Giáo án Lớp 1 tuần 12 (tiết 1)

1. Kiến thức: Đọc trơn cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: sự tích, lần, la cà, trẻ, lớn hơn, kỳ lạ, run rẩy, nở trắng, tán lá, gieo trồng khắp nơi (MB), cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, đỏ hoe, xoè cành, vỗ về, ai cũng thích, (MT, MN)

2. Kỹ năng: Nghỉ hơi đúng sau các câu, giữa các cụm từ.

3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

 

doc 31 trang Người đăng haroro Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 tuần 12 (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lên bảng: 13 –5
Bước 2: Tìm kết quả
Yêu cầu HS lấy 13 que tính và tìm cách bớt 5 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que tính.
Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn lại cho HS cách bớt hợp lý nhất.
Có bao nhiêu que tính tất cả?
Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa?
Để bớt được 2 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que rời. Bớt 2 que còn lại 8 que.
Vậy 13 que tính bớt 5 que tính còn mấy que tính?
Vậy 13 trừ 5 bằng mấy?
Viết lên bảng 13 – 5 = 8
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
v Hoạt động 2: Bảng công thức 13 trừ đi một số
Ÿ Mục tiêu: Lập và thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
ị ĐDDH:Bảng phụ.
Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 13 trừ đi một số như phần bài học
Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xóa dần các phép tính cho HS học thuộc
v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Ÿ Mục tiêu: Aùp dụng bảng trừ đã học để giải các bài toán có liên quan.
Ÿ Phương pháp: Thực hành
ị ĐDDH: Bảng phụ
Bài 1: 
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập.
Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm.
Khi biết 4 + 9 = 13 có cần tính 9 + 4 không? Vì sao?
Khi đã biết 9 + 4 = 13 có thể ghi ngay kết quả của 13 – 9 và 13 – 4 không? Vì sao?
Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
Yêu cầu so sánh 3 + 5 và 8
Yêu cầu so sánh 13 – 3 –5 và 13 – 8
Kết luận: Vì 3 + 5 = 8 nên 13 –3 – 5 bằng 13 – 8. Trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng.
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 13 –9; 13 – 4.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện của 3 phép tính trên.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: bán đi nghĩa là thế nào?
Yêu cầu HS tự giải bài tập.
Nhận xét, cho điểm
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS học thuộc lòng bảng công thức 13 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 13 trừ đi một số.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng công thức trên.
Chuẩn bị: 33 –5
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Nghe và phân tích đề.
- Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
- Thực hiện phép trừ 13 –5.
- Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 8 que tính.
- HS trả lời
- Có 13 que tính (có 1bó que tính và 3 que tính rời)
- Bớt 2 que nữa.
- Còn 8 que tính.
- 13 trừ 5 bằng 8.
 Viết 13 rồi viết 5 xuống dưới
 -5 thẳng cột với 3. Viết dấu trừ và kẻ gạch ngang. 
Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0. 
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ, thông báo kết quả của phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS thuộc bảng công thức.
- HS làm bài: 3 HS lên bảng, mỗi HS làm1 cột tính.
- Nhận xét bài bạn làm Đ/S. Tự kiểm tra bài mình.
- Không cần. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
- Có thể ghi ngay: 13 – 4 = 9 và 13 – 9 = 4 vì 4 và 9 là các số hạng trong phép cộng 9 + 4 = 13. Khi lấy tổng trừ số hạng này thì được số hạng kia.
- Làm bài và thông báo kết quả.
- Ta có 3 + 5 = 8
- Có cùng kết quả là 5.
- Làm bài và trả lời câu hỏi.
- Đọc đề bài.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
13 13 13
-9 -6 -8
 4 7 5
- HS trả lời
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- Giải bài tập và trình bày lời giải.
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI “NHÓM 3 , NHÓM 7” – ĐI ĐỀU
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2004
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình cho HS.
2Kỹ năng: Biết cách đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) làm gì?
Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh.
3Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 4, tranh minh hoạ bài tập 3.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về đồ dùng và các vật trong gia đình.
Gọi HS lên bảng yêu cầu nêu tên 1 số đồ dùng trong gia đình và tác dụng của chúng. Nêu các việc mà bạn nhỏ đã làm giúp ông? (bài tập 2 – Luyện từ và câu, tuần 11)
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục tiêu bài học rồi ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Ÿ Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình cho HS
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
ị ĐDDH: SGK, tranh 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS đọc mẫu.
Yêu cầu HS suy nghĩ và đọc to các từ mình tìm được. Khi GV đọc, HS ghi nhanh lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc các từ vừa ghép được.
Bài 2:
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề.
Tổ chức cho HS làm từng câu, mỗi câu cho nhiều HS phát biểu. Nhận xét chỉnh sửa nếu các em dùng từ chưa hay hoặc sai so với chuẩn văn hoá Tiếng Việt.
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 3:
Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc đề bài.
Hướng dẫn: Quan sát kĩ tranh xem mẹ đang làm những việc gì, em bé đang làm gì, bé gái làm gì và nói lên hoạt động của từng người.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài và các câu văn trong bài.
Bài 4:
Đọc lại câu văn ở ý a, yêu cầu 1 HS làm bài. Nếu HS chưa làm được GV thử đặt dấu phẩy ở nhiều chỗ khác nhau trong câu và rút ra đáp án đúng.
Kết luận: Chăn màn, quần áo là những bộ phận giống nhau trong câu. Giữa các bộ giống nhau ta phải đặt dấu phẩy.
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm tiếp ý b. Cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
Chữa bài chấm điểm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS tìm thêm các từ ngữ về tình cảm, luyện tập thêm các mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
Chuẩn bị: 
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Ghép các tiếng sau thành những từ có 2 tiếng: Yêu, mến, thương, qúi, kính.
- Yêu mến, quí mến.
- Nối tiếp nhau đọc các từ ghép được.
- Mỗi HS chỉ cần nói 1 từ. 
- Đọc lời giải: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, kính mến, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quí mến.
- Đọc đề bài.
- Cháu kính yêu (yêu quý, quý mến, ) ông bà. Con yêu quý (yêu thương, thương yêu, ) bố mẹ. Em mến yêu (yêu mến, thương yêu, ) anh chị.
- Làm bài vào Vở bài tập sau đó 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Nhìn tranh, nói 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con.
- Nhiều HS nói. VD: Mẹ đang bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được điểm 10. Mẹ rất vui mẹ khen con gái giỏi quá.
- Một HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
- Làm bài. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
- Gường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
- Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
ÂM NHẠC
ÔN : CỘC CÁCH TÙNG CHENG
------------------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: 33 - 5
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp học sinh:
Biết thực hiện phép tính có nhớ dạng 33 – 5.
2Kỹ năng: Aùp dụng phép trừ có dạng 33 –5 để giải các bài toán liên quan.
Củng cố biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau, về điểm.
3Thái độ: Yêu thích học toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Que tính, bảng ghi.
HS: Vở bài tập, que tính, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 13 trừ đi một số: 13 - 5
Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng các công thức 13 trừ đi một số.
Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 13 – 5.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết học hôm nay chúng ta học bài 33 -5
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Phép trừ 33 - 5
Ÿ Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 33- 5
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích.
ị ĐDDH: Que tính
Bước 1: Nêu vấn đề:
Có 33 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
Viết lên bảng 33 – 5
Bước 2: Đi tìm kết quả.
Yêu cầu HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời, tìm cách để bớt 5 que rồi báo lại kết quả.
33 que tính, bớt đi 5 que tính, còn lại bao nhiêu que tính?
Vậy 33 - 5 bằng bao nhiêu?
Viết lên bảng 33 – 5 = 28
Lưu ý: GV có thể hướng dẫn bước này một cách tỉ mỉ như sau:
Yêu cầu HS lấy ra 3 bó 1 chục và 3 que tính rời (GV cầm tay).
Muốn bớt 5 que tính, ta bớt luôn 3 que tính rời.
Hỏi: Còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa?
Để bớt 2 qua nữa ta tháo rời 1 bó thành 10 que rồi bớt, còn lại 8 que tính rời.
2 bó que tính và 8 que tính rời là bao nhiêu que tính?
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và cho một vài HS nhắc lại. Nếu chưa đúng, gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi:
	+ Tính từ đâu sang?
	+ 3 có trừ được 5 không?
	Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 	với 3 là 13, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8. 2 chục 	cho 	mượn 1, hay 3 trừ 1 là 2, viết 2.
Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính.
v Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Ÿ Mục tiêu: Aùp dụng phép trừ có dạng 33 –5 để giải các bài toán liên quan. Làm quen với 2 đoạn thẳng cắt nhau
Ÿ Phương pháp: Thực hành.
ị ĐDDH: Bảng cài 
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính.
Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một ý.
Yêu cầu 3 HS lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của từng phép tính.
Nhận xét và cho điểm.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Hỏi: Trong ý a, b số phải tìm (x) là gì trong phép cộng ? Nêu cách tìm thành phần đó.
Hỏi tương tự với câu c.
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc câu hỏi.
Yêu cầu HS thảo luận tìm cách vẽ.
Yêu cầu HS nêu cách vẽ mình tìm được.
Có thể hướng dẫn HS vẽ bằng hệ thống câu hỏi sau:
	+ Hãy chấm một chấm tròn vào giao điểm 	của 	2 đoạn thẳng.
	+ Hãy đếm số chấm tròn hiện có trên mỗi 	đoạn thẳng.
	+ Cần vẽ thêm vào mỗi đoạn thẳng bao 	nhiêu chấm tròn nữa?
	+ Hướng dẫn HS vẽ: vẽ về hai phía của 	đoạn thẳng để hoàn thành bài tập.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 33 – 5
Nhận xét tiết học. Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em chưa chú ý, chưa cố gắng trong học tập.
Chuẩn bị: 53 – 15.
- Hát
- HS đọc. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện.
Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán.
Thực hiện phép trừ 33 – 5.
- Thao tác trên que tính. (HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau. Cách có thể giống hoặc không giống cách bài học đưa ra, đều được)
- 33 que, bớt đi 5 que, còn lại 28 que tính
- 33 trừ 5 bằng 28
- Nêu: Có 33 que tính.
- Bớt 3 que rời.
- Bớt thêm 2 que nữa vì 3 + 2 = 5
- Tháo 1 bó và tiếp tục bớt 2 que tính.
- Là 28 que tính.
Viết 33 rồi viết 5 xuống dưới thẳng cột với 3. Viết dấu - và vạch kẻ ngang.
3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, nhớ 1, 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Tính từ phải sang trái.
- 3 không trừ được 5.
- Nghe và nhắc lại.
- Làm bài. Chữa bài. Nêu cách tính cụ thể của một vài phép tính.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
43 93 33
-5 -9 -6
38 84 27
- Trả lời.
- Đọc đề bài.
- Trả lời: là số hạng trong phép cộng. - - Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Trả lời.
- Làm bài. 3 HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét.
- Đọc câu hỏi.
- Thảo luận tìm cách vẽ theo cặp.
- Trả lời và thực hành vẽ.
- Thực hành theo hướng dẫn.
- Có 3 chấm tròn.
- Vẽ thêm 2 chấm tròn.
- Thực hành vẽ.
- HS nêu.
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Biết kể lại đoạn 1 câu chuyện bằng lời của mình.
Dựa vào ý tóm tắt kể lại đoạn 2 câu chuyện.
2Kỹ năng: Biết kể lại đoạn cuối câu chuyện theo tưởng tượng.
Kể lại được cả nội dung câu chuyện, biết phối hợp giọng điệu, cử chỉ, nét mặt cho hấp dẫn.
3Thái độ: Ham thích môn học. Kể lại cho người khác nghe.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi các gợi ý tóm tắt nội dung đoạn 2.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Bà cháu.
Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu kể nối tiếp câu chuyện Bà và cháu, sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
GV nhận xét.
3. Bài mới Giới thiệu: (1’)Yêu cầu HS nhắc lại tên bài tập đọc, sau đó giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện.
Ÿ Mục tiêu: Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Thực hành.
ị ĐDDH: Tranh.
a) Kể lại đoạn 1 bằng lời của em.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Kể bằng lời của mình nghĩa là ntn?
Yêu cầu 1 HS kể mẫu (có thể đặt câu hỏi gợi ý: Cậu bé là người ntn? Cậu ở với ai? Tại sao cậu bỏ nhà ra đi ? Khi cậu bé đi, người mẹ làm gì?)
Gọi thêm nhiều HS khác kể lại. Sau mỗi lần HS kể lại yêu cầu các em khác góp ý, bổ sung, nhận xét.
b) Kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt từng ý.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện.
Yêu cầu HS thực hành kể theo cặp và theo dõi HS hoạt động.
Gọi một số em trình bày trước lớp. Sau mỗi lần HS kể GV và HS cả lớp dừng lại để nhận xét.
c) Kể đoạn 3 theo tưởng tượng.
Em mong muốn câu chuyện kết thúc thế nào?
GV gợi ý cho mỗi mong muốn kết thúc của các em được kể thành 1 đoạn.
v Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện.
Ÿ Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạkể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện.
Ÿ Phương pháp: Phân vai, cá nhân.
ị ĐDDH: Tranh
GV có thể cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện cho đến hết hoặc cho HS kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết giờ học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị: Bông hoa Niềm Vui.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Nghĩa là không thể nguyên văn như SGK.
- HS khá kể: Ngày xưa, có một cậu bé rất lười biếng và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng. Mẹ cậu luôn vất vả. Một lần, do mải chơi, cậu bé bị mẹ mắng. Giận mẹ quá, cậu bỏ nhà đi biền biệt mãi không quay về. Người mẹ thương con cứ mòn mỏi đứng ở cổng đợi con về.
- Thực hành kể đoạn 1 bằng lời của mình.
- Đọc bài.
- 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Trình bày đoạn 2.
- HS nối tiếp nhau trả lời: VD: Mẹ cậu bé vẫn biến thành cây./ Mẹ cậu bé hiện ra từ cây và hai mẹ con vui sống với nhau./ Mẹ cậu bé hiện ra từ biệt cậu rồi lại biến mất./ Mẹ hiện ra dặn cậu bé dừng nên ham chơi nữa hãy quay về học hành và biến mất./ Có bà tiên hiện ra nói với cậu bé: “Nếu muốn mẹ sống lại cháu phải học tập tốt và thi đỗ Trạng nguyên
- Thực hành kể lại toàn bộ nội dung truyện. Khi một em hay một nhóm kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
THỦ CÔNG
GẤP CẮT DÁN HÌNH
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2004
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: MẸ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ: Lặng rồi, nắng oi, mẹ ru, lời ru, ngôi sao, chẳng bằng, đêm nay, suốt đời (MB) con ve, cũng mệt, kẽo cà, tiếng võng, mẹ quạt, ngoài kia, chẳng bằng, thức, ngủ, của (MT, MN)
Ngắt đúng nhịp thơ lục bát.
2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ ngữ: Nắng oi, giấc tròn.
Hiểu hình ảnh so sánh: Chẳng bằng, mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: bài thơ nói lên nổi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ mẹ dành cho con.
3Thái độ: Yêu thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghép sẵn các câu thơ cần luyện ngắt giọng; bài thơ để học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Điện thoại
Gọi 3 HS lên bảng đọc theo vai bài điện thoại và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong bài tập này, các em sẽ được đọc và tìm hiểu bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ các em sẽ thêm hiểu về nổi vất vả của mẹ và tình cảm bao la mẹ dành cho các con.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ÿ Mục tiêu: Đọc cả bài đúng từ khó. Biết nghỉ hơi theo nhịp. Hiểu nghĩa từ khó.
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập.
ị ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu.
a) Đọc mẫu:
GV đọc mẫu 1 lần. Chú ý giọng đọc chậm rãi, tình cảm ngắt giọng theo nhịp 2 – 4 ở câu các câu thơ 6 chữ, riêng câu thơ thứ 7 ngắt nhịp 3 – 3. Các câu thơ 8 chữ ngắt nhịp 4 – 4 riêng câu thơ thứ 8 ngắt nhịp 3 – 5.
b) Đọc từng câu và luyện phát âm.
GV cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em.
Yêu cầu HS đọc từng câu thơ.
c) Hướng dẫn ngắt giọng.
Nêu cách ngắt nhịp thơ.
Cho HS luyện ngắt câu 7, 8.
Yêu cầu gạch chân các từ cần nhấn giọng (các từ gợi tả).
d) Đọc cả bài.
Yêu cầu đọc cả bài trước lớp. Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
e) Thi đọc
g) Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ị ĐDDH: Tranh, SGK.
Hình ảnh nào cho em biết đêm hè rất oi bức?
Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?
Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
Em hiểu 2 câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con ntn?
Em hiểu con thơ: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời ntn?
v Hoạt động 3: Học thuộc lòng
Ÿ Mục tiêu: Học thuộc lòng bài thơ.
Ÿ Phương pháp: Thi đua.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
GV cho cả lớp đọc lại bài. Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
Tổ chức thi đọc thuộc lòng
Nhận xét cho điểm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Qua bài thơ em hiểu được điều gì về mẹ?
Tổng kết giờ học.
Dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị: Gọi điện.
- Hát
- HS 1: Nói lại những việc Tường làm khi nghe chuông điện thoại.
- HS 2: Cách nói chuyện trên điện thoại có gì giống và khác với cách nói chuyện bình thường?
- HS 3: Em có nên nghe người khác nói chuyện điện thoại không? Vì sao?
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc các từ cần luyện phát âm (đã giới thiệu ở phần mục tiêu)
- Đọc nối tiếp. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Đọc: 
	Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. 
- Gạch chân: Lặng, mệt, nắng oi, ạ ời, kẽo cà, ngồi, ru, đưa, thức, ngọt, gió, suốt đời.
- 3 à 5 HS đọc cả bài.
- Thực hành đọc trong nhóm.
- Lặng rồi cả tiếng con ve. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi (Những con ve cũng im lặng vì quá mệt mỏi dưới trời nắng oi)
- Mẹ ngồi đưa võng, mẹ quạt mát cho con.
- Mẹ được so sánh với những ngôi sao “thức” trên bầu trời, với ngọn gió mát lành. 
- Mẹ đã phải thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao vẫn thức hàng đêm.
- Mẹ mãi mãi yêu thương con, chăm lo cho con, mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- 2 dãy thi đua đọc diễn cảm.
- Mẹ luôn vất vả để nuôi con và dành cho con tình yêu thương bao la.
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: MẸ
I. Mục

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc