Giáo án Lớp 1 - Tuần 3

A. Mục tiêu :

- Đọc được : l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: l, h,l ê, hè

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bế bé

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Sử dụng tranh minh hoạ, thẻ từ khoá , Bộ ĐDDH, bảng con

- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con

C. Các hoạt động dạy học :

1. Kiểm tra bài cũ: ê - v

- 4 Học sinh đọc, viết các âm, từ bài 7

- 1 em đọc câu ứng dụng SGK / 15

2. Dạy bài mới :

a. Dạy chữ ghi âm :

*Âm l :Giáo viên viết âm : l

- Hướng dẫn phát âm: học sinh đọc cá nhân –đồng thanh .

- Học sinh tìm ghép âm l trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .

- Giáo viên ghép âm : l trên đồ dùng dạy học - Học sinh đọc cá nhân .

- Ghép tiếng lê : Học sinh tìm ghép trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .

- Giáo viên ghép tiếng lê trên đồ dùng dạy học .

- Học sinh đọc cá nhân : phân tích, đánh vần, đọc trơn .

- Giảng tranh từ lê – GV đính từ - Học sinh đọc cá nhân .

- Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .

* Âm h: Tương tự

* So sánh 2 âm : l - h

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 TUẦN 3
 Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
 Tiết 21+22 Môn : Học vần 
 	 BÀI 8: l - h SGK trang 18,19
	 	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A. Mục tiêu :
- Đọc được : l, h, lê, hè; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: l, h,l ê, hè 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bế bé
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh hoạ, thẻ từ khoá , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con
C. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: ê - v
- 4 Học sinh đọc, viết các âm, từ bài 7
- 1 em đọc câu ứng dụng SGK / 15
2. Dạy bài mới :
a. Dạy chữ ghi âm : 
*Âm l :Giáo viên viết âm : l 
- Hướng dẫn phát âm: học sinh đọc cá nhân –đồng thanh .
- Học sinh tìm ghép âm l trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .
- Giáo viên ghép âm : l trên đồ dùng dạy học - Học sinh đọc cá nhân .
- Ghép tiếng lê : Học sinh tìm ghép trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .
- Giáo viên ghép tiếng lê trên đồ dùng dạy học .
- Học sinh đọc cá nhân : phân tích, đánh vần, đọc trơn .
- Giảng tranh từ lê – GV đính từ - Học sinh đọc cá nhân .
- Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .
* Âm h: Tương tự
* So sánh 2 âm : l - h
 b.Thư giãn:
c. Đọc từ ứng dụng:
- Đọc từ ngữ ứng dụng – Nhận diện tiếng có âm vừa học .
- Học sinh đánh vần tiếng , đọc từ : cá nhân .
d. Hướng dẫn viết bảng con : l, h, lê, hè .
Tiết 2
đ. Đọc bảng lớp nội dung tiết 1:
* Luyện đọc: Học sinh đọc lại bài ở tiêt 1- Học sinh cá nhân – Đồng thanh 
e. Đọc câu ứng dụng:
- Xem tranh rút ra câu ứng dụng - GV ghi bảng. 
- HS đọc tiếng, từ ,cụm từ câu ứng dụng - Học sinh cá nhân - Đồng thanh .
g .Đọc bài trong SGK : Học sinh đọc cá nhân . 
 h.Thư giãn :
i. Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.. 
k. Luyện nói: Chủ đề : le le
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: le le
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên 
3. Củng cố dặn dò:
- Tìm tiếng mới ngoài bài có âm vừa học.
D.Bổ sung: ................................................................................................................................
 Tiết 3: Môn : Đạo đức 
Bài : GỌN GÀNG, SẠCH SẼ SGK trang 9 ,10 
	 	Thời gian dự kiến: 35 phút 
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết được lợi ích của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân,đầu tóc quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
+ Yêu cầu phát triển: Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : Tranh minh họa
- HS: Vở bài tập đạo đức, 
C. Các hoạt động dạy học :
*Hoạt động khởi động: HS hát bài : Rửa mặt như mèo.
→GV dẫn dắt giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Đàm thoại
- Yêu cầu HS nêu tên các bạn trong tổ hôm nay có quần áo, đấu tóc, gọn gàng, sạch sẽ.
- GV hỏi HS : Vì sao em cho rằng các bạn đó ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
→ Nhận xét, kất luận
*Hoạt động 2: Thảo luận
- GV yêu cầu HS quan sát 8 hình SGK / 7,thảo luận nhóm 4: Cho biết những hình nào chỉ các bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nhóm bạn nào chưa gọn gàng, sạch sẽ ? 
- HS thảo luận và trình bày - HS nêu cách chỉnh sửa cho các bạn chưa được gọn gàng, sạch sẽ.
	→ Liên hệ tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” : Biết ăn mặcgọn gàng sạch sẽ là thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ : Giữ gìn vệ sinh thật tốt. 
 * Thư giãn: 
*Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- HS xem SGK và chọn ra bộ trang phục đi học dành cho nam và nữ bằng cách đánh dấu X vào các ô trống tương ứng.
- Gv nhận xét, tuyên dương: + Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, sạch sẽ,gọn gàng.
	 + Không mặc quân áo nhàu nát, rách, tuột chỉ, đứt khuy,bẩn hôi, xộc xệch đến lớp.
* NX – DD : 
D.Bổ sung: ..................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010
 Tiết 23 + 24: Môn : Học vần 
 BÀI 9: O – C SGK trang 9 ,10 
	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : 
- Đọc được : o, c, bò, cỏ ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: o, c, bò ,cỏ
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
B.Đồ dùng dạy học:
- GV : Sử dụng tranh minh hoạ ,thẻ từ khoá , Bộ ĐDDH, bảng con.
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con
C.Các hoạt động dạy học :
1 . Kiểm tra bài cũ: l - h
- 4 học sinh đọc và viết các âm, từ bài 8
- 1 HS đọc câu ứng dụng SGK / 19
2. Dạy bài mới :
a. Dạy chữ ghi âm : 
*Âm o :Giáo viên viết âm : o lên bảng .
- Hướng dẫn phát âm: học sinh cá nhân – đồng thanh .
- Học sinh tìm ghép âm o trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .
- Giáo viên ghép âm : o trên đồ dùng dạy học - Học sinh đọc cá nhân .
- Học sinh tìm ghép tiếng bò trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .
- Giáo viên ghép tiếng bò: trên đồ dùng dạy học .
- Học sinh đọc cá nhân : phân tích, đánh vần, đọc trơn .
- Giảng tranh từ bò – GV đính từ - Học sinh đọc cá nhân .
- Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .
* Âm c : Tương tự.
- HS đọc tổng hợp 
* So sánh 2 âm : o - c
 b.Thư giãn :
c. Đọc từ ứng dụng:
- Đọc từ ngữ ứng dụng – Nhận diện tiếng có âm vừa học .
- Học sinh đánh vần tiếng , đọc từ : cá nhân .
d. Hướng dẫn viết bảng con : o, c ,bò, cỏ .
Tiết 2
đ. Luyện đọc: Học sinh đọc lại bài ở tiêt 1
- Học sinh cá nhân – đồng thanh .
e. Đọc câu ứng dụng:
- Xem tranh rút ra câu ứng dụng ghi bảng. 
- Đọc tiếng từ, cụm từ câu ứng dụng 
- Học sinh cá nhân - đồng thanh .
g. Đọc bài trong SGK : Giáo viên đọc mẫu – Học sinh cá nhân . 
 h .Thư giãn :
i. Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết. 
k. Luyện nói: 
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: vó bè
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
3. Củng cố - dặn dò:
- Tìm tiếng mới ngoài bài có âm vừa học.
* Nhận xét tiết học:
D.Bổ sung: .................................................................................................................................. 
	 Tiết 9: Môn : Toán 
	 Bài : Luyện tập SGK trang 16 
	 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : 
- Nhận biết các số trong phạm vi 5, biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
- Bài tập cần làm : bài 1, bài 2, bài 3. 
B. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Bảng phụ
- Học sinh : 
C. Các hoạt động dạy học :
 1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ:
- GV đính mô hình – HS đếm và viết số vào ô trống
- 2 HS đọc dãy sô các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài 1: Đếm và điền số vào ô trống
- Học sinh đếm và viết số
- HS nêu miệng số lượng – Nhận xét
Bài 2: Đếm và nhận biết số lượng các số trong phạm vi 5.
- Giáo viên nêu yêu cầu và gợi ý, hs nhận xét và nêu cách làm. 
- Học sinh tự làm bài. Giáo viên quan sát giúp đỡ hs yếu.
- Học sinh đính số vào ô trống. Giáo viên, hs nhận xét.
 * Thư giãn:
Bài 3: Dựa vào dãy số các số từ 1 đến 5 điền số thích hợp vào ô trống
- Giáo viên nêu yêu cầu, hs tự làm bài.
- 2 nhóm HS thi đua làm bảng phụ.
3. Hoạt động 3: Tạo nhóm theo số
* Nhận xét, dặn dò : 
D.Bổ sung: ..................................................................................................................................
 	 Thứ tư ngày 01 tháng 9 năm 2010
Tiết 25 +26 Môn : Học vần 
 BÀI 10: ô - ơ SGK trang 22, 23 
	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt :
- Đọc được : ô, ơ, cô, cờ ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ô, ơ, cô, cờ
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : bờ hồ . 
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh hoạ, các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói .
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con
C. Các hoạt động dạy học :
1 . Kiểm tra bài cũ: o-c 
- Học sinh đọc, viết các âm, từ trong bài 9
- 1 HS đọc câu ứng dụng / SGK 21
2. Dạy học bài mới :
*Âm ô :Giáo viên viết âm : ô lên bảng .
- Hướng dẫn phát âm : học sinh cá nhân – đồng thanh .
- Học sinh tìm ghép âm ô trong bộ đồ dùng học tập →Giáo viên nhận xét, sửa sai .
- Giáo viên ghép âm : ô trên đồ dùng dạy học - Học sinh đọc cá nhân .
- Ghép tiếng cô : Học sinh tìm ghép trong bộ đồ dùng học tập→Giáo viên nhận xét, sửa sai 
- Giáo viên ghép tiếng cô: trên đồ dùng dạy học .
- Học sinh đọc cá nhân : phân tích, đánh vần, đọc trơn .
- Giảng tranh từ cô- Gv đính từ - Học sinh đọc cá nhân .
- Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .
- So sánh 2 âm : ô – ơ 
- Đọc bài trên bảng : Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .
 b.Thư giãn :
c.Đọc từ ngữ ứng dụng 
– Nhận diện tiếng có âm vừa học .
- Học sinh đánh vần tiếng, đọc từ : cá nhân .
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
d. Hướng dẫn viết bảng con : ô, ơ, cô,cờ
Tiết :2
đ. Đọc bảng lớp nội dung tiết 1:
- Học sinh đọc lại bài ở tiêt 1
- Học sinh cá nhân – đồng thanh .
e. Đọc câu ứng dụng : 
- Xem tranh rút ra câu ứng dụng ghi bảng. 
- Đọc tiếng từ, cụm từ câu ứng dụng 
- Học sinh cá nhân - đồng thanh .
g. Đọc bài trong SGK : Học sinh cá nhân . 
 h.Thư giãn :
i.Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết 
k.Luyện nói:
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: bờ hồ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
	→Khai thác nội dung GDBVMT: 
	? Cảnh bờ hồ có những gì ? 
	? Các bạn nhỏ đang đi trên con đường có sạch sẽ không ?
	? Nếu được đi trên con đường như vậy em cảm thấy ntn ?
→ GV chốt ý : Ý thức giữ vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng, đảm bảo sự thoáng mát, sạch đẹp cho cảnh quang xung quanh.
3. Củng cố dặn dò:
- Tìm tiếng mới ngoài bài có âm vừa học.
*Nhận xét tiết học :
D.Bổ sung: ..................................................................................................................................
 Tiết 10 : Môn : Toán 
	 Bài: BÉ HƠN – DẤU < SGK trang 17 
	 Thời gian dự kiến: 35phút
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : 
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ bé hơn và dấu < để so sánh các số.
- Bài tập cần làm : bài 1,bài 2 , bài 3, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, Bộ ĐDDH
- HS: Bảng con, Bộ ĐDHT
C. Các hoạt động dạy học :
1 . Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đếm và viết các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1 .
- GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Hình thành quan hệ bé hơn
a. Nhận diện quan hệ bé hơn: 1 <2
- GV đính lần lượt từng nhóm đồ vật ( 1 cái ca, 2 con bứơm)
- YCHS quan sát và so sánh các nhóm đồ vật đó
- GV nhấn mạnh 1 < 2; viết 1<2
- HS nêu lại
b. Thực hiện tương tự: 2<3; 3<4; 4<5
 * Thư giãn: 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết dấu < 
- HS viết 1 dòng dấu bé – GV kiểm tra, chỉnh sửa.
 Bài 2: Dùng quan hệ bé hơn và dấu < để so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật
- HS làm bài – 2 hs làm bảng phụ - nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Dùng quan hệ bé hơn và dấu < để so sánh số lượng các chấm tròn. 
-Yêu cầu hs quan sát mẫu và nêu cách làm
- Học sinh làm bài 
- Gọi 3 hs lên làm bảng phụ - nhận xét, sửa sai . 
Bài 4: Vận dụng dấu < để so sánh các số
- HS làm bài
- 3HS làm bảng con 
- Nhận xét sửa sai . 
4. Hoạt động 4: Củng cố 
- HS làm bảng con: 3.. 4; 1 ..5
D.Bổ sung: ..................................................................................................................................
 Môn: Thủ công
 Tiết 12 Bài 1: Xé, dán hình tam giác 
 TGDK: 35’
 A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
 - Biết cách xé, dán hình tam giác .
 - Xé, dán được hình tam giác. Đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. 
 + Với HS khéo tay: 
 - Xé, dán được hình tam giác. Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng.
 - Có thể xé được thêm hình tam giác có kích thước khác.
 B.Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bài mẫu
 - HS: Giấy màu, hồ dán.
 C.Các hoạt động dạy học:
 *Hoạt động 1: HDHS quan sát, nhận xét
 - GV cho HS xem bài mẫu.
 - HS cho ví dụ về những đồ vật có hình tam giác
 *Hoạt động 2: GVHDHS cách xé dán
 - GVHDHS cách đếm ô li để đánh dấu và vẽ hình tam giác
 - HS thao tác lấy dấu và vẽ
 - GVHDHS cách xé
 -Yêu cầu HS thực hiện trên nháp
 	 *Thư giãn: 5’
 *Hoạt động 3:Thực hành
 - HS tự thao tác vẽ và xé dán, GV theo dõi , giúp đỡ
 *NX, tuyên dương: 
 - HS trưng bày sản phẩm, NX , đánh giá
 * GV nhận xét chung tiết học
 D. Bổ sung:
 Thứ hai ngày 06 tháng 9 năm 2010
 Tiết 3: Môn : Tự nhiên và Xã hội. 
 Bài : Nhận biết các vật xung quanh SGK / 8 
 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : 
- Hiểu được mắt, mũi , tai, lưỡi , tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết các vật xung quanh.
+ Yêu cầu phát triển: Nêu được ví dụ về những khó khăn trong cuộc sống của người có giác quan bị hỏng.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV : Nước hoa, máy casset, trống, cây kem lạnh
- HS : Sách Tự nhiên và xã hội .
C. Các hoạt động dạy học :
* Khởi động: Trò chơi : Đố là vật gì
- GV tổ chức cho HS thi đoán xem là vật gì : Nhóm nào đoán nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- GV giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh.
b. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát theo nhóm đôi, nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi của các vật.
- Các nhóm lên trình bày – GV nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận (GV giúp đỡ các nhóm yếu).
- HS trình bày trước lớp. 
- GV kết luận ý chính (nếu HS không tự kết luận được)
 * Thư giãn: 
* Hoạt động 2: Thảo luận
a. Mục tiêu: Hiểu được mắt, mũi , tai, lưỡi , tay (da) là các bộ phận giúp ta nhận biết các vật xung quanh.
b. Cách tiến hành: 
- Giáo viên YC HS thảo luận nhóm 3 theo các câu hỏi gợi ý: 
? Nhờ đâu bạn biết được hình dáng, màu sắc, mùi vị của một vật ? 
- HS thảo luận và trình bày.
- Cả lớp hỏi đáp theo các câu hỏi: 
? Điều gì xảy ra nếu mắt, tai, mũi, lưỡi, da của chúng ta bị hỏng, điếc và mất hết cảm giác? 
- HS trả lời – GV kết luận – GDHS bảo vệ các giác quan của cơ thể. 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- HS nêu lại nội dung bài.
* NX – DD : 
D.Bổ sung: .................................................................................................................................. 
 Môn: Học vần
 Tiết 27+28 : Bài 11: Ôn tập (SGK/ 24,25)
 TGDK:70 phút
A. Mục tiêu :
- Đọc được : ê, v, l, h, o, c, ô,ơ; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.
- Viết được : ê, v,l, h, o, c, ô, ơ; các từ ngữ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16
- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể : hổ.
+ HS khá – giỏi: Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV:Tranh như SGk, bảng con
 - HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Bài 15: ô - ơ
- 4 HS đọc và viết các âm,từ bài 10
- 1HS đọc câu ứng dụng: SGK/ 23
-GV nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới:.
 TIỀT 1
a. Ôn tập các âm đã học
 - GV gọi học sinh nêu lại cấu tạo của từng âm đã học trong tuần. Giáo viên kẻ bảng.
- GV yêu cầu HS đọc các âm ở hàng dọc và các âm ở hàng ngang.
- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng được ghép 
- GV YCHS ghép âm ở hàng dọc với dấu ở hàng ngang để tạo tiếng
- Phân tích cấu tạo của từng tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn các tiếng được ghép.
 	 b.Thư giãn.
c. Đọc từ ứng dụng:
- Giáo viên đính từ:.
- Học sinh tìm tiếng cóâm đã học trong tuần.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc tiếng, từ (cá nhân, nhóm, dãy).
- Giảng từ: lò cò.
d. Luyện viết bảng con
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn cách viết: lò cò, vơ cỏ.
- Học sinh luyện viết (trên không, bảng con).
 TIỀT 2
đ.Luyện đọc: Học sinh đọc lại toàn bài.
e. Đọc câu ừng dụng: 
- Cho học sinh xem tranh, rút ra câu khoá: bé vẽ cô,bé vẽ cờ.
- HS tìm tiếng có vần được ôn.
 - Học sinh đọc tiếng, từ, cả câu
g.Đọc SGK: HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết: HS viết từng dòng vào vở tập viết
k.Kể chuyện:	hổ
- Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhìn tranh kể lại lần 2.
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện qua câu hỏi
3.Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Nồi từ
*NX, DD:
D. Bổ sung:
Tiết 11: Môn : Toán 
	 Tên bài : LỚN HƠN – DẤU > SGK trang 19 
	 Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt :
- Bước đầu biết so sánh số lượng, biết sử dụng từ lớn hơn và dấu > để so sánh các số.
- Bài tập cần làm : bài , bài 2, bài 3, bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, Bộ ĐDDH
- HS: Bảng con, Bộ ĐDHT
C. Các hoạt động dạy học :
1 . Kiểm tra bài cũ:
- GV đính mô hình : 2 HS viết và so sánh các số .
- Nhận xét,ghi điểm
2. Hoạt động 2: Hình thành quan hệ lớn hơn
a. Nhận diện quan hệ lớn hơn: 2 > 1
- GV đính lần lượt từng nhóm đồ vật ( 2 con bứơm, 1 cái ca )
- YCHS quan sát và so sánh các nhóm đồ vật đó
- GV nhấn mạnh hai lớn hơn 1; viết 2>1
- HS nêu lại
b. Thực hiện tương tự: 3>2
 * Thư giãn: 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết dấu >
- HS viết 1 dòng dấu lớn – GV kiểm tra, chỉnh sửa.
 Bài 2: Dùng quan hệ lớn hơn để so sánh số lượng các nhóm đồ vật
- HS làm bài – 2 hs làm bảng phụ - nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Dùng quan hệ lớn hơn và dấu > để so sánh số lượng các cột ô vuông. 
- Yêu cầu hs quan sát mẫu và nêu cách làm 
- Học sinh làm bài
- Gọi 3 hs lên làm bảng phụ - nhận xét sửa sai . 
Bài 4: Dùng dấu > để so sánh các số
- HS làm bài – 4 HS làm bảng con - nhận xét sửa sai . 
4. Hoạt động 4: Củng cố 
- HS làm bảng con: 5..1; 4..3
D.Bổ sung: .............................................................................................................................
Thứ ba ngày 07 tháng 9 năm 2010
	Tiết 29+30: Môn: Học vần
 Tên bài dạy : BÀI 12: i - a SGK trang 26, 27 
	 Thời gian dự kiến: 70 phút
A. Mục tiêu :
- Đọc được : i, a, bi, cá ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: i, a, bi, cá
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: lá cờ . 
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh hoạ ,các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói, bảng con .
- HS: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con
C. Các hoạt động dạy học :
1 . Kiểm tra bài cũ: Ôn tập
- Học sinh đọc ,viết các âm, từ trong bài 11
- 1 HS đọc câu ứng dụng / SGK 25
2. Dạy học bài mới :
Tiết :1
a. Dạy âm mới : 
*Âm i :Giáo viên viết âm : i lên bảng .
- Hướng dẫn phát âm: học sinh đọc cá nhân – đồng thanh .
- Học sinh tìm ghép âm i trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai .
- Giáo viên ghép âm : i trên đồ dùng dạy học - Học sinh đọc cá nhân .
- Ghép tiếng bi : Học sinh tìm ghép trong bộ đồ dùng học tập → Giáo viên nhận xét, sửa sai 
- Giáo viên ghép tiếng bi trên đồ dùng dạy học .
- Học sinh phân tích, đánh vần, đọc trơn.
- Giảng tranh từ bi - Học sinh đọc cá nhân .
- Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .
* Âm a : Tương tự
* So sánh 2 âm : i - a 
- Đọc bài trên bảng : Đọc từ trên xuống và đọc từ dưới lên .
 b.Thư giãn :
c. Đọc từ ngữ ứng dụng 
– Nhận diện tiếng có âm vừa học .
- Học sinh đánh vần tiếng, đọc từ : cá nhân .
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
d. Hướng dẫn viết bảng con : i, a, bi, cá
Tiết :2
đ. Đọc bảng lớp nội dung tiết 1:
- Học sinh đọc lại bài ở tiêt 1- Học sinh cá nhân, đồng thanh .
e. Đọc câu ứng dụng: 
- Xem tranh rút ra câu ứng dụng ghi bảng. 
- Đọc tiếng, từ, cụm từ câu ứng dụng 
- Học sinh cá nhân, đồng thanh .
g. Đọc bài trong SGK : Học sinh cá nhân . 
 h.Thư giãn :
i.Luyện viết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết 
k.Luyện nói:
- Yêu cầu học sinh đọc tên chủ đề luyện nói: lá cờ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và luyện nói theo nhóm đôi dựa vào câu hỏi gợi ý của giáo viên .
3. Củng cố dặn dò:
- Tìm tiếng mới ngoài bài có âm vừa học.
D.Bổ sung: ..................................................................................................................................
	Tiết 12: Môn: Toán	
 Tên bài: Luyện tập SGK/21
	Thời gian dự kiến: 35/
A. Mục tiêu : Yêu cầu cần đạt : 
- Biết sử dụng các dấu và các từ bé hơn, lớn hơn khi so sánh 2 số; bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo 2 quan hệ bé hơn và lớn hơn ( có 2 2 ).
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2, bài 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con 
C. Các hoạt động dạy học : 
1.Hoạt động 1: Bài cũ
- G V đính mô hình : 2 HS viết và so sánh các số
- GV nhận xét,ghi điểm. 
2.Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Biết sử dụng các dấu khi so sánh 2 số.
- HS làm bài – 4 HS làm bảng con.
- HS nhận xét,sửa bài.
Bài 2: So sánh theo 2 quan hệ bé hơn và lớn hơn
- Học sinh tự làm bài- 3 HS làm bảng phụ
- Giáo viên, hs cùng nhận xét.
 * Thư giãn: 
Bài 3: So sánh và nối được ô trống với số thích hợp.
- Học sinh làm bài – 2 nhóm mổi nhóm 2 hs làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
3.Hoạt động 3: Củng cố : 
- 2 đội mỗi đội 3 HS viết dấu vào chỗ chấm – đội nào làm đúng nhanh,đội đó thắng.
D / Bổ sung:
Tiết 3: Sinh hoạt tập thể
 Tổng kết tuần
- Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần (nêu những ưu và khuyết điểm).
- Tuyên dương những học sinh hoạt động tốt.
- Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
- Bầu học sinh xuất sắc trong tuần. 
- Yêu cầu học sinh thực hiện các nề nếp tốt hơn ở tuần tới.
- HS chơi trò chơi tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 3.doc