Giáo Án Lớp 1 - Tuần 30 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B

I/ Mục tiêu :

 1.Kiến thức:

 - Học sinh đọc trơn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 - Ôn các vần: uôc, uôt. Tìm được tiếng trong bài có vần uôc; tìm được tiếng ngoài bài có vần uôc, uôt.

 2 .Kĩ năng:

 - Học sinh đọc trơn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

 3.Thái độ:

 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn ở lớp . Mẹ em gạt đi và chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan thế nào?

II/ Đồ dùng dạy- học :

 1.GV:

 - Tranh phần bài học. Chép sắn bài lên bảng.

 2.HS:

 SGK.

III/ Các hoạt động dạy – học :

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 30 - Nguyễn Bích Tiệp - Trường Tiểu Học Điền Hải B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vào vở tập viết.
Tiết 3
Môn: Thể dục
Gv nhóm 2 dạy
.......................................................................................
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 ( TRỪ KHÔNG NHỚ)
 I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức:
 - Biết đặt tính rồi làm tính trừ số có hai chữ số ( không nhớ ) dạng 65-30, 36- 4.
 - Củng cố kỹ năng tính nhẩm .
 2.Kĩ năng:
 - HS đặt tính đúng chính xác thẳng cột , nhẩm đúng , trả lời nhanh.
 3.Thái độ:
 Giaó dục HS tính cẩn thận , chính xác.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 1.GV :
- Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời .
- Bảng phụ ghi các bài tập .
 2.HS :
 Bảng con, que tính . sgk...
III/ Các hoạt động dạy –học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
1'
7'
19''
5'
1'
1. Khởi động:
2.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm ra nháp.
- Nhận xét cho điểm.
- Nhận xét chung. 
3. Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : Gv giới thiệu bài: Phép trừ trong phạm vi 100 ( Trừ không nhớ). Gv ghi tên bài lên bảng.
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng: 65- 30 và 36 – 4.
* Mục tiêu : Học sinh nắm được phương pháp trừ dưới dạng 65-30 và 36 – 4 
* Cách tiến hành: 
 Bước 1:Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính. 
- Giới thiêu cách làm tính trừ dang:65- 30
- Yêu cầu HS lấy 65 que tính ( gồm 6 bó que tính và 5 que tính rời) .Xếp các bó về bên trái và các que tính rời về bên phải.
- Gv gài 65 que tính lên bảng giống HS.
- Các em vừa lấy bao nhiêu que tính?
- GV viết 65
- Yêu cầu HS tách ra 3 bó. Khi tách cũng xếp 3 bó về bên trái, phía dưới các bó đã xếp trước.
- Gv thao tác gài giống HS.
- Chúng ta vừa tách ra bao nhiêu que tính?
- Gv viết 30 thẳng hàng với 65.
- Tách ra làm phép tính gì?
- Gv viết dấu – vào giữa 2 số 65 và 30.
- Sau khi tách ra 30 que tính thì còn lại bao nhiêu que tính?
- Vì sao em biết ?
- Gv giới thiệu: Đúng! Nhưng cô có thể tìm ra số que tính còn lại bằng cách thực hiện phép trừ. Em nào có thể nêu được phép trừ đó?
Bước 2: Giới thiệu cách làm tính trừ.
- Hướng dẫn đặt tính:
+ 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
( GV viết 6 ở cột chục, 5owr cột đơn vị như SGK)
+ 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
( GV viết 3 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị)
+ 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
( GV viết 3 ở cột chục, 5 ở cột đơn vị như SGK, sau đó viết dấu - )
+ Em nào có thể nêu các đặt tính?
 - Hướng dẫn làm tính trừ:
+ Chúng ta bắt đầu thực hiện từ hàng nào?
 + Ai có thể trừ cho cô.
 + GV ghi bảng:
65
 30
-
35
 * 5 trừ 0 bằng 5 – Viết 5
 * 6 trừ 3 bằng 3 – Viết 3 
 Vậy 65-30= 35
- Giáo viên chốt lại 1 lần thứ 2 .
- Gọi vài học sinh nhắc lại cách trừ như trên.
Giới thiêu cách làm tính trừ dạng:36 – 4
- Các số trong phép trừ 36 – 4 có khác phép trừ 65 -30 ?
- Khi đặt tính ta chú ý điều gì?
- Trường hợp phép trừ 36-4 hướng dẫn thao tác trừ giống trên nhưng lưu ý học sinh viết số 4 thẳng cột với cột đơn vị.
* Lưu ý : “ Hạ 3, viết 3” để thay cho “ 3 trừ 0 bằng 3 , viết 3” 
*Hoạt động 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Học sinh có kỹ năng làm được tính trừ trong phạm vi 100 và tính nhẩm .
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh mở Sách giáo khoa 
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Bài này có mấy phần? 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện, các em còn lại làm vào bảng con.
* Giáo viên lưu ý đặt số thẳng cột .
 Trừ từ phải sang trái 
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ thuật tính nhẩm nhanh, đúng .
- Lưu ý các phép tính có dạng 66-60 , 58-8, 67-7, 99-9. ( là các dạng trong đó xuất hiện số 0 )
- a) dạng trừ đi số tròn chục .
- b) dạng trừ đi số có 1 chữ số .
- Giáo viên nhận xét, sửa sai .
4.Củng cố:
- Chuyển bài tập 2 thành trò chơi.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội đại diện 4 em lên tham gia trò chơi với hình thức tiếp sức.
- Cho học sinh nhận xét các bài sai do làm tính sai hay đặt tính sai .
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh ngoan hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị cho bài hôm sau : Luyện tập 
- Lớp hát.
* Đặt tính rồi tính:
 65 - 23 57 - 34 95 - 55
- HS nhắc lại. Phép trừ trong phạm vi 100 ( Trừ không nhớ). 
- Lấy 6 bó chục và 5 que rời. Để 6 bó chục bên trái 5 que rời bên phải .
- ( 65 que tính)
- Tách 3 bó chục để xuống dưới phía bên trái .
- ( 30 que tính)
- Tính trừ.
- Nêu số que tính còn lại: 35 que tính.
- Vì còn lại 3 chục và 5 que tức là 35 que tính .
- Đó là phép trừ: 65 – 30 = 35.
+ 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị.
+ 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị.
+ 35 gồm 3 chục và 5 đơn vị.
+ HS nêu: .Viết 65 rồi viết 30 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đơn vị.
 Viết dấu – giữa hai số.
 Kẻ vạch ngang.
+ Từ hàng đơn vị trước, rồi sang hàng chục. ( từ phải sang trái)
+ HS trừ miệng.
- HS nhắc lại.
- Phép trừ 65 – 30 là trừ các số có hai chữ số . phép trừ 36 – 4 là trừ số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Chú ý đặt tính cho 4 thẳng cột với 6 ( hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.)
- Học sinh lặp lại cách thực hiện 
- HS mở sách giáo khoa.
1/ Học sinh nêu yêu cầu bài : Tính.
- Có 2 phần a và b
- HS nêu cách thực hiện.
- HS làm vào bảng con, kết hợp lên bảng làm.
_
_
_
_
_
_
a/ 82 75 48 69 98 55
 50 40 20 50 30 55
 32 35 28 19 68 0
_
_
_
_
_
_
b/ 68 37 88 33 79 54
 4 2 7 3 0 4
 64 35 81 30 79 50
3/ Tính nhẩm :
- Hs làm bài và chữa bài:
a/ 66 – 60 = 6 98 – 90 = 8
 78 – 50 = 38 59 – 30 = 29
 72 – 70 = 2
 43 – 20 = 23
b/ 58 – 4 = 54 67 – 7 = 60
 58 – 8 = 50 67 – 5 = 62
 99 – 1= 98
 99 – 9 = 90
_
_
_
_
2/ Đúng ghi Đ – Sai ghi S .
a/ 57 b/ 57 c/ 57 d/ 57
s
s
đ
s
 5 5 5 5
 50 52 07 52
Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Tập đọc
Bài : MÈO CON ĐI HỌC
I/ Mục tiêu :
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài.Đọc đúng các từ ngữ : buồn bực, kiếm cớ, cái đuôi, cừu. Bước đầu biết nghỉ hơi sau cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 - Ôn vần: ưu, ươu, tìm tiếng trong bài có vần ưu . Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu. Nói được câu chứa tiếng có vần ưu hoặc ươu.
 2.Kĩ năng:
 Học sinh đọc trơn cả bài, Bước đầu biết nghỉ hơi sau cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
 3.Thái độ:
 - Hiểu nội dung bài: Bài thơ kể chuyện mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu doạ cắt đuôi làm mèo con sợ không dám nghỉ nữa. 
II/ Đồ dùng dạy- học : 
 1.GV :
 Chép sẵn bài lên bảng, SGK.
 2.HS:
 SGK.
III/Các hoạt động dạy- học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
2'
6'
20'
5''
4'
1'
1.Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước học bài gì?
- HS1:Đọc toàn bài, trả lời câu hỏi: Em bé kể mẹ nghe những chuyện gì?
- HS2: Đọc toàn bài, trả lời câu hỏi: Mẹ muốn nghe bé kể chuyện gì?
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 + Cho HS xem tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ GV: Các em vừa học bài thơ Chuyện ở lớp.Bây giờ lớp mình học 1 bài thơ khác cũng nói về chuyện đi học, nhưng là chuyện của 1 chú Mèo. Cả lớp cùng xem chú Mèo đi học ra sao nhé!
+ Gv ghi tên bài lên bảng: Mèo con đi học.
b.Vào bài:
* Hoạt động 1 : luyện đọc từ khó.
 Mục tiêu : Học sinh nắm nội dung bài, hiểu ý chính và các từ khó, phát âm đúng từ khó.
 Cách tiến hành: 
 - Đọc mẫu một lần. 
 - Tóm tắt ý chính: Bài thơ kể chuyện Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà, Cừu doạ cắt đuôi làm mèo sợ không dám nghỉ học nữa.
- Hướng dẫn HS phát âm các từ khó, kết hợp phân tích tiếng.
- Giáo viên nghe HS đọc, sửa sai uốn nắn phát âm sai của HS. 
- GV giảng từ khó: 
+ kiếm cớ: Tìm lý do.
+ be toáng: kêu ầm ĩ, buồn bực: buồn và khó chịu
* Hoạt đông 2: Luyện đọc.
 Mục tiêu : Học sinh đọc trơn cả bài.Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
 Cách tiến hành: 
- Giáo viên hướng dẫn giọng đọc, cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, sau dấu chấm hỏi.
- Luyện đọc câu:
- Mỗi câu gọi 2 HS đọc.
- Gọi Học sinh đọc từng câu nối tiếp nhau. 
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa phát âm sai của Học sinh .
- Luyện đọc đoạn , bài.
- Gọi HS đọc cả bài.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu mỗi tổ cử 3 HS đọc theo vai.
- Hướng dẫn đọc phân vai.
+ Lời người dẫn chuyện: giọng kể
+ Giọng Mèo : Mệt mỏi vờ bị ốm, hoảng sợ khi nghe bị cắt đuôi.
+ Giọng Cừu: To, nhanh nhẹn, láu táu.
- Giáo viên nhận xét.
 * Hoạt động3: Ôn vần
 Mục tiêu : Học sinh nhớ cấu tạo vần ưu, ươu, tìm được tiếng, nói được câu có vần trên.
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
+ Yêu cầu HS tìm.
+ Phân tích tiếng vừa tìm.
- Giải tích 2 vần ôn luyện: ưu – ươu.
- Gọi HS đọc yêu 2.
+ Tổ chức cho HS thi tìm.
+ Nhận xét.
+ GV nhận xét tuyên dương HS.
- Gọi HS nêu yêu cầu 3.
- Cho học sinh quan sát tranh, đọc câu mẫu trong SGK.
- Tổ chức cho HS thi tìm.
- GV nhận xét tuyên dương HS nói câu hoàn chỉnh.
4.Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh học và đọc tốt.
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị cho tiết 2.
- Lớp hát.
- Chuyện ở lớp.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ HS quan sát tranh: Mèo con đi học và con Cừu cầm kéo.
+ HS nhắc lại. Mèo con đi học.
- Học sinh đọc thầm theo Gv.
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh rèn đọc đúng: buồn bực, kiếm cớ, cắt đuôi, cừu, be toáng.
- HS chú ý lắng nghe.
- Mỗi câu 2 HS đọc.
- Học sinh đọc nối tiếp từ đầu đến hết bài.
- 3 em đọc.
- Cả lớp đọc.
- Mỗi tổ cử 3 HS đọc phân vai.
1/ Tìm tiếng trong bài có vần ưu.
- HS tìm: cừu.
Cừu = C + ưu + dấu huyền
- Học sinh phân tích so sánh hai vần ưu, ươu.
2/ Tròn tiếng ngoài bài có vần ưu, ươu.
+ Học sinh thi đua tim tiếng có vần trên.
 ưu: con cừu, về hưu, mưu trí, cưu mang,
 ươu: con hươu, hươu cao cổ,
3/ Nói câu có tiếng chứa vần ưu hoặc ươu.
M: Cây lựu vừa bói quả.
 Đàn hươu uống nước suối.
- Học sinh thi đua nói câu theo tổ, nhóm, cá nhân.
- HS đọc lại bài.
Tiết 2
Phân môn : Tập đọc
	 (	Tiết 2)
Bài : MÈO CON ĐI HỌC
I/ Mục tiêu :
 1.Kiến thức:
 - Học sinh đọc trơn cả bài.
 - Hiểu nội dung bài: Bài thơ kể chuyện Mèo con lười học, kiếm cớ nghỉ ở nhà. Cừu doạ cắt đuôi làm mèo con sợ không dám nghỉ nữa. 
 2.Kĩ năng:
 - Học sinh đọc trơn cả bài.
 - Trả lời được câu hỏi 1, 2 trong sách giáo khoa.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 3.Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích đi học.
II/ Đồ dùng dạy- học : 
 Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy -học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
4'
1'
18'
5'
5'
4'
1'
1. Khởi động : 
2.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS đọc lại bài tiết 1, tìm tiếng có vần ưu.
 GV nhận xét.
3.Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp chúng ta học tiết 2.
b.Vào bài:
* Hoạt động1: Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài.
 Mục tiêu : Luyện đọc kết hợp tìm hiểu nội dung bài, trả lời được các câu hỏi trong bài.
 Cách tiến hành 
- GV cho HS mở SGK.
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Gọi 3 HS đọc 4 dòng thơ đầu.
1. Mèo kiếm cớ gì để trốn học?
- Gọi 2 HS đọc 6 dòng thơ cuối.
2. Cừu có cách gì khiến Mèo xin đi học ngay?
* Qua bài này em thấy Mèo thế nào?
* Em có nên bắt chước mèo không? Vì sao?
* C ác em không nên bắt chước Mèo mà phải cố gắng siêng năng học tập.
- Giáo viên gọi Học sinh đọc theo phân vai.
- GV nhận xét tuyên dương HS.
* Hoạt đông 2: Học thuộc lòng bài thơ.
 Mục tiêu : Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
 Cách tiến hành: 
- Cho học sinh đọc đồng thanh bài thơ 3 lần.
- Đọc thầm từng khổ thơ, giáo viên xoá dần từng khổ thơ chỉ giữ lại chữ đầu dòng.Cho học sinh đọc thuộc .
- Tuyên dương học sinh đọc thuộc bài.
 Hoạt đông 2: Luyện nói.
* Mục tiêu : Học sinh nói tự nhiên theo chủ đề: Vì sao bạn lại thích đi học?
* Cách tiến hành: 
Chia nhóm luyện nói theo chủ đề trong SGK
- GV nhận xét các nhóm .
- Gọi hai học sinh lên trước lớp hỏi đáp theo đề tài trên.
 -GV nhận xét.
4.Củng cố:
- Gọi 1HS đọc thuộc lòng lại bài.
- Giáo dục HS yêu thích đi học.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh học và đọc tốt.
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc bài. 
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Người bạn tốt.
- Lớp hát.
- HS đọc lại bài bảng lớp.Trả lời tiếng có vần ưu.
- HS mở sách giáo khoa.
- HS chú ý.
- Hs đọc, trả lời câu hỏi.
1.Mèo kiếm cớ cái đuôi bị ốm để trốn học.
- HS đọc, trả lời câu hỏi.
2. Cừu nói muốn nghỉ học thì hãy cắt cái đuôi ốm đi . Mèo xin đi học ngay.
* Mèo lười học.
* Em không nên bắt chước mèo vì lười học là tính xấu.
- Từng nhóm 3 h/s đọc theo phân vai.
- Cả lớp nhận xét bình chọn HS đọc hay nhất.
- Hs đọc đồng thanh 3 lần .
- Đọc thầm theo hướng dẫn của Gv.
- Hs xung phong đọc thuộc
- Học theo nhóm, quan sát các tranh vẽ, 1 em hỏi, 1 em trả lời.
 Hỏi: Vì sao bạn thích đi học?
 Đ: Vì ở trường có nhiều bạn bè.
 H: Còn bạn, vì sao bạn thích đi học.
 Đ:Tôi thích đi học vì ở trường tôi được cô giáo dạy bảo nhiều điều hay.
 - Cả lớp nhận xét.
 - HS đọc.
Tiết 4
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức
 - Củng cố về phép tính trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ ) tập đặt tính rồi tính .
 - Tập tính nhẩm ( Với các phép trừ đơn giản ) 
 - Củng cố kỹ năng giải toán .
 2.Kĩ năng:
 Rèn HS viết số đúng , đặt tính và tính nhẩm đúng quy trình .
 3.Thái độ:
 Giáo dục HS yêu thích tính toán .
II/ Đồ dùng dạy- học:
 1.GV:
 Chuẩn bị bài tập 5 cho phần trò chơi. SGK.
 2.HS:
 Bảng con, que tính , SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
1'
30'
7'
3'
1'
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bảng con .
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ . 
3.Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp ghi tên bài: Luyện tập
b.Vào bài:
* Hoạt động 1 : Làm bài tập.
 Mục tiêu : Học sinh biết làm tính trừ, tính nhẩm. Có kỹ năng giải toán .
 Cách tiến hành:
- Cho HS mở sách giáo khoa. 
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
-Muốn đặt tính đúng em phải làm thế nào với bài : 
 45-23= ? 
-Cho học sinh nhắc lại kỹ thuật trừ không nhớ .
- Cho HS làm bài, chữa bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa bài chung .
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Hướng dẫn cách tính.
- Cho Hs làm bài.
-Giáo viên sửa bài chung .
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài. 
- Trước khi điền dấu ta phải làm gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ở vế trái, sau đó ở vế phải so sánh kết quả của 2 phép tính rồi điền dấu hay = vào chỗ trống . Chú ý luôn so sánh các số từ trái sang phải .
- Cho Hs làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Nêu cho cô cách so sánh các số có 2 chữ số với nhau.
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Gv nêu câu hỏi để HS rút ra tóm tắt và giải bài toán.
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày và đặt câu lời giải .
- Cho học sinh tự giải vào ( vở ô li ), gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
* Hoạt động 2 : Trò chơi 
 Mục tiêu : Học sinh thi đua tìm kết quả phép tính, nối đúng với số thích hợp.
 Cách tiến hành: 
 -Giáo viên cho học sinh chơi tiếp sức lớp chia 2 đội mỗi đội 5 em xếp hàng 1 lần lượt tính và nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh, nối đúng là thắng cuộc 
- Giáo viên chữa bài tuyên dương đội thắng. 
4.Củng cố:
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh hoạt động tốt .
5.Dặn dò:
- Dặn học sinh về xem lại bài.
- Chuẩn bị cho bài hôm sau: Các ngày trong tuần lễ .
- Giáo dục HS.
- Lớp hát.
* Đặt tính rồi tính:
 98 – 30 55- 55
98
 30
-
58
55
 55
-
 0
- HS nhắc lại. Luyện tập
- Học sinh mở Sgk .
1/ Đặt tính rồi tính .
- Viết 45 rồi viết 23 sao cho số cột chục thẳng cột với cột chục, số cột đơn vị thẳng cột với đơn vị, viết dấu trừ giữa 2 số , dùng thước gạch ngang. Rồi trừ từ phải sang trái .
- Học sinh tự làm bài vào bảng con.
- 3 em lên bảng sửa bài .
_
_
_
_
_
 45-23 57-31 72-60 70-40 66-25
 45 57 72 70 66
 23 31 60 40 25
 22 26 52 30 41
 - Cả lớp tự kiểm tra bài .
2/ Tính nhẩm .
- HS chú ý.
- Cho học sinh làm bài trên bảng con mỗi dãy bàn làm 3 phép tính .
- 3 học sinh đại diện 3 dãy bàn lên bảng sửa bài .
65 – 5 = 60 65 – 60 = 5 65 – 65 = 0
70 – 30 = 40 94 – 3 = 91 33 – 30 = 3
21 – 1 = 20 21 – 20 = 1 32 – 10 = 21
- Cả lớp sửa bài .
3/ Điền dấu = 
- Ta phải thực hiện phép tính.
- Học sinh quan sát lắng nghe ghi nhớ. 
<
 35 – 5 35 -4
>
 43 + 3 43 - 3
=
 30 -20 40 - 30
=
 31+ 42 41+ 32
4/ - 1 em đọc bài toán. 
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt đề. 
- 1 HS lên bảng giải bài toán.
 Tóm tắt
 Lớp 1B có: 35 bạn
 Số bạn nữ: 20 bạn
 Số bạn nam: bạn?
 Bài giải:
 Lớp 1B có số học sinh nam là:
 35 – 20 = 15(bạn)
 Đáp số: 15 bạn.
- Mỗi dội cử 5 em tham gia trò chơi .
54
- Nối ( theo mẫu)
32
71
68 -14
42-12
60+11
11+21
40+14
76 -5
Tiết 4
Phân môn : Thủ công
Bài 22: CẮT DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (TIẾT 1)
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Hs biết cách kẻ, cắt các nan giấy.
 2.Kĩ năng:
 - Hs cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
 3.Thái độ:
 - Ham thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 1. GV: 
 -Mẫu các nan giấy và hàng rào.
 - 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ , dán, thước kẻ, bút chì.
 2. HS: 
 -Giấy kẻ ô ( giấy màu) , kéo, hồ , dán, thước kẻ, bút chì, vở thủ công.
III/ Các hoạt động dạy và học:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2'
3'
1'
4'
6'
10'
3'
1'
1.Khởi động : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
 - Nhận xét.
3. Dạy học bài mới:
a/ Giới thiệu bài: trực tiếp và ghi tên bài: Cắt, dán hàng rào đơn giản.
b/ Vào bài:
* Hoạt động1: Quan sát và nhận xét:
 Mục tiêu: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
 Cách tiến hành: 
 Giới thiệu giấy mẫu và hàng rào.
- Gv định hướng cho Hs thấy: Cạnh của các nan giấy là các đoạn thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy. Hỏi:
 + Số nan đứng ?
 + Số nan ngang ?
 + Khoảng cách giữa các nan đứng là bao nhiêu ô ?
 + Khoảng cách giữa các nan ngang là bao nhiêu ô ?
* Hoạt động 2: Gv hướng dẫn cách kẻ, cắt các nan giấy.
 Mục tiêu: Hướng dẫn Hs kẻ, cắt các nan giấy.
 Cách tiến hành 
 - Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ có 2 đường thẳng cách đều nhau.
 + Gv kẻ 4 nan đứng dài 6ô rộng1ô.
 + 2 nan ngang dài 9ô rộng 1ô.
- Hướng dẫn Hs cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy.
* Kết luận: Nêu cách kẻ, cắt hàng rào đơn giản.
* Hoạt động 3 : Thực hành:
 Mục tiêu: HS kẻ, cắt, dán các nan giấy.
 Cách tiến hành:
- Cho HS nêu cách cầm kéo, cầm giấy để cắt.
- Cho HS thực hành kẻ, cắt các nan giấy.
+ Gv theo dõi giúp đỡ Hs hoàn thành bài học.
+ Nhận xét sản phẩm Hs làm.
4.Củng cố:: 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
5.Dặn dò:
 - Chuẩn bị giấy màu, đồ dùng học tập, vở thủ công để tiết sau thực hành.
* Lớp hát.
- HS nhắc lại tên : Cắt, dán hàng rào đơn giản.
- Quan sát mẫu.
- Hs trả lời.
+ 4 nan giấy đứng .
+ 2 nan giấy ngang .
+ Khoảng cách giữa các nan đứng là 1 ô.
+ Giữa các nan ngang: Nan 1 cách đường chuẩn 1 ô, nan 2 cách đường chuẩn 4 ô.
- Hs quan sát.
- HS chú ý lắng nghe.
- Hs nêu cách cầm kéo, cầm giấy để cắt.
- Hs rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán trên giấy vở. 
- Dọn vệ sinh và lau tay.
- HS nhắc lại.
 Thứ năm, ngày 7 tháng 4 năm 2011
Tiết 1
Phân môn : Chính tả
Bài : MÈO CON ĐI HỌC
I/ Mục tiêu : 
 1.Kiến thức:
 - HS nhìn bảng, chép lại đúng 6 dòng thơ đầu bài thơ Mèo con đi học .
 2.Kĩ năng:
 - Điền đúng chữ r, d, gi; vần iên hay in vào chỗ trống.
 3.Thái độ:
II/ Đồ dùng dạy- học :
 1.GV :
 - Tranh bài tập đọc.
 - Chép sẵn nội dung bài lên bảng.
 2.HS:
 Rèn luyện chữ viết nắn nót ,caanr thận.. 
III/ Các hoạt động dạy- học :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
2'
5'
2'
8'
18'
5'
4'
1'
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại 2 bài tập của tiết trước.
- Chấm vở của HS về nhà phải viết lại bài.
- Nhận xét.
3. Dạy học bài mới :
a/ Giới thiệu bài: 
 - GV treo bức tranh của bài tập đọc và hỏi: Bức tranh của bài tập đọc nào?
- Hôm nay lớp mình tập chép 6 dòng thơ đầu của bài: Mèo con đi học.
- Gv ghi tên bài lên bảng: Mèo con đi học
b/ Vào bài:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung bài, luyện viết từ khó.
 Mục tiêu : Học sinh nắm nội dung bài viết. Viết đúng các từ khó .
 Cách tiến hành 
 - GV đọc mẫu bài viết.
 - Gọi 2 HS đọc lại.
 - Mèo con lười học đã kiếm cớ gì để muốn nghỉ học?
 - Giáo dục HS không lười học như bạn Mèo.
 - Tìm cho cô các chữ phải viết hoa? Vì sao?
 - Hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con .( Kết hợp phân tích tiếng)
 - Giáo viên quan sát nhận xét, sửa sai cho HS.
 Hoạt động 2 : Viết bài vào vở.
 Mục tiêu :Học sinh chép đúng đẹp , trình bày bài đẹp . Tốc độ viết đạt yêu cầu.
 Cách tiến hành
- Cho học sinh lấy vở, sửa tư thế, cách để vở, cách cầm bút .
- Lưu ý học sinh trình bày bài thơ đúng theo hướng dẫn của Giáo viên ( tương tự như những bài thơ đã chép ) . Các chữ đầu dòng đều viết hoa .
- Cho học sinh chép bài vào vở .
- Chấm sửa bài : 
+ Hướng dẫn học sinh sửa bài :Gv đọc lại từng dòng thơ , dừng lại ở những chữ khó để học sinh dò bài , tự sửa bài .
- Giáo viên thu vở , chấm bài 1 số học sinh .
*Hoạt động 3: Làm bài tập.
 Mục tiêu :Học sinh làm được các bài tập chính tả 
 Cách tiến hành: 
 2 a/ Điền chữ d , r , gi ?
 - Cho HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
 - Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Giáo viên nhận xét sửa sai chung .
 2b/ Điền vần iên hay in?
- Cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- Cho HS làm bài, gọi đại diện 2 em lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét sửa sai chung . 
4.Củng cố:
- Cho HS phân biệt lại từ đúng, sai trong bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Biểu dương những học sinh hoạt động tốt , chép bài đúng đẹp .
5.Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài nếu sai nhiều .
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Ngưỡng cửa .
- Lớp hát.
- 2 HS lên bảng làm theo yêu cầu.
- Bài Mèo con đi học.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS chú ý đọc thầm theo.
- 2 Học sinh đọc lại nội dung bài chép.
- Cái đuôi tôi ốm.
- HS chú ý.
- Mèo, Mai, Bèn, Cái, Cừu, Tôi. Vì đứng ở đầu câu.
 - Học sinh viết vào bảng con: buồn bực , kiếm cớ , cừu , be toáng , cắt đuôi .
- Học sinh làm theo hướng dẫn của Gv.
- HS chú ý.
- Học sinh chép cẩn thận , nắn nót chữ.
- Học sinh viết xong dò lại lần cuối .
- Học sinh cầm bút chì sửa bài . Ghi những

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuần 30.doc