Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Nguyễn Thu Hằng - Trường tiểu học Cái Keo

A. Yêu cầu cần đạt:

 - Học sinh đọc được l, h, lê, hè . Từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: l, h, lê, hè ( viết được ½ số dòng quy định trong vở tập viết 1)

 Luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề: le le.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Bộ chữ dạy vần của giáo viên và học sinh.

 - 1 quả lê thật

C. Các hoạt động dạy học:

 1. Ổn định tổ chức:

 - Hát. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3 - Nguyễn Thu Hằng - Trường tiểu học Cái Keo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9	 
o c
A.Yêu cầu cần đạt:
 - Đọc được: o, c, bò, cỏ
 - Từ, và câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ
 - Viết được: ô , ơ , cô , cờ
 - Luyện nói từ 2 đến 3 đến 3 câu theo chủ đề: bờ , hồ.
B. Đồ dùng học tập:
 - Bộ chữ dạy vần của giáo viên và học sinh
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS	 	
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Giáo viên gọi 2 -> 3 em đọc
 - 1 -> 2 em đọc từ ứng dụng
 GV nhận xét và cho điểm
 - Cả lớp viết vào bảng con
 - Giáo viên nhận xét
 l – lê, h – hè 
 Ve ve ve hè về
- Học sinh viết vào bảng con lê , hè
 3.Bài mới :
a .Giới thiệu bài: 
 Hôm nay các em học chữ và âm mới o - c 
* Dạy chữ ghi âm: o 
- Nhận diện chữ
- o là chữ có nét mới
- Giáo viên viết lại chữ o trên bảng và nói: Chữ o là nét cong kín.
+ chữ o giống vật gì ?
b. Phát âm và đánh vần
- Giáo viên phát âm mẫu o 
- Giáo viên viết bảng bò
* Chữ c quy trình tương tự chữ o
+ So sánh o và c
* Phát âm c
- Gốc lưỡi chạm vào vòm mềm rồi bật ra không có tiếng thanh
c. Hướng dẫn viết chữ : 
 - GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết chữ cái o , c , bò , cỏ
 - chữ o , c được viết có độ cao 1 đơn vị . 
- Chữ c gồm nét cong hở phải.
+ Giống nhau nét cong hở phải .
+ Khác nhau o nét cong kín c nét cong hở phải . 
- GV chỉnh sửa chữ viết cho học sinh .* Chú ý: Nét nối giữa cờ và o , b và o vị trí dấu thanh .
 d. Đọc tiếng ứng dụng:
 - GV chỉ bảng cho học sinh đọc và phân tích 
 - GV nhận xét chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS .
 o c
- Chữ o gồm một nét cong kín
- Giống quả bóng bàn,quả trứng 
- Miệng mở rộng môi tròn
- Học sinh nhìn bảng phát âm o 
 cá nhân – nối tiếp
- Học sinh đọc bò 
- Học sinh phân tích bờ đứng trước o đứng sau dấu huyền trên o.
 - b – o – huyền – bò đọc bò
 - Đọc cả lớp - cá nhân – nối tiếp
 Cỏ (c đứng trước o đứng sau dấu hỏi trên o)
* Đánh vần 
 - HS phân tích đánh vần đọc trơn
+ Đọc cá nhân –nhóm – dồng thanh
 cờ – o – co – hỏi – cỏ - cỏ
 Đọc cả lớp - cá nhân
 - HS quan sát và viết vào bảng con 
 o cỏ 
 b bò 
 bo – bò –bó
	co –cò -cọ
 - Học sinh luyện đọc cá nhân theo dãy bàn , cả lớp 
 Tiết 2
3.Luyện tập:
a. luyện đọc: 
- Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 
- Giáo viên nhận xét
* Đọc câu ứng dụng: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ứng dụng.
- GV nhận xét chung và gọi học sinh đọc câu ứng dụng
b. luyện viết:
- GV quan sát lớp ,giúp đỡ em yếu kém
c. Luyện nói
- GV gọi HS đọc tên bài luyện nói:
- Nêu một số câu hỏi gợi ý :
- Nhìn tranh em thấy gì ?
+ Vó bè dùng để làm gì ?
- Người ta thường đặt vó ở đâu ?
+ Quê em có kéo vó bè không ?
+ Em còn biết những loại vó nào ?
- GV và HS bổ xung ý kiến
- HS lần lượt phát âm
 o – bò
 c – cỏ
 bo – bò –bó
 co –cò –cọ
+ Cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS thảo luận nhóm về bức tranh minh hoạ câu ứng dụng
- Một người đang cho bò ăn cỏ 
- HS đọc câu ứng dụng
 bò bê có bó cỏ
 - HS đọc cá nhân , nhóm , đồng thanh
- HS viết vào vở tập viết và vở bài tập Tiếng Việt
- HS đọc: Vó bè
- Một người đang kéo cái vó bè lên
- Dùng để bắt cá , tôm , cua
- Ở sông , hồ
- HS giỏi thảo luận trả lời
 4. Củng cố – dặn dò:	 
 - GV củng cố lại bài
 - Cho HS đọc lại toàn bài –HS tìm tiếng, chữ có âm mới
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài – xem trước bài 10 ô - ơ
 - GV nhận xét giờ học- ưu khuyết điểm
Tiết 3
Môn : Toán
TCT:9
Bài : 
Luyện tập
A .Mục tiêu:
 + Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5
 + Biết , đọc, viết, đếm số trong phạm vi 5
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
 - Hát , làm động tác thể dục
 2. Kiểm tra bài cũ:	
 - 2 - > 3 em lên bảng viết các số 1 , 2 ,3 ,4 , 5
 - HS dưới lớp viết vào bảng con
 - GV nhận xét, sửa chữa
 3 . Bài mới:
Bài 1: Số ?
- Thựchành nhận biết số lượng đọc số và viết số 
 Bài 2: Số ?
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc số và viết số 
- GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS .
 Bài 3: Số ?
 - Gọi HS làm bài trên bảng lớp , cả lớp làm bài vào bảng con .
- GV hỏi em điền số nào vào ô tròn ? 
 Bài 4 : Dặn HS về nhà viết số 1 2 3 4 5
- GV hướng dẫn HS viết các số 1, 2 , 3 , 4 , 5 vào trong dòng kẻ vở bài tập toán 1. 
 - 2 HS viết số thích hợp chỉ số lượng đồ vật trong nhóm .
- Cả lớp viết vào bảng con.
4
5
Số ghế 	 số ngôi sao 
3
5
Số ô tô 	 số bàn
4
2
Số tam giác 	 số bông hoa
- 2 HS thực hiện bài tập trên bảng lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Lần lượt là các số
 1 que diêm :ghi số 1 
 2 que diêm ghi số 2
 3 que diêm ghi số 3
 4 que diêm ghi số 4
 5 que diêm ghi số 5	
- 4 HS làm bài trên bảng lớp
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
- Điền số thích hợp vào ô trống ?
- HS đọc lại kết quả theo thứ tự từ 1 -> 5 từ 5 -> 1 
12
2
3
4
5
42
52
32
2
12
5
1
4
3
2
2
5
4
3
1
1 2 3 4 5 
 4. Củng cố – dặn dò:
 - GV củng cố lại bài
 + Cho các em đọc các số từ 1 đến 5, từ 5 đến 1
 - Dặn các em về nhà làm bài tập trong vở bài tập
 - GV nhận xét giờ học- ưu khuyết điểm 
Tiết 4
Môn: Mĩ thuật
TCT:3
Bài 3
 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
I. Mục tiêu:
 - HS nhận biết được 3 màu đỏ,vàng, xanh lam
 - HS biết chọn màu, vẽ màu vào hình đơn giản và tô được màu kín hình.
 - HS thích bức tranh khi được tô màu
II. Chuẩn bị:
 1. Sự chuẩn bị của giáo viên:
 - Bảng màu cơ bản đỏ, vàng, xanh lam
 - Một số ảnh hoặc tranh vẽ có màu đỏ, vàng, xanh lam.
 - Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, xanh lam
 - Bài vẽ của HS năm trước.
 2. Sự chuẩn bị của học sinh:
 - Vở tập vẽ lớp 1
 - Sáp màu.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
 3. Giới thiệu - dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu bài
- GV chỉ vào những đồ vật trong lớp có màu sắc và đặt câu hỏi gợi ý để dẫn vào bài:
- GV nhận xét, giới thiệu về màu sắc và mời HS đọc lại tựa bài.
- GV ghi tựa bài lên bảng và yêu cầu HS mở vở tập vẽ ra.
 Hoạt động 1
* Giới thiệu màu sắc 3 màu: Đỏ, Vàng, Xanh lam:
- GV treo bảng màu cơ bản cho HS quan sát và yêu cầu HS gọi tên các màu đó.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 ở vở tập vẽ và yêu cầu HS : 
 + Hãy gọi tên các màu ở hình 1?
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại 3 màu cơ bản cho HS nhớ.
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS kể tên một số đồ vật, cây cỏ, hoa lá có Đỏ, Vàng, Xanh lam:
 + Em biết hoa nào có màu đỏ, vàng?
 + Nước biển có màu gì?
 + Em còn thấy màu đỏ, vàng và xanh lam ở đâu?
- GV nhận xét và đặt câu hỏi:
 + Đồ dùng học tập của em có vật nào có màu đỏ, vàng và xanh lam không?
- GV mời HS đưa vật đó lên.
- GV nhận xét và tóm lại:
 + Xung quanh ta là một thế giới đầy màu sắc. Màu sắc làm cho thiên nhiên và mọi vật được đẹp hơn. Nhưng chúng ta phải nhớ là màu Đỏ, Vàng, Xanh lam là 3 màu cơ bản.
Hoạt động 2
* Hướng dẫn HS thực hành:
- GV yêu cầu HS mở vở tập vẽ ra để làm bài tập thực hành.
- GV yêu cầu HS quan sát vào hình3 và hình 4.
- GV dặt câu hỏi gợi ý về màu của các hình:
 + Lá cờ Tổ quốc có màu gì, ngôi sao có màu gì?
 + Quả xoài khi chín có màu gì?
 + Hình quả núi khi đứng từ xa nhìn có màu gì?
- GV nhận xét, hướng dẫn cách cầm bút và cách vẽ màu vào hình
- GV treo hình trong vở tập vẽ lên bảng và hướng dẫn cách cầm bút và từng bước tô mẫu cho HS xem.
- GV nhấn mạnh:
 + Khi vẽ tay cầm bút thoải mái để vẽ màu được nhẹ nhàng
 + Tô màu đều mịn, nên vẽ màu ở xung quanh trước ở giữa sau. Tô màu gọn trong hình không tô lem ra ngoài hình.
Hoạt động 3
* Cho HS thực hành:
- GV yêu cầu HS chọn màu thích hợp tô vào hình 2-3-4 ở vở tập vẽ.
- GV quan sát lớp thực hành và nhắc nhở HS cách vẽ màu.
- GV đến từng bàn theo dõi và hướng dẫn thêm cho HS vẽ còn lúng túng.
Hoạt động 4
* Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài đẹp và chưa đẹp treo lên bảng.
- GV mời HS nhận xét về:
 + Bài vẽ nào đẹp và bài nào chưa đẹp? vì sao?
- GV yêu cầu HS chọn bài mình thích.
- GV nhận xét và xếp loại bài.
- GV nhận xét chung tiết học
- GV khen ngợi và động viên những HS trả lời đúng và hay
- GV nhắc nhở những HS còn chưa tích cực học.
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, trả lời theo sự hiểu biết.
- HS chú ý lắng nghe và đọc lại tựa bài
- HS quan sát và mở vở tập vẽ ra.
- HS quan sát, lắng nghe và gọi tên cácmàu theo hiểu biết
- HS quan sát vào hình1 và gọi tên:
 + Có màu Đỏ, Vàng, Xanh lam
- HS chú ý lắng nghe. 
- HS lắng nghe và trả lời theo sự hiểu biết.
- HS lắng nghe và trả lời
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS mở vở tập vẽ chuẩn bị thực hành
- HS chú ý quán sát.
- HS lắng nghe-trả lời:
 + Lá cờ có màu đỏ, ngôi sao có màu vàng.
 + Quả xoài khi chín có màu vàng.
 + Có màu xanh lam
- HS chú ý lắng nghe-ghi nhớ.
- HS chú ý quan sát - ghi nhớ và tham khảo
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- HS chọn màu 
- HS tập trung thực hành
- HS chú ý quan sát
- HS nhận xét theo suy nghĩ và nêu lí do theo cảm nhận
- HS chọn bài mình thích 
- HS tập trung quan sát- lắng nghe và rút kinh nghiệm 
- HS lắng nghe
4. Củng cố:
 - GV yêu cầu HS nhắc lại tên ba màu cơ bản
 - HS nhắc lại theo trí nhớ
 - GV mời HS nhận xét và nhắc lại
 - HS nhận xét và nhắc lại
 - GV nhận xét và tóm lại bài.
5. Dặn dò:
 - Về nhà tập quan sát xung quanh và gọi tên màu của những đồ vật, cây cỏ, hoa,...
 - Chuẩn bị cho bài học sau:
 + Xem và tìm hiểu Bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC
 + Vở tập vẽ, bút chì, gôm, màu vẽ,
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
Tiết 1+2
Môn : Học vần
TCT:23 + 24
Bài 10: 
 ô ơ
A. Mục tiêu:
 - Đọc được ô, ơ, cô, cờ . Từ và câu ứng dụng 
 - Viết được ô, ơ, cô, cờ .
 - Luyện nói từ 2, 3 câu theo chủ đề : Bờ hồ.
 B. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ chữ dạy vần của giáo viên và học sinh .
 C. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 	
 Văn nghệ đầu giờ , kiểm tra đồ dùng học tập .
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 -> 3 em lên bảng đọc và viết các từ ngữ ứng dụng
 - 1 -> 2 em đọc câu ứng dụng
 - GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm
 o – bo – bò – bó
 c – co – cò – cỏ – co 
 bò bê có bó cỏ
 3. Bài mới:
 a . Giới thiệu bài :
 b . Dạy chữ ghi âm ô
 * Nhận diện chữ 
*Phát âm
 - GV phát âm mẫu hướng dẫn HS cách phát âm
- Ô (miệng mở hơi hẹp tròn môi )
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
* Đánh vần
 - GV yêu cầu HS nêu vị trí các chữ trong tiếng khóa cô. 
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS 
 Ơ
 Quy trình tương tự 
* so sánh chữ ơ với chữ ô
* Phát âm
 + Ơ miệng mở trung bình, không tròn môi
* Đánh vần
c. Hướng dẫn viết chữ
 - GV viết mẫu ô , ơ , cô , cờ
Các con chữ ô ơ c có độ cao 1 đơn vị 
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS 
 * Đọc tiếng ứng dụng
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS cách đọc 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- GV mời HS đọc lại toàn bài vừa học. 
- HS đọc ô ơ
- Chữ ô gồm chữ o và dấu mũ
 So sánh o với ô
- Giống nhau:chữ o
- Khác nhau: ô có thêm dấu mũ
 ô
- HS phát âm cá nhân – nhóm – đồng thanh
 cô
 c đứng trước, ô đứng sau 
 cờ – ô – cô - cô
- HS phân tích – đánh vần – đọc trơn
- Cá nhân – nhóm – đồng thanh
- Chữ ơ gồm một nét cong khép kín có thêm 1 nét móc .
+ Giống nhau: đều là nét cong khép kín
+ Khác nhau: ơ có râu 
- HS phát âm cá nhân ơ 
+ cờ : c đứng trước ơ đứng sau dấu huyền trên ơ
- cờ – ơ – cơ – huyền – cờ - cờ
- HS phân tích - đánh vần – đọc trơn 
- Đọc cá nhân – đọc nhóm – đọc đồng thanh 
- HS quan sát chữ mẫu 
 ô cô 
ơ cờ 
- HS quan sát chữ mẫu viết vào bảng con 
 hô - hồ - hổ 
 bơ – bờ - bở
HS đọc cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS đọc cá nhân
ô – cô – cô
ơ - cờ – cờ
 hô – hồ –hổ
bơ- bờ- bở
 Tiết 2
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
 * Đọc câu ứng dụng
- GV đọc mẫu 
 GV nhận xét, chỉnh sửa 
b. Luyện viết: 
- GV hướng dẫn học sinh viết ô ơ cô cờ vào vở tập viết. 
- GV quan sát lớp nhắc nhở , giúp đỡ em yếu kém
c. Luyện nói 
 GV nêu một số câu hỏi gợi ý
+ Trong tranh em thấy những gì?
+ Cảnh trong tranh nói về mùa nào, vì sao em biết?
+ Bờ hồ dùng để làm gì?
GV và HS bổ xung ý kiến – hoàn thiện câu hỏi.
ô – cô – cô
ơ - cờ – cờ
 hô – hồ –hổ
bơ- bờ- bở
 Bé có vở vẽ
- HS lần lượt đọc bài
- Cá nhân – nhóm – đồng thanh
- HS viết vào vở tập viết và vở bài tập Tiếng Việt
- HS nêu chủ đề luyện nói 
 Bờ hồ
 HS thảo luận trả lời
- Có hồ nước, trên bờ hồ có nhiều cây cối mọc, có kê ghế và có người ngồi 
- Cảnh trong tranh nói về mùa đông vì em thấy các bạn mặc áo ấm.
- Là nơi nghỉ ngơi, giải trí sau khi làm việc căng thẳng.
 4 . Củng cố – dặn dò:
 - GV củng cố lại bài
 - GV chỉ bảng HS đọc lại toàn bài – HS tìm chữ và âm mới trong bài
 - Dặn các em về nhà đọc lại bài, xem trước bài 11
 - GV nhận xét giờ học- ưu khuyết điểm
Tiết 3
Môn: Toán
TCT:10
Bài 
Bé hơn, dấu<
Lớn hơn, dấu>
 I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết so sánh số lượng . Biết sử dụng từ bé hơn và dấu .
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các nhóm đồ vật mô hình phục vụ cho dạy học về quan hệ “lớn hơn”, “bé hơn”
 - Các tấm bìa ghi từng số 1 2 3 4 5 và các tấm bìa ghi >, <
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra bộ đồ dùng học toán của học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :
 - GV yêu cầu HS viết vào bảng con các số 1 2 3 4 5 
 3. Dạy học bài mới :
Nhận biết quan hệ bé hơn 
- HD học sinh quan sát để nhận nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.
Tranh 1
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra bài học
- Bên trái có mấy ô tô?
- Bên phải có mấy ô tô?
- Một ô tô có ít hơn hai ô tô không?
- Một hình vuông ít hơn hai hình vuông không?
* Tiếp tục với tranh còn lại .
- GV giới thiệu “ 1 ô tô ít hơn 2 ô tô” “ 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông “
- Ta nói “ 1 bé hơn 2” và viết như sau 1 < 2
- “ hai bé hơn ba” 2 > 3
- GV yêu cầu HS nhắc lại
- Các em chú ý khi viết dấu < giữa hai số thì bao giờ góc nhọn cũng chỉ vào số bé hơn .
b. Nhận biết quan hệ lớn hơn
- GV hướng dẫn HS quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm đối tượng, rồi so sánh các số chỉ số lượng đó.
Tranh 2 khai thác như trên
- GV rút ra bài học.
- Hai con bướm nhiều hơn 1 con bướm - Hai hình tròn nhiều hơn 1 hình tròn
* Lưu ý : Khi viết dấu > giữa hai số thì đầu lớn sẽ quay về số lớn hơn.
3. Luyện tập
Bài 1 a: viết dấu <
- GV cho HS viết dấu bé – GV quan sát giúp đỡ em yếu kém
Bài 1b: viết dấu lớn > vào vở bài tập.
 - HS viết GV quan sát lớp giúp đỡ em yếu kém
Bài 2a : Viết theo mẫu
 - GV đính các tập hợp để học sinh quan sát nhận biết .
Bài 2b : Phương pháp khai thác như bài 2a
+ Bên trái có 1 ô tô
+ Bên phải có 2 ô tô
+ 1 ô tô ít hơn 2 ô tô
+ 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông
 - 1 < 2 một bé hơn hai
 - 2 < 3 hai bé hơn ba
 - Một bé hơn hai
 - Hai bé hơn ba
 - Bên trái có 2 con bướm
 - Bên phải có 1 con bướm
- 3 lớn hơn 2
- Hai lớn hơn một 2 > 1
- Ba lớn hơn hai 3 > 2
3 > 1, 3 > 2, 3 > 1, 4 > 3, 4 > 2
- HS viết vào vở bài tập toán 1
 < < < <
 > > > >
 Mẫu : 3 < 5
 - 2 học sinh lên bảng điền số và dấu thích hợp vào ô kể sẵn .
- Cả lớp làm vào vở .
 4. Củng cố – dặn dò: 
 - GV củng cố lại bài 
 - Gọi 2 em đứng tại chỗ so sánh các vật mẫu để nhận biết và so sánh .2 em lên bảng điền đấu lớn và dấu bé	 
 - Dặn các em về nhà xem lại bài 
 - GV nhận xét giờ học – ưu khuyết điểm
Tiết 4
Môn: Tự nhiên- xã hội
TCT: 3
 Bài 3 Nhận biết các vật xung quanh
A. Mục tiêu:
 - Hiểu được mắt , mũi , tai , lưỡi , tay , ( da ) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh .
 - THGDMT : Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể.
 * Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về các giác quan của mình mắt, mũi, lưỡi, taui, tay (da).
 - Kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông với những người thiếu giác quan.
 - Phát triển kĩ năng hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
B .Đồ dùng dạy học:
 Khăn tay sạch , hoa , giấy màu , dầu gió
C. Các hoạt động dạy học:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Tiết trước cô cùng các em tìm hiểu bài : Chúng ta đang lớn . Vậy cô mời 1 em nhắc lại nội dung bài học cho cô ?
* Giới thiệu bài :
 - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi nhận biết các vật xung quanh
 + Nêu vấn đề :
 - GV cầm quyển vở , cây thước hỏi HS đây là cái gì ?
 - Nhờ bộ phận nào mà em biết ?
 + Ngoài việc nhận biết bằng mắt khi ta nhận biết các vật xung quanh như : Nước hoa, giấy màu, dầu gió, muối , tiếng chim hót  ta phải dùng bộ phận nào của cơ thể ?
 + Như vậy : Mắt, mũi, tay, tai giúp chúng ta nhận biết các vật xung quanh
3.Dạy bài mới :
* Hoạt động I : Quan sát SGK 
Mục tiêu: HS mô tả được 1 sốvật xung quanh.
Bước 1: GV chia nhóm đôi 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận.
 Bước 2
- GV để các đồ vật lên bàn mà giáo viên chuẩn bị trước .
- GV nhận xét bổ sung
*Hoạt động II
 Hoạt động nhóm 4 
- Mục tiêu: Nhận biết vai trò của các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh.
- GV chia mỗi nhóm một đồ vật
- Nhóm 1 + 3 : Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?
- Nhóm 2 + 4 : Nhờ đâu mà bạn biết được mùi vị ?
- Nhóm 5 + 7 : Nhờ đâu bạn biết được mùi thơm ?
- Nhóm 6 + 8 : Nhờ đâu bạn biết được vật đó nóng hay lạnh, nhẵn nhụi hay sần sùi?
- Nhóm 9 : nhờ đâu bạn nhận ra tiếng các con vật như : Tiếng chim hót , tiếng chó sủa ?
* Dành cho học sinh khá giỏi : Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng ?
- GV nhận xét kết luận :
- quyển vở , cây thước
- nhờ mắt
- Bằng lưỡi , mũi , tai , tay ,mắt 
Hoạt động cả lớp
- HS quan sát và nói về màu sắc, hình dáng, kích cỡ, to, nhỏ, nhẵn nhụi, xù xì
+ que kem , nước đá ( lạnh )
+ Hoa màu trắng lá màu xanh
+ quả bóng màu đỏ và xanh
+ quả mít sần sùi có gai
- HS lần lượt chỉ vào và nói về từng vật trước lớp.
- Học sinh nhận xét bổ xung .
- Mỗi nhóm nhận đồ vật rồi thảo luận theo câu hỏi của GV
+ Nhờ đôi mắt
+ Nhờ lưỡi
+ Nhờ mũi
+ Nhờ da
+ bằng tai
+ Sẽ không biết được đầy đủ về các vật xung quanh.
* Kết luận:
 Nhờ có mắt ( thị giác ) mũi (khứu giác) tai (thính giác) lưỡi (vị giác) da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong các giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không biết được đầy đủ về các vật xung quanh.
4. Củng cố – dặn dò:
 - GV củng cố lại bài :
 - Nhờ đâu bạn biết được mùi thơm ? ( Nhờ mũi )
 - Nhờ đâu bạn nhận ra tiếng các con vật như : Tiếng chim hót , tiếng chó sủa ?
 ( Nhờ tai )
 * Khi các em gặp người thiếu giác quan như: mắt bị mù, điếc, sứt môi các em không được chế giễu mà phải biết chia sẽ...
 * Vì vậy chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của mình.
 * THMT: Nhắc nhở các em biết bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
 - Dặn các em xem trước bài 5 : Giữ vệ sinh thân thể.
Tiết 5
Môn : Thể dục
TCT:3
 Bài Đội hình – đội ngũ – trò chơi
 A. Mục tiêu:
 - Biết cách tập hợp hàng dọc , dóng thẳng hàng .
 - Biết cách đứng nghiêm , đứng nghỉ (HS bắt chước được theo giáo viên )
 - Nhận biết hướng để xoay người về hướng bên phải hoặc bên trái ( có thể còn chậm).
 - Biết tham gia chơi.( Trò chơi diệt các con vật có hại)	
 B. Địa điểm phương tiện:
 - Trên sân trường dọn vệ sinh nơi tập - GV chuẩn bị một còi 
 C. Nội dung và phương pháp lên lớp
TT
Nội dung bài
Thời gian
Phương pháp
Số lần
Phần 
Mở
Đầu
 Phần
Cơ
bản
GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
 HS chấn chỉnh trang phục đứng tại chỗ, vỗ tay hát
 Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp
1 2, 1 2 , 1 2, 1 2
 GV hô HS thực hiện 
 Ôn tập hàng dọc, dóng hàng
- GV chỉ huy sau đó cho giải tán 
+ Cán sự lớp điều khiển – GV giúp đỡ 
 Tư thế đứng nghiêm xen kẽ 
những lần hô “nghiêm” GV tạm thời hô “thôi” để HS đứng bình thường
 - GV quan sát lớp giúp đỡ em thực hiện chưa được
 + Tư thế đứng nghỉ như hướng dẫn động tác đứng nghiêm
 * Tập hợp phối hợp 
 Tập hợp hàng dọc, dóng hàng đứng nghiêm, đứng nghỉ 
* Lưu ý : Khi đứng nghiêm người đứng thẳng tự nhiên là được .
 GV nhận xét rồi cho HS giải tán để tập lần sau
 * Trò chơi “diệt các con vật có hại”
 GV làm quản trò: nêu tên các con vật 
 HS hô “diệt” và ngược lại, nếu em nào hô sai sẽ bị phạt hát một bài
5 - > 6
phút
10 - > 15
Phút
10 - > 12
phút
 4 hàng
dọc
4 hàng ngang
4 hàng
Dọc
Vòng tròn
1 - > 2
lần
3 - > 4
 Lần
3 - > 4
Lần
2 - > 3 lần
Phần
Kết
thúc
 Giậm chân tại chỗ 
 GV cho các em thực hiện lại tư thế tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm đứng nghỉ 
 GV nhận xét giờ học 
 Tuyên dương tổ làm tốt, phê bình những em chưa cố gắng
3 - > 5 phút
4 hàng
dọc
1 -> 2
Lần
 Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011
Tiết 1 +2
Môn: Học vần 
TCT: 25 + 26
Bài 11
Ôn tập
A. Mục tiêu:
 - Đọc được : ê, v, b, l, h, o, c, ô, ơ , các từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.
 - Viết được : : ê, v, b, l, h, o, c, ô, ơ , các từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11.
 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Hổ 
B. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh tăng cường TV: bé vẽ cô, bé vẽ cờ
 - Tranh minh hoạ truyện kể “hổ” 
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:	
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
 2 . Kiểm tra bài cũ:	
 - 2 em đứng tại chỗ đọc và viết chữ: ô, ơ, cô, cờ
 - 2 em đọc các từ ứng dụng: hô , hồ , hổ , bơ , bờ , bở
 - 1 HS đọc câu ứng dụng: bế có vở vẽ
 - GV nhận xét cho điểm
 3 . Bàì mới: 
 TIẾT I
 a. Giới thiệu: Tuần qua chúng ta đã học được những âm gì mới ? Bài hôm nay chúng ta sẽ hệ thống lại kiến thức đã học 
 b. Ôn tập:
 * Các chữ và âm vừa học
 - GV nêu các chữ vừa học trong tuần trên bảng ôn. 
 - GV đọc âm , HS chỉ chữ
 - GV chỉ chữ , HS đọc âm
 - GV chỉ chữ ( không theo thứ tự )
 - GV chỉnh sửa lỗi cho HS
** Ghép chữ thành tiếng
 - GV: Cô lấy chữ b ở cột dọcvà ghép với chữ e ở dòng ngang thì sẽ được tiếng gì ?
 - GV ghi vào bảng ôn be
- GV gọi HS ghép b với các chữ còn lại GV ghi vào bảng ôn.
- Tương tự, GV cho HS lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọcvới chữ ở dòng ngang và điền vào bảng ôn.
Lưu ý: không ghép c với e , ê
- GV gọi HS đọc những tiếng vừa ghép được ở trên bảng.
- Trong các tiếng ghép được thì các tiếng ở cột dọc nằm ở vị trí nào ?
-Các chữ ở dòng ngang nằm ở vị trí nào?
- Các chữ ở cột dọc được gọi là phụ âm, các chữ ở hàng ngang được gọi là nguyên âm .
** Ghép dấu thanh
- GV giúp các em phân biệt nghĩa của các từ khác nhau bởi dấu thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 32011.doc