Giáo án lớp 1 - Tuần 32

I- Mục tiêu

- Nắm được cách chào hỏi phù hợp

- Biết cách chào hỏi khi gặp gỡ

- Biết phân biệt cách chào hỏi đúng và chưa đúng

II- Tài liệu và phương tiện

- GV chuẩn bị một số tình huống để đóng vai về cách chào hỏi.

III- Các hoạt động dạy – học

 

doc 29 trang Người đăng honganh Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + 2 + 1 = 26
90 - 60 - 20 = 10
- Nối đồng hồ với câu thích hợp
- Đọc câu sau đó xem đồng hồ và nối.
- HS làm trong sách, 1 HS lên bảng
- HS quan sát
- Đo và viết số đo độ dài của đường thẳng AB và BC rồi tính độ dài đường thẳng AC
- Lấy số đo của đoạn thẳng AB cộng với số đo của đoạn BC
- HS làm trong vở, 1 HS lên bảng
Bài giải
Độ dài của đoạn thẳng AC là
6+ 3 = 9 (cm)
Đ/S: 9cm
- HS thi giữa các tổ
Tiết 2
Chính tả
Tiết 15; Hồ Gươm
I- Mục tiêu
- Nhìn sách chếp lại cho đúng đoạn :’Cầu Thê Húc màu son ... cổ kính”: 20 chữ trong khoảng 8-10 phút .
- Điền đúng vần ươm, ươp; chữ c, k vào chỗ trống.
- Bài 2,3 (SGK)
II- Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép sẵn
- Đoạn văn trong bài Hồ Gươm
- Bài tập
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- HS viết bảng một số từ khó 
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Dạy bài mới
1- Hướng dẫn HS chép chính tả.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn ND bài tập chép.
- Cho HS nêu các từ khó, dễ viết sai chính tả.
- Y/c HS viết các tiếng khó trên bảng con
- NX sửa sai.
- GV kiểm tra, hướng dẫn HS viết bài
- HD HS đổi vở để chữa lỗi chính tả.
- GV đọc lại bài tập chép.
- Y/c HS nhận lại vở chữa lỗi chính tả.
- GV chấm một số vở.
- Chữa lỗi chính tả.
2- Hướng dẫn HS làm BT
Bài 2: Điền ươm hay ướp:
- Giao việc:
- Gọi từng HS đọc bài 
- GV sửa lỗi phát âm cho HS.
Bài 3: Điền c hay k:
(Cách làm tương tự bài 2)
C- Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết đẹp, điểm cao
- Dặn HS chép lại bài (những em chưa đạt y/c)
- HS viết bảng con
- 2 HS đọc
- HS nêu
- HS viết bảng con
- HS chép bài vào vở
- HS đổi vở soát lỗi chính tả
- HS soát lại bài dùng bút chì gạch chân những chỗ sai 
- HS nhận lại vở của mình để chữa lỗi chính tả.
- Lớp đọc thầm Y/c của BT
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp làm = bút chì vào vở BT
Trò chơi cướp cờ
Cánh bướm dập dờn
Giàn mướp bên bờ ao
- HS đọc bài
- HS sửa bài tìm từ gài đúng.
Lời giải
Qua cầu đóng cửa
Thổi kèn diễm kịch
Gõ kẻng quả cam
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 3
Tập viết
Tiết 8; Tô chữ hoa S -T
I- Mục tiêu
- Tô được chữ S-T hoa.
- Viết đúng các vần, ướp, ươm, iêng, yêng các từ ngữ: lượm lúa, nườm nượp, tiếng chim, con yểng kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập 2 ( mỗi từ viết được ít nhất 1 lần.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết văn.
+ Chữ hoa S-T đặt trong khung
III- Các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ
Viết bảng: Xanh mướt, dòng nước
NX – cho điểm
B- Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài: Tiếp theo bài tập viết tuần trước bài tập viết tuần này này tiếp tục tô chữ hoa, viết vần và từ ứng dụng.
2- Hướng dẫn tô chữ hoa.
a,Chữ S
- Cho HS quan sát chữ S hoa trên bảng phụ.
- Chữ hoa S gồm mấy nét ?
- Kiểu nét ?
- Độ cao?
- GV hướng dẫn cách đưa bút tô chữ hoa (vừa nói vừa tô trên chữ mẫu).
- GV viết mẫu trên bảng lớp kết hợp hướng dẫn cách viết.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS 
3- Hướng dẫn viết, từ ứng dụng
- GV treo bảng phụ viết vần và từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS quan sát, phân tích các vần và từ ứng dụng.
- GV viết mẫu và HD viết 
- GV nhắc HS cách đưa bút để viết cách đánh các dấu phụ trong các con chữ ư, ơ, các dấu thanh .
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS
b, chữ T ( quy trình tương tự)
4- HD HS viết bài vào vở:
- GV HD HS viết bài vào vở
- GV HD viết vần, từ ứng dụng
cỡ chữ nhỏ.
- Uốn nắn những em ngồi viết chưa đúng tư thế, cầm bút sai.
C- Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học, khen những em có tiến bộ.
- Dặn HS tiếp tục luyện viết bài trong vở - phần B.
- 2 HS viết bảng lớp
- Lớp viết bảng con
- HS quan sát, nhận xét
- Chữ hoa S gồm 1 nét
- Nét cong thắt.
- Cao 5 ô li
- HS dùng que chỉ cách đưa bút trên chữ S.
- HS viết trên không
- HS viết bảng con
- 2 - 3 HS nhìn bảng đọc
- HS phân tích các vần và từ ngữ ứng dụng.
- HS viết bảng con
ươm, ươp, Hồ gươm, nườm nượp
- HS viết bài vào vở: tô chữ hoa, viết các vần, từ ngữ ứng dụng.
- HS chú ý nghe.
Tiết 4
Thể dục
Tiết 32: Bài thể dục - Trò chơi
I- Mục tiêu:
-Thực hiện cơ bản đúng các đông tác của bài TDPTC ( thực hiện theo nhịp hô nhưng có thể còn chậm).
- Biết cách tâng cầu cá nhân hoặc truyến cầu theo nhóm 2 người ( bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ).
II- Địa điểm, phương tiện:
	- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
	- Chuẩn bị một còi, cầu cho HS
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A- Phần mở đầu:
1- Nhận lớp
- Kiểm tra cơ sở vật chất
- Điểm danh
- Phổ biến mục tiêu bài học
2- Khởi động
- Chạy nhẹ nhàng
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông
- Đi vòng tròn và hít thở sâu.
B. Phần cơ bản:
1- Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Lần 1: GV hô và làm mẫu
- Lần 2: Cán sự lớp đk'
2- Chuyền cầu theo tổ
- GV phổ biến nội dung và giao việc.
C.- Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp
- Tập động tác điều hoà.
- Trò chơi: Chim bay cò bay
- Nhận xét chung giờ học
(Khen, nhắc nhở, giao bài
4-5phút
60-80m
1vòng
22-25'
2 lần
2x8nhịp
4-5phút
2x8nhịp
1 lần
ĐHKĐ
 x x x x 
 x x x x
 X 
ĐHLT
 x x x x
x x x x
 X
ĐHKT
 x x x x
x x x x
 X
Kế hoạch dạy chiều
Tiếng việt
 - Củng cố tô chữ hoa S, T
- Nghe viết được 2 câu đầu của bài Hồ Gươm
Toán
 Củng cố về:
 - Phép cộng trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
 + Làm bài tập 1, 2, 3 trang 168
 Ngày soạn : 26 / 04 / 2011
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2011
 Tiết 1
Toán
Tiết 126: Luyện tập chung (t2)
I- Mục tiêu
-Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) số có 2 chữ số, so sánh hai số 
- Làm tính với số đo độ dài.
- Giải toán có một phép tính.
II- Các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS đặt tính và tính: 47 - 23
 52 + 25
- GV nhận xét và cho điểm
B- Luyện tập: 
Bài 1: 
+ Bài Y/c gì ?
+ Muốn điền được dấu em phải làm gì?
- NX- sửa sai
Bài 2: Vở
- Cho HS tự đọc đề toán, hiểu, tóm tắt, tự giải bài toán.
Tóm tắt
 Thanh gỗ dài : 97cm
 Cưa bớt đi : 2cm
 Thanh gỗ còn: .... cm ?
Bài 3: GV ghi bảng TT
Giỏ 1 có: 48 quả cam
Giỏ 2 có: 31 quả cam
Tất cả có: ... quả cam ?
H: Bài toán cho biết gì ?
H: Bài toán hỏi gì ?
H: Thao tác nào cần phải thực hiện ?
H: Phép tính tương ứng là gì ?
- Gọi HS nhận xét, GV sửa sai.
Bài 4: Sách
- Cho HS tự nêu Y/c và làm 
C- Củng cố - Dặn dò:
+ Trò chơi: giải toán nhanh
- GV NX chung giờ học.
ờ: Luyện giải toán ở nhà.
- 2HS lên bảng: 
- Lớp làm bảng con
- Điền dấu thích hợp vào ô trống.
- Tính kết quả của hai vế sau đó lấy kết quả của vế trái so sánh với kết quả của vế phải rồi điền dấu.
- HS làm bảng con 2 HS lên bảng.
 32+7 < 40	 32+14= 14+32
45+4 < 54+5	 69-9 < 96-6
 55-5 > 40+5	 57-1 < 57+1
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng
Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài là:
97 - 2 = 95 (cm)
Đáp số: 95cm
- 2 HS đọc TT bài toán
- HS khác đặt đề toán 
- HS tự nêu câu hỏi để phân tích bài toán
- Cho biết giỏ 1 đựng 48 quả
 giỏ 2đựng 31 quả
- Cả hai giỏ có bao nhiêu quả.
- Gộp số cam của hai giỏ lại 
- Phép cộng
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng
Bài giải
Cả hai giỏ cam có tất cả số quả là:
48 + 31 = 79 (quả)
Đ/s: 79 quả cam
- HS làm trong sách, 1 HS lên bảng
- Cả lớp NX, sửa chữa.
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 2
Tập đọc
Tiết 45+46: Luỹ tre
I- Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND bài: Vẻ đẹp của luỹ tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
- Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK)
II- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Lưu tầm một hai bức tranh ảnh về luỹ tre làng
- Tranh vẽ các loại cây.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài:
- HS đọc bài "Hồ Gươm"
- TLCH trong SGK
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài:
Làng quê ở các tỉnh phía bắc thường có luỹ tre bao bọc. Bài thơ chúng ta đọc hôm nay tả vẻ đẹp của luỹ tre làng vào buổi sang sớm và buổi trưa.
2- HD HS luyện đọc.
a- GV đọc mẫu bài: Nhấn giọng một số từ: Sớm mai, rì rào, cong, hú.
b- HS luyện tập.
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS tìm và luyện đọc tiếng, từ khó.
- Y/c HS tìm và ghép các từ luỹ tre, gọng vó
- Luyện đọc câu.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- Luyện đọc từng dòng thơ 2-3 lần
- Luyện đọc đoạn, bài:
- Thi đọc cá nhân khổ thơ 1, 2
- GV chỉ định ban giám khảo
- Gọi HS đọc cả bài 
- Cho cả lớp đọc ĐT cả bài
3- Ôn vần iêng:
a- GV nêu Y/c 1 trong SGK
- Tìm tiếng trong bài có vần iêng ?
b- GV nêu Y/c 2 trong SGK
- Cho HS thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêng?
c- GV nêu Y/c 3 trong SGK:
- Y/c HS điền vào chỗ chấm vần iêng hoặc Yêng rồi lên bảng điền.
Tiết 2 
4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói 
a- Tìm hiểu bài kết hợp luyện đọc:
- Gọi HS đọc khổ thơ 1
- Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm ?
- Gọi HS đọc khổ thơ 2.
- Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa?
- Gọi HS đọc cả bài thơ ?
-Bức tranh minh hoạ vẽ cảnh nào trong bài thơ ?
b- HTL bài thơ:
- HD HS HTL bài thơ.
c- Luyện nói:
- Y/c HS đọc tên chủ đề luyện nói hôm nay.
- GV chia nhóm và câu yêu cầu 
- Gọi từng nhóm hỏi đáp về các loài cây vẽ trong SGK.
- 2 HS đọc M.
- Cho HS thảo luận hỏi đáp về các loài cây không vẽ trong sách. Người hỏi phải nêu một số đặc điểm của loài cây đó để người trả lời có căn cứ xác định tên cây.
- Gọi 2 HS đọc M. 
- Gọi 1,2 nhóm hỏi, đáp về các loài cây không vẽ trong hình
- GV đưa ra một số hình ảnh các loài cây để HS đố nhau.
C- Củng cố - dặn dò
- GV NX tiết học: khen những em học tốt
- Dặn HS học bài xem trước bài sau. Sau cơm mưa.
- 2 HS đọc.
- GV chỉ theo lời đọc của GV
- Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
- HS tìm và ghép trên BDD
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS đọc CN, nhóm.
- HS đọc CN.
- HS đọc CN, cả bài
- Lớp đọc ĐT.
- Tiếng
- HS thi tìm đúng, nhanh, nhiều giữa hai tổ
vần iêng: bay liệng, liểng xiểng
của riêng, chiêng chống...
- Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên. Chim Yểng biết nói tiếng người.
- 2, 3 HS đọc
- Luỹ tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
- 2, 3 HS đọc
- Tre bần thần, nhớ gió 
Chợt về đầy tiếng chim
- 2, 3 HS đọc
- Vẽ cảnh luỹ tre vào buổi trưa trâu nằm nghỉ dưới bóng râm.
- HS học thuộc lòng
- 2 Hs đọc tên bài luyện nói
- 2 Hs một nhóm TL
- Từng nhóm hỏi - đáp về các loài cây trong SGK
- M: H: Hình 1 vẽ cây gì ?
T: Hình 1 vẽ cây chuối
- HS thảo luận.
- M: H: Cây gì nổi trên mặt nước, có thể băm nuôi lợn ?
T: Cây bèo
- HS hỏi - đáp.
- HS theo dõi.
Tự nhiên xã hội
Tiết 32: Gió
I- Mục tiêu
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanhkhi trời có gió.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 31 SGK
- Mỗi HS làm sẵn một cái chong chóng.
III- Các hoạt động dạy học
1- GV giới thiệu tiêu đề bài học: (ghi bảng)
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió nhẹ, gió mạnh.
* Cách tiến hành
Bước 1
- HD HS tìm bài 31 SGK
- Y/c HS trả lời câu hỏi ?
- GV gợi ý: So sánh trạng thái của các lá cờ để tìm ra sự khác biệt vào những lúc có gió và không có gió.
Cũng tương tự với ngọn cỏ lau.
- Với câu hỏi "Nếu những gì bạn nhận thấy khi có gió thổ vào người".
- GV Y/c HS lấy quyển vở quạt vào mình và đưa ra nhận xét.
- GV Y.c HS quan sát hình vẽ cậu bé đang cầm quạt phe phẩy trong SGK và nói với nhau cảm giác của cậu bé.
Bước 2:
- GV Y/c một số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp
* Kết luận: Khi trời lặng gió cây cối đứng im. Gió làm co lá cây ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cây cối nghiêng ngả.(Giáo viên giảngthêm cho hs về bão)
- Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời 
Mục tiêu: HS nhận biết trời có gió hay không có gió. Gió mạnh hay gió nhẹ
Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV nêu nhiệm vụ cho HS khi ra ngoài trời quan sát.
- Nhìn xem các lá cây ngọn cỏ ngoài sân trường có lai động không ? rút ra KL.
Bước 2:
- GV tổ chức cho HS ra ngoài trời quan sát làm việc theo nhóm
- GV đi đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra
Bước 3:
- GV tập hợp cả lớp chỉ định đại diện nhóm lên báo cáo kết quả TL.
* Kết luận:
- Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh
Và chính cảm nhận trong mỗi người mà ta biết được là khi có gió nặng hay gió nhẹ
- Khi trời lặng gió cây cối đứng im
- Gió mạnh hơn, cả cành lá đung đưa.
- Khi gió thổi vào người ta cảm thấy mát (nếu trời nóng)
* GV cho HS ra sân chơi chong chóng.
Cách tiến hành:
- Bạn quản trò hô "gió nhẹ" các bạn tay cầm chong chóng chạy từ ừ 
- Bạn quản trò hô "gió mạnh" các bạn chạy nhanh để chong chóng quay tít 
- Bạn quản trò hô "trời lặng gió " các bạn đứng để chong chóng ngừng quay.
D- Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học: Khen những em học tốt.
- Dặn HS học bài. Xem trước bài sau.
- HS mở sách trang 66
- HS (theo cặp) quan sát tranh và trả lời các câu hỏi ở tranh trang 66 SGK
- HS lấy vở quạt vào mình và đưa ra nhận xét.
- 1 số cặp lên hỏi và trả lời 
- HS khác nhẫnét bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm: nêu những NX của mình với các bạn trong một nhóm
- HS chú ý nghe và theo dõi.
- HS theo dõi.
Tiết 4
Âm nhạc
Tiết 32: Ôn bài hát năm ngón tay ngoan
I- Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
- Thực hiện được các động tác phụ hoạ.
II- Giáo viên chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác bài ca.
- Chuẩn bị động tác phụ hoạ: Nhún chân tại chỗ, tay thả lỏng, vung tự nhiên.
III- Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ
H: Giờ trước các em học bài hát gì ?
H: Bài hát do ai sáng tác.
- Yêu cầu HS hát lại bài hát .
B- Ôn tập
1- Hoạt động 1
Ôn tập bài hát: năm ngón tay ngoan.
- Cho cả lớp hát lại toàn bài.
- Yêu cầu HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- GV làm mẫu những tiếng hát luyến láy.
+ Cho HS hát nối tiếp theo nhóm.
Yêu cầu HS sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo.
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
2- Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ
- GV hát kết hợp nhún (mẫu
- Yêu cầu học sinh thực hành
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho học sinh
- Cho HS biểu diễn
- GV nhận xét, đánh giá.
C- Củng cố - dặn dò
H: Các em vừa ôn bài hát gì ?
- Cho HS hát lại cả bài.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Bài hát: năm ngón tay ngoan
- Do nhạc sỹ Hoàng Long sáng tác.
- 2 HS hát cá nhân.
- Cả lớp hát: 3 đến 4 lần.
- HS hát nối tiếp theo nhóm 4
- HS theo dõi 
- HS thực hiện CN, nhóm, lớp.
- HS biểu diễn: Song ca, tam ca, tốp ca, đơn ca.
- 1, 2 em trả lời
- Cả lớp hát: 1 lần
- HS nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn : 27 / 04 / 2011
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
Toán
Tiết 127; Kiểm tra
I. Mục tiêu
 Tập trung vào đánh giá;
- Cộng, trừ các số trong phạm vi 100(không nhớ)
- Xem giờ đúng, giải và trình bày bày giải toán có lời văn có phép tính trừ.
II. Đề bài
Bài 1. Đặt tính rồi tính (4 điểm)
32 + 45 46 - 13 76 - 55 46 + 13
Bài 2. Tính (2 điểm)
60 + 10 = 85 – 5 = 90 – 50 = 63 + 4 =
Bài 3. ( 3 điểm) Lớp 1A có 35 học sinh trong đó có 20 học sinh nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu học sinh nam
Bài 4. ( 1 điểm) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm. 
 Tiết 2
 Chính tả
Tiết 16: Luỹ tre
I- Mục tiêu
- Tập chép chính xác khổ thơ đầu bài Luỹ tre trong khoảng 8-10 phút.
- Điền đúng chữ l hay n vào chỗ trống ; dấu hỏi hay ngã vào những chữ in nghiêng.
- Bài tập 2 a hoặc b
II- Đồ dùng dạy -học:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập.
 III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết câu: Tháp Rùa, tường rêu , cổ kính"
- GV nhận xét, cho điểm
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
2- Hướng dẫn HS tập viết chính tả.
- GV đọc khổ thơ 1 bài "Luỹ tre"
- Cho HS nêu những tiếng khó, dễ viết sai
- GV đọc cho HS viết tiếng khó
- GV kiểm tra HD những em viết sai viết lại
- HS nhìn bảng chép bài
- HD HS đổi vở để soát lỗi
- GV đọc lại bài.
- Y.c HS nhận lại vở chữa lỗi
- GV chấm, chữa bài.
3- HD HS làm bài tập chính tả.
a- Điền n hay l ?
- Giao việc
- Gọi từng HS đọc bài đã hoàn chỉnh 
- GV nhận xét chữa lỗi phát âm
b- Điền dấu ? hay ngã
(Cách làm tương tự phần a)
C- Củng cố - dặn dò
- GV NX tiết học, khen những em viết đạt điểm cao.
- Dặn HS chép lại bài (những em chưa đạt yêu cầu.
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS viết bảng con
- HS , viết bài vào vở
- HS đổi vở
- HS dùng bút chì soát lỗi, gạch chân những chữ viết sai, ghi số lỗi
- HS đọc thầm yêu cầu của bài
- 2 Hs lên bảng làm bài
- Lớp làm = bút chì vào vở
+ Trâu no cỏ + Chùm quả lê
+ Lắng tai nghe + Gà mới nở
 + Nắm tay nhau
 + Củ khoai lang
- Từng em đọc.
- HS sửa bài theo lời giải đúng
Lời giải
- Bà đưa võng ru bé ngủ ngon
- Cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 3
Kể chuyện
Tiết 8: Con rồng cháu tiên
I- Mục tiêu
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu ý nghĩa chuyện; Lòng tự hào của dân tộc ta về nguần gốc cao quý, linh thiêng của dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ chuyện.
- Chuẩn bị một số đồ hoá trang: vòng đội đầu có lông chim
III- Các hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
Các dân tộc thường có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình. Dân tộc ta có câu chuyện "Con rồng cháu tiên" nhằm giải thích nguồn gốc của cư dân sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các em hãy nghe câu chuyện hấp dẫn này.
2- GV kể chuyện 
- GV kể lần 1 giọng diễn cảm
- GV kể lần 2, 3 kết hợp kèm tranh minh hoạ.
3- HD HS kể từng đoạn theo tranh
+ Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh, TL?
- Tranh vẽ cảnh gì ?
-- GĐ Lạc Long Quân sống như thế nào ?
- Câu hoỉ dưới tranh là gì ?
- GV Y.c các tổ cử đại diện lên kể đoạn 1 dựa vào tranh minh hoạ.
- GV HD, uốn nắn HS nếu kể sai, kể thiếu
- tranh 2,3,4 (cách làm tương tự tranh 1)
4- Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện "Con Rồng, cháu Tiên"
muôn nói với mọi người điều gì ?
5- Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Khen những em học tốt
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện sau.
- HS lắng nghe
- HS xem tranh, TL nhóm
- Tranh vẽ gia đình Lạc Long Quân
- GĐ sống rất đầm ấm, hạnh phúc
- Đại diện các tổ lên thi kể
- Lớp nhận xét.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn
- Theo chuyện con Rồng cháu Tiên thì tổ tiên của người Việt Nam ta có dòng dõi cao quý. Cha thuộc loài Rồng, mẹ thuộc loài Tiên: Nhân dân tự hào về dòng dõi cao quý đó. Bởi vì chúng ta cùng là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng được sinh ra cùng một bọc.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 4
Thủ công
Tiết 32; Căt, dán và tranh trí hình ngôi nhà (T1)
I- Mục tiêu
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để Cắt, dán và trang trí ngôi nhà"
- Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ trang trí ngôi nhà .
- Đường cắt tương đối thẳng . hình dán tương đối phẳng.
II- Chuẩn bị:
1- Chuẩn bị của gáo viên:
- Bài mẫu 1 ngôi nhà có trang trí
- Giấy mầu, bút chì, thước kẻ...
- 1 Tờ giấy trắng làm nền
2- Chuẩn bị của HS:
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ
III- Các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1- Giới thiệu bài: Trực tiếp
2 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- Treo mẫu cho HS quan sát và nhận xét.
- HS quan sát và nêu nhận xét
 + Ngôi nhà gồm những bộ phận nào ?
+ Mỗi bộ phận đó có hình gì ?
3- Hướng dẫn mẫu, HS thực hành
a- Hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà:
+ Kẻ, cắt thân nhà
- Lật mặt trái của tờ giấy mầu vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, rộng 50 sau đó cắt rời đượchình mái nhà.
+ Kẻ, cắt mái nhà:
- Vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, rộng 3 ô sau đó kẻ 2 đường xiên và cắt rời được hình mái nhà.
+ Kẻ, cắt cửa sổ, cửa ra vào
+ Cửa ra vào: Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài4 ô, rộng 2 ô
+ Cửa sổ: Vẽ và cắt hình vuông có cạnh 2 ô
- Sau mỗi phần GV hướng dẫn, làm mẫu sau đó cho HS thực hành luôn.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu
C- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét sản phẩm của HS qua tiết học 
- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS về KN cắt hình.
ờ: Chuẩn bị cho tiết dán ngôi nhà
- HS quan sát
- Có mái,cửa.cửa sổ...
- Thân nhà hình chữ nhật
- Mái nhà hình thang 
- Cửa vào hình chữ nhật
- Cửa sổ hình vuông
- HS chú ý quan sát và theo dõi hướng dẫn của GV.
- HS thực hành làm.
- HS theo dõi.
Tiết 5
Hoạt động ngoài giờ
( múa hát tập thể)
 Kế hoạch dạy chiều
Tiếng việt
 - Củng cố cách đọc nội dung bài : Luỹ tre
 - Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu
 - Nghe viết được 2 câu đầu của bài
 Toán
 Củng cố về:
 - Phép cộng trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
 + Làm bài tập 1, 2, 3 , 4 trang 169
 Ngày soạn : 28 / 04 / 2011
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
 Tiết 1
Toán
Tiết 128; ôn tập các số đến 10
I- Mục tiêu
- Đếm, đọc, so sánh các số trong phạm vi 10
- Biết đo độ dài đoạn thẳng.
II- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ
- Trả và nhận xét bài kiểm tra.
B- Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc Y/c của bài 
- HD và giao việc
Bài 2 
Bài Y/c gì ?
Làm thế nào để viết được dấu ?
- Gọi HS khác nhận xét, GV chỉnh sửa 
Bài 3
- Gọi HS đọc Y/c của bài ?
- Y/c HS nêu cách làm ?
Bài 4: - Gọi HS đọc Y/c của bài ?
- Gọi 2 HS lên bảng
Bài 5
Bài yêu cầu gì ?
- Y/c HS dùng thước có vạch để đo độ dài đt rồi viết kết quả số đo trên đt đó.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
C- Củng cố - dặn dò
Trò chơi: Thi lập những phép tính thích hợp với các số và dấu.
(2, 6, 4, +, - , = )
- GV nhận xét chung giờ học
ờ: Làm bài tập (VBT)
- HS chú ý nghe
- Viết các số từ 0 - 10 vào từng vạch của tia số.
- HS làm trong sách, 1 HS lên bảng 
- HS đọc các số từ 0 đến 10, và ngược lại.
- Viết dấu >, <, = vào chỗ chấm
- So sánh số bên trái với số bên phải.
- HS làm vào sách rồi nêu miệng kết quả.
a- Khoanh vào số lớn nhất
b- Khoanh vào số bé nhất
- So sánh các số để tìm ra số bé nhất, số lớn nhất và khoanh vào a, 9 b, 3 
- Viết các số 10, 7, 5,9 theo thứ tự ...
-HS lên bảng thực hiện 
- Đo độ dài các đoạn thẳng
- HS đo trong sách; 3 HS lên bảng.
Đoạn AB: 5cm
 MN: 9cm
 PQ: 2cm
- Các tổ cử đại diện lên chơi thi.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tiết 2 + 3
Tập đọc
Tiết 47+48; Sau cơn mưa.
I- Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài: đọc đúng các từ ngữ: mưa rào râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời quây quanh vườn, 
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài.Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp, vui vẻ sau trận mưa rào.
-Trả lời câu hỏi 1 (SGK)
II- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bộ chữ HVTH.
- ảnh các cảnh vật trong trận mưa.
I

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP.doc