Giáo án Lớp 1 - Tuần 15

I) Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được : om , am, làng xóm, rừng tràm .

 Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng.

 Biết ghép âm đứng trước với các vần om, am để tạo thành tiếng mới.

 Rèn đọc chính xác, trôi chảy, viết đúng chữ có vần om, am.

 Thấy được sự phong phú của tiếng việt .

II) Chuẩn bị:

Giáo viên:

 Tranh : rừng tràm.

Học sinh:

 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .

III) Các hoạt động dạy và học:

 

doc 36 trang Người đăng honganh Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 .
_ Các nhóm lên trình bày.
_ Lớp nhận xét .
_ HS chú ý lắng nghe.
_ HS trả lời.
_ Dậy sớm, chuẩn bị sách vở trước...
_ HS trả lời.
_ HS chú ý.
_ HS đọc.
_ Giáo dục HS có ý thức đi học đều và đúng giờ.
 Ngày dạy : Thứ ba, 08 / 12/ 2009	 
 Phân môn : Học vần
	Tiết : 1 
 Bài : ĂM – ÂM 
Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được : ăm, âm, nuôi tằm,hái nấm.
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng.
Nắm được cấu tạo ăm – âm.
Nhận biết sự khác nhau giữa ăm và âm để viết đúng vần, từ.
Viết đúng mẫu, đều nét đẹp.
Thấy được sự phong phú của tiếng việt .
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh nuôi tằm; tăm tre.
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ: (5’)Vần om – am 
Giáo viên đọc:
chòm râu ,	đom đóm
quả trám ,	trái cam
Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa .
Nhận xét.
Dạy học bài mới:
GTB: (1’) Vần ăm -âm
Hoạt động1:(15’) Dạy vần ăm.
Mục tiêu: Nhận diện được vần ăm, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ăm.
Cách tiến hành:
Nhận diện vần:
Giáo viên ghi bảng vần ăm.
Phân tích cho cô cấu tạo vần ăm.
So sánh vần ăm với am.
Lấy ăm ở bộ đồ dùng.
Phát âm và đánh vần:
- Gv phát âm mẫu : ăm.
- Vần ăm đánh vần như thế nào?
Giáo viên chỉnh sửa cách đánh
vần cho HS.
GV nêu yêu cầu cho HS ghép
tiếng.
Giáo viên ghi bảng: tằm.
Phân tích cho cô tiếng tằm.
- Tiếng tằm đánh vần như thế nào?
Giáo viên treo tranh ở sách giáo khoa.
Tranh này vẽ gì ? 
Người ta gọi việc đó là nuôi tằm. Giáo viên ghi bảng.
Giáo viên chỉnh sai cho học sinh 
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết.
Viết vần ăm: Viết ă nối nét viết m.
nuôi tằm.
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh .
Hoạt động 2: (14’) Dạy vần âm
Mục tiêu: Nhận diện được vần âm, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần âm.
Quy trình tương tự như vần ăm 
d) Hoạt động 3: (10’) Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Đọc được tiếng từ ngữ ứng dụng.
Cách tiến hành:
Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.
Tìm tiếng có vần mới học.
Giáo viên sửa sai cho học sinh .
e/ Hoạt động cuối: (5’) Củng cố –Dặn dò.
 _ Cho HS đọc lại bài.
 _ Giáo viên nhận xét tiết học.
 _ Hát chuyển tiết 2.	
_ Lớp hát.
_ Mỗi tổ viết vào bảng con 1 từ.
_ 2 HS đọc.
HS nhắc lại.
Học sinh quan sát .
Vần ăm được tạo nên bởi
âm ă và âm m, âm ă đứng trước, âm m đứng sau.
+ Giống nhau: kết thúc là âm
m.
+ Khác nhau là ăm bắt đầu là
ă, am bắt đầu là a.
Học sinh thực hiện .
- HS luyện phát âm.
HS đánh vần: á – mờ – ăm.
- HS ghép : tằm.
Học sinh đọc trơn.
- Tiếng tằm có âm t đứng
trước , vần ăm đứng sau , dấu huyền trên ă.
- HS đánh vần: tờ- ăm –tăm –huyền –tằm.
HS quan sát .
- HS nêu.
Đọc cá nhân, tổ, lớp.
Học sinh quan sát .
 Học sinh viết bảng con.
nuơi tằm
Học sinh viết bảng con .
m hi nấm
Học sinh quan sát nêu tiếng và đọc.
- HS tìm.
 _ HS đọc bài.
_ Luyện cách phát âm vần cho HS.
_ Nhắc nhở cách đặt dấu thanh.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 2 
 Bài : ĂM – ÂM
Mục tiêu:
Đọc đúng vần, tiếng, từ và câu ứng dụng: Con suối sau nhà rì rầm chảy. Đàn dê cắm cúi gặm cỏ bên sườn đồi.
Nắm được các nét nối các chữ ă, â vói m. Giữa t với vần ăm. Giữa n với vần âm và vị trí các dấu huyền dấu sắc.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.
Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề : Thứ , ngày tháng , năm.
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng.
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp.
Rèn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Lịch và thời khóa biểu.
Học sinh: 
Vở tập viết , sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HTĐB
Giới thiệu bài: (1’)Chúng ta học tiết 2.
Dạy học bài mới:
Hoạt động 1:(12’) Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn đọc vần, tiếng, từ, câu ở tiết 1.
Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa .
Đọc câu ứng dụng ở dưới tranh:
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Nêu tiếng có vần ăm, âm.
Hoạt động 2: (11’) Luyện viết
Mục Tiêu : Biết nối các con chữ để được vần, nối con chữ với vần và thêm thanh để được tiếng.
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu nội dung viết.
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn viết .
- Thu bài chấm, nhận xét.
Hoạt động 3: (7’)Luyên nói.
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu HS xem tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì?
Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì ?
Họp nhóm: lịch và thời khoá biểu dùng để làm gì ?
Chúng nói lên điều gì ?
Vào thứ bảy hoặc chủ nhật em thường làm gì ?
Em thích thứ nào trong tuần nhất ? vì sao ?
Hãy đọc thứ, ngày, tháng, năm hôm nay ?
Khi nào đến nghỉ hè ?
Khi nào đến tết ?
d/ Hoạt động cuối :( 4,) Củng cố – Dặn dò.
Đọc lại toàn bài ở sách.
Đọc lại bài, viết bảng con: vần,tiếng, từ có vần ăm, âm.
Chuẩn bị bài vần ôm – ơm .
Nận xét tiết học.
Học sinh đọc .
Học sinh quan sát và nhận xét: đàn dê gặm cỏ, dòng suối chảy.
- Học sinh đọc câu : cá nhân, bàn, tổ
Rầm, cắm, gặm.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu: Quyển lịch, thời khoá biểu.
Thứ, ngày, tháng, năm.
Học sinh thảo luận nhóm trình bày: sử dụng thời gian.
Học sinh nêu .
Thứ ba, ngày 8 tháng 12 năm 2009
Tháng 6.
Tháng 2.
Học sinh đọc toàn bài .
_ Luyện phát ân tiếng:gặm, chảy.
_ Giúp HS nói tròn câu.
 	 Môn: Toán
 Tiết :58
 Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
Mục tiêu:
Giúp cho học sinh nắm vững khái niệm phép cộng.
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 10.
Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, trung thực khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh phóng to ở sách giáo khoa.
Học sinh :
Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán.
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
1/ Kiểm tra bài cũ : (5’) Luyện tập
Gọi 2 học sinh lên thực hiện.
9 – 3 + 2 =
5 + 4 – 6 =
7 – 3 + 1 =
8 – 4 + 2 =
- Nhận xét.
2/ Dạy học bài mới : 
a/ GTB: ( 1’) Phép cộng trong phạm vi 10
b/ Hoạt động 1: (13’)Thành lập và ghi nhớ bảng cộng.
Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Lập 9 + 1 và 1 + 9
_ GV đính nhóm hình tam giác yêu cầu HS nêu bài toán.
_ Vậy 9 hình thêm 1 hình được mấy hình?
Lập phép tính có được.
Giáo viên ghi: 9 + 1 = 10
Có 9 + 1 = 10 vậy 1 + 9 = mấy?
Bước 2 : Tương tự các phép tính còn lại
Bước 3: Cho học sinh đọc bảng cộng.
c/ Hoạt động 2: (21’) Thực hành
Mục tiêu : Giúp cho học sinh củng cố về phép cộng, ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10
Cách tiến hành: 
Bài 1: Tính.
Bài này lưu ý điều gì?
+ Nhận xét.
Bài 2: Cho học sinh nêu đề bài
Cách làm là tính và viết kết quả vào hình tròn, hình vuông.
Nhận xét.
Bài 3: Học sinh nêu đề bài.
Học sinh đọc đề toán theo tranh.
Sửa bài ở bảng lớp.
d/ Hoạt động cuối : (5’)Củng cố- dặn dò.
_ Cho HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 10.
Trò chơi: Tính nhanh.
Giáo viên đọc:
9 + 1 = 
8 + 2 =
6 + 4 =
5 + 5 =
Nhận xét .
Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 10.
Chuẩn bị bài luyện tập.
Nhận xét tiết học.
_ Lớp hát.
_ Mỗi HS làm 2 bài.
_ HS nhắc lại.
_ HS quan sát và nêu: Có 9 hình tam giác, thêm 1 hình nữa. Hỏi có tất cả là mấy hình?
_ Học sinh nêu: Được 10 hình.
Học sinh lập ở bảng đồ dùng, nêu: 9 + 1 = 10
Thực hiện: 1 + 9 = 10
Học sinh đọc cá nhân, lớp.
1/ 
_ Viết kết quả phép tính thẳng cột
_ Học sinh làm bài, chữa bài.
a/ 1 2 3 4 5 9
 9 8 7 6 5 1
 10 10 10 10 10 10
b/ 1+9=10 2+8=10 3+7=10 
 9+1=10 8+2=10 7+3=10
 9 -1= 8 8 – 2=6 7–3 = 4
 4+6=10
 6+4=10
 6- 3 = 3
2/ Điền số thích hợp vào ô trống
Học sinh làm bài, sửa bài ở bảng lớp.
3/Viết phép tính thích hợp.
_ HS quan sát tranh , nêu bài toán , viết phép tính thích hợp.
_ Làm bài vàp bảng con , sửa bài bảng lớp.
6
+
4
=
10
 ( Hoặc: 4+6= 10)
HS đọc.
Cả lớp tham gia, học sinh xung phong trả lời.
_ Hướng dẫn HS ghi kết quả số 10: số 1 ghi chồm ra trước, số 0 ghi thẳng cột bài toán.
_ HD HS nhìn vào chiếu mũi tên tính kết quả.
 Môn : Tự nhiên xã hội
 Tiết : 15
 Bài 15 : LỚP HỌC
Mục tiêu:
Giúp học sinh biết:
Lớp học là nơi các em đến học hàng ngày.
Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Học sinh nói được tên lớp, tên cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
Kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với các bạn và yêu qúy lớp học mình.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, đồ dùng lớp học.
Học sinh: 
Sách giáo khoa.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động .
1/ Kiểm tra bài cũ : (3’) An toàn khi ở nhà.
Kể tên 1 số vật nhọn, dể gây đứt tay, chảy máu.
Nhận xét .
2/ Dạy học bài mới:
GTB: ( 1’)Lớp học.
Hoạt động1:(11’) Quan sát 
Mục tiêu: Biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia nhóm 2 học sinh.
Cho học sinh quan sát tranh ở sách giáo khoa .
Trong lớp học có những ai và có những thứ gì ?
Lớp học của mình gần giống với lớp học nào trong các hình đó.
Bạn thích lớp học nào trong các hình đó ? tại sao?
Bước 2:
Gọi học sinh lên trình bày.
Bước 3 :
Kể tên các thầy cô giáo và các bạn của mình
* Kết luận: Lớp học nào cũng có cô (thầy) giáo và học sinh. Trong lớp có bàn ghế cho giáo viên và học sinh .
Hoạt động 2: (10’) Thảo luận theo cặp
Mục tiêu: Giới thiệu lớp học của mình.
Cách tiến hành: 
Bước 1:
Cho học sinh thảo luận và kể về lớp học của mình.
Bước 2: 
Học sinh kể về lớp học của mình .
* Kết luận: Các em yêu qúy lớp học của mình.
d/ Hoạt động cuối : (5’)Củng cố- Dặn dò. 
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng .
Em sẽ lên chọn các tờ bìa có ghi tên các đồ vật có ở lớp mình dán vào cột của đội mình.
Giáo viên nhận xét .
Bảo quản, giữ gìn những đồ dùng có trong lớp của mình.
Nhận xét tiết học.
_ lớp hát.
_ HS kể.
_ HS nhắc lại.
_ Học sinh chia nhóm.
_ Học sinh thảo luận .
_ Học sinh trình bày.
_ Học sinh kể tên.
2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
_ HS kể.
_ HS lắng ghe.
Học sinh cử 5 đại diện lên thi đua.
_ GD HS kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè và yêu quý lớp học của mình.
 Ngày dạy : Thứ tư, 09 / 11 / 2009	 
 Môn	: Toán
 Tiết : 59
 Bài	: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép tính cộng , trừ đã học.
Làm được các phép tính cộng trong phạm vi 10.
Cách đặt đề toán và viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Nắm được cấu tạo số 10.
Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng.
Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nội dung luyện tập, , phấn màu, bảng phụ.
Học sinh :
SGK, đồ dùng học toán.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ : (5’) Phép cộng
trong phạm vi 10.
Đọc bảng phép cộng trong phạm vi 10.
Làm bảng con 
1 + 9 =
8 + 2 =
6 + 4 =
Giáo viên nhận xét .
Dạy và học bài mới:
GTB: (1’)Luyện tập.
Hoạt động : (29’) Làm bài tập.
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép tính cộng , trừ đã học.
Cách tiến hành: 
 Bài 1 : Tính.
Quan sát phép tính ở từng cột.
Khi thay đổi vị trí các số trong 1 tổng thì kết quả đó không thay đổi.
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu.
Khi viết các số phải phải lưu ý điều gì:
+ Nhận xét.
Bài 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Nêu cách làm bài.
Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
1+
Bài 4: Tính
+ Ơ dạng toán này ta thực hiện như thế nào?
 + Nhận xét.
Bài 5: Đặt đề toán.
Giáo viên cho học sinh nhìn tranh đặt đề.
Nhận xét.
c/ Hoạt động cuối: ( 5’)Củng cố – Dặn dò.
GV nêu phép tính bất kỳ , yêu cầu HS trả lời nhanh , em nào trả lới đúng được phép chỉ định đố bạn khác.
Giáo viên nhận xét .
Về nhà học thuộc lại bảng cộng.
Làm các bài còn sai vào vở.
Chuẩn bị bài phép trừ trong phạm vi 10.
Nhận xét tiết học.
_ Lớp hát.
_ HS đọc.
_ HS làm.
_ HS nhắc lại.
1/ Học sinh làm bài ,học sinh sửa bài miệng.
9+1=10 8+2=10 7+3=10 
1+9=10 2+8=10 3+7=10
 6+4=10	5+5=10
 4+6=10	10+0=10
Học sinh nhận xét.
2/ Thực hiện phép tính theo cột dọc.
_ Phải đặt tính cho thẳng cột.
Học sinh làm bài vào bảng con, chữa bài bảng lớp.
 4 5 8 3 6 4
 5 5 2 7 2 6
 9 10 10 10 8 10
3/ số ?
Ta điền số vào chỗ chấm sao cho số đó cộng với số trong hình chữ nhật được tổng là 10
Học sinh làm bài
0+
6+
3+
10
5+
+
8+
10+
4/ Tính.
_ Thực hiện từ trái sang phải.
_ HS làn bài ,chữa bài.
 5+3+2=10 4+4+1=9
 6+3-5= 4 5+2- 6=1
5/ Viết phép tính thích hợp.
Quan sát tranh , nêu đề toán.
Học sinh ghi phép tính theo đề bài nêu vào bảng con, chữa bài bảng lớp.
 7 + 3 = 10
 (Hoặc 3 + 7 = 10)
_ HS thực hiện.
_ Nhắc nhở cách đặt tính.
_ Giúp đỡ các nhóm: Lấy 10 trừ đi số đã cho sẽ tìm được số điền vào chỗ chấm.
 Phân môn: Tiếng việt
 Tiết : 1
 Bài : VẦN ÔM - ƠM
I/ Mục tiêu:
Học sinh nhận biết cấu tạo vần ôm, ơm và tiếng tôm, rơm.
Học sinh đọc viết được: ôm, ơm, con tôm, đống rơm.
Đọc đúng từ ngữ ứng dụng.
Biết cách nối vần, chữ .
Viết đúng mẫu, đều nét đẹp.
Thấy được sự phong phú của tiếng việt .
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: 
SGK, bộ đồ dùng tiếng việt.
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ: (5’)vần ăm – âm.
Học sinh viết: tăm tre, đỏ thắm, mầm non, đường hầm.
Đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa .
Nhận xét.
dạy học bài mới:
GTB: (1’) Vần ăm -âm
Hoạt động1:(15’) Dạy vần ôm.
Mục tiêu: Nhận diện được vần ôm, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần ôm.
Cách tiến hành:
Nhận diện vần:
Giáo viên viết bảng vần ôm.
Vần ôm gồm mấy âm tạo nên, nêu vị trí các âm trong vần.
So sánh vần ôm với om.
Lấy và ghép âm ôm ở bộ đồ dùng.
Phát âm và đánh vần:
- GV phát âm mẫu ôm.
- Vần ôm đánh vần như thế nào?
Giáo viên chỉnh sửa cách đánh vần cho HS.
GV nêu yêu câu cho HS ghép tiếng.
Giáo viên ghi bảng : tôm 
Phân tích cho cô tiếng tôm.
Đánh vần tiếng tôm.
Giáo viên đưa con tôm: đây là con gì ?
Giáo viên ghi bảng:con tôm.
Giáo viên chỉnh sai cho học sinh. 
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và nêu cách viết.
Viết vần ôm
con tôm
Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh .
Hoạt động 2: (14’) Dạy vần ơm
Mục tiêu: Nhận diện được vần ơm, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần ơm.
Quy trình tương tự như vần ôm 
d) Hoạt động 3: (10’) Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Nhận biết và đọc trơn được từ ứng dụng.
Cách tiến hành:
Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng.
Giáo viên chỉ thứ tự và bất kỳ.
e/ Hoạt động cuối: (5’)Củng cố – Dặn dò.
Đọc toàn bảng .
Giáo viên sửa sai cho học sinh .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Hát chuyển tiết 2.	
_ Lớp hát.
_ Mỗi tổ viết 1 từ.
_ 2 HS đọc.
_ HS nhắc lại.
Học sinh quan sát .
Gồm âm ô và m, ô đứng
trước, m đứng sau.
+ Giống nhau: kết thúc là m.
+ Khác nhau là ôm bắt đầu là
ô, om bắt đầu là o.
 - Học sinh thực hiện .
 - HS luyện phát âm.
 - HS đánh vần : ô – mờ – ôm.
- HS ghép :tôm.
Học sinh đọc trơn.
Âm t đứng trước, vần ô đứng sau.
Học sinh: tờ–ôm–tôm, tôm .
Học sinh quan sát .
Học sinh: con tôm
Học sinh đọc cá nhân, lớp.
Học sinh quan sát 
ơm con tơm
Học sinh viết bảng con.
Học sinh viết bảng con .
 ơm đống rơm
Học sinh nêu đúng từ.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm , lớp.( Kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học)
Học sinh đọc theo yêu cầu.
_ Sửa tư thế ngồi viết cho HS.
_ Uốn nắn cách phát âm vần ơm.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 2 
 Bài :VẦN ÔM – ƠM
Mục tiêu:
Học sinh đọc đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng: 
Vàng mơ như trái chín
Chùm giẻ treo nơi nào
Gió đưa hương thơm lạ
Đường tới trường xôn xao.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bữa cơm.
Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Bữa cơm.
Viết đúng vần và từ: ôm , ơm, 
Đọc trơn nhanh câu ứng dụng và làm quen chữ hoa: V, Ch, Gi, Đ
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp
Rèn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
SGK.
Học sinh: 
Vở tập viết , sách giáo khoa.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HTĐB
Giới thiệu bài: (1’)Chúng ta học tiết 2.
dạy hoc bài mới:
Hoạt động 1:(14’) Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn đúng vần, từ, câu thơ ứng dụng .
Cách tiến hành:
Đọc lại vần, tiếng, từ khoá, từ ứng dụng ở tiết 1.
Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh trong sách giáo khoa .
Tranh vẽ gì ?
Để xem các bạn ấy thấy gì trên đường tới trường, chúng ta cùng đọc những câu thơ bên dưới tranh:
Đọc thầm và tìm tiếng có vần mới học
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
Hoạt động 2: (10’) Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ, liền mạch.
Cách tiến hành:
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Đọc nội dung bài viết.
Giáo viên hướng dẫn viết .
- Thu bài chấm , nhận xét.
Hoạt động 3: (6’)Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Bữa cơm.
Cách tiến hành:
Em hãy đọc chủ đề luyện nói.
Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì?
Một ngày con ăn mấy bữa cơm
? Mỗi bữa có những gì ?
Bữa sáng con thường ăn gì ?
Ở nhà con ai là người đi chợ,
nấu cơm ? Ai là người thu dọn bát, dĩa ?
 + Con thích ăn những món gì nhất?
 + Trước khi vào bàn ăn, con phải làm gì ?
 + Trước khi ăn cơm, con phải làm gì ?
d/ Hoạt động cuối : (4’)Củng cố- dặn dò.
Thi đua tìm tiếng, từ có vần ôm , ơm.
Đọc lại toàn bài.
Nhận xét.
Học kĩ lại bài, tự tìm các tiếng có vần vừa học.
Chuẩn bị bài vần em – êm.
Nhận xét tiết học.
Học sinh đọc .
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
Học sinh đọc câu thơ, kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Học sinh nêu.
HS nghe.
Học sinh viết vở.
Bữa cơm.
Học sinh quan sát .
+ Học sinh nêu.
+ Rửa tay sạch sẽ.
+ Mời mọi người ăn.
Học sinh thi đua.
Học sinh đọc toàn bài.
_ Giúp HS đọc trơn vần ,tiếng, từ khoá.
_ Nhắc nhở HS viết đủ số dòng quy định.
 Ngày dạy : Thứ năm , 10 /11 / 2009	 
 Môn : Toán
 Tiết : 60
 Bài : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
Mục tiêu:
Giúp cho học sinh tiếp tục củng cố và khắc sâu khái niệm phép trừ.
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
Làm được tính trừ trong phạm vi 10.
Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
Củng cố cấu tạo số 10 và rèn kỹ năng so sánh số.
Yêu thích học toán, tính cẩn thận, trung thực.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ, mẫu vật hình trong sách.
Học sinh :
Bảng con, SGK, bộ đồ dùng học toán.
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ: (4’) Luyện tập
Tính:
7 – 2 + 5 =
5 + 5 – 1 =	
Nhận xét
Dạy học bài mới :
GTB:(1’) Phép trừ trong phạm vi 10.
Hoạt động 1: (12’)Thành lập và ghi nhớ bảng trừ.
Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10.
Cách tiến hành: 
Giáo viên đính 10 hính tròn, hỏi có mấy hình tròn?
GV thao tác bớt đi 1 hình .(Hỏi bớt đi mấy hình?)
- Yêu cầu HS nêu bài toán.
- Có 10 hình tròn , bớt 1 hình còn mấy 
Hình?
Lập phép tính trên bộ số.
Giáo viên ghi bảng: 10 – 1 = 9
Ngược lại 10 – 9 = mấy ?
Tương tự với các phép tính còn lại:
10 – 8 = 2
10 – 2 = 8
10 – 3 = 7
10 – 7 = 3
10 – 4 = 6 
10 – 6 = 4
10 – 5 = 5
Giáo viên hướng dẫn đọc .
Hoạt động 2: (23’)Thực hành .
Mục tiêu : Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập, nắm được dạng bài làm và làm đúng.
Cách tiến hành: 
Bài 1 : Tính 
Lưu ý viết số thẳng hàng.
Nhận xét.
 * Nhận xét rút ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2 : Điền số
Nêu cách làm.
 + Nhận xét.
Bài 3 : Điền dấu: > , < , =
+ Nêu cách làm bài.
 + Nhận xét.
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp.
 HD HS quan sát tranh, nêu bài toán , viết phép tính thích hợp.
 Nhận xét.
d/ Hoạt động cuối : (5’) Củng cố – dặn dò.
- Thi đua đọc lại bảng trừ trong phạm vi 10.
Nhận xét .
_ Về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 10.
_ Làm lại các bài còn sai vào vở nhà.
_ Chuẩn bị bài luyện tập .
_ Nhận xét tiết học.
_ Lớp hát.
_ HS lên bảng làm.
_ HS nhắc lại.
Học sinh quan sát.
Có 10 hình tròn.
- Bớt đi 1 hình
- Có 10 hình tròn , bớt đi 1 hình tròn. Hỏi còn lại mấy hình?
- Có 10 bớt 1 còn 9 .
Học sinh lập và nêu:10-1=9
Học sinh đọc phép tính.
Bằng 1.
Học sinh đọc thuộc bảng trừ.
1/ Học sinh làm bài, sửa bảng lớp.
a/ 10 10 10 10 10 10
 1 2 3 4 5 10
 9 8 7 6 5 0
b/ HS làm bài sửa bài miệng.
 1+9=-10 2+8=10 3+7=10
 10-1=9 10-2=8 10-3=7
 10-9=1 10-8=2 10-7=3
 4+6=10 5+5=10
 10-4=6 10-5= 5
 10-6=4 10-0=10
2/ Dựa vào các phép tính cộng , trừ đã học để tìm số thích hợp.
Học sinh làm bài, sửa bài miệng.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
 0
3/ Làm phép tính trước , so sánh số, chọn dấu.
Học sinh làm bài, sửa ở bảng lớp.
>
<
 9	10	 10 4
> 
<
3+4 10 	6+4 4 
=
10-4
= 
6 9-3
4/ Học sinh nêu đề bài, chọn phép tính viết vào bảng con, sửa bài bảng lớp.
 10- 4= 6
_ HS thi đọc.
_ Học sinh nhận xét .
_ Giúp HS giải hết các bài tập trên lớp.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 1 
 Bài : VẦN EM – ÊM
Mục tiêu:
Học sinh nhận biết cấu tạo vần em, êm, tiếng tem, đêm.
Phân biệt sự khác nhau giữa em và êm để đọc đúng, viết đúng: em, êm, con tem, sao đêm.
Biết ghép âm đứng trước với các vần em, êm để tạo thành tiếng mới.
Viết đúng vần, đều nét đẹp.
Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng.
Thấy được sự phong phú của tiếng việt .
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
SGK.
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ:(5’) vần ôm – ơm 
Học sinh đọc bài sách giáo khoa 
Trang trái
Trang phải
Cho học sinh viết bảng con: chó đốm, sáng sớm, mùi thơm, chôm chôm.
Nhận xét.
Dạy học bài mới:
GTB: (1’)Vần em- êm
Hoạt động1:(12’) Dạy vần em
Mục tiêu: Nhận diện được vần em, biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần em.
Cách tiến hành:
Nhận diện vần:
Giáo viên viết vần em
Phân tích cho cô vần em.
So sánh em và om
Lấy vần em ở bộ đồ dùng.
Phát âm và đánh vần:
GV phát âm mẫu em.
Vần em đánh vần như thế nào?
Giáo viên chỉnh sửa cách đánh vần.
Hãy thêm âm t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15.doc