Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Bùi Thị Thủy

I. MỤC TIÊU :

Nêu đợc thế nào là đi học đều và đúng giờ.

Biết đợc lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ.

Biết đợc nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ.

Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ.

**Biết nhắc nhở bạn bè đi học đều và đúng giờ.

Giáo dục HS có nề nếp làm việc đúng giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

GV:Tranh phóng to; điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em .

HS: Vở bài tập đạo đức 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 1. Ổn định tổ chức (1):Lớp hát .

 2.Kiểm tra bài cũ (3):

GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời.

Tiết đạo đức giờ trước các em học bài gì

Khi chào cờ tư thế đứng như thế nào?

 3 .Bài mới (30):

 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại.

 b. Hoạt động 1: Sắm vai tình huống trong bài tập 4.

Mục tiêu: HS biết sắm vai Hà và bạn hoặc Sơn và bạn, biết cách ứng sử trong tình huống mình đóng vai.

Cách tiến hành: GV chia nhóm và phân công cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai, đại diện nhóm lên đóng vai. HS nhận xét

H:Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?

Kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp các em được nghe giảng được đầy đủ.

c. Hoạt động 2: Học sinh thảo luận bài tập 5.

GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi; câu hỏi thảo luận như sau:

H:Em nghĩ gì về các bạn trong bức tranh?

Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét, bổ xung.

Kết luận: Trời mưa các bạn vẫn đội mũ, nón, mặc áo mưa vượt khó đi học.

Giải lao

 

doc 21 trang Người đăng honganh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 15 - Bùi Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 phiếu, nhóm nào làm xong trước là thắng cuộc )
 4. Củng cố, dặn dò(3’):
GV nhận xét giờ học. 
 Nhắc HS yếu về xem lại bài tập 1. HS giỏi xem lại bài 3, bài 4 chuẩn bị giờ sau.
Ngày soạn:17/ 11/ 2009
Ngày dạy:	Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009
Học vần (Tiết131, 132)
Bài 61 : ăm - âm
I. Mục tiêu
Nhận biết và đọc được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm;từ và câu ứng dụng.
Viết được: ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm.
Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.
 *Đọc, viết: ăm,âm.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: tranh minh hoạ từ khoá, phần câu và phần luyện nói.
HS: Bộ đồ dùng học TV 1.
 III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức(1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết và đọc các từ: chòm râu, đom đóm, quả trám, trái cam.
2 HS đọc bài trong SGK.
 3.Bài mới(30’): 
Tiết 1
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi bài lên bảng, HS nhắc lại .
 b. Dạy vần
 ăm
Nhận diện vần :
GV giới thiệu ghi bảng: ăm. HS nhắc lại: ăm. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
H:Vần ăm được tạo nên từ âm nào? ( ă và m )
H:Vần ăm và vần am giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng m 
Khác nhau: vần ăm bắt đầu bằng ă )
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : ăm. HS phát âm: ăm.
Đánh vần và đọc tiếng từ :
HS phân tích vần ăm ( ă đứng trước âm m đứng sau ). HS đánh vần: ă - m - ăm(cá nhân, nhóm, cả lớp ). HS đọc: ăm (cá nhân; nhóm).
H:Có vần ăm muốn có tiếng tằm ta làm thế nào ?(thêm âm t dấu huyền)
HS ghép tiếng: tằm. HS nêu. GV ghi bảng: tằm. HS phân tích tiếng: tằm(âm t đứng trước vần ăm đứng sau dấu huyền trên ă) 
HS đánh vần: tờ – ăm – tăm – huyền – tằm (cá nhân; nhóm; cả lớp ) - HS đọc: tằm (cá nhân; nhóm; cả lớp) .
GV cho HS quan sát tranh.
H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ con tằm)
GVgiới thiệu và ghi từ : con tằm. HS đọc: con tằm (cá nhân; nhóm; cả lớp ). HS đọc : ăm – tằm – con tằm.
H:Vần mới vừa học là vần gì ?
H:Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược.
 âm
Quy trình tương tự vần: ăm
lưu ý vần âm được tạo nên từ â và m.
HS so sánh vần âm với vần ăm:
H:Vần âm và vần ăm giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: kết thúc bằng m
Khác nhau : âm bắt đầu bằng m)
Đánh vần: â - m – âm, nờ – âm – nâm – sắc – nấm ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
Luyện viết :
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ăm, âm, con tằm, hái nấm. 
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai .
c .Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng : tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GVgiải nghĩa từ: đỏ thắm: màu đỏ khăn quàng của các anh chị đội viên.
GVđọc mẫu từ . Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp ).
Tiết 2
3. Luyện tập (30’) 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp .
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm, cả lớp ).
Đọc câu ứng dụng :
GV cho HS quan sát tranh .
H:Bức tranh vẽ gì ?( vẽ đàn dê đang gặm cỏ).
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới . HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ).
Giải lao
 b. Luyện viết :
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài . GV chấm, chữa bài . 
 c. Luyện nói:
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Thứ ngày tháng năm
HS đọc tên bài luyện nói: Thứ ngày tháng năm
GV gợi ý:
H:Bức tranh vẽ gì?
H:Những vật trong tranh nói lên điều gì chung?
H:Em hãy đọc thời khoá biểu của lớp em?
H:Ngày chủ nhật em thường làm gì?
H:Khi nào đến Tết?
H:Em thích nhất ngày nào trong tuần? Vì sao?
HS mở SGK quan sát tranh. HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét.
 4. Củng cố, dặn dò(3’):
HS đọc lại bài, nhắc lại vần vừa học.
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học.
Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. HS giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau.
Âm nhạc (tiết 15)
ôn tập HAI bài hát: Đàn gà con, sắp đến tết rồi
I. Mục tiêu:
 HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 Biết hát kết hợp vỗ tay( hoặc gõ) đệm theo phách hoặc đệm theo tiết tấu lời ca.
 HS tập biểu diễn hát và kết hợp vận động phụ hoạ.
 Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài “ sắp đến tết rồi”.
Giáo dục HS ham học hát.
II. Đồ dùng dạy – học: 
GV: thanh phách, song loan.
HS: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1.ổn định tổ chức(1’)
Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
HS hát bài “Sắp đến tết rồi’’
 3.Bài mới (30’):
 a.giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi đầu bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Ôn lại bài hát “ Đàn gà con”.
 Lớp hát lại bài hát 2 lần.
HS hát lại cả bài kết hợp vỗ tay theo phách.
 Lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 Gọi cá nhân hát kết hợp biểu diễn.
 Cho cả lớp hát lĩnh xướng bài “đàn gà con”.
Giải lao
 c. Hoạt động 2: ôn bài hát “ sắp đến tết rồi”.
 GV cho HS hát lại cả bài 2 lượt.
 Lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 Hát kết hợp vận động phụ hoạ. lớp thi biểu diễn trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò(2’):
Lớp hát lại cả bài 2 lần. Nhắc HS về hát thuộc bài hát. Chuẩn bị bài giờ sau
Tự nhiên và xã hội (tiết 15)
Lớp học
I. Mục tiêu:
Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Nói được tên lớp,thầy cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp. 
**Nêu một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ SGK.
II. Đồ dùng dạy – học:
 GV: Tranh, mộ số bộ bìa, mỗi tấm bìa có ghi tên đồ dùng có trong lớp học.
 HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại.
 b. hoạt động 1: Quan sát.
Mục tiêu: biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Cách tiến hành: GV chia nhóm; các nhóm quan sát trang 32, 33SGK và trả lời câu hỏi.
H:Trong lớp học có những ai và những gì?
H:bạn thích lớp học nào trong các lớp học đó? Vì sao?
H:Em hãy kể tên thầy( cô giáo) và các bạn của mình?
H:Trong lớp em thường chơi với ai?
HS trả lời trước lớp . HS nhận xét.
 Kết luận: lớp học nào cũng có thầy ( cô giáo) và HS; trong lớp học có bàn ghế cho GV và HS, bảng, tủ đồ dùng, tranh ảnh.Việc trang thiết bị dạy học phụ thuộc điều kiện từng trường.
Giải lao
c. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
Mục tiêu: Giới thiệu lớp học của mình
Cách tiến hành: HS thảo luận và kể về lớp học của mình với bạn. Gọi 1- 2 HS lên kể về lớp học trước lớp.
 Kết luận: Các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình, yêu quý lớp học của mình vì đó
là nơi các em đến học hằng ngày với thầy cô giáo và các bạn.
 d. Hoạt động 3: “ Ai nhanh, ai đúng”
GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa trong đó có vẽ 1 số loại đồ dùng. GV phổ biến cách chơi, cho HS chơi thử . Hs chơi trò chơi. HS phân loại: đồ dùng bằng gỗ, đồ dùng treo tường. Nhóm nào làm nhanh, làm đúng là thắng cuộc.
 4. Củng cố, dặn dò(3’):
GV nhận xét giờ học, khen ngợi HS.
Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn:18/ 11/ 2009
Ngày dạy	Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
Học vần (tiết133, 134)
Bài 62 : ôm - ơm
I. Mục tiêu:
Nhận biết và đọc được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm,từ và câu ứng dụng.
Viết được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Bữa cơm.
 *Đọc, viết:ôm,ơm.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: tranh minh hoạ từ khoá, phần câu và phần luyện nói.
HS: Bộ đồ dùng học TV 1.
 III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết và đọc các từ: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.
2 HS đọc bài trong SGK.
 3. bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại. 
 b. Dạy vần
 ôm
Nhận diện vần :
GV giới thiệu ghi bảng: ôm. HS nhắc lại: ôm . 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
H:Vần ôm được tạo nên từ âm nào? ( ô và m )
H:Vần ôm và vần om giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng m
 Khác nhau: vần ôm bắt đầu bằng ô )
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : ôm. HS phát âm: ôm.
Đánh vần và đọc tiếng từ :
HS phân tích vần ôm (ô đứng trước âm m đứng sau ). HS đánh vần: ô - m - ôm(cá nhân, nhóm, cả lớp ). HS đọc: ôm (cá nhân; nhóm).
H:Có vần ôm muốn có tiếng tôm ta làm thế nào ?(thêm âm t)
HS ghép tiếng: tôm. HS nêu. GV ghi bảng: tôm. HS phân tích tiếng: tôm (âm t đứng trước vần ôm đứng sau ). HS đánh vần: tờ – ôm – tôm – tôm (cá nhân; nhóm; cả lớp ). HS đọc: tôm (cá nhân; nhóm; cả lớp) .
GV cho HS quan sát tranh.
H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ con tôm)
GVgiới thiệu và ghi từ: con tôm. HS đọc: con tôm (cá nhân; nhóm; cả lớp ). HS đọc : ôm – tôm – con tôm.
H:Vần mới vừa học là vần gì ?
H:Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược.
ơm
Quy trình tương tự vần: ôm
Lưu ý ơm được tạo nên từ ơ và m
HS so sánh vần ơm với vần ôm:
H:Vần ơm và vần ôm giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: kết thúc bằng m
Khác nhau: ơm bắt đầu bằng ơ)
Đánh vần: ơ - m – ơm, rờ – ơm – rơm ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần .
Giải lao
Luyện viết :
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ôm, ơm, con tôm, đống rơm. 
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
 c .Đọc từ ứng dụng :
GV ghi từ ứng lên bảng : chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ : chó đốm: con chó có bộ lông đốm.
GVđọc mẫu từ . Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp ).
Tiết 2
 3. Luyện tập (30’): 
 a.Luyện đọc :
HS đọc lại từng phần trên bảng lớp .
HS đọc SGK(cá nhân, nhóm, cả lớp ).
Đọc câu ứng dụng:
GV cho HS quan sát tranh. 
H:Bức tranh vẽ gì ?(vẽ các bạn tới trường)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng : Vàng mơ như trái chín
 Chùm giẻ treo nơi nào
 Gió đưa hương thơm lạ
 Đường đến trường xôn xao.
HS đọc nhẩm. nêu tiếng có vần vừa học . HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp ).
Giải lao
 b. Luyện viết :
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết.1 HS đọc lại bài viết HS viết bài . GV chấm, chữa bài.
c. Luyện nói :
GV ghi tên bài luyện nói lên bảng: Bữa cơm.
HS đọc tên bài luyện nói. 
GV gợi ý: 
H:Bức tranh vẽ gì?
H:Trong bữa cơm em thấy có những ai? 
H:Nhà em ăn mấy bữa cơm một ngày? Mỗi bữa thường có những món gì?
H:Nhà em ai nấu cơm? Ai đi chợ? Ai rửa bát?
H:Em thích ăn bữa nào nhất? Mỗi bữa em ăn mấy bát?
HS thảo luận nhóm đôi, gọi đại diện nhóm lên trình bày . HS nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(3’):
HS đọc lại toàn bài 1 lần.
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học.
 Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. Đối HS giỏi về ôn lại bài và xem trước bài 63.
	_______________________________________
Toán (tiết 58) 
Phép cộng trong phạm vi 10
I. Mục tiêu:
Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10.Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Giáo dục HS ham học môn toán.
*. Viết số 10.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV, HS: Bộ đồ dùng học Toán 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS lên bảng làm bài tập 9 – 1 – 2 = 9 – 3 – 2 =
Lớp làm bảng con: 9 – 6 =
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại.
 b. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10
+Thành lập và ghi nhớ phép cộng 9 + 1 = 10, 1 + 9 = 10
GV đính lên bảng 9 bông hoa rồi đính thêm 1 bông hoa nữa. HS nêu bài toán, trả lời và nêu phép tính. GV ghi phép tính: 9 + 1 = 10. Một số em đọc lại. HS nêu nhanh kết quả của phép tính: 1 + 9 = 
HS đọc lại cả 2 phép tính vừa được thành lập.
H:Em có nhận xét gì về kết quả của hai phép tính trên? (kết quả đều bằng 10)
H:Vậy 9 cộng 1 có bằng 1 cộng 9 không?
Thành lập và ghi nhớ các phép tính: 7 + 2= 9, 2 + 7 = 9, 6+ 3 = 9, 3 + 6 = 9, 
 5 + 4 = 9, 4 + 5 = 9
 ( GV tiến hành tương tự như trên ).
GV cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 10.
 9 + 1 = 1 + 9 =
 8 + 2 = 2 + 8 =
 7 + 3 = 3 + 7 =
 6 + 4 = 4 + 6 =
 5 + 5 = 5 + 5 =
Gọi HS đọc lại bảng cộng. 
H:10 bằng mấy cộng với mấy?
Gọi HS đọc thuộc bảng cộng.
Giải lao
c. Thực hành:
HS mở SGK làm bài tập 1,2,3.
*Làm được bài 1.
Bài 1 ( Trang 81 SGK) : HS nêu yêu cầu của bài.
GV hướng dẫn HS viết kết quả phép tính thứ nhất:1 cộng 9 bằng 10: Ta viết chữ số lùi ra
phía trước, chữ số 0 thẳng cột với 1 và 9.
1
 +
9
 10
HS tự làm các phép tính còn lại rồi đổi vở kiểm tra cho nhau. HS báo cáo kết quả kiểm tra. GV khen những HS làm bài đúng.
Bài 2( Trang 81 SGK): HS nêu yêu cầu.
HS nêu miệng kết quả theo nhóm đôi. HS nhận xét. GV khen những nhóm làm bài đúng. 
Bài 3( Trang 81 SGK): HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính
Gọi 1 số em nêu bài toán và phép tính tương ứng. GV chấm, chữa một số bài.
 4. Củng cố,dặn dò(3’):
Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10
GV nhận xét giờ học, dặn HS yếu về học thuộc bảng cộng vừa học. HS khá, giỏi xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Thủ công (tiết 15)
Gấp cáI quạt
I. Mục tiêu:
Biết cách gấp cái quạt bằng giấy.
Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy.Các nếp gấp có thể chưa đều,chưa thẳng theo đường kẻ . 
** Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy.Đường dán quạt tương đối chắc chắn.Các nếp gấp tương đối đều,thẳng,phẳng.
Giáo dục HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy – học :
GV: mẫu gấp cái quạt có kích thớc lớn, giấy thủ công .
HS: giấy thủ công, vở thủ công .
III. Các hoạt động dạy – học:
 1.ổn định tổ chức (1’):Lớp hát
 2.Kiểm tra bài cũ (2’): 
GV kiểm tra đồ dùng học tập. 
 3. Bài mới (30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi đầu bài lên bảng.
b. hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
GV cho HS quan sát vật mẫu
H:em có nhận xét gì về cái quạt giấy? ( quạt có đường gấp đều nhau)
H:Nếu không có hồ dán ở giữa thì có thành quạt không?
 c. GV làm mẫu và hướng dẫn qui trình gấp.
GV treo tranh qui trình.
GV: Ta gấp các nếp đều nhau.
H:Gấp các nếp đều nhau ta gấp như thế nào?
Bước 1: GV đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp đều nhau.
Bước 2: Gấp đôi hình 3 để lấy dấu giữa sau đó dùng chỉ hoặc len buộc chặt phần giữa 
và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
H:Bước 2 ta làm thế nào?
 Bước 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để 2 phần đã phết hồ dính sát nhau khi hồ khô, mở ra ta được chiếc quạt.
H:Em nhắc lại cách gấp cái quạt?
HS nêu, HS nhận xét.
Giải lao
d. HS thực hành gấp:
HS gấp. GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
HS trưng bày sản phẩm
GV và HS cùng đánh giá và nhận xét chọn ra bài đẹp .
 4.Củng cố, dặn dò (2’):
GV nhận xét, tuyên dương.
Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:19/ 11/ 2009
Ngày dạy	Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
Học vần (tiết135)
Bài 63: em - êm
I. Mục tiêu:
Nhận biết và đọc được: em, êm, con tem, sao đêm;từ và câu ứng dụng.
Viết được: : em, êm, con tem, sao đêm.
*. Đọc, viết: em,êm.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: tranh minh hoạ từ khoá, phần câu và phần luyện nói.
HS: Bộ đồ dùng học TV 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
HS viết và đọc các từ: chó đốm, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm.
2 HS đọc bài trong SGK.
 3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi đầu bài lên bảng, HS nhắc lại. 
 b. Dạy vần
 em
Nhận diện vần :
GV giới thiệu ghi bảng: em. HS nhắc lại: em 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
H:Vần em được tạo nên từ âm nào? ( e và m )
H:Vần em và vần ôm giống nhau điểm gì ? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Đều kết thúc bằng m
Khác nhau: vần em bắt đầu bằng e)
GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm : em . HS phát âm: em.
Đánh vần và đọc tiếng từ :
HS phân tích vần em (e đứng trước âm m đứng sau ). HS đánh vần: e - m - em(cá nhân, nhóm, cả lớp ). HS đọc :em (cá nhân; nhóm).
H:Có vần em muốn có tiếng tem ta làm thế nào ?(thêm âm t)
HS ghép tiếng: tem. HS nêu. GV ghi bảng: tem. HS phân tích tiếng: tem (âm t đứng trước vần em đứng sau ). HS đánh vần: tờ – em – tem (cá nhân; nhóm; cả lớp ). HS đọc: tem (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
GV cho HS quan sát tranh
H:Bức tranh vẽ gì? (vẽ con tem)
GVgiới thiệu và ghi từ : con tem . HS đọc: con tem(cá nhân; nhóm; cả lớp )
HS đọc : em – tem – con tem.
H:Vần mới vừa học là vần gì ?
H:Tiếng mới vừa học là tiếng gì ?
HS nêu. GVtô màu.HS đọc xuôi, đọc ngược.
 êm
Quy trình tương tự vần: em
Lưu ý êm được tạo nên từ ê và m.
HS so sánh vần êm với vần em:
H:Vần êm và vần em giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: kết thúc bằng m
 Khác nhau : êm bắt đầu bằng ê)
Đánh vần: ê - m – êm, đờ – êm – đêm ; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần 
Giải lao
Luyện viết :GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: em, êm, con tem, sao đêm. 
HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai .
 c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng : trẻ em, que kem, ghế đệm, mềm mại. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ : trẻ em: (những em bé nói chung).
GVđọc mẫu từ . Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp ).
 4. củng cố, dặn dò (2’):
HS đọc lại toàn bài.HS nhắc lại vần vừa học.
GV nhận xét giờ học.nhắc HS yếu về đọc, viết lại vần vừa học. HS giỏi về xem lại bài và chuẩn bị trước bài giờ sau.
Tập viết (tiết 13)
nhà trường, buôn làng,
I. Mục tiêu:
Viết đúng các chữ : nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện,..kiểu chữ viết thường, cỡ chữ vừa theo vở tập viết 1,tập một.
**Viết đủ số dòng theo quy định trong vở tập viết 1,tập một.
Rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Chữ mẫu.
HS: Vở, bảng, phấn.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức (1’):Lớp hát 
 2. Kiểm tra bài cũ (3’):
HS viết bảng con: con ong, cây thông.
1 HS lên bảng viết: Công viên.
GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới (30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại.
 b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
GV gọi 3, 4 HS đọc toàn bộ bài viết. 
GV giải nghĩa từ: Buông làng, đình làng.
H:Bài yêu cầu viết mấy dòng ! Là những dòng nào ?
GV lần lượt hướng dẫn HS viết từng từ.
H:Từ “nhà trường” có mấy chữ? Chữ nào viết trước, chữ nào viết sau?
H:Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? Độ cao của các con chữ?
GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết từ “nhà trường”.
HS viết vào bảng con. GV cùng HS nhận xét, chỉnh sửa.
buôn làng, hiền lành, đình làng, đom đóm ( GV hướng dẫn tương tự )
Giải lao
 c . GV hướng dẫn HS viết vào vở.
HS nhắc lại và thực hiện đúng tư thế khi viết. HS viết bài vào vở. GV chấm 1 số bài, nhận xét
4.Củng cố, dặn dò(2’):
GV nhận xét giờ học.Nhắc HS tự luyện viết thêm ở nhà.
Toán ( tiết 59)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Thực hiện được tính cộng trong phạm vi 10;viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
HS làm toán thành thạo, yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Kế hoạch bài dạy.
HS: vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
 1. ổn định tổ chức(1’):Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(3’):
 2 HS lên bảng làm bài tập: + +
Lớp làm bảng con 7 + 3 =
3. Bài mới(30’):
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại.
 b. HS làm bài tập:
HS mở SGK làm các bài tập:1,2,3,4,5.
*Làm được bài tập 1.
Bài 1 ( Trang 82 SGK): HS nêu yêu cầu của bài
 9 + 1 = 8 + 2 =
 1 + 9 = 2 + 8 = 
 HS nêu miệng kết quả theo nhóm. 1 số em nêu miệng kết quả trước lớp.
H:Em có nhận xét gì về kết quả của hai phép tính 9+1 và 1+9?
H:Ta có thể nói 9+1 bằng 1+9 được không?
GV chốt lại nội dung bài.
Bài 2( Trang 82 SGK): HS nêu yêu cầu rồi tự làm bài.
 + + + + +
HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra ( lưu ý HS viết kết quả sao cho: đơn vị thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột với chục )
HS báo cáo kết quả kiểm tra. GV khen những HS làm bài đúng.
Giải lao
Bài 3( Trang 82 SGK): HS nhẩm, viết số vào chỗ chấm.
3 HS lên bảng chữa bài. GV chấm, chữa một số bài.
Bài 4( Trang 82 SGK): HS nêu yêu cầu của bài.
HS tự làm bài
 5 + 3 + 2 = 4 + 4 + 1 =
 6 + 3 -5 = 5 + 2 - 6 =
1 số HS nêu kết quả và cách làm. HS nhận xét. GV khen những HS làm bài đúng.
Bài 5( Trang 82 SGK): HS quan sát tranh và nêu bài toán theo nhóm. HS viết phép tính thích hợp. 1 số em nêu phép tính và bài toán tương ứng. GV chấm, chữa một số bài. 
 4. Củng cố, dặn dò(3’):
GV nhận xét giờ học.
Nhắc HS yếu về làm lại bài tập 1, bài 2, HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Mĩ thuật (Tiết 15)
Vẽ cây 
I. Mục tiêu:
HS nhận biết hình dáng,màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà.
Biết cách vẽ cây,vẽ nhà.
Vẽ được bức tranh đơn giản có cây,có nhà và vẽ màu theo ý thích.
**Vẽ được bức tranh có cây,có nhà hình vẽ sắp xếp cân đối,vẽ màu phù hợp.
Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Một số tranh ảnh về các loại cây, nhà.
HS: Vở tập vẽ; màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát
 2. Kiểm tra bài cũ(2’):
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
 3.Bài mới(30’):
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. HS nhắc lại.
b. Hướng dẫn:
GV cho HS quan sát tranh.
H:Bức tranh vẽ cây gì?
H:Em hãy kể tên các bộ phận của cây?( Thân cây, cành cây, vòm cây)
H:Em hãy kể tên một số loại cây mà em biết?
H:Các cây mà em vừa kể, thân cây, cành cây, vòm lá của các loại cây này có giống nhau không?
 GV kết luận: Có nhiều loại cây; cây phượng, cây dừa, cây bàng,..cây gồm có thân cây, cành cây, có vòm lá, nhiều cây có hoa, có quả.
 c. Hướng dẫn HS vẽ cây, vẽ nhà.
 GV giới thiệu cách vẽ:
Vẽ nhà: vẽ tường nhà, vẽ mái nhà, vẽ cửa.
Vẽ cây: Vẽ thân cây, cành cây, vòm lá, vẽ thêm chi tiết phụ.
GV cho HS quan sát tranh của HS năm trước.
Giải lao
 d. Thực hành:
 HS vẽ bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 4. củng cố, Dặn dò (2’):
HS trưng bày sản phẩm. GV và HS nhận xét bình chọn bài vẽ đẹp nhất. GV khen những HS vẽ đẹp.
 Nhắc HS chẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn:20/ 11/ 2009
Ngày dạy	Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 200 9
 Toán (tiết 60)
Phép trừ trong phạm vi 10
I. Mục tiêu:
Làm được phép tính trừ trong phạm vi

Tài liệu đính kèm:

  • docthuy15.doc