Giáo Án Lớp 1 - Tuần 26 Đến Tuần 31

I.Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức: HS hiểu được:

- Từ ngữ: sà vào, lon ton, chân trời.

- Thấy được: Tình cảm mến yêu của bạn nhỏ trong bài đối với mẹ của mình và cô giáo.

- Phát âm đúng các tiếng có vần “uôi, ươi”, các từ “sà vào, lon ton, chân trời, cô giáo”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.

2. Kĩ năng:

- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.

- Biết nhấn giọng ở các từ “ sà”.

- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3.Thái độ:

- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với mẹ và cô giáo.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

 

doc 177 trang Người đăng honganh Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 26 Đến Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “ưu” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “ưu/ươu” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- quan sát tranh, nói theo mẫu.
- em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Mèo con đi học.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc 4 dòng thơ đầu.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Gọi HS đọc 6 dòng thơ còn lại.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- GV nói thêm: bài thơ nói về chú mèo lười đi học nhưng bị cừu doạ nên phải đi học
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
-Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2 em đọc.
- 4 em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2;3 em đọc.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
- thi đua học thuộc lòng bài thơ theo nhóm , tổ.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- vì sao bạn thích đi học?
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài thơ đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Người bạn tốt.
Toán
 	 Tiết115: Luyện tập (T157).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phép tính cộng các số có hai chữ số, và giải toán có văn.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tính cộng và kĩ năng giải toán.
3. Thái độ: Hăng say học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 3.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đặt tính và tính: 56 + 23; 	44 + 33; 	77 +22;
- Nêu lại cách đặt tính và tính?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập (30’).
- hoạt động cá nhân.
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề?
- HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa.
- Quan sát và giúp đỡ HS yếu.
Chốt: Nêu lại cách đặt tính và tính. 
- vài em nêu lại cách đặt tính, vài em nêu lại thứ tự tính.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu?
- HS tự nêu yêu cầu, sau đó làm bài.
- Quan sát hớng dẫn HS gặp khó khăn
Chốt: Nêu lại cách tính nhẩm.
- chữa bài và nhận xét bài của bạn.
- vài em nêu lại cách nhẩm.
Bài 3:Treo bảng phụ.
- Vì sao lại nối phép tính 32+17 với hình tròn có số 49?
- Giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- theo dõi và nêu yêu cầu.
- vì 32+17= 49.
- làm phần còn lại và chữa bài.
Bài 4:Gọi HS đọc đề bài.
- đọc và nêu tóm tắt miệng.
- Ghi bảng tóm tắt, gọi HS yếu nêu lại đề bài. Yêu cầu HS giải vào vở và chữa bài.
- Quan sát giúp đỡ HS yếu.
Chốt: Khi nào thì ta dùng phép tính cộng để giải toán?
- tự giải và chữa bài, sau đó nhận xét bài của bạn.
- khi có câu hỏi “tất cả”.
4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi nhẩm nhanh: 33 + 22; 44 + 33; 55 + 11.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trớc bài: Phép trừ trong phạm vi 100. 
Tập viết
Bài: Chữ p, uư, con cừu, ươu, ốc bươu.(T29)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: p 
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đwa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ p và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: trắng muốt, ngọn đuốc.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: p yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: ưu, con cừu, ươu, ốc bươu.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ, tập viết vần, từ ngữ vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học. 
Tập viết (thêm)
Bài: Chữ p, uc, chúc mừng, ut, phút giây. (T30)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật tô chữ: p 
2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ p và vần, từ ứng dụng đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: con cừu, ốc bơu.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hớng dẫn tô chữ hoa và viết vần từ ứng dụng( 10’)
- Treo chữ mẫu: p yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu nét? Gồm các nét gì? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết và tô chữ trong khung chữ mẫu.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: uc, chúc mừng, ut, phút giây.
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập tô chữ, tập viết vần, từ ngữ: uc, chúc mừng, ut, phút giây vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học. 
Tự nhiên - xã hội (thêm)
 Ôn bài: Nhận biết cây cối và con vật.
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học về thực vật, động vật.
2. Kĩ năng: Ôn lại kĩ năng nhận biết các loài cây, các laọi con vật. Tập đặt câu hỏi.
II. Đồ dùng:
- Học sinh: Tranh ảnh sưu tầm về các loài cây, các loài con vật.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu đặc điểm chung của các loại cây, các loài con vật?
- Nêu điểm khác nhau giữa các loại cây và con vật.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Chơi trò “ Đố bạn con gì, cây gì”(25’).
- hoạt động nhóm.
- GV phổ biếc cách chơi: Một HS được đeo sau lưng tranh hoặc ảnh về 1 loại cây hoặc con vật mà mình không biết đó là con gì. Sau đó đứng quay lưng lại để cả lớp biết, và em HS đặt câu hỏi đúng/ sai để các bạn trả lời từ đó đoán tên loại cây hoặc con vật đó.
- theo dõi cách chơi
- Cho HS chơi thử
- 2 em chơi thử
- Cho HS chơi
- Giúp đỡ các em yếu đặt câu hỏi
- chơi thi đua giữa các cá nhân
4. Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Đọc câu hỏi trong SGK bài 29 và trả lời.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau: Trời nắng, trời mưa.
Toán (thêm)
Ôn tập về các số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cộng các số có hai chữ số không có nhớ.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng về cộng các số có hai chữ số không có nhớ, giải toán có văn
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu lại cách đặt tính, cách tính cộng cột dọc?
2. Hoạt động 2: Làm bài tập (20’) 
Bài1: Đặt tính rồi tính:
	30+52	2+ 64	52+30	46 +31
	44+ 3	34+24	6 +42	60+ 7
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 2: Tính nhẩm
	42 + 34 =	50 + 32 = 	34cm + 23cm =
	4 + 34 =	 5 + 32 =	13cm + 40cm =
	15 + 3 =	6 + 50 =	54cm + 14cm =
- HS nêu yêu cầu và làm bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài3: Điền dấu?
	4523 +25	76 34 + 44	82 63 + 10
	65 32+27	53 24 + 25	76 40 +46
- HS nêu yêu cầu và làm bài, sau đó lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
Bài 4 : “Một sợi dây dài 52cm, Lan cắt đi 30cm. Hỏi sợi dây còn lại bao nhiêu xăng-ti-mét?”.
- GV gọi HS đọc đề bài, yêu cầu HS tự nêu lời giải sau đó làm vào vở.
- Gọi HS chữa bài, em khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- Gọi HS khá, giỏi nêu đề toán khác tương tự.
Bài 5: Số ?
	40+  = 94	+ 40 = 99	40 +  =59
- HS nêu yêu cầu và làm bài, sau đó lên chữa bài.
- Em khác nhận xét bổ sung cho bạn.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi viết phép tính cộng nhanh.
- Nhận xét giờ học. 
Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2006 
Kể chuyện
Bài: Sói và sóc.(T108)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được: Sóc là con vật thông minh nên đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
- Biết nghe GV kể chuyện, dựa vào tranh để kể lại được từng đoạn của chuyện.
2. Kĩ năng:
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện, biết đổi giọng cho phù hợp với nhân vật.
3.Thái độ: 
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quý các con vật nhỏ bé nhưng thông minh.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu chuyện hôm trước em học là chuyện gì?
- Niềm vui bất ngờ.
-Gọi HS kể lại từng đoạn của chuyện.
- nhận xét bổ sung cho bạn.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: GV kể chuyện( 5’)
- GV kể chuyện lần 1.
- theo dõi.
- GV kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ.
- theo dõi.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (10’)
- Tranh 1 vẽ cảnh gì?
- sóc bị ngã xuống chỗ sói đang ngủ.
- Câu hỏi dưới tranh là gì?
- chuyện gì sảy ra khi sóc đang chuyền trên cành cây?
- Gọi HS kể đoạn 1.
- em khác theo dõi nhận xét bạn.
- Các đoạn còn lại hướng dẫn tương tự trên.
- Gọi 2 em kể toàn bộ câu chuyện
- cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung cho bạn.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân vai kể chuyện(10’)
- GV phân vai các nhân vật trong chuyện, gọi HS nên kể theo vai.
- GV cần có câu hỏi hướng dẫn HS yếu kể chuyện.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
6. Hoạt động 6: Hiểu nội dung truyện (3’).
- Em yêu thích nhân vật nào trong chuyện, vì sao?.
- nhân vật sóc vì nó rất thông minh.
- Nêu một việc chứng tỏ sự thông minh của sóc?
- đã lừa con sói gian ác
7.Hoạt động7: Dặn dò (2’).
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau: Dê con nghe lời mẹ.
Chính tả
Bài: Mèo con đi học. (T105)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tập chép 8 dồng thơ đầu của bài: Mèo con đi học, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: iên/in, âm r/d/gi.
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn văn của bài:, tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
3. Thái độ:Yêu thích môn học, có ý thức viết cho đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi các bài tập.
- Học sinh: Vở chính tả.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: buộc tóc, chuột đồng.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tập chép( 15’)
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
-2;3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn đó.
- GV chỉ các tiếng: “ buồn bực, phải, trường, kiếm, luôn, cừu, toáng, lành”, HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GVgọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó trên bảng, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Điền âm r/d/gi.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
Điền vần iên/in.
- Tiến hành tương tự trên.
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 14 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Đọc lại bài chính tả vừa viết.
- Nhận xét giờ học. 
Tiếng Việt (thêm)
Ôn đọc bài : Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài tập đọc : Em bé trong bài kể cho mẹ nghe chuyện không ngoan của các bạn trong lớp nhưng mẹ lại muốn nghe chuyện ngoan của em ở lớp.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài tập đọc và nghe viết được một số từ ngữ khó trong bài.
3. Thái độ: Yêu quý bạn ngoan trong lớp, có ý thức thực hiện những việc tốt trong lớp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Một số từ ngữ khó: đỏ bừng, trêu, ngoan, vuốt, bôi bẩn.
- Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Chuyện ở lớp.
- Bạn nhỏ trong bài kể cho mẹ nghe chuyện gì ở lớp?
2. Hoạt động 2: Luyện đọc (20’) 
- GV gọi chủ yếu là HS yếu, HS chưa mạnh dạn đọc lại bài: Chuyện ở lớp.
- GV gọi em khác nhận xét bạn đọc trôi chảy chưa, có diễm cảm hay không, sau đó cho điểm.
- Kết hợp hỏi một số câu hỏi có trong nội dung bài tập đọc.
3. Hoạt động 3: Luyện viết (10’)
- Đọc cho HS viết: đỏ bừng, trêu, ngoan, vuốt, bôi bẩn.
- Đối tượng HS khá giỏi: Tìm thêm những tiếng, từ có vần: uôt, tôc.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc nối tiếp bài tập đọc theo tổ.
- Nhận xét giờ học. 
Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2006
Tập đọc
Bài: Người bạn tốt.(T106)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “ngay ngắn, ngượng nghịu”.
- Thấy được: Nụ và Hà là những người bạn tốt, giúp đỡ bạn rất hồn nhiên, còn Cúc thì ngượng nghịu trước việc mình đã làm.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “uc, ut”, các từ “liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu”, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng chậm rãi.
- Nói câu chưa tiếng có vần uc/ut.
3.Thái độ: 
- Bồi dưỡng cho học sinh có ý thức giúp đỡ , đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Mèo con đi học.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu? GV đánh số các câu.
- có 8câu.
-Luyện đọc tiếng, từ: “liền, sửa lại, nằm, ngượng nghịu”,GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- GV giải thích từ: ngay ngắn, ngượng nghịu.
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu: Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- luyên đọc cá nhân, nhóm.
- đọc nối tiếp một câu.
- Luyện đọc đoạn, cả bài.
- Gọi HS đọc nối tiếp các câu.
- luyện đọc cá nhân, nhóm.
- thi đọc nối tiếp các câu trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(8’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1;2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm cho cô tiếng có vần “uc, ut” trong bài?
- HS nêu.
- Gạch chân tiếng đó, đọc cho cô tiếng đó?
 - cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “uc/ut” ngoài bài?
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng và cài bảng cài.
- Nêu câu chứa tiếng có vần cần ôn?
- Bổ sung, gợi ý để HS nói cho tròn câu, rõ nghĩa.
- quan sát tranh, nói theo mẫu.
- em khác nhận xét bạn.
* Nghỉ giải lao giữa hai tiết.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì? Gọi 2 em đọc lại bài trên bảng.
- bài: Ngưòi bạn tốt.
- các em khác theo dõi, nhận xét bạn. 
2. Hoạt động 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (15’)
- GV gọi HS đọc 4 câu đầu.
- Nêu câu hỏi 1 ở SGK.
- Gọi HS đọc câu 7.
- Nêu câu hỏi 2 SGK.
- Trong bài ai là người bạn tốt, theo em như thế nào là người bạn tốt?
- GV nói thêm: bài văn nói về bạn Hà và Nụ đẵ biết giúp đỡ bạn khi cần
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Cho HS luyện đọc SGK chú ý rèn cách ngắt nghỉ đúng cho HS .
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
- 2 em đọc.
- 2em trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2;3 em đọc.
- cá nhân trả lời, lớp nhận xét.
- biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn
- theo dõi.
- theo dõi.
- luyện đọc cá nhân, nhóm trong SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện nói (5’)
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- kể về người bạn tốt của em.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
4.Hoạt động4: Củng cố - dặn dò (5’).
- Hôm nay ta học bài gì? Bài văn đó nói về điều gì?
- Qua bài tập đọc hôm nay em thấy cần phải làm gì?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Ngưỡng cửa.
 Toán
Tiết116: Phép trừ trong phạm vi 100 (T158).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết đặt tính và tính trừ các số không nhớ trong phạm vi 100.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng đặt tính và làm tính trừ nhẩm.
3. Thái độ: Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các thẻ que tính và que tính lẻ.
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán 1.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đặt tính và tính: 63 + 36; 45 + 54 
- Điền chữ số vào chỗ chấm: Số 57 gồm có chục và  đơn vị.
 Số 23 gồm có chục và đơn vị.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Giới thiệu cách làm tính trừ (15’).
- hoạt động cá nhân.
- Viết 57 - 23=, yêu cầu học sinh thao tác trên que tính để tìm kêt quả.
- Hỏi HS để được các số chỉ chục, chỉ đơn vị và kết quả phép tính điền vào cột chục và đơn vị.
- lấy 57que tính và bớt đi 23 nêu thành bài toán và tìm kết quả còn 34 que tính.
- theo dõi đọc lại kết quả phép tính.
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính theo cột dọc.
- Hỏi cách tính và ghi bảng như SGK.
- ở dưới làm vào bảng con.
- đọc lại cách tính, chú ý tính từ phải sang trái.
5.Hoạt động5: Luyện tập (15’).
Bài1: Gọi HS nêu yêu cầu của đề?
- HS tự nêu yêu cầu, làm và HS yếu, trung bình chữa.
- Gọi HS nêu các bước đặt tính và tính.
- theo dõi và bổ sung cho bạn.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của đề toán.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu. Gọi HS khá nêu các câu lời giải khác.
- nêu và nắm yêu cầu, một em nêu cách làm: tính thử kết quả thấy đúng thì điền chữ đ, sai thì điền chữ s.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, sau đó tóm tắt, rồi giải.
- theo dõi nắm yêu cầu và làm vào vở.`
- Giúp đỡ HS yếu, gọi HS chữa bài.
- giải bài toán, em khác bổ sung và nêu lời giải khác. .
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi nối phép tính với kết quả đúng: 95- 32
 35 93 63 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Phép trừ trong phạm vi 100.
 Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 29.
I. Nhận xét tuần qua:
- Thi đua học tập chào mừng ngày 30/4 và ngày1/5.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp.
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ: Hà, Quế Anh, Khánh, Hải Anh, Hưng, Thuỷ Tiên, 
- Đã tham gia mít tinh kỉ niệm ngày 26 / 3 đầy đủ.
- Tập trung ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi KSCL giữa kì 2.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Đức, Duy, Huy a, Tưởng.
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, chưa tập trung ôn tập tốt nên kết quả học tập chưa cao: Huy a, Huyền, Uyên..
II. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4 và ngày 1/5.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Tập trung ôn tập và nâng cao chất lượng học tập hơn nữa.
Tuần: 30
Thứ hai ngày 10 tháng 4 năm 2006
Chào cờ
Nội dung nhà trường tổ chức
Tập đọc
Bài: Ngưỡng cửa .(T109)
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Từ ngữ: “đi men, ngưỡng cửa, xa tắp”.
- Thấy được: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người.
- Phát âm đúng các tiếng có vần “ăt”, các từ “ ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
2. Kĩ năng:
- HS đọc trơn đúng cả bài tập đọc, đọc đúng tốc độ.
- Toàn bài đọc với giọng vui tươi nhí nhảnh.
- Nói câu chưa tiếng có vần ăt/ăc.
3.Thái độ: 
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu với ngôi nhà và người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: Người bạn tốt.
- đọc SGK.
- Hỏi một số câu hỏi của bài.
- trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu bài tập đọc kết hợp dùng tranh, ghi đầu bài, chép toàn bộ bài tập đọc lên bảng.
- đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc ( 12’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Luyện đọc tiếng, từ: “ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào”, GV

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26-31.doc