Giáo án Lớp 1 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Hoa Ngọc Lan. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xòe ra

- Ôn các vần ăm, ăp. Học sinh tìm được tiếng có vần ăm trong bài. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.

- Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Kể tên các loại hoa em biết.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.

- Học sinh: SGK.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1269Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûng phụ đã chép đoạn văn.
- Giáo viên yêu cầu tìm tiếng khó.
- Giáo viên cất bảng.
- Giáo viên sửa lỗi cho những học sinh viết sai.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi viết.
- Giáo viên cho học sinh đổi vở cho nhau để sửa bài.
- Giáo viên đọc lại bài văn cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên thu vở chấm 1 số em. 
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập, làm đúng những tiếng có vần ăp, ăm.
- Phương pháp: Luyện tập.
Bài tập 2: Điền vần ăm hoặc ăp.
- Giáo viên yêu cầu đọc bài tập.
- Giáo viên đưa bảng phụ có nội dung bài tập.
- Giáo viên chia bảng làm 4 phần.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ viết các tiếng cần điền: nằm, chăm, tắm, sắp, nắp.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm chơi trò chơi tiếp sức lần lượt lên điền.
- Giáo viên sửa lỗi.
Bài tập 3: Điền chữ C và K.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại qui tắc khi viết K.
- Giáo viên cho học sinh làm bài.
4. Củng cố:
- Về nhà tập chép lại bài chính tả.
- Học sinh thuộc qui tắc chính tả.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Câu đố.
Hát
- BT2, BT3.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh viết ở bảng con: ngoại, rộng rãi, lòa xòa, hiên, thoang thoảng, khắp vườn.
- Học sinh viết vở.
- Học sinh đổi vở chấm.
- Giáo viên cho học sinh đọc ghi lỗi ra lề đỏ.
- 2 Học sinh đọc yêu cầu BT2.
- Học sinh lên bảng 4 em.
- Học sinh cả lớp làm bằng bút chì.
- Học sinh cử đại diện 5 em.
- Học sinh nêu k trước các âm e, ê, i.
- Học sinh làm VBT.
- Học sinh thực hiện.
- Xem lại.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 94:	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về làm tính trừ (đặt tính, tính). Và trừ nhẩm các số tròn chục (trong phạm vi 100), về giải toán.
Kĩ năng: Học sinh thực hiện các phép tính.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, tích cực xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng thước có vạch chia thành từng xăngtimet.
Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Tính có đặt tính:
10 – 10 =
40 – 20 =
90 – 40 = 
70 – 50 =
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Luyện tập củng cố cách tính nhẩm số tròn chục nhanh, chính xác.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự nêu cách làm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lưu ý: phải viết các số sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu cách làm. Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu bài toán rồi tự làm bài.
Bài 4: Giáo viên yêu cầu đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn đổi:
1 chục = 10 cái bát
Bài 5: Tự điền dấu cộng hoặc trừ vào chỗ trống.
4. Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu nêu lại cách tính hàng dọc khi trừ hoặc cộng số tròn chục.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
Hát
- Học sinh làm bảng con.
- Học sinh đặt tính và tính.
- Học sinh làm bài và đổi bài nhau để sửa.
- Học sinh thi đua tính nhẩm và điền nhanh, đúng kết quả vào ô trống.
- Học sinh làm bài và sửa bài và yêu cầu giải thích vì sao điền s.
- Học sinh đọc đề tự tóm tắt rồi giải toán và sửa bài.
- Học sinh điền dấu vào ô trống.
- 1 – 2 Học sinh nêu cách tính và đặt tính.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 25:	 BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
Làm quen với trò chơi “Tâng cầu”. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Xoay khớp cổ tay và các ngón tay.
- Xoay khớp cẳng tay và cổ tay.
- Xoay cánh tay.
- Xoay đầu gối.
- Giậm chân tại chỗ.
1’ – 2’
5 –10 vòng
5 –10 vòng
5 vòng
5 vòng
1’ – 2’
- Học sinh đan tay xoay theo vòng tròn.
- Xoay mỗi vòng.
Cơ bản
- Ôn bài thể dục.
- Giáo viên uốn nắn sửa sai.
- Ôn tập hợp dóng hàng, điểm số.
- Tâng cầu.
2 –3l
2 – 3’
10 – 12’
- Học sinh dãn hàng
- Học sinh tập cả lớp theo tổ, nhóm
- Học sinh đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái dàn hàng, dồn hàng.
- Học sinh tâng cầu và khi xem ai tâng cầu nhiều nhất.
Kết thúc
- Đi nhẹ thành hàng dọc.
- Ôn 2 động tác vươn htở và điều hoà.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.
30 - 40m
1 x 8 nhịp
- Học sinh tập.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 Âm Nhạc
	 	 Bài: HỌC HÁT BÀI QUẢ (Tiếp theo)
Nhạc và lời: Xanh Xanh	
-------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 03 tháng 03 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: AI DẬY SỚM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Ai dậy sớm. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, lên đồi, đất trời, chờ đó. Đạt tốc độ đọc từ 25 đến 30 tiếng / phút.
Ôn các tiếng có vần ương, ươn. Học sinh tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
Hiểu: Học sinh hiểu được các từ ngữ trong bài thơ: vừng đông, đất trời. Hiểu nội dung bài thơ: cảnh buổi sáng rất đẹp, ai dậy sớm, mới có thể thấy được cảnh đẹp ấy.
Học sinh chủ động luyện nói theo đề tài: Những việc làm vào buổi sáng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, luyện nói trong SGK, bộ chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Nụ hoa lan được tả như thế nào?
- Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi Hương hoa lan thơm như thế nào?
- Cho học sinh từ: hoa lan, lá dày, lấp ló, xanh thẫm.
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Ai dậy sớm.
- Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc ngắt nghỉ đúng, hiểu nghĩa từ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Giọng diễn cảm, nhẹ nhàng, vui tươi.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi các từ ngữ lên bảng.
- Luyện đọc câu:
- Luyện đọc đoạn, bài:
- Giáo viên cho mỗi tổ cử 1 học sinh thi đua đọc.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Ôn lại các vần ươn, ương, tìm nhanh tiếng câu có vần đó.
- Phương pháp: Luyện tập – thực hành.
a. Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương.
- Giáo viên cho học sinh tìm tiếng.
b. Thi nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
- Giáo viên tổ chức trò chơi. Chia lớp thành 2 nhóm.
- Giáo viên tổng kết, tuyên dương.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- 1 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi. 
- 1 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi. 
- Học sinh đọc từ CN – ĐT.
- Học sinh phân tích và ghép tiếng.
- Học sinh đọc theo hình thức nối tiếp.
- 2 Học sinh đọc khổ thơ 1.
- 2 Học sinh đọc khổ thơ 2.
- 2 Học sinh đọc khổ thơ 3.
- 3 Học sinh thi đua đọc.
- Học sinh tìm được tiếng có vần vườn, hương.
- Giáo viên cho học sinh thi đua nói câu chứa tiếng.
- Tổ nào tìm nhiều thắng.
Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: AI DẬY SỚM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Ai dậy sớm. Đọc đúng các từ ngữ: dậy sớm, lên đồi, đất trời, chờ đó. Đạt tốc độ đọc từ 25 đến 30 tiếng / phút.
Ôn các tiếng có vần ương, ươn. Học sinh tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần ươn, ương.
Hiểu: Học sinh hiểu được các từ ngữ trong bài thơ: vừng đông, đất trời. Hiểu nội dung bài thơ: cảnh buổi sáng rất đẹp, ai dậy sớm, mới có thể thấy được cảnh đẹp ấy.
Học sinh chủ động luyện nói theo đề tài: Những việc làm vào buổi sáng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, luyện nói trong SGK, bộ chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói thành câu.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh.
Khi dậy sớm điều gì chờ đón các em?
Ai dậy sớm chạy ra đồng thi điều gì chờ đón?
Cả đất trời chờ đón em ở đâu?
- Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài.
b. Học sinh thuộc lòng đoạn thơ.
- Giáo viên cho học sinh đọc nhẩm bài thơ. Treo bảng phụ và xóa dần các tiếng chỉ giữ lại tiếng đầu.
- Giáo viên yêu cầu học thuộc lòng.
c. Luyện nói:
- Đề tài: Nói những việc làm vào buồi sáng.
- Giáo viên chia thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh tập nói trong nhóm theo mẫu:
Về tác dụng của việc mà bạn làm vào buổi sáng.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: 
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc thuộc lòng.
- Dặn dò về nhà đọc thuộcbài.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Mưu chú Sẻ.
- Đọc khổ 1 và trả lời.
- Đọc khổ 2.
- Đọc khổ 3.
- 3 Học sinh đọc.
- Học sinh đọc bài.
- Đọc thuộc lòng.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Cử đại diện trình bày trước lớp.
- 1 – 2 Học sinh.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 95:	 ĐIỂM Ở TRONG – ĐIỂM Ở NGOÀI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết bước đầu về điểm ở trong, điểm ở ngoài hình.
Kĩ năng: Biết xác định các điểm ở trong và ngoài một hình, biết cộng và trừ các số tròn chục và giải toán.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó, mỗi bó có một chục que tính.
Học sinh: Các bó que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Luyện tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Giới thiệu điểm ở trong và điểm ở ngoài 1 hình vuông.
- Giáo viên vẽ hình vuông và các điểm A, N.
- Giáo viên chỉ vào điểm A và nói: Điểm A ở ngoài hình vuông.
b. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem sách và tự nêu.
c. Có thể giới thiệu điểm ở trong và ở ngoài hình tam giác. 
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Thực hành, rèn bước đầu về nhận biết điểm ở trong và điểm ở ngoài hình.
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm rồi làm bài.
Bài 2: Tương tự bài 1. Nên cho ghi tên điềm càng tốt.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính giá trị biểu thức.
20 + 10 + 10 = 
- Giáo viên cho học sinh làm bài, khuyến khích học sinh tính nhẩm.
Bài 4: Giáo viên cho học sinh đọc đề toán.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
 N
 A
- Học sinh nhắc lại.
- Điểm O ở trong hình tròn.
- Điểm P ở ngoài hình tròn.
- Học sinh làm bài.
- 20 cộng 10 được bao nhiêu cộng cho mười rồi ghi kết quả.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh nêu tóm tắt.
- Sau đó giải toán.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Thủ Công
	 Bài 19: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được hình chữ nhật.
Kĩ năng: Học sinh cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình chữ nhật bằng giấy màu, tờ giấy kẻ ô kích thước lớn.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét bài: Kẻ đường thẳng cách đều.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình chữ nhật mẫu và gợi ý: Hình chữ nhật có mấy cạnh?
- Độ dài các cạnh như thế nào?
- Giáo viên: Như vậy hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình chữ nhật.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Để kẻ hình chữ nhật ta phải làm thế nào?
- Giáo viên thao tác mẫu từng bước.
Giáo viên ghim tờ giấy kẻ ô.
Lấy điểm A trên mặt giấy, từ A đếm xuống 5 ô, ta được điểm D.
Từ A đếm sang 7 ô ta được điểm B.
Nối các điểm lại được hình chữ nhật.
- Giáo viên hướng dẫn cắt rời hình chữ nhật và dán.
Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
Bôi 1 lớp hồ mỏng, dán cân đối, phẳng.
- Giáo viên cho học sinh kẻ cắt hình chữ nhật trên tờ giấy vở học sinh có kẻ ô.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành. (Tiết 2).
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2.
Hát
- 5 Ô x 7 Ô.
A B
C D
- Học sinh quan sát.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ năm ngày 04 tháng 03 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Tô đúng và đẹp chữ hoa G.
Kĩ năng: Viết đúng đẹp các vần ươn, ương. Các từ ngữ: vườn hoa, ngát hương. Yêu cầu viết theo kiểu chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu, các vần và từ ngữ ứng dụng ở bảng phụ.
Học sinh: Vở tập viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi vài em lên bảng viết: chăm học, khắp vườn.
- Giáo viên chấm vở 1 số học sinh.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tô chữ hoa G, nắm cấu tạo nét.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ G.
- Mục tiêu: Quan sát và tập tô chữ G hoa.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa chữ G và hỏi Chữ G gồm những nét nào?
- Giáo viên đưa chữ mẫu:
G G G
- Giáo viên nêu lại qui trình viết.
- Giáo viên chỉnh sửa và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- Mục tiêu: Rèn viết đúng độ cao, khoảng cách.
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng.
ươn ương
vườm hoa
ngát hương
- Giáo viên cho viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vở.
- Mục tiêu: Học sinh thực hành viết vở đều đẹp.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại tư thế ngồi viết.
4. Củng cố.
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần ươn, ương.
- Khen những em có tiến bộ và viết đẹp.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ H.
Hát
- 1 – 2 Học sinh viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- Nét xoắn cong phải và nét khuyết trái.
- 3 – 5 Học sinh nhắc lại.
- Học sinh viết không trung.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ giáo viên viết trên bảng CN - ĐT.
- Phân tích tiếng có chứa vần ươn, ương.
- Học sinh nhắc lại cách nối các con chữ, cách đưa bút.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hành tô chữ G và viết vần và từ ngữ ứng dụng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 2: 	Môn:	 Chính Tả
	 Bài:	 CÂU ĐỐ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nghe, viết đúng và đẹp bài Câu đố về con ong.
Kĩ năng: Điền đúng chữ ch hay tr, chữ v, gi, d vào chỗ thích hợp. Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ giữ vở.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ đã chép sẵn bài Câu đố và bài tập. Tranh các bài chính tả.
Học sinh: Vở chính tả.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên gọi một số em lên viết các từ hay sai.
- Nhắc lại qui tắc viết chính tả viết k hay c.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Câu đố.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả.
- Mục tiêu: Luyện đọc viết từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn nội dung câu đố.
- Giáo viên cho cả lớp giải nội dung câu đố.
- Giáo viên cho ghi bảng từ khó.
- Giáo viên cho chép chính tả.
- Giáo viên quan sát, nhắc nhở
- Giáo viên đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên ghi vở, chấm một số vở.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Mục tiêu: Điền âm ch, tr đúng, chính xác.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Bài tập 2a: Điền tr hay ch.
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh.
Giáo viên đọc từ.
Giáo viên cho một số học sinh lên bảng.
Giáo viên kết luận, nhận xét.
- Bài tập 2b: Điền v, d, gi.
Giáo viên cho tiến hành tương tự bài 2a.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố:
- Khen học sinh viết chữ đẹp, có tiến bộ.
- Dặn dò học sinh học thuộc lòng các qui tắc chính tả.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Mẹ và Cô.
Hát
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- 3 – 5 Học sinh đọc bài trên bảng.
- Học sinh giải.
- Học sinh đọc thầm và nêu chữ khó.
- Học sinh viết.
- Học sinh nghe và chép.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh làm VBT.
- Học sinh lên bảng điền.
- Học sinh sửa bài.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn: 	 Toán
	 	 Bài 96: 	 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về các số làm tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục. Củng ốc về nhận biết điểm ở trong và ở ngoài một hình.
Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các dạng toán đã học.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó chục que tính và một số que tính rời.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:
- Giáo viên vẽ hìng tròn và cho 2 học điểm, yêu cầu học sinh xác địng điểm ở ngoài và ở trong hình hình tròn.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Hướng dẫn để học sinh tự làm bài.
Bài 2: Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé, hoặc từ bé đến lớn.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài.
Bài 4: Học sinh giải toán.
Bài 5: Học sinh tự làm bài và sửa bài.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Kiểm tra giữa học kì.
Hát
- 2 – 3 Học sinh.
- Củng cố về cấu tạo thập phân của các số từ 10 đến 20 và các số tròn chục.
- Giáo viên cho học sinh so sánh một số tròn chục với một số đã học: 13 < 30.
- Học sinh lần lượt làm bài rồ sửa bài.
Phần a. Đặt tính rồi tính.
Phần b. Học sinh tính nhẩm.
- Học sinh quan sát kết quả ở cột 1 để củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 25: CON CÁ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cá và nơi sống của chúng.
Kĩ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của con cá. Nêu được một số cách bắt cá.
Thái độ: Học sinh cẩn thận khi ăn cá để không bị xóc xương.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình ảnh trong bài 25 SGK.
Học sinh: SGK – VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Kể tên cá bộ phận của cây lấy gỗ?
- Ích lợi của việc trồnng cây lấy gỗ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Con cá. Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Quan sát con cá.
- Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của con cá.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 25.doc