A. YÊU CẦU:
- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
*Hoạt động 1: Học sinh chơi trò chơi: “Tặng hoa”
Cách chơi: Mỗi học sinh chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích. Viết tên bạn và bỏ vào lẵng. Giáo viên theo đó mà tặng hoa cho các bạn.
Khen ngợi những bạn được tặng nhiều hoa
* Hoạt động 2: Đàm thoại
+ Em có muốn được bạn tặng nhiều hoa không?
+ Tại sao bạn A, bạn B lại được tặng nhiều hoa hơn?
Các nhóm thảo luận – đại diện các nhóm lên trình bày
Giáo viên kết luận: SGV
TUẦN 22 Ngày soạn: 5/ 02/ 2010 Ngày giảng: Thứ hai 8/02/ 2010 ĐẠO ĐỨC: EM VÀ CÁC BẠN (T) A. YÊU CẦU: - Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè - Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi - Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi - Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, SGK C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: *Hoạt động 1: Học sinh chơi trò chơi: “Tặng hoa” Cách chơi: Mỗi học sinh chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích. Viết tên bạn và bỏ vào lẵng. Giáo viên theo đó mà tặng hoa cho các bạn. Khen ngợi những bạn được tặng nhiều hoa * Hoạt động 2: Đàm thoại + Em có muốn được bạn tặng nhiều hoa không? + Tại sao bạn A, bạn B lại được tặng nhiều hoa hơn? Các nhóm thảo luận – đại diện các nhóm lên trình bày Giáo viên kết luận: SGV *Hoạt động 3: Học sinh quan sát tranh làm bài tập 2 và đàm thoại + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? + Chơi và học có bạn vui hơn hay một mình vui hơn? + Muốn có nhiều bạn em phải đối xử với bạn như thế nào? Giáo viên kết luận: SGV Dặn dò: thực hành nghiêm túc theo bài học. ___________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 90 : ÔN TẬP A. YÊU CẦU: - Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 - Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể Ngỗng và Tép B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGV + Bảng ôn. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: 3 tổ viết 3 từ: rau diếp, tiếp nối, nườm nượp - Gọi 2 em đọc câu ứng dụng. Tiết 1: B. Bài mới: 1. Ôn các vần đã học: Treo bảng ôn lên bảng - Cho học sinh nhắc lại các vần một lần - Giáo viên đọc vần -học sinh viết vào vở - Giáo viên gắn bảng ôn cho học sinh đọc lại - Giáo viên đọc vần - học sinh chỉ chử - Học sinh chỉ và đọc lại các vần. - Nhận xét trong 12 vần đó có gì giống nhau. Trong 12 vần đó có vần nào niều âm đôi. 2.Ghép vần và âm tạo thành tiếng: - Học sinh đọc vần ở cột dọc và âm ở hàng ngang để tạo thành tiếng. - Học sinh đọc - giáo viên theo dõi, uốn nắn. 3. Đọc từ ngữ ứng dụng: - Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng theo cá nhân, nhóm - Học sinh đọc - giáo viên sửa sai. 4. Tập viết từ ngữ ứng dụng: - Học sinh viết bảng con từ: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng. - Học sinh viết bài vào vở từ ứng dụng - giáo viên theo dõi, uốn nắn. III. Luyện tập 1. Luyện đọc: - Học sinh đọc lại bảng ôn - đọc theo cá nhân, nhóm - Học sinh đọc từ ngữ ứng dụng - Học sinh đọc - giáo viên theo dõi, uốn nắn 2. Luyện viết: - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên viết mẫu, học sinh viết theo từng dòng. - Học sinh viết, giáo viên theo dõi, uốn nắn. 3. Kể chuyện: Ngỗng và Tép - Học sinh đọc tên câu chuyện - Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện - có tranh minh hoạ. - Giáo viên kể từng đoạn dựa theo tranh. Tranh 1: Một hôm, nhà nọ có khách. Chợ thì xa, người vợ bàn bàn với chồng "Chẵng mấy khi bác đến thăm nhà. Nhà mình đang có đôi Ngỗng, là thịt đi một con đãi khách?" Tranh 2: Đôi vợ chồng Ngỗng nghe được tin ấy, suốt đêm không ngủ. Con nào cũng muốn chết thay con kia. Chúng cứ bàn với nhau mãi. Ông khách lại là người có tài nghe được tiếng nói loài vật. Cả đêm ông không ngủ vì thương cho tình cảm đôi Ngỗng và quý trọng tình nghĩa vợ chồng của chúng. Tranh 3: Sáng hôm sau, ông khách thức dậy thật sớm. Ngoài cổng đang có người rao bán Tép. Ông bèn gọi vợ bạn dậy mua Tép. Ông nói là ông chỉ thèm ăn Tép. Chị vợ chiều khách liền mua mớ Tép đãi khách và thôi không giết Ngỗng nữa. Tranh 4: Vợ chồng nhà Ngỗng thoát chết, chúng rất biết ơn Tép và cũng từ đấy chúng không bao giờ ăn tép nữa. - GV nêu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng sẵn sàng hy sinh vì nhau. - HS làm bài tập IV. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại bảng ôn - HS tìm các vần vừa ôn có tiếng, từ có chứa vần ấy trong sách báo. ______________________________________________________ Ngày soạn: 6/02/ 2010 Ngày giảng: Thứ ba 9/02/ 2010 MỸ THUẬT: VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ (Có GV bộ môn) __________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 91: OA, OE A. YÊU CẦU: - Đọc được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè; từ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được: oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Sức khoẻ là vốn quý nhất B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGV + Bộ đồ dùng thực hành C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: - 3 tổ viết 3 từ: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng. - Gọi 2 em đọc bài trong SGK B. Bài mới: Tiết 1: Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng: oa, oe 1. Dạy vần oa: - Nhận diện vần oa: ( vần oa được tạo nên bởi âm o và a) - Đánh vần và đọc trơn vần oa - Đọc lại tiếng hoạ, phân tích tiếng hoạ - Đánh vần và đọc trơn tiếng hoạ - Đọc từ khoá hoạ sĩ. - Học sinh đọc lại sơ đồ 3 bậc. 2. Dạy vần oe: - Nhận diện vần oe (vần oe được tạo thành bởi âm e và o) - Đánh vần và đọc trơn vần oe - Học sinh ghép vần oe và tiếng xoè vào bìa chữ rời. Đọc lại tiếng xoè, phân tích tiếng xoè. Đánh vần và đọc trơn tiếng xoè . Đọc từ khoá mùa xoè. - Học sinh đọc lại sơ đò 3 bậc. -So sánh vần oe với vần oa 3. Hướng dẫn học sinh viết bảng con: - Giáo viên viết mẫu - Hướng dẫn học sinh viết từng chữ. - Học sinh viết lần lượt, giáo viên nhận xét. 4. Đọc từ ứng dụng: - Giáo viên ghi lần lượt từng từ, học sinh đọc lại mỗi từ 2 em. - Giáo viên giải thích một số từ. - Học sinh đọc lại các từ ứng dụng. - Học sinh đọc theo nhóm, tổ. - Cả lớp đọc đồng thanh lại các từ - Gọi 2 em đọc lại toàn bài. Tiết 2: III. Luyện tập: 1.Luyện đọc: - Học sinh đọc lại phần đầu của bài. - Đọc từ ngữ ứng dụng: đọc theo cá nhân hoặc nhóm - Đọc câu ứngdụng: học sinh quan sát tranh và nhận xét. - Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc lại 2. Luyện viết: - Hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Giáo viên viết mẫu, học sinh viết theo từng dòng -Học sinh viết, giáo viên theo dõi uốn nắn. 3.Luyện nói - Học sinh đọc tên bài luyện nói. - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đang làm gì? +Hàng ngày em tập thể dục vào buổi nào ? + Tập thể dục đều có lợi ích gì ? - Học sinh trả lời, giáo viên theo dõi, uốn nắn. IV. Củng cố - dặn dò: - Học sinh đọc lại toàn bài và chơi trò chơi. - Thi tìm tiếng có vần oa, oe. - Dặn: về nhà đọc lại bài, luyện viết vần oa, oe và làm bài tập ở vở bài tập tiếng Việt. ___________________________ TOÁN: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN A. YÊU CẦU: - Hiểu đề toán: Cho gì? hỏi gì? Biết bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số - Làm các bài tập 1,2,3 SGK B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Que tính + bộ đồ dạy toán C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: Có 3 ô tô, thêm 2 ô tô nữa. Hỏi có bao nhiêu ô tô? B. Bài mới: Giới thiệu Giới thiệu bài toán và cách trình bày bài giải: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán Cho học sinh nêu các câu hỏi: “bài toán đã cho biết những gì?”, “bài toán hỏi gì?” Giáo viên ghi toán tắt bài toán lên bảng Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán + Viết câu lời giải + Viết phép tính + Viết đáp số Thực hành:. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm BT Bài 1: Học sinh tự nêu đề toán, và làm. Bài 2: học sinh tự làm. Cố gắng giúp học sinh tự nêu phép tính bài toán, tự trình bày bài giải rồi lựa chọn câu trả lời thích hợp nhất. Bài 3: Làm tương tự bài 2. Học sinh làm – giáo viên theo dõi Giáo viên thu bài, chấm điểm và chữa bài Giáo viên nhận xét – tuyên dương Dặn dò: - Dặn: về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán ______________________________________________________ Ngày soạn: /02/ 2010 Ngày giảng: Thứ năm /02/ 2010 THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, VẶN MÌNH VÀ BỤNG CỦA BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH (Có GV bộ môn) ____________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 93: OAN - OĂN A. YÊU CẦU: - Đọc và viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; từ và các câu ứng dụng - Viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; - Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGV + Bộ đồ dùng thực hành. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: - 3 tổ viết 3 từ: quả xoài, hí hoáy, loay hoay. - Gọi 2 em đọc bài SGK B. Bài mới: Tiết 1 GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng: oan- oăn 1. Dạy vần oan: - Đánh vần và đọc trơn vần oan - Học sinh ghép vần oan và tiếng khoan vào bìa chữ rời. Đọc lại tiếng khoan, phân tích tiếng khoan. Đánh vần và đọc trơn tiếng khoan. Đọc từ khoá giàn khoan. - Học sinh đọc lại sơ đồ 3 bậc 2. Dạy vần oăn: Đánh vần và đọc trơn vần oăn. Học sinh ghép vần oăn và tiếng xoăn vào bìa chữ rời. Đọc lại tiếng xoăn, phân tích tiếng xoăn. Đánh vần và đọc trơn tiếng xoăn. Đọc từ khoá tóc xoăn. - Học sinh đọc lại sơ đồ 3 bậc - So sánh vần oan với vần oăn. 3. Hướng dẫn học sinh viết bảng con: - Giáo viên viết mẫu - Hướng dẫn học sinh viết từng chữ. - Học sinh viết lần lượt, giáo viên nhận xét. 4. Đọc từ ứng dụng: - GV ghi lần lượt từng từ, học sinh đọc lại mỗi từ 2 em - Giải thích một số từ: bé ngoan, khoẻ khoắn, học toán, xoắn thừng - Học sinh đọc lại các từ ứng dụng - Học sinh đọc theo nhóm, tổ. - Cử lớp đọc đồng thanh lại các từ. - Gọi 2 em đọc lại toàn bài Tiết 2: 1. Luyện đọc: - Học sinh đọc lại phần đầu của bài - Đọc từ ngữ ứng dụng: đọc theo cá nhân hoặc nhóm - Đọc câu ứng dụng: học sinh quan sát tranh và nhận xét. - GV đọc mẫu, học sinh đọc lại 2. Luyện viết: - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên viết mẫu, học sinh viết theo từng dòng. - Học sinh viết, giáo viên theo dõi uốn nắn. 3. Luyện nói: - Học sinh đọc tên bài luyện nói - Học sinh quan sát tranh, thảo luận theo nhóm về nội dung bức tranh sau đó lên giới thiệu trước lớp. + Ở lớp, bạn học sinh đang làm gì ? + Ở nhà bạn đang làm gì ? + Người học sinh như thế nào thì được xem là con ngoan trò giỏi? + Nêu tên những bạn "Con ngoan trò giỏi " ở lớp mình? - Học sinh trình bày trước lớp - Học sinh làm bài tập trong VBTTV1/2 IV. Củng cố - dặn dò: - Học sinh đọc lại toàn bài. - Trò chơi: Thi tìm tiếng và từ có vần vừa học. - Dặn: về nhà đọc lại bài,luyện viết vần oan, oăn và làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. ________________________________ TOÁN: LUYỆN TẬP A. YÊU CẦU: - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải - Làm các bài tập 1,2,3 SGK - HS say mê luyện tập B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, bảng con C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Bài cũ: 16 - 4 = 12-2 = 18-5 = 2. Luyện tập: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Đặt tính theo cột dọc và tính. Học sinh làm - GV theo dõi. Bài 2: Học sinh tính nhẩm theo cách thuận tiện 17 -2 có thể tính: 17- 2= 15 hoặc 7 -2 =5, và 5 =10 = 15 Hoặc 17 bớt 1 còn 16, 16 bớt thêm 1 còn 15 Bài 3: Học sinh thực hiện từ trái sang phải. 12+3 -1 = 12+ 3 = 15- 1 = - Học sinh làm - GV theo dõi - GV thu bài, chấm điểm và chữa bài. - Gọi vài em lên chữa bài. 3. Dặn dò: - Dặn: về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. ______________________________ Ngày soạn: /02/ 2010 Ngày giảng: Thứ sáu /02/ 2010 TOÁN: LUYỆN TẬP A. YÊU CẦU: - Biết giải bài toán và trình bày bài giải; biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài. Làm các bài tập 1,2,4 SGK - HS say mê luyện tập B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK, bảng con C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: - Học sinh quan sát tranh vẽ tự đọc đề toán-nêu tóm tắt - Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ và giải bài toán Bài giải Số bóng có tất cả là: 5 + 4 = 9 (quả) Đáp số: 9 quả Bài 2: Học sinh đọc đề tự tóm tắt và làm Bài giải Số bạn của tổ em có tất cả là: 5 + 4 = 9 (bạn) Đáp số: 9 bạn Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cộng trừ 2 số đo độ dài Học sinh làm – giáo viên theo dõi Gọi vài em lên bảng chữa bài. Giáo viên thu bài, chấm điểm và chữa bài Giáo viên nhận xét – tuyên dương * Củng cố dặn dò: - Tuyên dương những HS học tốt - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán ______________________________ TIẾNG VIỆT: BÀI 94: OANG - OĂNG A. YÊU CẦU: - Đọc được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; t ừ và đoạn thơ ứng dụng - Viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; - Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đề: Áo choàng, áo len, áo sơ mi - Đọc được câu ứng dụng (SGK) - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: áo choàng, áo len, áo sơ mi B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGV + Bộ đồ dùng thực hành C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Bài cũ: - 3 tổ viết 3 từ: học toán, khoẻ khoắn, tóc xoăn - Gọi 2 em đọc bài Sgk Tiết 1: B. Bài mới: GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng: Oang - oăng 1. Dạy vần oang : - Đánh vần và đọc trơn vần oang - HS ghép vần oang và tiếng hoang vào bìa chữ rời - Đọc lại tiếng hoang, phân tích tiếng hoang - Đánh vần và đọc trơn tiếng hoang - Đọc từ khoá vỡ hoang. - HS đọc lại sơ đồ 3 bậc. 2. Dạy vần oăng: - Đánh vần và đọc trơn vần oăng - HS ghép vần oăng và tiếng hoẵng vào bìa chữ rời - Đọc lại tiếng hoẵng, phân tích tiếng hoẵng - Đánh vần và đọc trơn tiếng hoẵng - Đọc từ khoá con hoẵng. - HS đọc lại sơ đồ 3 bậc. - So sánh vần oang và vần oăng. 3. Hướng dẫn HS viết bảng con: - GV viết mẫu - Hướng dẫn HS viết từng chữ - HS viết lần lượt, GV nhận xét. 4. Đọc từ ứng dụng: - GV ghi lần lượt từng từ, HS đọc lại mỗi từ 2 em. - HS đọc lại các từ ứng dụng - HS đọc theo nhóm, tổ - Cả lớp đọc đồng thanh lại các từ - Gọi 2 em đọc lại toàn bài. Tiết 2 1. Luyện đọc: - HS đọc lại phần đầu của bài - Đọc từ ngữ ứng dụng: đọc theo cá nhân hoặc nhóm - Đọc câu ứng dụng: HS quan sát tranh và nhận xét - GV đọc mẫu, HS đọc lại 2. Luyện viết: - Hướng dẫn HS sinh viết bài vào vở - GV viết mẫu, HS viết theo từng dòng - HS viết, GV theo dõi, uốn nắn 3. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói - GV giải thích một số từ. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Các loại áo của các bạn đang mặc ? + Loại áo nào thích hợp với mùa đông ? + Loại áo nào thích hợp với mùa hè ? - Học sinh trả lời giáo viên theo dõi uốn nắn - Học sinh làm bài tập ở vở bài tập lớp 1 tập 2 IV. Củng cố dặn dò: - Học sinh đọc lại toàn bài - Trò chơi: Timg tiếng có vần oang và oăng - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Dặn: Về nhà đọc lại bài, luyện viết vần oang, oăng và làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt. ______________________________ SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO A. YÊU CẦU: - Sinh hoạt Sao. Nhận xét đánh giá tuần qua. - Nêu phương hướng tuần tới B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Đánh giá hoạt động của sao tuần qua 1. Nề nếp : - Duy trì tốt nề nếp - Đi học chuyên cần - Xếp hàng ra vào lớp nhanh đều 2. Học tập : - Chăm chỉ, có nhiêu em học tập rất chăm chỉ, sách vở giữ gìn cẩn thận, chuẩn bị đồ dùng học tập rất chu đáo 3. Vệ sinh : - Vệ sinh cá nhân gọn gàng, vệ sinh lớp sạch sẽ ( tổ 2) *Hoạt động 2: Sinh hoạt sao : - Xếp hình theo đội hình vòng tròn - Múa hát những bài ca múa tập thể
Tài liệu đính kèm: