Giáo án Lớp 1 tuần 14 - Phạm Thị Duy

-HS hiểu được cấu tạo eng, iêng

 -Đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

 -Nhận ra eng, iêng trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.

-Đọc được từ và câu ứng dụng :

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.

II/ CHUẨN BỊ :

-Tranh minh hoạ từ khóa: lưỡi xẻng, trống chiêng.

 

doc 26 trang Người đăng haroro Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 tuần 14 - Phạm Thị Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hỏi:
Bức tranh vẽ gì?
Các bác nông dân đang làm gì ở dưới ruộng?
Ngoài việc cấy cày, người nông dân còn làm gì trên ruộng?
Gia đình em có làm ruộng không?
Nếu không có người làm ruộng ta có thóc gạo để ăn không? Ta phải có thái độ ntn?
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài. Hướng dẫn đọc bài sgk. Gọi đọc bài.
Trò chơi: Em tìm tiếng mới.
Giáo viên tạo hai bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 số câu có chứa vần uông và ương. Chia lớp thành 2 đội. Dùng phấn màu gạch chân tiếng có chứa vần vừa học. Trong thời gian nhất định đội nào gạch được nhiều tiếng đội đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: 
Học bài, xem bài ở nhà
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
Viết: bay liệng
Đọc cn, lớp 
uô trước, ng sau
Cài bảng cài.
Giống nhau: âm cuối vần ng.
 Khác nhau: âm đầu vần, vần uông có uô, vần iêng có iê.
Đọc cn, nhóm, lớp
Thêm âm ch đứng trước vần uông 
HS ghép: chuông
ch trước, uông sau
Đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài khoá xuôi, ngược.
Quan sát
Viết bảng con
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Tìm tiếng có vần mới. Đọc tiếng 
Học sinh luyện đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài trên bảng: cn, nhóm, lớp
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu.
 Đánh vần các tiếng có gạch chân.
 Đọc trơn tiếng có vần mới. 
Đọc trơn toàn câu: cn, đồng thanh.
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Đồng ruộng
Các bác đang cấy cày trên đồng
Gieo mạ, be bờ, tát nước, làm cỏ, trồng mầu
Đọc bài sgk
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
***********************************************************************
Tiết 3 Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức: 
Giúp học sinh củng cố về phép tính cộng , trừ trong phạm vi 8
Cách tính các kiểu toán số có đến 2 dấu phép tính
Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh
So sánh số trong phạm vi 8
Kỹ năng:
Rèn tính nhanh, chính xác, trình bày rõ ràng
Thái độ:
Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, tích cực tham gia các hoạt động
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Nội dung luyện tập, bảng phụ, các tấm bìa ghi số
Học sinh :
Bồ dùng học toán, que tính
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định :
Bài cũ : Phép trừ trong phạm vi 8
Đọc bảng cộng trừ trong phạm vi 8
Nêu kết quả các phép tính
8 – 7 = 8 – 4 =
8 – 2 = 8 – 3 = 
8 – 5 = 8 - 6 =
Dạy và học bài mới:
Giới thiệu: Luyện tập 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ
Cho học sinh lấy 8 que tính tách thành 2 phần
Nêu các phép tính trừ và cộng có được từ việc tách đó
Giáo viên ghi bảng:
2 + 6 8 – 6 6 + 2 8 – 2 
1 + 7 8 – 1 7 + 1 8 – 7
Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 1 : Tính
Lưu ý điều gì khi làm ?
Bài 2 : Số? 
Bài 3 : 
Tính kết quả, thực hiện biểu thức có 2 dấu phép tính
Bài 4: Nêu yêu cầu
Bài 5: Nối ô trống với số thích hợp
Hướng dẫn hs làm: Tính kết quả. so sánh tìm số thích hợp rồi nối
Nhận xét, chữa bài.
Củng cố :
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
Sắp xếp các số và dấu thành phép tính phù hợp
Giáo viên nhận xét 
Dặn dò:
Ôn lại bảng phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8
Chuẩn bị bài phép cộng trong phạm vi 9
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh thực hiện 
Học sinh thực hiện theo yêu cầu
Học sinh nêu 
3 + 5 = 8 5 + 3 = 8
8 – 3 = 5 8 – 5 = 3
Ghi kết quả thẳng cột
Học sinh làm bài vào bảng con
Học sinh làm bài sửa bảng lớp
Học sinh làm bài, sửa bảng miệng
Tính từ phải sang trái
Làm vào bảng con
Học sinh nêu đề toán rồi viết phép tính
 8 – 2 = 6
Học sinh thi nối nhanh
********************************************************************
Tiết 4 Thể dục
 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI
 I/MỤC ĐÍCH:
 - Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCBõ đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác hơn giờ trước .
 - Tiếp tục làm quen với trò chơi “Chạy tiếp sức”.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động .
 II/ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
 - Sân trường, vệ sinh nơi tập, chuẩn bị còi, bóng, kẻ sân cho trò chơi. 
 III/NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp - Tổ chức lớp
1/PHẦN MỞ ĐẦU:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
 + Ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. 
 + Ôn trò chơi “Chạy tiếp sức”. 
 - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
 - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu rồi cho đứng lại, quay mặt vào tâm. 
 * Trò chơi (do GV chọn).
2/ PHẦN CƠ BẢN:
 - Ôn phối hợp.
Nhịp 1 : Đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng .
Nhịp 2 : Về TTĐCB.
Nhịp 3 : Đưa chân phải ra sau, hai tay giơ cao chếch chữ V .
Nhịp 4 : Về TTĐCB.
 * Ôn phối hợp :
Nhịp 1 : Đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 2 : Về TTĐCB.
Nhịp 3 : Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
Nhịp 4 : Về TTĐCB.
Yêu cầu : thực hiện ở mức độ chính xác hơn giờ trước .
 * Cho từng tổ thi đua với nhau 
 - Ôn trò chơi “Chạy tiếp sức”
Yêu cầu : tham gia chơi tương đối chủ động 
3/KẾT THÚC:
 - Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 - Cúi lắc người, nhảy thả lỏng . 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà:
 + Ôn : Các động tác Thể dục RLTTCB.
7’
30 – 50 m
25’
5’
1 - 2 l
2Í 4 nhịp
5’
1 - 2 l
2Í 4 nhịp
7’
1 - 2 l
8’
2 – 3 l
3’
- 4 hàng ngang
ê
 x x x x x x x x x o
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x 
- Vòng tròn.
- Từ đội hình vòng tròn sau khởi động, GV dùng khẩu lệnh cho HS quay mặt vào tâm, giãn cách một sải tay ôn một số kĩ năng RLTTCB, cán sự lớp điều khiển (có làm mẫu), GV quan sát .
- Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, sửa những động tác sai của HS. 
- Gọi vài HS thực hiện tốt lên làm.
- Từng tổ lên thực hiện, tổ trưởng 
điều khiển . Các tổ còn lại quan sát và nhận xét .
- 4 hàng dọc .
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và một số sai lầm mà HS còn mắc phải ở lần chơi trước, sau đó cho cả lớp chơi thử rồi mới cho chơi chính thức, có phân thắng bại.
- 4 hàng ngang
- GV hoặc lớp trưởng hô .
- Gọi một vài em lên thực hiện lại các nội dung.
- Nêu ưu, khuyết điểm của HS.
- Về nhà tự ôn.
**********************************************************************
Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2009
 Tiết 1 + 2 Học vần
 ang - anh
I/ MỤC TIÊU :
	-HS hiểu được cấu tạo các vần ang, anh, các tiếng: bành, chanh.
	-Phân biệt được sự khác nhau giữa vần ang và anh.
 	-Đọc và viết đúng các vần ang, anh, các từ cây bàng, cành chanh.
-Nhận ra ang, anh trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
-Đọc được từ và câu ứng dụng : 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng.
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Buổi sáng.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV cho học sinh ghép vần
Giới thiệu : Viết - đọc
b. Nhận diện vần:
Nêu vị trí của các âm trong vần ang.
Lớp cài vần ang.
So sánh vần ang với ong.
c. HD đánh vần
Cho hs phát âm – đánh vần
Có ang, muốn có tiếng bàng ta làm thế nào?
Cài tiếng bàng.
Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng bàng. 
Cho hs đánh vần, đọc trơn tiếng bàng
Dùng tranh giới thiệu từ “cây bàng”.
* Vần anh (dạy tương tự)
d. HD viết bảng con: ang, cây bàng, anh, cành tranh
GV viết mẫu, nêu quy trình viết
GV nhận xét và sửa sai.
e. Đọc từ ứng dụng:
GV đặt câu hỏi, treo tranh gợi ý để rút ra từ cần luyện đọc
GV ghi bảng : buôn làng bánh chưng
 hải cảng hiền lành
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Gọi đọc toàn bảng.
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Cho hs luyện đọc bài tiết 1
 Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
 Không có chân có cánh
 Sao gọi là con sông
 Không có lá có cành
 Sao gọi là ngọn gió
 - GV nhận xét và sửa sai.
b. Luyện viết:
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết
Uốn nắn học sinh viết
 Chấm bài, nhận xét 
c. Luyện nói: Chủ đề: Buổi sáng
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi:
Bức tranh vẽ gì?
Tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố?
Trong tranh mọi người đang làm gì?
Ở nhà em, buổi sáng mọi người làm gì?
Buổi sáng em làm những gì?
Em thích nhất buổi sáng vào mùa nào? Vì sao?
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài. Hướng dẫn đọc bài sgk. Gọi đọc bài.
Trò chơi: Em tìm tiếng mới.
Giáo viên tạo hai bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 số câu có chứa vần ang và anh. Chia lớp thành 2 đội. Dùng phấn màu gạch chân tiếng có chứa vần vừa học. Trong thời gian nhất định đội nào gạch được nhiều tiếng đội đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: 
Học bài, xem bài ở nhà
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
Viết: rau muống, nhà trường
Ghép : ang
Đọc : ĐT
a trước, ng sau
Cài bảng cài.
Giống nhau: kết thúc bằng âm ng.
 Khác nhau: ang bắt đầu bằng a
Đọc cn, nhóm, lớp
Thêm âm b đứng trước vần ang ....
HS ghép: bàng
b trước, ang sau, huyền trên a
Đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài khoá xuôi, ngược.
Quan sát
Viết bảng con
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Học sinh luyện đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài trên bảng: cn, nhóm, lớp
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu.
 Đánh vần các tiếng có gạch chân.
 Đọc trơn tiếng có vần mới. 
Đọc trơn toàn câu: cn, đồng thanh.
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Một buổi sáng.
Cảnh nông thôn.
Người lớn đi làm, trẻ em đi học.
Đọc bài sgk
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
*****************************************************************
Tiết 3 Toán
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức: 
Giúp cho học sinh củng cố về phép cộng
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9
Kỹ năng:
Học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 9
Thái độ:
Học sinh có tính cẩn thận, chính xác, trung thực khi làm bài
II/ CHUẨN BỊ :
Giáo viên:
Các nhóm mẫu vật có số lượng là 9
Học sinh :
Bộ đồ dùng học toán
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động :
Bài mới : Phép cộng trong phạm vi 9
Hoạt động 1: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng
Bước 1: Lập 8 + 1 và 1 + 8
Giáo viên gắn mẫu: có 8 hình tam giác, thêm 1 hình tam giác nữa. Hỏi có tất cả có mấy hình ?
Lập phép tính có được
Giáo viên ghi bảng: 8 + 1 = 9
Cho học sinh nhìn mẫu nêu ngược lại rồi lập phép tính
Giáo viên ghi: 1 + 8 = 9
Bước 2 : Tương tự với 
7 + 2
6 + 3
5 + 4
Giáo viên hướng dẫn đọc: xoá dần
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Nêu yêu cầu
lưu ý phải đặt phép tính thẳng cột
Bài 2: Tính nhẩm 
Bài 3: Tính kết qủa
Nêu cách tính biểu thức 2 dấu
Nhận xét từng cột tính
Bài 4: viết phép tính thích hợp
Thu tập chấm điểm , nhận xét 
Củng cố:
Cho học sinh thi đua đọc thuộc bảng cộng
Nhận xét 
Dặn dò:
Học thuộc bảng cộng trong phạm vi 9
Chuẩn bị bài phép trừ trong phạm vi 9
Hát
Học sinh nêu: có 9 hình
Học sinh lập ở bảng đồ dùng, nêu: 8 + 1 = 9
Thực hiện: 1 + 8 = 9
Học sinh đọc 2 phép tính
Học sinh đọc thuộc bảng
Học sinh làm vào bảng con và chữa bài
Học sinh làm, chữa bài miệng
Học sinh làm và nêu kết quả. 5+4 cũng bằng 5+3 rồi + 1 và cũng bằng 5 + 2 rồi + 2
Học sinh nêu đề toán, viết phép tính, chữa bài
Học sinh thi đua, mỗi dãy cử 4 em lên thi đua
Học sinh nhận xét 
Học sinh tuyên dương 
*************************************************************
 Tiết 4 Thủ công
GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU.
I/ MỤC TIÊU :
	 -Giúp HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
	- Có ý thức học tập tốt.
II/ CHUẨN BỊ :
-Mẫu gấp, các nếp gấp cách đều có kích thước lớn.
-Quy trình các nếp gấp phóng to.
	-Học sinh: Giấy nháp trắng, bút chì, vở thủ công.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu Giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
 * Giới thiệu bài, ghi bảng.
 * GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Cho học sinh quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều (H1)
Định hướng sự chú ý giúp học sinh nhận xét: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
 * GV hướng dẫn học sinh mẫu cách gấp:
GV gim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát mặt bảng, giúp học sinh nhận thấy các ô vuông của tờ giấy màu.
Hướng dẫn gấp nếp thứ nhất.
Hướng dẫn gấp nếp thứ hai
Hướng dẫn gấp nếp thứ ba.
Hướng dẫn gấp các nếp tiếp theo.
 * Học sinh thực hành:
Cho học sinh nhắc lại cách gấp theo từng giai đoạn.
Hướng dẫn học sinh dán sản phẩm vào vở thủ công.
4.Củng cố: Thu bài chấm 1 số em.
Hỏi tên bài, nêu lại quy trình gấp đoạn thẳng cách đều
5.Nhận xét, dặn dò, tuyên dương:
Nhận xét, tuyên dương các em gấp đẹp.
Chuẩn bị tiết sau.
Hát.
Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho Giáo viên kểm tra.
Vài HS nêu lại
Học sinh quan sát mẫu đường gấp cách đều
Học sinh quan sát mẫu đường gấp do GV làm mẫu.
Học sinh gấp thử theo hướng dẫn của GV
Học sinh nhắc lại cách gấp.
Học sinh thực hành gấp và dán vào vở thủ công.
Học sinh nêu quy trình gấp.
**********************************************************************
Thứ năm, ngày 19 tháng 11 năm 2009
 Tiết 1 + 2 Học vần
inh - ênh
I/ MỤC TIÊU :
	-HS hiểu được cấu tạo các vần inh, ênh, các tiếng: tính, kênh.
	-Phân biệt được sự khác nhau giữa vần inh và ênh.
 	-Đọc và viết đúng các vần inh, ênh, các từ máy vi tính, dòng kênh.
-Nhận ra inh, anh trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.	
-Đọc được từ và câu ứng dụng : 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV cho học sinh ghép vần
Giới thiệu : Viết - đọc
b. Nhận diện vần:
Nêu vị trí của các âm trong vần inh.
Lớp cài vần inh.
So sánh vần inh với anh.
c. HD đánh vần
Cho hs phát âm – đánh vần
Có inh, muốn có tiếng tính ta làm thế nào?
Cài tiếng tính.
Nêu vị trí của âm và vần trong tiếng tính. 
Cho hs đánh vần, đọc trơn tiếng tính
Dùng tranh giới thiệu từ “máy vi tính”.
* Vần ênh (dạy tương tự)
d. HD viết bảng con: inh, máy vi tính, ênh, dòng kênh
GV viết mẫu, nêu quy trình viết
GV nhận xét và sửa sai.
e. Đọc từ ứng dụng:
GV đặt câu hỏi, treo tranh gợi ý để rút ra từ cần luyện đọc
GV ghi bảng : đình làng bệnh viện
 thông minh ễnh ương
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh
Gọi đọc toàn bảng.
Giáo viên nhận xét tiết học
Hát múa chuyển tiết 2
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc:
Cho hs luyện đọc bài tiết 1
 Đọc vần, tiếng, từ theo yêu cầu.
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
 Cái gì cao lớn lênh khênh
 Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra.
 - GV nhận xét và sửa sai.
b. Luyện viết:
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết
Uốn nắn học sinh viết
 Chấm bài, nhận xét 
c. Luyện nói: Chủ đề: Buổi sáng
GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
GV treo tranh, yêu cầu học sinh QS và trả lời câu hỏi:
Bức tranh vẽ gì?
Gọi tên và chỉ từng loại máy?
Trong tranh mọi người đang làm gì?
Em biết các loại máy nào?
Máy cày dùng để làm gì? Ở đâu?
Máy nổ dùng để làm gì?
Máy khâu dùng để làm gì?
Máy tính dùng để làm gì?
Ngoài các loại máy ở trong tranh em còn biết những loại máy nào? Dùng để làm gì?
4.Củng cố: 
Hỏi tên bài. Hướng dẫn đọc bài sgk.
 Trò chơi: Em tìm tiếng mới.
Giáo viên tạo hai bảng phụ, mỗi bảng ghi 1 số câu có chứa vần inh và ênh. Chia lớp thành 2 đội. Dùng phấn màu gạch chân tiếng có chứa vần vừa học. Trong thời gian nhất định đội nào gạch được nhiều tiếng đội đó thắng cuộc.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: 
 - Học bài, xem bài ở nhà
Học sinh nêu tên bài trước.
HS cá nhân 6 -> 8 em
Viết: buôn làng
Ghép : inh
Đọc : ĐT
i trước, nh sau
Cài bảng cài.
Giống nhau: kết thúc bằng âm nh.
 Khác nhau: inh bắt đầu bằng i
Đọc cn, nhóm, lớp
Thêm âm t đứng trước vần inh ....
HS ghép: tính
t trước, inh sau, sắc trên i
Đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài khoá xuôi, ngược.
Quan sát
Viết bảng con
Học sinh quan sát
Học sinh nêu
Tìm tiếng có vấn mới. Đọc tiếng
Học sinh luyện đọc cn, nhóm, lớp
Đọc cn, lớp
Đọc bài trên bảng: cn, nhóm, lớp
HS tìm tiếng mang vần mới học trong câu.
 Đánh vần các tiếng có gạch chân.
 Đọc trơn tiếng có vần mới. 
Đọc trơn toàn câu: cn, đồng thanh.
Học sinh nêu
Học sinh viết vở
Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
Quan sát , nêu
Lên bảng chỉ và gọi tên.
Cày ruộng.
Đọc bài sgk
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 8 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Tiết 3 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
 AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I/ MỤC TIÊU : Sau giờ học học sinh biết :
 	-Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay chảy máu.
	-Kể tên một số đò vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy.
	-Cách phòng tránh và xữ lí khi có tai nạn xãy ra.
II/ CHUẨN BỊ :
-Các hình bài 14 phóng to, một số tình huống để học sinh thảo luận.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC : Hỏi tên bài cũ :
Kể tên một số công việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ?
GV nhận xét cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Qua tranh GVGT bài và ghi đầu bài.
* Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
Bước 1:
GV cho học sinh quan sát tranh trang 30 trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
 + Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì?
 + Điều gì có thể xãy ra nếu các bạn không cẩn thận?
 + Khi dùng dao sắc và nhọn cần chú ý điều gì?
Cho học sinh làm việc theo cặp, chỉ và nói cho nhau nghe.
Bước 2: 
GV treo tất cả các tranh ở trang 30 gọi học sinh lên nêu câu trả lời của nhóm mình kết hợp thao tác chỉ vào tranh. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nói thêm: Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của các em nhỏ, không cho các em nhỏ cầm chơi.
* Hoạt động 2:Thảo luận nhóm:
Bước 1: 
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh hình 31 và trả lời các câu hỏi:
 + Điều gì có thể xãy ra trong các cảnh trên?
 + Nếu điều không may xãy ra em làm gì? Nói gì lúc đó
Cho học sinh thảo luận theo nhóm dự đoán các tình huống có thể xãy ra và cách giải quyết tốt nhất.
Bước 2: 
GV cho các nhóm lên trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác nhận xét.
Kết luận: Không được để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để gần những đồ dễ bắt lửa.
 Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng, cháy.
 Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện.
 Không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và đồ điện.
4.Củng cố : 
Hỏi tên bài:
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sắm vai xữ lý các tình huống như: khi có cháy, khi gặp người bị điện giật, có người bị bỏng, bị đứt tay.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.
Phòng tránh những vật nguy hiểm có thể gây tai nạn.
Học sinh nêu tên bài.
Một vài học sinh kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc