Giáo án Lớp 1 - Tuần 31

I- Mục tiêu:

- Kể được một vài ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.

- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Yêu thiên nhiên , thích gần gũi với thiên nhiên.

- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Vở bài tập đạo đức

- Bài hát "Ra chơi vườn hoa"

- Các điều 19, 26, 27, 32, 39. Công ước quốc tế về quyền trẻ em

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống.

III - Các hoạt động dạy - học:

 

doc 17 trang Người đăng honganh Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 31
Ngày soạn : 17/4/2011
Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ.
 Tập trung toàn trường.
Tiết 2 + 3 : tiếng việt
Tiết 281 + 282: luật chính tả về viết hoa
Tiết 4 Đạo đức
Tiết 31: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng (tiết 2)
I- Mục tiêu:
- Kể được một vài ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên , thích gần gũi với thiên nhiên.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Vở bài tập đạo đức
- Bài hát "Ra chơi vườn hoa"
- Các điều 19, 26, 27, 32, 39. Công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống.
III - Các hoạt động dạy - học: 
A- Kiểm tra bài cũ:
- Để sân trường, vườn trường, công viên luôn đẹp, luôn mát chúng ta phải làm gì ?
B- Dạy bài mới:
+ Giới thiệu bài:
1- Hoạt động 1: HS làm bài tập 3
- GV giải thích yêu cầu của BT 3
- GV mời một số HS lên trình bày
+ GV kết luận:
- Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là tranh 1, 2, 4.
2- Hoạt động 2: TL và đóng vai theo tình huống BT 4.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Gọi các nhóm lên đóng vai.
+ GV kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành, là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
3- Hoạt động 3: Thực hành XD kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
- GV nêu Y/c: Từng tổ thảo luận theo các câu hỏi:
- Nhận bảo vệ và chăm sóc cây và hoa ở đâu?
- Vào thời gian nào ?
- Ai phụ trách từng việc?
- Bằng những việc làm cụ thể nào ?
- Gọi đại diện từng tổ lên đăng ký và trình bày kế hoạch hoạt động của mình.
+ GV kết luận: Môi trường trong lành giúp các em khoẻ mạnh và phát triển.
- Các em cần có các HĐ bảo vệ và chăm sóc cây và hoa.
4- Hoạt động 4:
GV cùng HS đọc đoạn thơ trong VBT.
- GV đọc: "Cây xanh cho bóng mát
Hoa cho sắc, cho hương
Xanh, sạch đẹp môi trường
Ta cùng nhau gìn giữ"
- Cho HS hát bài "Ra chơi vườn hoa"
III- Củng cố - dặn dò:
- GV NX tiết học, khen những em học tốt
- Nhắc HS thực hiện bảo vệ cây và hoa nơi công cộng
- HS làm bài tập 3
- 1 số HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai
- các nhóm lên đóng vai
- Lớp nhận xét.
- từng tổ thảo luận xây dựng kế hoạch.
- Đại diện lên đăng ký và trình bày kế hoạch.
- Lớp trao đổi và bổ sung.
- HS đọc theo
- Nhiều HS đọc CN
- Lớp đọc ĐT
- HS chú ý nghe.
Kế hoạch dạy chiều
Tiết 1: mĩ thuật
Tiết 31: vẽ cảnh thiên nhiên
Tiết 2. Toán
- Hs làm lại bài tập của bài: Cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100(162)
Tiết 3. Tiếng việt.
- hs đọc, viết lại bài : Luật chính tả về viết hoa
Ngày soạn :18/4/2011
Ngày giảng:Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2011
Tiết 1 Toán
Tiết 121:Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
II - Các hoạt động dạy học:
Bài tập 1:
- Nêu Y/ c của bài ?
- Cho HS làm bảng con
- Nhìn vào 2 phép tính cộng em có NX gì?
- GV: T/c giao hoán của phép cộng
- Nêu MQH giữa phép cộng và phép trừ ?
Bài tập 2:
- Nêu Y.c của bài ?
- GV HD HS xem mô hình trong SGK rồi lựa chọn các số tương ứng với từng phép tính đã cho.
- Gọi HS chữa bài.
Bài tập 3:
- Nêu Y/c của bài
- Nêu cách làm ?
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi HS chữa bài
III- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những em học tốt
- Dặn HS học bài, làm VBT.
- Đặt tính rồi tính
- 2 Em lên bảng làm bài.
- Lớp làm bảng con.
34 42 76 76
 + + + +
42 34 42 34
76 76 34 42
- Vị trí các số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
- Phép tính cộng là phép tính ngược lại của phép trừ.
- Viết phép tính thích hợp
- HS làm bài vào sách
34 + 42 = 76
42 + 34 = 76
76 - 42 = 34 
 76 - 34 = 42
- HS đọc các phép tính
- Lớp nhận xét.
- Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
- Thực hiện phép tính ở vế trái ở vế phải, so sánh hai số tìm được rồi điền dấu thích hợp
- HS làm bài vào vở.
30 + 6 = 6 + 30 
 36 36
45 + 2 < 3 + 45 
 47 48
55 > 50 + 4
 54
- 3 HS lên chữa bài
- Lớp NX
- HS chú ý nghe.
Tiết 2 + 3 : tiếng việt
Tiết 283 + 284: Mối liên hệ giữa các vần
Tiết 4: thủ công
Tiết 31: Cắt, dán hàng rào đơn giản (T2)
A- Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
- Cắt được các nan giấy. Các nan giấy tương đối đều nhau. Đường cắt tương đối thẳng.
- Dán được các nan giấy thành hình hàng rào đơn giản. Hàng rào có thể chưa cân đối.
B- Chuẩn bị:
GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào
HS: Sản phẩm của tiết trước, bút chì, thước kẻ, hồ dán, vở thủ công.
C- Các hoạt động dạy - học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học
3- Dạy - học bài mới:
a- Giới thiệu bài (trực tiếp)
b-Hướng dẫn cách dán hàng rào
Bước 1: Kẻ 1 đường chuẩn.
Bước 2: Xếp các nan đứng.
Bước 3: Xếp các nan ngang
- GV vừa HD vừa làm thao tác
c- Học sinh thực hành:
H: Nêu lại các bước dán hàng rào
(2 HS nêu)
- Cho HS thực hành từng bước, sau mỗi bước kiểm tra, sửa chữa rồi mới chuyển sang bước khác.
- HS thực hành và dán hàng rào cho HS theo HD của GV.
(GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS)
4- Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét về tinh thần học tập, việc chuẩn bị đồ dùng học tập và kĩ năng kẻ, cắt dán của HS.
ờ: Chuẩn bị giấy mầu, bút chì, bút mầu, thước kẻ, kéo, hồ dán cho tiết 33.
Trực tiếp
- HD giảng giải làm mẫu 
- Luyện tập thực hành
- HS chú ý theo dõi.
Kế hoạch dạy chiều
Tiết 1 Toán
 - Hs làm lại bài tập của bài: Luyện tập ( 163)
Tiết 2 Tiếng việt.
- Hs đọc, viết lại nội dung bài : Mối liên hệ giữa các vần.
Ngày soạn:19/4/2011
Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2011
Tiết 1. Toán
Tiết 122:Đồng hồ - Thời gian
I- Mục tiêu:
- làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Mặt đồng hồ bằng bìa cứng có kim ngắn, kim dài.
- Đồng hồ để bàn (lại chỉ có kim ngắn và kim dài)
III- Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
BT: Đặt tính rồi tính
32 + 42 76 - 42
42 + 32 76 - 34
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: (Linh hoạt)
2- GT mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- GV cho HS xem đồng hồ để bàn .
- Mặt đồng hồ có những gì ?
- GV giới thiệu:
+ Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có các số từ 1 đến 12 . kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn.
+ Khi kim dài chỉ số 12 kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó, chẳng hạn chỉ vào số 9 thì đồng hồ chỉ lúc đó là 9 giờ.
- GV cho HS xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau và hỏi theo ND tranh.
- Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ vào số mấy ?
- Kim dài chỉ vào số mấy ?
- Lúc 5 giờ sáng em bé đang làm gì ?
- Lúc 6 giờ kim ngắn chỉ vào số mấy, kim dài chỉ vào số mấy ?
- Lúc 6 giờ em bé đang làm gì?
- Lúc 7 giờ kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?
- Lúc 7 giờ sáng em bé đang làm gì?
3- Thực hành xem đồng hồ và ghi số giờ tương ứng với từng mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS điền vào chỗ chấm số giờ tương ứng với mặt đồng hồ.
- GV có thể hỏi HS như với tranh vẽ ở phần trên.
VD: Vào buổi tối em thường làm gì ?
4- Trò chơi:
- Trò chơi: Thi đua "Xem đồng hồ nhanh và đúng"
- GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: "Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Ai nói đúng, nhanh nhất được các bạn vỗ tay hoan nghênh .
III- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. khen những em học tốt.
- Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ - làm VBT toán.
- 2 em lên bảng làm
- Lớp làm bảng con.
- HS xem đồng hồ, NX
- Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, có các số từ 1 - 12
- HS quan sát và lắng nghe
- HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói "chín giờ".
- HS xem tranh trong SGK thảo luận và TLCH.
- Số 5
- Số 12
- Lúc 5 giờ sáng em bé đang ngủ
- Kim ngắn chỉ vào số 6, kim dài chỉ vào số 12.
- Em bé đang tập thể dục 
- 7 giờ kim ngắn chỉ số 7, kim dài chỉ số 12.
- Em bé đang đi học.
- HS làm bài và đọc.
- HS liên hệ thực tế để trả lời.
- HS trả lời số giờ trên mặt đồng hồ.
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 2 + 3 : tiếng việt
Tiết 285 + 286: viết đúng chính tả
Tiết 5 Tự nhiên xã hội
Tiết 31: Thực hành: Quan sát bầu trời
I- Mục tiêu:
- Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, trời mưa.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Bút màu, giấy vẽ
- Vở bài tập TNXH
III- Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Giờ trước học bài gì ? 
(Trời nắng, trời mưa)
- Nêu dấu hiệu của trời nắng ?
- Nêu dấu hiệu của trời mưa ?
B- Dạy bài mới:
+ Giới thiệu bài: (Linh hoạt)
- Hoạt động 1: 
Quan sát bầu trời
- Mục tiêu: HS biết quan sát, NX và biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây.
Các tiến hành.
+ Bước 1: 
- GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra bầu trời quan sát
- Quan sát bầu trời:
- Nhìn lên bầu trời em có nhìn thấy mặt trời không ?
- Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ?
- Quan sát cảnh vật xung quanh ?
- Sân trường, cây cối, mọi vật, lúc này khô ráo hay ướt át ?
- em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc) những giọt mưa rơi không ?
+ Bước 2:
- GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi .
+ Bước 3:
- GV cho HS vào lớp TL câu hỏi :
- Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ?
+ Kết luận:
- Quan sát đám mây trên bầu trời ta biết được thời tiết đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa.
* Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh.
Mục tiêu: HS biết dùng hình ảnh vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh.
+ Cách tiến hành.
+ Bước 1:
- Y/c HS lấy giấy (VBT) và bút màu để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh .
- GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình.
+ Bước 2:
 - GV Y/c HS giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
- GV chọn 1 số bức vẽ để trưng bày giới thiệu với cả lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học: Khen những em học tốt
- Dặn HS sưu tầm các tranh vẽ trời nóng, trời rét.
- HS lắng nghe nhiệm vụ khi ra bầu trời quan sát.
- HS đứng dưới bóng mát để quan sát bầu trời.
- HS trả lời dựa trên những gì các em đã quan sát được.
- HS thảo luận.
- Những đám mây trên bầu trời cho ta biết trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa.
- HS thực hành vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh vào VBT
- HS tự giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh.
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 5 Âm Nhạc
Tiết 31 : Đường và chân
I- Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II- Chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác bài hát “năm ngón tay ngoan"
- Một số nhạc cụ gõ.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
H: Giờ âm nhạc tuần trước các em được ôn tập bài hát gì ?
- Yêu cầu một vài em hát lại.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá.
B, Bài mới: 
I-Hoạt động 1: Dạy lời bài hát "Đường và chân".
+ GV giới thiệu bài hát, ghi tên bài.
+ GV hát mẫu toàn bài.
+ Yêu cầu HS đọc lời ca.
+ GV dạy hát từng câu.
- Lần 1: Hát mẫu câu 1.
- Lần 2: Bắt nhịp
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
- Dạy hát câu 2: (Tương tự câu 1)
- Yêu cầu HS hát liên kết giữa câu 1 và 2.
- Dạy 4 câu còn lại tương tự câu 1 và 2.
+ Lưu ý HS chỗ lấy hơi
- Y/c HS hát toàn bài
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
2- Hoạt động 2: Gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu lời ca.
+ Gõ đệm theo nhịp 
- GV làm mẫu lần 1.
- GV làm mẫu lần 2.
Đường và chân là đôi bạn thân 
Chân đi chơi, chân đi học...
- GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- GV hướng dẫn và làm mẫu.
3- Hoạt động 3: 
Tập hát và kết hợp với vận động phụ hoạ
- Cho HS tự nghĩ ra động tác phụ họa cho lời hát
- GV theo dõi, HD thêm.
- Bài hát "đi tới trường"
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS theo dõi 
- HS chú ý nghe
- HS đọc lời ca (2 lần)
- HS tập hát câu 1 (2 - 3 lần)
- HS hát liền 2 câu (2 - 3 lần)
- HS tập hát hết cả bài theo hướng dẫn.
- HS hát: CN, bàn, lớp.
- HS theo dõi
- HS gõ theo
- HS theo dõi và thực hành theo hướng dẫn
- HS tập hát kết hợp biểu diễn theo động tác của mình.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
Ngày soạn: 20/4/2011
Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2011
Tiết 1 Toán
Tiết 123:Thực hành
I- Mục tiêu:
- Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Mô hình mặt đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Mặt đồng hồ có những gì 
(Có kim ngắn, kim dài, có các số từ 1 đến 12)
B- Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài (thực hành)
2- Bài tập:
Bài tập 1:
- Nêu Y/c của bài ?
- Y/c HS xem tranh và viết vào chỗ chấm giờ tương ứng.
- Gọi HS đọc số giờ tương ứng với từng mặt đồng hồ.
- Lúc 3 giờ kim dài chỉ số mấy ? kim ngắn chỉ vào số mấy ?
(Tương tự hỏi với từng mặt đồng hồ tiếp theo)
Bài tập 2:
- Nêu Y.c của bài ?
(GV lưu ý HS vẽ kim ngắn phải ngắn hơn kim dài và vẽ đúng vị trí của kim ngắn.
- Y/c HS đổi chéo bài kiểm tra.
Bài tập 3:
- Nêu Y.c của bài ?
- GV lưu ý HS thời điểm sáng, trưa, chiều, tối.
- Gọi HS chữa bài.
Bài tập 4:
- Nêu Y/c của bài ?
- GV giao việc.
- GV khuyến khích HS nêu các bước cho phù hợp với vị trí của kim ngắn trên mặt đồng hồ.
C, Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những em học tốt.
- Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ. Làm VBT
- Viết (theo mẫu)
- HS làm bài
3 giờ, 9 giờ, 1 giờ, 10 giờ, 6 giờ
- HS đọc.
- Lúc 3 giờ kim dài chỉ vào số 12 kim ngắn chỉ vào số 3.
- Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu)
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo bài KT nhau
- Nối tranh với đồng hồ thích hợp 
- HS làm bài.
10 giờ -Buổi sáng: Học ở trường
11 giờ - Buổi trưa: ăn cơm
3 giờ -Buổi chiều: học nhóm
8 giờ - Buổi tối: nghỉ ở nhà
- Bạn An đi từ TP về quê vẽ thân kim ngắn thích hợp vào mặt đồng hồ.
- HS làm bài và chữa bài
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 2 + 3 : tiếng việt
Tiết 287 + 288: viết đúng chính tả các âm đầu tr/ch
Tiết 4. Thể dục
Tiết 31: chuyền cầu theo nhóm 2 người. Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ
I- Mục tiêu:
- Biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người ( bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ)
- Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi ( có kết hợp vần điệu) 
II- Địa điểm:
- Sân trường vệ sinh an toàn.
III - Các hoạt động dạy học.
Nội dung
Định lượng 
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến ND Y/c bài học
- Đứng vỗ tay và hát
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2- Phần cơ bản:
- Ôn bài TD phát triển chung
- Tâng cầu cá nhân hoặc chuyền cầu theo nhóm hai người.
- GV chia tổ tập theo cán sự điều khiển của tổ trưởng.
3- Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp và hát
- Tập động tác điều hoà của bài TD 
* Trò chơi:
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
3 – 5 phút
20 – 25 phút
3 – 5 phút
ĐHNL
x x x x x x x
x x x x x x
 O
(x) x x x x 
- Tập mỗi động tác hai lần
Lần 1: GV hô nhịp và làm mẫu
Lần 2: Cán sự hô
- GV QS, giúp đỡ và uốn nắn động tác.
- Tập mỗi động tác 2x8 nhịp
ĐHKT
x x x x x x x
x x x x x x
 O
Kế hoạch dạy chiều
Tiết 1. Toán
- Hs làm lại bài tập của bài: Luyện tập ( 163)
Tiết 2. Tiếng việt.
- Hs đọc, viết lại nội dung bài : Viết đúng chính tả các âm đầu tr/ch.
Ngày soạn:21/4/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
Tiết 1 Toán
Tiết 124:Luyện tập
I Mục tiêu:
- Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng với vị trí tương ứng với giờ; bước đầu biết nhận biết các thời điểm sinh hoạt hằng ngày.
II- Đồ dùng dạy học:
Mô hình mặt đồng hồ.
III - Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra
B - Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: (Trực tiếp)
2- Luyện tập.
Bài tập 1.
- Nêu Y/c của bài.
- Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
- Y/c HS làm bài vào sách
- HD HS đổi bài cho nhau để chữa theo HD của GV.
Bài tập 2:
- GV nêu Y/c của bài.
- GV đọc: 11 giờ, 5 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 7 giờ, 8 giờ, 10 giờ.
- GV nhận xét, tính điểm.
Bài tập 3:
- Nêu Y/c của bài ?
- GV giao việc
- Gọi HS chữa bài
-Em nối câu "Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng"
Với mặt đồng hồ kim dài chỉ số mấy ? kim ngắn chỉ số mấy ?
- GV hỏi tương tự với các câu tiếp theo.
* Trò chơi: Thi xem đồng hồ đúng, nhanh.
- GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ từng giờ đúng rồi điền cho cả lớp xem và hỏi: "Đồng hồ chỉ mấy giờ"
Ai nói đúng, nhanh được cả lớp vỗ tay, hoan nghênh .
C - Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Khen những em học tốt.
- Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ.
Xem trước bài sau: Luyện tập chung.
- HS làm bài
- HS đổi chéo bài
- HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ quay kim để chỉ rõ những giờ tương ứng theo lời đọc của giáo viên.
- Nối giữa câu với đồng hồ thích hợp (theo mẫu)
- HS chữa bài.
- Kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 6.
- Lớp nhận xét.
- HS chú ý theo dõi.
Tiết 2 + 3 : tiếng việt
Tiết 289 + 290: đọc
Tiết 4 Sinh hoạt lớp.
Nhận xét tuần 31
I- Nhận xét chung:
1. Tỷ lệ chuyên cần:
- Nhận xét về việc đi học của HS.
+ Những em đi học chuyên cần.
+ Những em nào nghỉ học : Có lý do và không lý do.
2. Học tập:
- Nhận xét về tình hình học tập của HS.
+ Những em nào hăng hái phát biểu xây dựng bài, những em nào có thành tích học tập tốt.
+ Những em nào chưa chuẩn bị bài, trong lớp còn mất trật tự
+ Tuyên dương:
+ Phê bình:
3. Đạo đức:
- Nhận xét về việc ngoan ngoãn, lễ phép, biết chào hỏi thầy cô giáo, người lớn tuổi
4. Các hoạt động khác:
- Nhận xét về việc lao động vệ sinh.
 - Nhận xét về việc tham gia thể dục, văn nghệ, chào cờ
II. Phương hướng tần sau:
- Duy trì và nâng cao tỷ lệ chuyên cần.
- Ngoan ngoãn, lễ phép, biết chào hỏi.
- Lao động vệ sinh sạch sẽ.
- Tham gia tốt các phong trào của trường.
- Nâng cao chất lượng học tập
Kế hoạch dạy chiều
Môn Tiếng việt
- Hs đọc, viết lại bài : Đọc và viết lại bài : Đọc
HĐNG
- Hs múa , hát tập thể.
Xét duyệt của chuyên môn ..
Xét duyệt của BGH .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
Thủ công:
Tiết 31: Cắt, dán hàng rào đơn giản (T2)
Tiết 4.
Mỹ thuật:
 Vẽ cảnh thiên nhiên đơn giản
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Giúp HS tập quan sát thiên nhiên. 
- Vẽ được cảnh thiên nhiên
2- Kỹ năng: - HS cảm nhận và vẽ được cảnh thiên nhiên.
3- Thái độ: HS thêm yêu mến quê hương, đất nước.
B- Đồ dùng dạy - học:
1- GV: - Một số tranh ảnh phong cảnh, nông thông, miền núi, phát triển phường, sông biển.
- Một số tranh phong cảnh của HS năm trước.
2- HS: Vở tập vẽ 1.
- Màu vẽ.
C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Giới thiệu cảnh thiên nhiên
- GV giới thiệu tranh ảnh để HS nhận biết
được sự phong phú của cảnh TN
+ Cảnh sông biển, cảnh ruộng đồng, cảnh phố phường.
+ Cảnh đồi núi, cảnh hàng cây ven đường, cảnh vườn cây ăn quả, công viên, vườn hoa, cảnh góc sân nhà em, cảnh trường học.
- GV gợi ý để HS tìm thấy những hình ảnh có trong các ảnh trên.
- Cảnh sông biển có những gì ? (biển, thuyền, trời)
- Cảnh đồi núi ? (núi, đồi, cây, suối...)
- Cảnh nông thôn (Cánh đồng, con đường)
- Cảnh phố phường? (Nhà, đường phố)
- Cảnh công viên ? (Vườn cây, căn nhà...)
- Cảnh nhà em ? (Căn nhà, cây, giếng ...)
Hoạt động 2: 
- HD cách vẽ
- GV gợi ý 
VD: Vẽ tranh về phố phường.
- Các hình ảnh chính (nhà, cây, đường)
- Vẽ hình chính trước (vẽ to vừa phải)
- Vẽ thêm những h/ảnh cho sinh động thêm
(Vườn hoa, hồ nước, ô tô....)
- GV HD vẽ mầu
Các em vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3:
- HS thực hành 
- HS vẽ bức tranh thiên nhiên theo ý thích của mình.
Hoạt động 4: Trưng bày bài vẽ và đánh giá 
- GV HD các em nhận xét về:
+ Hình vẽ và cách sắp xếp.
+ Màu sắc và cách vẽ màu.
- GV tổng kết đánh giá và động viên khuyến khích tinh thần học tập của HS
IV- Nhận xét, dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kết qủa bàn về tuyên dương những em đã hoàn thành tốt, động viên những em chưa đạt kết quả cao.
- Dặn HS quan sát quang cảnh nơi mình ở.
- GV giới thiệu, HD xem tranh ảnh minh hoạ
- GV treo tranh các cảnh HS nhận xét những hình ảnh trong tranh hoặc liên hệ thử.
- GV vẽ minh hoạ lên bảng
- GV gợi ý để HS tìm màu
+ Tìm màu T/h vẽ vào các hình
+ Vẽ màu để làm rõ phần chính
+ Vẽ màu thay đổi: có đậm nhạt
- GV gợi ý để HS làm bài
+ Vẽ hình ảnh chính phụ thể hiện được đ2 của thiên nhiên (miền núi, đồng bằng) 
+ Sắp xếp vị trí các hình trong tranh 
+ Vẽ mạnh dạn, thoải mái
- Dựa vào cách vẽ của HS GV gợi ý để các em bổ sung hình ảnh và tìm màu vẽ cho hợp
- HS chú ý nghe và theo dõi.
- HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 31.doc