lớp: n, nơ, m, me.
+H S đọc SGK: 2-3 HS
+GV đọc cho hs viết bảng con chữ: nơ, me. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp - Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm
d
+Nhận diện chữ
GV giới thiệu đây là chữ d chữ in thường in trong SGK, chữ viết thường để cô hướng dẫn các em viết trong vở ô li, bảng con.
Chữ d viết thường gồm hai nét: nét cong kín và nét móc ngược .
H:Chữ d viết thường gần giống với chữ nào?(a)
H:Em so sánh d với a giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
( giống nhau: cùng có nét móc ngược và có nét cong kín.
 Khác nhau: d có nét móc ngược dài.).
+Dạy phát âm và đánh vần tiếng
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm
HS phát âm( cá nhân, cả lớp).
Các em ghép cho cô âm d.
H:Có âm d muốn có tiếng dê ta thêm âm gì? 
HS nêu - GV ghi bảng: dê
HS ghép tiếng: dê - HS nêu cách ghép tiếng: dê - HS phân tích tiếng: dê
H:Em nêu cách đánh vần?
HS đánh vần: dờ - ê - dê (cá nhân, nhóm).
HS đọc: dê(cá nhân, cả lớp).
+Dạy từ khóa
GV cho hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
H:Bức tranh vẽ gì? ( Vẽ con dê)
H:Người ta nuôi dê để làm gì? ( Lấy thịt, sữa)
GV giới thiệu và ghi bảng: dê
Hs đọc: dê ( cá nhân, cả lớp). 
-HS đọc: d, d, dê, dê.
?Âm mới vừa học là âm nào?
?Tiếng nào có âm d?
GV tô màu âm mới. HS đọc xuôi, ngược + phân tích tiếng. 
đ
GV hướng dẫn tương tự như đối với d
Lưu ý: đ gồm ba nét cong kín, nét móc ngược dài và nét ngang.
So sánh đ với d ( Giống nhau: Cùng có nét cong kín và nét móc ngược dài
 Khác nhau: đ có thêm một nét ngang).
Phát âm: Đưa lưỡi lên vòm trên hơi đi .
+hướng dẫn cách viết
GV cho HS đọc chữ d mẫu và hỏi.
?Chữ d có độ cao mấy đơn vị chữ? Gồm mấy nét ? Là những nét nào?
-GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
HS viết bằng ngón trỏ định hình - HS viết bảng con - GV sửa sai.
Các chữ đ, dê, đò hướng dẫn tương tự.
c, Đọc tiếng, từ ứng dụng
? Âm mới chúng ta vừa học là những âm nào?
? Tiếng mới, từ mới vừa học là những tiếng, từ nào?
GV ghi các tiếng ứng dụng lên bảng: da, dê, do
 đa, đê, đo
HS đọc nhẩm, HS lên bảng tô âm vừa học.
HS đọc các tiếng(cá nhân, nhóm).
GV viết từ ứng dụng lên bảng: da dê đi bộ
HS đọc và phân tích tiếng mới - HS đọc lại cả từ( cá nhân, cả lớp)
GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ: đi bộ: đi bằng hai chân trên đường.
HS đọc lại
HS đọc lại toàn bài trên bảng. nhắc lại âm, tiếng vừa học.
Tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
Luyện đọc ( 10-12’)
-HS lần lượt đọc trên bảng: 4-5’
-Sgk: 4-5’
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh, sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng:2-3’
GV treo tranh - HS quan sát.
H:Bức tranh vẽ gì? (Vẽ một em bé được mẹ dắt đi trên bờ sông)
GV giới thiệu nội dung bức tranh.
GV ghi câu ứng dụng lên bảng: Dì Na đi đò, bé và mẹ đi bộ.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có âm vừa học. 
GV tô màu âm vừa học. 
Hs đọc câu, GV đọc mẫu và hướng dẫn cách ngắt, nghỉ.
Hs đọc lại( cá nhân, cả lớp).
HS đọc SGK( cá nhân, cả lớp).
+Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. 
Gv yêu cầu hs mở vở tập viết, ngồi đúng tư  thế.
HS viết bài ở vở tập viết lần lượt từng dòng.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
+Luyện nói (4 -6’): 
GV nêu chủ đề luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
Cho hs quan sát tranh (sgk) trả lời các câu hỏi: 
H:Tranh vẽ gì?
H:Em còn biết những loại bi ve nào?
H:Em đã nhìn thấy con dế bao giờ chưa? Dế sống ở đâu?
H:Cá cờ thường sống ở đâu? cá cờ có màu gì?
H:Em có biết lá đa bị cắt như trong tranh là đồ chơi gì không?
HS thảo luận nhóm đôi, Gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
HS nhận xét, bổ xung.
 4. Củng cố - dặn dò( 3’)
?Chúng ta vừa học những âm mới nào?
HS đọc bài trên bảng lớp 1 lần đồng thanh.
GV nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 15: t -th
Toán ( Tiết số: 13)
Bằng nhau, dấu =
I. Mục tiêu:
Giúp hs biết:
Nhận biết sự bằng nhau về số lượng; mỗi số bằng chính nó.
Biết sử dụng từ “ Bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán1.
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 1’)Lớp hát.
 2. Kiểm tra bài cũ(2’)
?Giờ trước chúng ta học bài gì? Luyện tập
?Chúng ta đã học những dấu so sánh nào?(dấu lớn, dấu bé)
?Dấu lớn và dấu bé khác nhau ở điểm nào?
- 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Điền dấu vào chỗ chấm 13 4 2
 Lớp làm bảng con: 3 1
GV nhận xét, ghi điểm.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: nhận biết quan hệ bằng nhau
GV treo tranh - HS quan sát tranh.
?Tranh vẽ gì?( Tranh vẽ hươu và khóm cây)
H:Có mấy con hươu? Có mấy khóm cây? (3)
GV: Số hươu là 3 bằng số khóm cây cũng là 3; ta có 3 bằng 3. 
Gọi Hs nhắc lại.
GV giơ 3 chấm tròn xanh; 3 chấm tròn trắng.
H:Số chấm tròn xanh là 3, số chấm tròn trắng cũng là 3; ta có thể nói 3 bằng 3 được không?
HS nhắc lại.
GV giới thiệu và viết bảng: 3 = 3
GV chỉ bảng - HS đọc( cá nhân, nhóm)
GV hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4 tương tự như hướng dẫn 3 = 3
+ 4 = 4 vậy ta có thể nêu ngay 2 = 2 được không? 
GV: Mỗi số bằng chính số đó.
HS nhắc lại.
c, Hoạt động 2: Thực hành
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
Bài 1( trang 22):
?Bài 1 yêu cầu gì? : Viết dâu bằng
GV hướng dẫn HS viết dấu =; HS viết vở,GV nhận xét
Bài 2( trang 22)
GV nêu yêu cầu của bài, GV hướng dẫn mẫu; HS làm bài . GV bao quát uốn nắn
HS đổi vở chữa bài. GV nhận xét.
Bài 3(trang 23)
HS nêu yêu cầu của bài; HS làm bài; HS đổi vở kiểm tra; HS chữa bài.
GV nhận xét tuyên dương
Bài 4(trang 23):
HS nêu yêu cầu của bài; GV hướng dẫn mẫu.
HS chữa bài; Gọi một số HS đọc bài làm; GV chấm một số bài, nhận xét.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
?Chúng ta vừa học dấu gì? (dấu bằng)
?Khi nào thì chúng ta điền dấu bằng vào ô trống?(khi hai số bằng nhau)
Nhận xét giờ học.
Dặn HS ôn lại bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Mĩ thuật ( Tiết số: 4)
vẽ hình tam giác
I. Mục tiêu:
HS: Nhận biết được hình tam giác.
Biết cách vẽ hình tam giác. 
Vẽ được một số đồ vật có dạng hình tam giác.
Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
**HS khá, giỏi:Từ hình tam giác vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: tranh, ảnh...
HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 1’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ(2’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác
Cho HS mở vở quan sát
H:Trong vở vẽ những đồ vật gì?
GV cho HS quan sát cái ê ke
H:Cái ê ke có dạng hình gì? (hình tam giác)
H:ở xung quanh ta có những đồ vật nào có dạng hình tam giác? ( cánh buồm, biển báo).
Cho HS quan sát tranh mẫu
H:Bức tranh vẽ gì? Những đồ vật này có dạng hình gì?
c, Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hình tam giác 
GV vẽ - HS quan sát.
H:Cô vẽ hình tam giác như thế nào? ( Vẽ từ trên xuống, từ trái sang phải)
H: Các nét vẽ như thế nào? (Vẽ nét thẳng)
GV đánh dấu chiều mũi tên - Gv vẽ một số hình minh họa
H:Cô vẽ gì? ( Thuyền)
H:Thuyền hình gì? Cánh buồm hình gì?
Cho HS quan sát bài vẽ của HS năm trước
H:Các bạn vẽ gì?
HS nêu - HS nhận xét
d, Hoạt động 3: Thực hành
HS mở vở - HS vẽ bài - GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
HS trưng bầy sản phẩm; GV và HS cùng nhận xét, bình chọn bài vẽ đẹp.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
Nhận xét giờ học. Dặn hs tập quan sát tranh ở nhà.
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 33 + 34)
Bài 15: t - th
I. Mục tiêu:
HS đọc và viết được: t, th, tổ, thỏ.
Đọc được từ và câu ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờ
Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ổ, tổ
*Đọc, viết được chữ t.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành,vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát.
 2.Kiểm tra bài cũ( 5’)
-Gv cho 2, 3 hs đọc bảng lớp: d, đ, dê, đò.
-HS đọc SGK: 2-3 HS
-GV đọc cho hs viết bảng con chữ: dê, đò. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
Tiết 1 ( 35’)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Dạy chữ ghi âm( 20 - 22’)
t
+Nhận diện chữ:
GV giới thiệu đây là chữ t chữ in thường in trong SGK, chữ viết thường để cô hướng dẫn các em viết trong vở ô li, bảng con.
Chữ t viết thường gồm 3 nét: nét xiên phải , nét móc ngược và nét ngang.
H:Chữ t viết thường gần giống với chữ nào?(đ)
H:Em so sánh t với đ giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
( giống nhau: cùng có nét móc ngược.
 Khác nhau: t có xiên ngắn.).
+phát âm và đánh vần tiếng:
GV phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm: đầu lưỡi chạm răng rôi bật ra có tiếng thanh.
HS phát âm, gv chỉnh sửa. 
?Các em lấy cho cô âm t trong bộ chữ. hs dắt âm t.
H:Có âm t thêm âm ô dấu hỏi ta được tiếng gì? (tổ)
HS nêu - GV ghi bảng - HS ghép tiếng: tổ
HS phân tích tiếng: tổ - HS nêu cácg đánh vần.
HS đánh vần: tờ - ô - tô - hỏi - tổ( cá nhân, nhóm).
HS đọc trơn: tổ(cá nhân, nhóm) - GV chỉ bảng; hs đọc: t, t, tổ.
Cho HS quan sát tranh.
H:Tranh vẽ gì? ( Vẽ tổ chim)
H:Tổ để làm gì? ( Tổ để chim ở)
GV giới thiệu và ghi bảng: tổ - HS đọc( cá nhân. cả lớp).
HS đọc: t, t, tổ, tổ.
?Âm mới vừa học là âm gì?
?Âm t có trong tiếng nào?
-GV tô màu - HS đọc xuôi, ngược.
th
GV hướng dẫn theo qui trình tương tự như âm t.
Lưu ý: th là chữ ghép từ hai con chữ t và h.
So sánh t và th: ( Giống nhau: đều có t
 Khác nhau: th có thêm h)
Phát âm: Đầu lưỡi chạm răng rồi bật mạnh, không có tiếng thanh.
+GV hướng dẫn HS viết.
?Âm t có độ cao mấy đơn vị chữ? Gồm mấy nét?
GV viết mẫu hướng dẫn cách viết. HS viết bảng con.
?Chữ th được viết từ mấy con chữ?
?Con chữ h có độ cao mấy đơn vị chữ?
GV viết mẫu - hướng dẫn cách viết. HS viết bảng con. GV nhận xét.
-Các chữ tổ, thỏ. GV hướng dẫn tương tự.
C. Đọc tiếng, từ ứng dụng.
? Âm mới chúng ta vừa học là những âm nào?
? Tiếng mới, từ mới vừa học là những tiếng, từ nào?
GV viết từ ứng dụng lên bảng: to, tơ, ta
 tho, thơ, tha
 ti vi thợ mỏ
HS đọc các tiếng ứng dụng - HS đọc từ ứng dụng.
Gv giải nghĩa từ: thợ mỏ: người làm công việc lấy than hoặc quặng sắt ở trong lòng đất.
HS đọc lại từ ứng dụng( cá nhân, cả lớp).
Tiết 2 ( 35’)
d, Luyện tập:
Luyện đọc:
HS lần lượt đọc trên bảng: 4-5’
Sgk: 4-5’
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng: 3-4’
GVcho HS quan sát tranh
H:Bức tranh vẽ những ai? ( Bức tranh vẽ bố, bé)
H:Bố và bé đang làm gì? ( Bố thả cá cờ; bé thả cá mè)
GV giới thiệu và viết câu ứng dụng: bố thả cá cờ, bé thả cá mè
HS đọc câu ứng dụng - GV đọc mẫu, hướng dẫn cách ngắt, nghỉ - HS đọc lại( cá nhân, nhóm).
Luyện viết 
GV viết mẫu và hướng dẫn lại cách viết các chữ: t, th, tổ, thỏ. 
HS mở vở tập viết - 1 HS đọc lại bài viết.
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
HS viết bài vào vở, GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3- 5 bài, nhận xét.
Luyện nói: Gv ghi chủ đề luyện nói lên bảng: ổ, tổ 
Cho hs quan sát tranh (sgk) và thảo luận theo các câu hỏi sau:
H:Bức tranh vẽ con gì?
H:Con gì có ổ? 
H:Con gì có tổ?
H:Các con vật có ổ, có tổ, con người có gì để ở?
H:Em có nên phá ổ, tổ của các con vật hay không? Tại sao? 
HS thảo luận nhóm đôi, gọi đại diện nhóm lên trình bầy trước lớp.
 4. Củng cố - dặn dò: 5’
?Chúng ta vừa học những âm mới nào?
HS đọc bài ở sgk 1 lần toàn bài đồng thanh.
Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 16: ôn tập.
Thủ công ( Tiết số: 4)
xé, dán hình vuông
I. Mục tiêu:
HS làm quen với kỹ thuật xé, dán giấy để tạo hình.
Biết cách xé,dán được hình vuông, theo hướng dẫn và biết cách dán cho cân đối.
Xé,dán được hình vuông. Đường xé có thể chứa thẳng và bị răng cưa, hình dán có thể chưa phẳng. 
**Xé, dán được hình vuông, đường xé tương đối thẳng, ít có răng cưa hình dán tương đối phẳng.
HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV và HS: giấy thủ công, hồ dán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức( 2’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ : 5’
H:Giờ trước chúng ta học bài gì?
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs.
GV nhận xét.
 3.Bài mới: 30’
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét
HS quan sát bài mẫu
H:Đây là hình gì?( hình vuông)
H:Các em quan sát và phát hiện xem đồ vật nào có dạng hình vuông? 
(viên gạch hoa, khăn tay mùi xoa,.....)
GV nêu lại các vật có dạng hình vuông. 
GV cho HS xem 1 số bài mẫu HS năm trước làm.
c, Hoạt động 2: GVlàm mẫu 
+Vẽ và xé hình vuông
GV lấy giấy mầu, lật mặt sau đánh dấu, vẽ 1 hình vuông. 
Xé từng cạnh của hình vuông.
Lật mặt mầu cho hs quan sát.
Gọi HS nhắc lại các bước xé, dán hình vuông. 
+Dán hình vuông
Khi dán lật mặt sau hình vuông lên. Sau đó bôi hồ đều lên hình vuông rồi đặt vào vở ngay ngắn và vuốt phẳng.
GV dán mẫu cho HS quan sát.
d, Hoạt động 3: HS thực hành. HS thực hành xé, dán hình vuông. 
GV quan sát, uốn nắn cho hS. HS trưng bầy sản phẩm.
GV cùng hs tìm ra bài đúng, đẹp, khen hs.
 4. Củng cố- dặn dò( 2-3’)
?Chúng ta vừa học bài gì?(Xé, dán hình vuông)
GV nhận xét giờ học.Cho hs dọn vệ sinh lớp học.
 Dặn hs chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán để giờ sau học :Xé, dán hình tròn. 
Toán ( Tiết số: 14)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Biết sử dụng các từ bằng nhau “ Bé hơn,lớn hơn”và các dấu ; =, để so sánh các số trong phạm vị 5.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, 
HS: SGK, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(1’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ( 2’)
-1 HS lên bảng làm bài tập sau: 33; 
-Lớp làm bảng con: ( 3 nhóm mỗi nhóm làm 1 phép tính) 44; 1.3	52
Hs nhận xét, Gvghi điểm .
 3.Bài mới: 30’
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn HS làm bài tập
HS mở SGK làm bài tập cần làm 1,2,3.
 Bài 1(trang24)
1 HS nêu yêu cầu bài tập.
Gọi HS nêu cách làm( So sánh hai số rồi điền dấu thích hợp vào ô trống)
HS làm bài - HS chữa bài; gọi HS đọc bài làm; HS nhận xét.
Cho HS quan sát cột 3
+ Các số được so sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau: ( cùng được so sánh với 3)
+ Kết quả thế nào?( hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn)
GV: Vì hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn nên ta điền dấu bé.
Bài 2(trang 24)
GV nêu yêu cầu bài tập 
GV hướng dẫn Hs quan sát mẫu
HS làm bài - HS đổi vở kiểm tra, HS nhận xét. GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3( trang 24)
GV nêu yêu cầu bài tập(làm cho bằng nhau theo mẫu) . 
GV hướng dẫn Hs quan sát mẫu.
HS làm bài - HS chữa bài; Gvchấm một số bài.
4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
?Chúng ta vừa học bài gì? Luyện tập
?Dấu lớn, dấu bé, dấu bằng dùng để làm gì?( dùng để so sánh 2 số.)
Nhận xét giờ học. Dặn HS ôn bài. chuẩn bị bài: luyện tập chung.
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
Học vần ( Tiết số: 35 )
Bài 16: ôn tập
I. Mục tiêu:
Đọc được i, a, n, m, d, đ, t, th; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.
Viết được i, a, n, m, t, th; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.
Nghe hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong chuyện kể: Cò đi lò dò.
*Đọc, viết được i, a, n.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu... 
HS: Bảng, phấn, sgk, bộ chữ thực hành, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’)
Gv cho 2,3 hs đọc bảng lớp: t, th, tổ, thỏ:
HS đọc SGK: 2-3 HS
GV đọc cho hs viết bảng con chữ: tổ, thỏ. 
GV nhận xét ghi điểm cho hs.
 3.Bài mới: 
tiết 1 ( 35p)
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, ôn tập.
?Trong tuần vừa qua chúng ta đã học những âm nào?
HS nêu. GV viết lên góc bảng.
Gv cho HS đọc lại 1 lần.
 Bảng 1: GV treo bảng ôn
ôn chữ và âm 
GV chỉ các âm - HS đọc - 2 HS lên bảng chỉ đọc bài.
GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc bài( các nhân, nhóm).
Ghép âm thành tiếng
GV nêu cách ghép - HS ghép và nêu tiếng - GV ghi bảng.
HS đọc, kết hợp phân tích tiếng( cá nhân, nhóm)
Bảng 2
GV hướng dẫn tương tự bảng 1
Gọi HS đọc lại cả 2 bảng.
Đọc từ ứng dụng
GV ghi các từ ứng dụng lên bảng: tổ cò lá mạ
 da thỏ thợ nề
HS đọc nhẩm - HS đọc từ - GV đọc mẫu kết hợp giải nghĩa từ: 
thợ nề: người làm nghề xây nhà.
HS đọc lại ( cá nhân; cả lớp).
Luyện viết
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết các từ: tổ cò, lá mạ
HS viết bảng con; HS viết từ: “tổ cò” vào vở tập viết
tiết 2 ( 35’)
c, Luyện tập:
Luyện đọc ( 10-12’)
HS lần lượt đọc ( trên bảng, sgk)
HS đọc theo cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh , sửa cho hs.
Đọc câu ứng dụng
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng: Cò bố mò cá
 Cò mẹ tha cá về tổ
HS đọc câu ứng dụng - GV đọc mẫu; hướng dẫn cách ngắt; nghỉ.
HS đọc lại ( cá nhân, cả lớp)
Luyện viết ( 10’)
GV hướng dẫn, viết mẫu. HS mở vở tập viết viết từ: “lá mạ”vào vở.
GV quan sát, uốn nắn cho hs.
GV chấm 3-5 bài, nhận xét.
Kể chuyện (9-10’): Cò đi lò dò
GV nêu tên câu chuyện; GV kể chuyện - HS nghe.
HS thảo luận trong nhóm, cử đại diện tham gia kể chuyện .
Tranh 1: Anh nông dân đem cò về nhà nuôi nấng và chạy chữa.
Tranh 2: Cò con trông nhà, nó đi lò dò khắp nhà bắt muỗi; quét dọn nhà.
Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò bay liệng vui vẻ, nó nhớ lại những ngày tháng còn đang sống cùng bố, mẹ và anh chị em.
Tranh 4: Cò bay về tổ, mỗi khi có dịp là có lại cùng cả đàn bay về thăm anh nông dân.
Đại diện nhóm kể chuyện.
H:Qua câu chuyện giúp em hiểu được điều gì? ( Tình cảm chân thành đáng quí giữa cò và anh nông dân).
GV nêu ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố - dặn dò( 5’)
2 HS đọc bài ở sgk.
Nhận xét giờ học.
Dặn hs ôn lại bài . Đọc trước bài 17: u - ư 
Toán ( Tiết số: 15)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp hs củng cố: 
Khái niệm ban đầu về lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu , = So sánh các số trong phạm vi 5.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, 
HS: SGK, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(1-2’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ(3 -5 ’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
Gọi HS lên bảng điền dấu: 45; 32; 22
HS làm bảng con: 15
HS nhận xét, GV ghi điểm. 
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hướng dẫn HS làm các bài tập
HS mở SGK làm bài tâp cần làm 1,2,3.
Bài 1( trang25)
GV nêu yêu cầu bài tập ( làm cho bằng nhau) 
Hs làm bài . GV bao quát uốn nắn.
-HS đổi vở kiểm tra.GV nhận xét tuyên dương
Bài 2(trang25)
Hs nêu yêu cầu của bài (nối ô trống với số thích hợp)
HS làm bài; HS chữa bài; HS đọc bài làm; HS nhận xét
Bài 3( trang25)
HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài; HS chữa bài; GV chấm một số bài.
 4. Củng cố- dặn dò: 2-3’
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về Chuẩn bị bài: Số 6
Tập viết (tiết số 3)
Lễ, cọ, bờ, hổ
I. Mục tiêu:
HS nắm được cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi viết đúng. 
HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ nhỡ các chữ: lễ, cọ, bờ, hổ, bi ve. kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết1, tập một.
*Viết được chữ lễ.
**HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.
Giáo dục HS biết rèn chữ, giữ vở. 
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: phấn màu, chữ mẫu. 
HS: Bảng, phấn, vở ghi.... 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức(1’)HS hát, kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ(5’)
HS viết bảng con: e, b, bé
HS nhận xét, GV ghi điểm.
 3.Bài mới(30’) 
a, Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con
Gọi Hs đọc bài viết trên bảng.
GV cho HS quan sát chữ lễ; HS đọc.
H:Chữ lễ được viết từ mấy con chữ? Là con chữ nào? ( Gồm hai con chữ; con chữ l và con chữ ê)
H:Con chữ l cao mấy đơn vị chữ? Con chữ ê cao mấy đơn vị chữ?
H:Chữ lễ còn có dấu gì? dấu được đặt ở đâu? 
?Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?( khoảng cách giữa các con chữ bằng nửa con chữ 0)
?Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?( 1 con chữi 0)
Gv viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết.
HS viết bảng con; GV uốn nắn sửa sai.
Các chữ: cọ, bờ, hổ GV hướng dẫn tương tự.
c, Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS viết vở
HS mở vở tập viết - 1 HS đọc bài viết.
GV hướng dẫn HS cách trình bầy vở.
H:Con chữ l, h có độ cao mấy li?
Gv nhắc nhở tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút.
?Khoảng cách giữa mắt và vở là bao nhiêu?( khoảng 25- 30 cm)
- HS viết bài vào vở.
GV quan sát giúp đỡ HS yếu, GV chấm một số bài, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò( 2- 3’)
?chúng ta vừa học bài học vần gì?
1 HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán ( Tiết số: 16)
Số 6
I. Mục tiêu:
Biết 5 thêm 1 được 6, viết được số 6, đọc đếm được từ 1 đến 6; so sánh các số trong phạm vi 6; nhận biết số lượng trong phạm vi 6; vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. 
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, bộ thực hành toán 1...
HS: SGK, bộ thực hành toán1, bảng...
III. Các hoạt động dạy học:
 1.ổn định tổ chức(2’)Lớp hát.
 2.Kiểm tra bài cũ( 5-6’)
Giờ trước chúng ta học bài gì?
Gọi HS lên bảng nối số 
 	< 2 	< 3
 1 2 3 4 5
HS nhận xét - GV ghi điểm
 3.Bài mới(30’)
a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
b, Hoạt động 1: Giới thiệu số 6
+Lập số 6
GV cho HS quan sát tranh
H:Có mấy bạn đang chơi?( 5 bạn)
H:Có mấy bạn đến xin chơi? ( 1 bạn)
H:Có 5 bạn, có thêm 1 bạn đến xin chơi. Tất cả là mấy bạn?
GV: năm bạn thêm một bạn tất cả có 6 bạn.
+3-5 HS nhắc lại: có 6 bạn
+Các em lấy cho cô 5 hình tròn để trước mặt. lấy thêm 1 hình tròn nữa.
H:Năm hình tròn thêm một hình tròn tất cả có mấy hình tròn? ( 6 hình tròn)
HS nhắc lại.
Cho HS lấy 5 que tính thêm 1 que tính - HS 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc