Giáo án Lớp 1 - Tuần 15

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm. Nhận ra các tiếng từ có vần uôm, ươm trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.

- Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.

- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa các từ ngữ khóa, câu ứng dụng phần luyện nói.

- Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng môn Tiếng Việt.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

doc 40 trang Người đăng honganh Lượt xem 1360Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T.
Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc bảng cộng trong phạm vi 9.
- Đọc bảng trừ trong phạm vi 9.
- Tính: 8 + 1 =, 9 – 4 =, 8 + 0 =, 9 – 2 =, 7 + 2 =, 9 – 9 =,
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Thực hành.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Cho học sinh tự nêu cách làm bài. Nhẩm bảng cộng trừ.
- Giáo viên cho học sinh sửa bài.
Bài 3: Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên lưu ý trường hợp.
4 + 5 5 + 4
Bài 4: Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính ứng với tình huống trong tranh.
Bài 5: Giáo viên gợi ý để học sinh thấy được có 5 hình vuông.
4. Trò chơi: “Lắp hình”
- Giáo viên chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ 4 – 5 em, phát tấm bìa có 9 tấm hình nhỏ hình vuông để ghép lại tạo thành tấm hình lớn.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 10.
Hát
- 2 – 3 Học sinh.
- Bảng con.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh sửa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu là viết dấu thích hợp vào ô trống.
- Học sinh tự làm bài và sửa bài.
- Học sinh nêu phép tính ứng với mỗi tranh.
- Học sinh thi đua ghép hình phép tính với kết quả.
- Tuyên dương.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 15:	 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
 TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn một số động tác thể dục RLTTCB. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ chính xác hơn.
Tiếp tục làm quen với trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu tham gia được vào trò chơi.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ.
1’ – 2’
1’- 2’ 
2’- 3’
- 4 Hàng dọc quay thành 4 hàng ngang.
- Trò chơi khởi động.
Cơ bản
- Ôn phối hợp: 
Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 3: Đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V.
Nhịp 4: Về TTCB.
- Ôn phối hợp:
Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 2: Về tư thế hai tay chống hông.
Nhịp 3: Đổi chân.
Nhịp 4: Về TTCB.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
1 - 2 lần
2x4 nhịp
1 – 2 l
2 x 4 nhịp
6’ – 8’
- Học sinh từng tổ thay phiên nhau quản lớp.
- Dàn hàng khoảng cách 1 sải tay.
- Đội thua phải chạy một vòng.
Kết thúc
- Hồi tĩnh đi thường.
- Giáo viên thống bài.
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập về nhà.
2’ – 3’
1’ – 2’
1’ – 2’
- Dồn hàng thành 4 hàng ngang.
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2003	
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 68: OT – AT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ot, at, tiếng hót, ca hát. Nhận ra các tiếng, từ ngữ có vần ot, at trong các từ, câu ứng dụng, luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn được các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. 
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Băng ghi âm tiếng chim hót, tranh minh họa.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc và viết được: lưỡi liềm, xâu kim, nhóm lửa.
- Đọc câu ứng dụng.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- Mục tiêu: Học sinh rút ra được vần mới.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Chúng ta học bài: ot, at.
- Giáo viên ghi bảng: ot, at.
Hoạt động 2: Dạy vần ot.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được thứ tự âm trong vần, đánh vần và ghép được tiếng.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên đưa vần ot.
- Phân tích vần ot?
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con: ot.
- Thêm h vào trước vần ot và thanh sắc ta được tiếng gì?
- Giáo viên cho học sinh đánh vần trơn. 
- Giáo viên ghi bảng: hót.
- Giáo viên giới thiệu từ: tiếng hót cho học sinh đọc.
Hoạt động 3: Dạy vần at.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên giới thiệu vần mới viết lên bảng: at.
- Phân tích vần at?
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con: at.
- So sánh at và ot?
- Thêm h vào vần at và dấu sắc trên at ta được tiếng gì?
- Giáo viên viết bảng: hát.
- Giáo viên đưa từ: ca hát.
Hoạt động 4: dạy từ và câu ứng dụng.
- Giáo viên đưa từ ngữ hoặc vật thật, tranh minh họa để bật từ.
- Giáo viên ghi bảng từng từ, giải thích.
Bánh ngọt bãi cát
Trái nhót chẻ lạt
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm, phát hiện và gạch chân tiếng có chứa vần mới: ngọt, nhót, cát, lạt.
- Giáo viên cho học sinh đọc từ ngữ.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh viết bảng con. 
- 1 - 2 Học sinh đọc. 
- Học sinh đọc lại: 
- Học sinh đọc trơn, đánh vần.
- o Đứng trước, t đứng sau.
- Học sinh viết bảng con: ot.
- Học sinh gắn bảng cài: hót.
- Học sinh đọc trơn: ot – hót – tiếng hót.
- Học sinh đánh vần đọc trơn CN – ĐT.
- Âm a đứng trước, t đứng sau.
- Giống nhau: âm t.
- Khác nhau: o và a.
- Học sinh: hát.
- Học sinh đọc trơn: at – hát – ca hát. CN – ĐT – Nhóm.
- Học sinh nêu từ.
- Học sinh đọc thầm và gạch chân tiếng có chứa vần.
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn tiếng và đọc trơn từ.
Tiết 2: 	 Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 68: OT – AT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: ot, at, tiếng hót, ca hát. Nhận ra các tiếng, từ ngữ có vần ot, at trong các từ, câu ứng dụng, luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn được các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. 
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Băng ghi âm tiếng chim hót, tranh minh họa.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc đúng nhanh.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên yêu cầu mở SGK đọc trang trái.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ gì?
- Giáo viên cho học sinh đọc thầm và tìm tiếng mang vần vừa học?
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ.
- Giáo viên luyện đọc toàn bài trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.
- Phương pháp: Thực hành - Luyện tập.
- Giáo viên viết mẫu trên bảng lớp.
ot at
tiếng hót
ca hát
- Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh.
- Giáo viên cho học sinh viết vở tập viết.
Hoạt động 3: Luyện nói.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh đọc tên chủ đề phần luyện nói.
- Giáo viên gợi ý:
Chim hót như thế nào?
Em hãy cất tiếng gáy giả tiếng gà?
Các em thường ca hát lúc nào?
Hoạt động 4: Làm bài tập. 
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung từng bài.
- Giáo viên cho sửa bài.
4. Củng cố: Trò chơi. “Chỉ nhanh từ”
- Giáo viên đưa các từ trên bảng. Từng tốp 2 – 3 học sinh lên bảng cầm que chỉ theo lệnh của giáo viên.
- Giáo viên khen ngợi học sinh.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 69: ĂT – ÂT.
- Học sinh đọc CN – ĐT.
- Học sinh nêu nội dung tranh.
- Học sinh đọc thầm, tìm tiếng: hót, hát.
- Học sinh đọc đoạn thơ CN – ĐT - Nhóm.
- Đọc CN – ĐT - Nhóm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vở nắn nót, chú ý cách nối nét giữa các con chữ, khoảng cách cân đối giữa các chữ.
- Học sinh đọc tên chủ đề.
- Học sinh trả lời tự nhiên thoải mái theo suy nghĩ.
- Học sinh nêu yêu cầu của đề bài.
- Học sinh làm và sửa.
- Học sinh chỉ nhanh vào từ.
- Tuyên dương.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 56:	 PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
Kĩ năng: Biết thực hiện phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
Thái độ: Giáo dục học sinh tham gia tích cực các hoạt động trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán, mô hình, vật thật.
Học sinh: SGK – VBT – Bộ ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 9.
- Tính: 
8 + 1
7 + 2
6 + 3
9 - 4
9 - 5
9 - 3
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Tiến hành tương tự như bài: “Phép cộng trong phạm vi 7”.
- Thực hành theo 3 bước.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài. Hướng dẫn học sinh đặt số 10 ở kết quả phép tính hàng dọc.
Bài 2: Giúp học sinh nêu cách làm bài.
Bài 3: Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.
4. Củng cố:
- Đọc thuộc phép cộng trong phạm vi 10.
- Trò chơi: “Điền số”. Giáo viên cho mỗi dãy 3 bài thi đua tiếp sức.
7 + 3 =
6 + 4 =
5 + 5 =
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài Luyện tập.
Hát
- 2 – 3 Học sinh đọc.
- Học sinh: bảng con.
- Học sinh lập được bảng cộng và đọc thuộc.
- Học sinh tính rồi viết kết quả vào chỗ trống.
- Học sinh tự làm rồi sửa bài.
- Học sinh tính rồi viết kết quả.
- Học sinh tự viết được phép tính.
- 2 Học sinh đọc.
- Chia lớp thành 4 đội. Cử đại diện thi tài.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 	 Thủ Công
	 Bài:	 GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết gấp các đoạn thẳng cách đều.
Kĩ năng: Học sinh gấp được các đoạn thẳng cách đều.
Thái độ: Giáo dục học sinh khéo léo, thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu gấp, quy trình các nếp gấp.
Học sinh: Giấy màu, bút chì, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Cho học sinh nhắc lại các kí hiệu về đường dấu gấp.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu và nêu được các mẫu gấp theo đường thẳng.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Mục tiêu: Biết cách gấp nếp 1, 2, 3 đều kết hợp gấp đều đẹp.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Gấp nếp thứ nhất:
- Giáo viên: Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu.
b. Gấp nếp thứ hai:
- Trở mặt giấy màu ra ngoài để nếp gấp thứ 2 giống nếp gấp thứ nhất.
c. Gấp nếp thứ ba:
- Giáp lật tờ giấy và ghim lại mẫu gấp lên bảng, gấp vào 1 ô như 2 nếp gấp trước.
d. Gấp các nếp gấp tiếp theo:
- Các nếp gấp tiếp theo thực hiện nếp gấp như các nếp gấp trước.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Học sinh tự gấp các nếp gấp đúng, đẹp các nếp gấp song song.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho nhắc lại cách gấp.
- Giáo viên cho học sinh làm trên giấy tập.
- Giáo viên cho thực hành vào giấy màu và dán vào vở.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Giấy màu, hồ, sợi chỉ len.
Hát
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh nêu nhận xét. Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp lại.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm nháp.
- Học sinh làm giấy màu.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2003
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài 69:	 ĂT – ÂT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Nhận ra các tiếng có vần ăt, ât trong các từ ngữ, câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ: Giáo dục học sinh phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng ôn, tranh minh họa cho các câu ứng dụng, phần luyện nói.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc và viết được: bánh ngọt, bãi cát, trái nhót, chỉ lạt, tiếng hót, ca hát.
- Đọc bài 68.
- Tìm tiếng, từ có chứa vần ot – at.
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: Giới thiệu bài ăt – ât.
Hoạt động 1: Dạy vần ăt.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên giới thiệu vần mới lên bảng: ăt.
- Phân tích vần ăt.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Thêm m vào vần ăt và dấu nặng để tạo tiếng mới?
- Giáo viên viết bảng: mặt.
- Giáo viên hỏi: Hàng ngày em thường rửa mặt khi nào?
- Giáo viên ghi bảng: Rửa mặt.
Hoạt động 2: Dạy vần ât.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên viết và giới thiệu vần mới: ât.
- Phân tích vần ât.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên yêu cầu viết thêm v và dấu nặng vào vần ât.
- So sánh ăt với ât.
- Giáo viên cho đánh vần – đọc trơn- phân tích tiếng vật.
- Giáo viên ghi bảng: 
vật
- Giáo viên đưa tranh và hỏi:
Tranh vẽ gì?
- Giáo viên ghi bảng: 
đấu vật
Hoạt động 3: DaÏy từ và câu ứng dụng
- Phương pháp: Luyện tập – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa từ ngữ hoặc vật thật, tranh minh họa để bật từ.
- Giáo viên ghi bảng từng từ.
đôi mắt mật ong
bắt tay thật thà
- Giáo viên yêu cầu đọc thầm và phát hiện, gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng.
- Giáo viên cho học sinh đọc từ ngữ.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh viết bảng con. 
- 2 - 3 Học sinh đọc. 
- Học sinh đánh vần, đọc trơn. 
- Âm ă đứng trước, t đứng sau.
- Học sinh viết: ăt.
- Học sinh: mặt.
- Học sinh đánh vần, đọc trơn.
- CN – ĐT.
- Học sinh đọc trơn: ăt – mặt – rửa mặt.
- Học sinh đánh vần, đọc.
- Học sinh âm â đứng trước, t đứng sau.
- Học sinh viết bảng: ât.
- Học sinh viết:
vật
- Giống nhau: âm t.
- Khác nhau: â và ă. 
- CN – ĐT - Nhóm.
- Âm v đứng trước, vần ât đứng sau, dấu nặng dưới âm â.
- Học sinh: đấu vật.
- Học sinh đọc trơn: ât, vật, đấu vật.
- Học sinh nêu từ.
- Học sinh đọc thầm và gạch chân tiếng có chứa vần ăt, ât.
- Học sinh đọc trơn tiếng từ
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài 69:	 ĂT – ÂT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Đọc và viết được: ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Nhận ra các tiếng có vần ăt, ât trong các từ ngữ, câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Rèn đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Thái độ: Giáo dục học sinh phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng ôn, tranh minh họa cho các câu ứng dụng, phần luyện nói.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Phương pháp: Trực quan – Luyện tập.
- Giáo viên yêu cầu mở SGK đọc trang trái.
- Quan sát tranh 3 vẽ gì?
- Giáo viên cho đọc thầm đoạn thơ và tìm tiếng có vần vừa học.
- Giáo viên yêu cầu đọc.
- Giáo viên cho luyện đọc toàn bài trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét khi viết ăt, ât có gì khác với at đã học. 
- Giáo viên lưu ý nét nối giống at, vị trí dấu mũ.
- Giáo viên viết mẫu bảng lớp.
ăt ât rửa mặt
đấu vật
Hoạt động 3: Luyện nói.
- Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan.
- Giáo viên cho học sinh đọc tên chủ đề.
- Giáo viên gợi ý:
Ngày chủ nhật bố mẹ cho em đi chơi ở đâu?
Em thấy những gì trong công viên?
Em có thích ngày chủ nhật không?
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Trò chơi: Tìm tiếng, từ có vần ăt, ât. Giáo viên cho thi đua giữa 2 nhóm. Nhóm nào tìm được nhiều, tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết:
- Chuẩn bị bài: 70 ỐT – ƠT.
Hát
- Học sinh đọc CN-ĐT.
- Học sinh nêu nội dung.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng mới.
- Học sinh đọc trơn đoạn CN-ĐT.
- Học sinh đọc CN-ĐT.
- Học sinh nhận xét khác dấu phụ.
- Học sinh viết nắn nót, khống chế từng con chữ.
- Học sinh nêu tên chủ đề.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- 2 – 3 Em.
- 2 Nhóm thi đua.
- Tuyên dương.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 57: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh củng cố phép cộng trong phạm vi 10. Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
- Kĩ năng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng bộ ĐDHT, mô hình, vật thật.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Tính và so sánh: 
7 + 3 10
6 + 4 9
2 + 8 7
5 + 5 10
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện tập.
- Phương pháp: thực hành – Luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả. (Thuộc bảng cộng trong phạm vi 10).
- Củng cố tính chất của phép cộng.
9 + 1 = 1 + 9
Bài 2: Yêu cầu tương tự bài 1. Lưu ý khi tính hàng dọc, nhất là với kết quả là 10.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nhẩm để điền số vào chỗ chấm.
- Tổ chức thi đua giữacác tổ để sửa bài.
- Giáo viên củng cố cấu tạo số 10.
Bài 4: Yêu cầu học sinh tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả.
Bài 5: Hướng dẫn học sinh xem tranh rồi đặt đề toán, lập phép tính tương ứng.
4. Củng cố:
- Thi đua giơ bảng Đ - S.
- Giáo viên đọc:
9 + 1 = 10 Đ
7 + 2 = 10 S
5 + 5 = 10 Đ
4 + 6 = 9 S
2 + 8 = 10 Đ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Phép trừ trong pham vi 10.
- Về nhà học thuộc bảng cộng 10.
Hát
- 2 – 3 Học sinh nêu. 
- Tính bảng con.
- Học sinh đọc thuộc bảng cộng và điền ngay kết quả.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Học sinh làm bài áp dụng bảng cộng 10.
- Cử đại diện thi đua.
- Học sinh thực hiện và sửa bài.
- Học sinh đặt tính ứng với tình huống trong tranh.
- Học sinh giơ bảng theo đề bài Đ – S của giáo viên. Tổ nào làm nhanh đúng, thắng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 15: LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết lớp học là nơi các em đến học hàng ngày.
Kĩ năng: Nói về các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học. Nói được tên lớp, cô giáo và một số bạn cùng lớp.
Thái độ: Giáo dục học sinh kính trọng thầy cô giáo đoàn kết với các bạn và yêu quý lớp học của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, một số tấm bìa ghi tên đồ dùng có trong lớp học.
Học sinh: SGK - VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: 
- Em hãy nêu cách phòng tránh đứt tay?
- Trường hợp có lửa cháy trong nhà, em sẽ phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét.
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được lớp học là gì? Mình đang học lớp nào, trường nào?
- Giáo viên hỏi: Các em học ở trường nào? Lớp nào?
- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về lớp học.
Hoạt động 2: Quan sát.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được lớp có những ai? Có những vật dụng gì?
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thảo luận.
Bước 1: Giáo viên chia nhóm.
- Hướng dẫn quan sát trang 32 – 33 SGK và thảo luận.
Trong lớp học có những ai và những thứ gì?
Lớp học của mình gần giống vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 15.doc