Tiết: 3 Tự nhiên và xã hội:
Nhận biết cây cối và con vật
I. Mục tiêu
- Nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật. Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không. Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nhau (giống nhau) giữa các cây, giữa các con vật. Có ý thức bảo vệ các cây cối và các con vật có ích.
* BĐKH: -Nhận biết bảo vệ , chăm sóc cây cối và những con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
II. Đồ dùng dạy học: Hình ảnh trong bài 29 SGK. Phiếu học tập ( vở bài tập Tự nhiên và xã hội, bút chì).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- HS nói nơi sống của con muỗi. Đặc điểm bên ngoài của con muỗi. Tác hại của việc bị muỗi đốt
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Nêu và ghi tên bài
2.2. Làm việc với các mẫu vật và tranh, ảnh
- Chia lớp thành 4 nhóm, HS thảo luận báo cáo kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
+ Bày các mẫu vật các em chuẩn bị được lên bàn. Dán các tranh, ảnh về thực vật, động vật vào giấy khổ to. Sau đó treo lên tường của lớp học. Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà mình sưu tầm được với các bạn.
- GV quan sát theo dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Mời đại diện HS lên trình bày
+ HS nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.
-Bảo vệ ,chăm sóc cây cối và những con vật có ích có tác dụng gì đối với cuộc sống của con người ?
- Kết luận chung
* Nghỉ giải lao: Chơi trò chơi : Con thỏ
Hoạt động 2: Trò chơi: Đố bạn cây gì, con gì?”
- Phổ biến luật chơi: 1 HS được GV đeo cho một tấm bìa có hình vẽ một cây rau ở sau lưng, em đó không biết đó là cây gì, nhưng cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai, để đoán xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
- Tổ chức cho HS chơi
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
* BĐKH: -Nhận biết bảo vệ , chăm sóc cây cối và những con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - HS mở vở bài tập GV kiểm tra.
- HS trả lời
- HS đọc lại tên bài
- HS thảo luận, phát biểu
- HS lên trình bày
- HS chú ý
HS chơi
- HS chú ý nắm luật chơi
-Bảo vệ, chăm sóc cây cối và con vật có ích là bảo vệ môi trường sống của chúng ta .
- HS tham gia chơi
- HS chú ý
ẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng -cho HS đọc, quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng: oan, oat, en, oen, ong, oong, ngoan ngoãn, đoạt giải, hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong, trên bảng phụ và trong vở TV1/2 - Hướng dẫn HS nhận xét độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ ( tiếng), cách đặt dấu thanh ở các chữ, cách nối các nét giữa các chữ cái, - HS tập viết trên bảng con * Nghỉ giải lao 4. Hướng dẫn tập tô, tập viết -cho HS tập tô các chữ hoa L, M, N, viết các vần và từ: oan, oat, en, oen, ong, oong, ngoan ngoãn, đoạt giải, hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. Trong vở Tập viết 1/ 2 - Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi, cách sửa lỗi trong bài viết. - chữa bài cho HS 5. Cung cố, dặn dò: Cả lớp bình chọn người viết đẹp nhất trong tiết học. Tuyên dương, nhắc nhở HS. . - HS chú ý - HS chú ý quan sát - HS chú ý - HS phát biểu - HS thực hiện - HS chú ý, phát biểu - HS tập viết theo hướng dẫn - HS thực hiện - HS chú ý - HS thực hiện - HS chú ý - HS bình chọn và tuyên dương bạn viết đẹp. Tiết 3: Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 ( Cộng không nhớ) I.Mục tiêu : Giúp học sinh: - Nắm được cách cộng số có hai chữ số, biết đặt tính và làm tính cộng (Không nhớ ) số có hai chữ số,Vận dụng để giải toán. * Ghi chú, bài tập cần làm: Bài 1,2,3. II.Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài. Bước 1: GV HD HS thao tác trên que tính. Bước 2: HD kĩ thuật làm tính cộng. Viết 35 rồi viết 24, sao cho các số chục thẳng cột nhau, các số đơn vị thẳng cột nhau, viết dấu +, kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái. 35 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 + 24 3 cộng 2 bằng 5, viết 5 59 Như vậy : 35 + 24 = 59 Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng. Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 2 Khi đặt tính phải đặt 2 thẳng cột với 5 ở cột đơn vị. Khi tính từ phải sang trái có nêu “Hạ 3, viết 3” để thay cho nêu “3 cộng 0 bằng 3, viết 3”. 35 5 cộng 2 bằng 7, viết 7 + 2 hạ 3, viết 3 37 Như vậy : 35 + 2 = 37 Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng ( Nghỉ giữa tiết ) b/ Thực hành: Bài 1/154: Gọi HS nêu yêu cầu Giáo viên cho HS tự làm rồi chữa bài Bài 2/155: Gọi HS nêu yêu cầu của bài: Cho HS làm VBT, y/c HS nêu cách làm. Bài 3/155: Gọi nêu yêu cầu của bài: -Cho HS đọc đề, TT và tự trình bày bài giải. 3.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Làm lại các BT, chuẩn bị tiết sau. - 1 học sinh giải. Số con thỏ còn lại là: 8 – 3 = 5 (con) Đáp số : 5 con thỏ. - HS biết tự ghép các que tính, gộp các que tính theo số lượng lại với nhau cho phù hợp dựa trên cách đặt tính cộng có 1 chữ số - Viết thẳng cột theo hàng và thực hiện cách tính từ phải sang trái - HS thực hiện các phép tính và nêu cách cộng - Học sinh thực hành ở bảng con. Đọc: 35 + 24 = 59 Nhắc lại: 35 + 24 = 59 Học sinh thực hành ở bảng con. Đọc: 35 + 2 = 37 Nhắc lại: 35 + 2 = 37 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm rồi chữa bài tập trên bảng lớp. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài Học sinh đặt tính rồi tính và nêu cách làm. Bài 3 Học sinh đọc đề và tìm hiểu bài toán: Học sinh giải VBT và nêu kết quả. - Nêu tên bài và các bước thực hiện phép cộng -Thực hành ở nhà. Tiết: 4 Âm nhạc: Học hát bài: Đi tới trường I. Mục tiêu - HS hát đúng giai điệu và lời ca. HS biết bài hát do nhạc sĩ Đức Bằng sáng tác dựa trên lời thơ trong sách Học vần lớp 1 cũ. HS biết gõ đệm theo phách. * HĐNGLL: Yêu mến, bảo vệ trường học. Đi học đều và đúng giờ. Nghe kể truyện “cậu bé Nguyễn Ngọc Kí” II. Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ, tập đệm bài hát. Một số nhạc cụ gõ. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Nêu, ghi tên bài 2. Các hoạt động Hoạt động 1: Dạy hát bài Đi tới trường - Giới thiệu bài hát - GV hát mẫu - Giới thiệu tranh ảnh minh họa Hoạt động 2: Dạy hát - HS đọc đồng thanh lời ca - GV dạy hát từng câu * Nghỉ giữa tiết: HS chơi trò chơi “con thỏ” Hoạt động 3: Gõ đệm theo phách - Vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách - Hướng dẫn gõ đệm theo phách Từ nhà sàn xinh sắn đó x x x x - HS dùng các nhạc cụ gõ đệm theo phách. * HĐNGLL: Yêu mến, bảo vệ trường học. Đi học đều và đúng giờ. Nghe kể truyện “cậu bé Nguyễn Ngọc Kí” 3. Củng cố - Cả lớp hát lại bài hát đó. - Nhận xét tiết học - HS đọc đồng thanh lại tên bài. - HS chú ý - HS chú ý - HS chú ý - HS thực hiện - HS hát theo hướng dẫn - HS tham gia chơi - HS thực hiện - HS thực hiện - Cả lớp chú ý - HS thực hiện - HS hát - Cả lớp chú ý Thứ 4 ngày 29 tháng 3 năm 2017 Tiết 1,2 : Tập đọc MỜI VÀO I,Mục đích yêu cầu: - HS đọc trơn toàn bài .Đọc đúng các từ ngữ có tiếng dễ phát âm sai.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ , khổ thơ. - Hiểu ND bài : Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi - Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK) - Học thuộc lòng 2 thơ đầu. II, Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng(SGK) III,Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ -cho HS đọc đoạn 2 bài Đầm sen, trả lời câu hỏi 1 trong SGK. - Đọc cho HS viết từ ngan ngát vào bảng con. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài: Nêu và ghi tên bài 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV đọc mẫu lần 1: giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đoạn đối thoại, trải dài hơn ở 10 dòng thơ cuối. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: (Từ khó, từ phát âm dễ lẫn): kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. + Gạch chân từng từ: HS đọc kết hợp phân tích tiếng hoặc từ đó + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: kiễng chân, soạn sửa. +gọi 1 HS đọc lại các từ khó. HS khác đọc lại (GV chỉ không thứ tự). +cho Cả lớp đọc đồng thanh các từ khó. - Luyện đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc trơn từng câu. + Đọc lộn xộn câu: GV chỉ bất kì câu nào, HS xung phong đọc. * Nghỉ giải lao: Chơi trò chơi “con thỏ” - Hướng dẫn đọc đoạn: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. + Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp - Hướng dẫn luyện đọc cả bài: vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh. C. Ôn và học một cặp âm vần: (Ôn vần: ong, oong) SGK - GV nêu yêu cầu 1 trong SGK: Tìm tiếng trong bài có vần khó: HS tìm, GV gạch chân. Yêu cầu HS đọc cá nhân. - Tìm tiếng ngoài bài: Vần cần ôn hôm nay là cặp vần ong, oong + Gắn cặp vần cần ôn lên bảng cài: HS đọc cá nhân. + Gắn 2 từ: từ mẫu trong SGK: ứng với 2 vần: HS đọc cá nhân. HS đọc cá nhân vần, từ. + GV giơ tranh: Tranh vẽ gì? Giảng tranh, giảng từ. - Trò chơi cuối tiết: HS thi tìm tiếng, từ ngữ ngoài bài có vần ong, oong ôn ở trên. ( thi tìm đúng, nhanh, nhiều). Yêu cầu HS viết vào bảng con hoặc bảng cài. ( tìm xong tiếng, từ của vần này mới sang vần khác). - Hát, nghỉ chuyển tiết. Tiết 2 2.3 Luyện đọctrong sách giáo khoa - GV xóa bảng ( để lại đầu bài) -cho HS mở SGK đọc thầm bài -cho HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy. Nhận xét, sửa sai. - Đọc đoạn: nối tiếp ( 2- 4 em đọc) -gọi 1 HS đọc cả bài: GV nhận xét. Mời HS khác đọc lại. -cho Cả lớp đọc đồng thanh ( nếu cần) 2.4 Tìm hiểu bài -cho 1HS đọc cả bài thơ , cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi sau: Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? - 1 HS đọc khổ thơ thứ 3, trả lời câu hỏi: Gió được chủ nhà mời vào để cùng lầm gì? - GV tổng hợp ý chính của bài * Nghỉ giải lao: Hát một bài - GV nêu cách đọc bài. GV đọc diễn cảm bài văn. Vài HS đọc lại. Nhận xét- Tổ chức cho HS đọc phận vai: người dẫn chuyện, chủ nhà, Thỏ, Nai, Gió 2.5. Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn theo cách xóa dần chữ, chỉ để lại những tiếng đầu dòng... -cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ, nhận xét, . 2.6. Luyện nói: cho 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp quan sát tranh minh họa gợi ý một số con vật và sự vật trong SGK. HS quan sát tranh và mẫu trong SGK, thực hành nói. +cho nhiều HS thực hành luyện nói. - Hướng dẫn cách làm bài tập +cho HS lấy vở bài tập. HS đọc yêu cầu 3 trong SGK. Hướng dẫn HS quan sát tranh, ghi vào chỗ trống bằng bút chì mờ. + Gọi 2, 3 HS đọc bài tập của mình làm: nhận xét, giảng lại. Yêu cầu HS ghi bài tập đúng vào vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu lại nội dung chính, liên hệ - dặn dò. - 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. - Cả lớp đọc đồng thanh tên bài - HS chú ý lắng nghe - HS luyện đọc theo hướng dẫn - HS đọc theo hướng dẫn - HS chú ý - HS thực hiện - HS đọc - HS luyện đọc theo hướng dẫn - HS thực hiện - HS tham gia chơi - HS thực hiện - HS thực hiện - HS chú ý - HS thực hiện - HS thực hiện theo hướng dẫn - HS đọc cá nhân, đồng thanh - HS luyện đọc cá nhân - HS tham gia chơi - HS hát - HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh - HS thực hiện - HS chú ý đọc bài, trả lời câu hỏi. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS chú ý - Cả lớp hát - Vài HS đọc lại, kết hợp trả lời câu hỏi. - HS luyện nói theo hướng dẫn - HS học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên. - HS luyện nói - HS thực hiện theo hướng dẫn - HS chú ý, thực hiện. - HS chú ý - HS thực hiện Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP I, Mục tiêu : - Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 100. - Tập đặt tính rồi tính ,biết tính nhẩm. - Vẽ được đoạn thẳng có độ dài cho trước. * Ghi chú: Không làm bài tập 1 (cột 3), bài tập 2( cột 2,4). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ II.Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: - Yêu cầu học sinh làm bài tập : Đặt tính và tính . 45 + 23 , 48 + 11 , 27 + 12 . 2. Bài mới: a/ GV giới thiệu bài b/ Thực hành Bài 1/156: Gọi HS nêu yêu cầu. - Gọi HS nêu cách đặt tính. -Gọi 3 HS lên bảng làm , lớp làm bảng con. Bài 2/156: Gọi HS nêu yêu cầu. - Tổ chức thi tính nhẩm nhanh trước lớp Vd: 30 + 6 gồm 3 chục và 6 đơn vị . nên 30 + 6 = 36 - Thông qua bài: 52 + 6; 6 + 52 Gv nhấn mạnh: Trong phép tính cộng ta có thể thay đổi vị trí các số mà kết quả không thay đổi ( Nghỉ giữa tiết ) Bài 3/156: Gọi HS đọc đề, nêu TT rồi giải bài toán. Bài 4: HS lên bảng vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm. 3.Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài tiết sau : Luyện tập - Nhận xét tiết dạy, tuyên dương - Lớp làm bảng con , 3 em làm bảng lớp . - Lớp nhận xét Bài 1: Đặt tính rồi tính Lớp làm bảng con, mỗi dãy 1 bài Bài 2: Tính nhẩm - Từng cặp tính nhẩm - Nêu cách nhẩm - Nhận xét tuyên dương đối với các làm tốt . Bài 3: HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải: Lớp em có tất cả là: 21 + 14 = 35 ( bạn) Đáp số: 35 bạn Bài 4: HS vẽ trên bảng lớp. Tiết: 4 Mĩ thuật:Chủ đề 12:Tìm hiểu tranh theo chủ đề: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU(3T) I/ MỤC TIÊU. - Nêu được những hình ảnh và màu sắc trong bức tranh. - Nêu được nội dung của đề tài bức tranh và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh yêu thích. - Phát triển được kĩ năng phân tích và đánh giá tác phẩm mĩ thuật. - Thể hiện được bức tranh có nội dung và chủ đề với tác phẩm được xem. - Giới thiệu, nhận xét nêu được cảm nhận và sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. *BĐKH:Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy tạo ra khí mê tan II/ CHUẨN BỊ. Giáo viên. - Tranh ảnh về gia đình - Các bước vẽ tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu” - Sách học Mĩ thuật lớp 1. 2. Học sinh. - VTV, chì, màu, kéo,giấy màu, bìa, hồ.... III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giáo viên Học sinh Tiết 1 - Kiểm tra đồ dùng học tập *Khởi động: - GV cho một số em trong lớp hát một bài hát với chủ đề “Em và những người thân yêu” như Ba ngon nên lung linh...... + Trong các bài hát các bạn vừa thể hiện có những nhân vật nào? + Em có thể tự giới thiệu về gia đình mình? - GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài mới: “Em và những người thân yêu” 1.Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu. 1.1. Xem tranh vẽ về gia đình: - GV treo một số tranh, ảnh về gia đinh và cho HS tham khảo thêm ở hình 12.1 sách HMT + Tranh vẽ về đề tài gì? + Tranh được vẽ ở đâu? + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh? + Một số màu sắc trong tranh? + Nội dung chính của bức tranh? - GV nhận xét bổ sung 1.2. Chia sẻ về gia đình: - GV cho HS tự giới thiệu về gia đình của mình các bạn trong nhóm, trong lớp (tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em....). 2. Hoạt động 2: Cách thực hiện - GV treo biểu bảng các bước vẽ tranh và cho HS tham khảo cách vẽ tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu” + Có mấy bước và kể tên các bước? - GV minh họa các bước vẽ và chỉ rõ các bước Các bước vẽ B1: Tìm ý tưởng vẽ tranh theo chủ đề “Em và những người thân yêu”. (Có thể nhớ lại, tưởng tượng về một hoạt động mà em và những người trong gia đình đã cùng tham gia: Gia đình dọn nhà đón Tết, đi nghỉ mát, làm vườn, nấu ăn, đá bóng cùng bố, nhảy dây cùng chị...) B2: Vẽ hình ảnh chính, phụ. B3: Vẽ chi tiết B4: Tô màu *BĐKH:Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy tạo ra khí mê tan - Ban đồ dùng kiểm tra báo cáo. - HS thực hiện - HS trả lời - HS quan sát và trả lời - HS lắng nghe - HS thực hiện cá nhân - HS quan sát - HS trả lời - HS chú ý quan sát và lắng nghe Thứ 5 ngày 30 tháng 3 năm 2017 Tiết 1: Chính tả ( Tập chép) MỜI VÀO I,Mục đích yêu cầu: - HS nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 1,2 bài Mời vào khoảng 15 phút. - Làm đúng bài tập chính tả: điền vần ong hay oong, chữ ng hay ngh vào chỗ trống. - Làm bài tập 2,3 (SGK ) II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III,Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở chính tả của những HS phải viết lại bài chính tả của tiết trước. 1. Giới thiệu bài: Nêu + ghi tên bài 2. Hướng dẫn nghe- viết -cho 2- 3 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu của bài Mời vào. - GV chỉ thước cho HS đọc những tiếng các em dẽ viết sai: nếu, tai, xem, gạc, HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết vào bảng con. - Hướng dẫn HS trình bày, tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở và ghi bài vào vở. Nhắc HS hết một dòng thơ phải xuống hàng, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ. -y/c HS nghe- viết 2 khổ thơ vào vở. - Hướng dẫn HS soát lỗi: GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại. Dừng lại ở những chữ khó đánh vần để HS soát lại. - Thu một số bài. GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến. * Nghỉ giải lao: HS tập thể dục 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a. Điền ong hay oong -cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập trong VBTTV1/2. - Hướng dẫn HS cách làm. - Mời 1 HS lên bảng làm mẫu. - Tổ chức cho HS thi làm bài tập đúng, nhanh. 3 HS đại diện 3 tổ thi làm trên bảng, cả lớp làm nhanh vào vở bài tập. - Mời HS nhận xét, sửa sai và đọc lại kết quả bài làm đúng trên bảng. b. Điền ng hay ngh Tổ chức tương tự câu a. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, - HS mở vở cho GV kiểm tra. - HS chú ý - HS chú ý, đọc bài, rồi đánh vần viết vào bảng con - HS thực hiện - HS chú ý, làm theo hướng dẫn - HS chú ý, soát lỗi, gạch chân tiếng, từ viết sai và chữa lỗi ra lề vở. - HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau. - HS chú ý - HS thực hiện - HS đọc yêu cầu - HS chú ý - HS thực hiện - HS thi làm bài nhanh - HS nhận xét, sửa sai và đọc lại kết quả bài làm. - HS làm bài tương tự theo hướng dẫn - HS chú ý, thực hiện Tiết 2: Kể chuyện NIỀM VUI BẤT NGỜ I.Mục đích yêu cầu: - HS kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh.. - Hiểu ND câu chuyện : Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: nêu và ghi tên bài 2. Hướng dẫn HS kể chuyện 2.1. GV kể chuyện: GV kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm + Kể lần 1 để HS biết câu chuyện + Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa- giúp HS nhớ câu chuyện 2.2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn chuyện theo tranh - Tranh 1: Yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: Tranh 1 vẽ cảnh gì? + Câu hỏi dưới tranh là gì? + Mời đại diện HS kể lại đoạn 1. Cả lớp theo dõi, bổ sung. + HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 : tương tự tranh 1. - Hướng dẫn HS kể toàn bộ câu chuyện +cho 2 HS nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện +gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện không nhìn tranh. 2.3. Hướng dẫn HS phân vai kể toàn bộ câu chuyện - cho 2 HS thi nhau kể lại câu chuyện 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - Câu chuyện này cho em biết điều gì ? - Kết luận chung 3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị tiết học sau. - HS chu ý - HS chu ý, lắng nghe - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác. - Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch? - Đại diện HS kể chuyện - HS kể chuyện theo hướng dẫn - HS xung phong kể chuyện. Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS xung phong kể chuyện. Cả lớp theo dõi nhận xét. - HS kể chuyện theo hướng dẫn - HS phát biểu - HS chú ý - HS chú ý thực hiện Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I, Mục tiêu : Giúp HS - Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 100. - Biết tính nhẩm , vận dụng để cộng các số đo độ dài. * Ghi chú, bài tập cần làm: Bài 1,2,4. - Củng cố về cộng các số đo độ dài đơn vị là xăngtimet II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III.Hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính rồi tính 51 + 35 70 + 8 16 + 3 - GV nhận xét. 2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài. b/ Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1/ 157: Gọi HS nêu yêu cầu - Gọi 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con. Bài 2/ 157: Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS thực hiện các phép cộng không nhớ trong phạm vi 100, có kèm theo tên đơn vị cm, theo cột ngang. ( Nghỉ giữa tiết ) Bài 4/ 157: Gọi HS đọc đề, nêu TT rồi giải bài toán. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Nhận xét tiết học. Hoạt động của học sinh - 3 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con. Bài 1: Tính - HS làm bài, chữa bài. Bài 2. Tính 20cm + 10cm = 30cm 14cm + 5cm = 19cm 32cm + 1cm = 44cm Bài 4: HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. Bài giải: Con sên bò được tất cả là: 15 + 14 = 29 ( cm) Đáp số: 29 cm Tiết: 3 Đạo đức: Chào hỏi và tạm biệt (Tiết 2) I. Mục tiêu: HS hiểu: Cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Cách chào hỏi và tạm biệt. Ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. Quyền được tôn trọng, không bị phận biệt đối xử của trẻ em. - HS biết tôn trọng, lễ độ với mọi người. Quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng. - II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Đạo đức 1. Đồ dùng để hóa trang khi chơi sắm vai. Bài hát “ Con chim vành khuyên- Nhạc và lời: Hoàng Vân. III. Các hoạt động dạy học chủ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ 2. Bài mới: Các hoạt động a. Hoạt động 1: Khởi động: HS hát bài “Con chim vành khuyên”. b. Hoạt động 2: HS làm bài tập 2 - HS làm bài tập - HS chữa bài tập - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV chốt ý: Tranh 1: Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo. Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 3 - GV chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu HS thảo luận bài tập 3 - HS thảo luận nhóm - Mời đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét. - GV chốt ý * Nghỉ giải lao: Cả lớp hát một bài d. Hoạt động 4: Đóng vai theo bài tập 1 - Giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm - HS thảo luạn nhóm chuẩn bị đóng vai - Mời các nhóm lần lượt lên đóng vai, cả lớp theo dõi bình chọn nhóm đóng đạt. - GV chốt ý e. Hoạt động 5: Liên hệ thực tế - GV nêu yêu cầu liên hệ - HS tự liên hệ - Tuyên dương những HS thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học - HS chú ý, thực hiện - HS chú ý, thực hiện - HS thực hiện - HS chú ý - HS chú ý - HS thực hiện - HS trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS hát - HS chú ý - HS thực hiện - HS thực hiện - HS chú ý - HS chú ý - HS phát biểu - HS hưởng ứng - HS chú ý Thứ 6 ngày 31 tháng 3 năm 2017 Tiết 1,2 : Tập đọc CHÚ CÔNG I.Mục đích yêu cầu: - HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh..Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu ND bài: Đặc điểm đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trưởng thành - Trả lời được câu hỏi 1,2(SGK) II.Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh minh hoạ cho bài giảng(SGK) III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ -gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mời vào, trả lời câu hỏi cuối bài. - nhận xét bài cũ. 2. Bài mới 2.1 Giới thiệu bài: Nêu và ghi tên bài 2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc a. GV đọc mẫu lần 1: Giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ tả vẻ đẹp độc đáo của đuôi công. b. HS luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ: (Từ khó, từ phát âm dễ lẫn). + Gạch chân từng từ: HS đọc kết hợp phân tích tiếng hoặc từ đó: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. + GV kết hợp giải nghĩa từ khó: rực rỡ +gọi 1 HS đọc lại các từ khó. HS khác đọc lại (GV chỉ không thứ tự). +cho Cả lớp đọc đồng thanh các từ khó. - Luyện đọc câu: HS nối tiếp nhau đọc trơn từng câu. + Đọc lộn xộn câu: GV chỉ bất kì câu nào, HS xung phong đọc. * Nghỉ giải lao: Chơi trò chơi “con thỏ” - Hướng dẫn đọc đoạn: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. + Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp - Hướng dẫn luyện đọc cả bài: vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh. C. Ôn và học một cặp âm vần: (Ôn vần oc, ooc) HS mở SGK - GV nêu yêu cầu 1 trong SGK: Tìm tiếng trong bài có vần khó: HS tìm, GV gạch chân. Yêu cầu HS đọc cá nhân. - Tìm tiếng ngoài bài: Vần cần ôn hôm nay là cặp vần oc, ooc + Gắn cặp vần cần ôn lên bảng cài: HS đọc cá nhân. + Gắn 2 từ: từ mẫu trong SGK: ứng với 2 vần: HS đọc cá nhân. HS đọc cá nhân vần, từ. + GV giơ tranh: Tranh vẽ gì? Giảng tranh, giảng từ. - Trò chơi cuối tiết: HS thi tìm tiếng, từ ngữ ngoài bài có vần ưt, ưc ở trên. ( thi tìm đúng, nhanh, nhiều). Yêu cầu HS viết vào bảng con hoặc bảng cài. ( tìm xong tiếng, từ của vần này mới sang vần khác). - Hát, nghỉ chuyển tiết. Tiết 2 2.3 Luyện đọctrong sách giáo khoa - GV xóa bảng ( để lại đầu bài) -cho HS mở SGK đọc thầm bài -cho HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy. Nhận xét, sửa sai. - Đọc đoạn: nối tiếp (
Tài liệu đính kèm: