Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Nguyễn Minh Đại - Trường Tiểu học Nghĩa Chánh

 I. MỤC TIÊU

 Giúp HS củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 39 trang Người đăng honganh Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Nguyễn Minh Đại - Trường Tiểu học Nghĩa Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(đồng)
 Đáp số : 800 đồng.
- GV chữa bài – Ghi điểm.
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS lập phép cộng trước, sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
- HS thực hiện lập.
- GV chữa bài – Ghi điểm.
4 .Củng cố, dặn dò 
+ Các em vừa học toán bài gì ?
 cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
- Về nhà ôn thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
- Hướng dẫn luyện tập :
+ Bài 1 : Đặt tính và tính.
+ Bài 2 : Giải bài toán theo tóm tắt.
- Nhận xét tiết học.
TNXH
BÀI 1 : HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
 I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
Nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào.
Quan sát hình minh hoạ, chỉ và nêu được tên của các cơ quan hô hấp.
Biết và chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra.
Hiểu được vai trò của cơ quan hô hấp đối với con người.
Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Các hình minh hoạ trang 4 & 5 sách TN&XH, lớp 3.
Phiếu học tập cho hoạt động 1.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS (Sách, vở, bút, )
- HS bày các dụng cụ học tập trên bàn cho GV kiểm tra .
- GV Nhận xét .
3 .Bài mới 
a. Giới thiệu : Ghi tựa bài.
- HS nhắc.
 Trong tiết TN&XH hôm nay, chúng ta sẽ học bài “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”.
b. Các hoạt động
@. Hoạt động 1 : Cử động hô hấp
- GV nêu yêu cầu của hoạt động : Quan sát và Nhận xét về cử động hô hấp.
- HS chú ý theo dõi.
- GV phát PHT cho HS .
- 2 HS được nhận 1 phiếu.
- GV yêu cầu HS đứng lên, quan sát sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở sâu, thở bình thường theo các bước :
- HS thực hành thở sâu, thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực.
+ Tự đặt tay lên ngực mình, sau đó thực hành 2 động tác thở sâu và thở bình thường.
+ Đặt tay lên ngực bạn bên cạn, nhận biết sự thay đổi lồng ngực của bạn khi thực hiện các động tác trên.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành PHT.
- HS thảo luận theo cặp.
- GV yêu cầu các nhóm đổi chéo PHT.
- HS đổi chéo PHT theo yêu cầu của GV .
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- HS đọc bài trong PHT, sau đó HS khác Nhận xét .
Kết luận :Khi hít vào lồng ngực phồng lên để nhận không khí. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí ra ngoài.
+ Sự phồng lên và xẹp xuống được diễn ra liên tục.
+ Hoạt động hít vào và thở ra liên tục và đều đặn chính là hoạt động hô hấp.
@. Hoạt động 2 : Cơ quan hô hấp
+ Theo em những hoạt động nào của cơ thể giúp chúng ta thực hiện hoạt động thở ?
- GV treo hình minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp (Hình 2) và yêu cầu HS quan sát hình.
- HS quan sát hình minh hoạ.
+ Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp được minh hoạ trong hình ?
HS thực hành chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- GV kết luận : 
@. Hoạt động 3 : Đường đi của không khí .
- GV treo tranh minh hoạ đường đi của không khí trong hoạt động thở (Hình 3) và yêu cầu HS quan sát.
- HS quan sát hình minh hoạ.
- GV hỏi :
+ Hình nào minh hoạ đường đi của không khí khi ta hít vào ?
+ Hình nào minh hoạ đường đi của không khí khi ta thở ra ? Vì sao em biết ?
Hình bên phaỉ mô tả đường đi của không khí khi ta thở ra 
-Kết luận : đường đi của không khí trong hoạt động thở.
@. Hoạt động 4 : vai trò của cơ quan hô hấp.
- GV yêu cầu HS thực hiện bịt mũi, nín thở trong giây lát.
- HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu của 
+ Em có cảm giác thế nào khi ta bịt mũi , nín thở ?
Khó chịu.
+ Em đã bao giờ bị dị vật mắc vào mũi chưa ? Khi đó em cảm thấy thế nào ?
- GV nêu và kết luận về việc ngừng thở.
- HS chú ý lắng nghe.
4 .Củng cố, dặn dò 
+ Các em vừa học bài gì ? 
- GV yêu cầu HS đọc phần “bạn cần biết trang 5 SGK”.
- 2 đến 3 HS đọc .
- GV tổ chức trò chơi : “Ai đúng đường ?”
+ GV chia tổ thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 2 HS cùng mang 1 số thứ tự . Mỗi em trong đội cầm 1 bảng con . Mỗi bảng có ghi tên 1 bộ phận của cơ quan hô hấp .
+ GV tiến hành tổ chức trò chơi.
+ Tuyên dương các nhóm HS đạt điểm cao.
- Về nhà làm bài tập trong VBT và HTL nội dung phần “Bạn cần biết”.
- Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC:
 KÍNH YÊU BÁC HỒ(Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU 
 1. HS biết :
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 2. HS hiểu được , ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
 3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
VBT Đạo đức 3.
Các bài thơ bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác 
Phô tô các bức ảnh dùng trong hoạt động 1, tiết 1.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS (Sách , vở, bút ,  )
- HS bày các dụng cụ học tập trên bàn cho GV kiểm tra .
- GV Nhận xét .
3 .Bài mới 
a. Giới thiệu 
- GV bắt giọng cho HS hát bài hát : “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”.
- HS hát.
 Chúng ta vừa hát một bài hát về bác Hồ. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao ta lại kính yêu Bác Hồ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
- GV ghi tựa bài học.
- HS nhắc.
b. Các hoạt động
@. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
 Mục tiêu 
HS biết 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước , với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Cách tiến hành 
- GV chia các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các bức ảnh.
- HS thảo luận.
- GV yêu cầu lên giới thiệu về một ảnh – Lớp trao đổi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu lớp thảo luận theo các nội dung sau :
- Lớp thực hiện thảo luận.
+ Bác Hồ sinh ngày , tháng nào ?
+ Quê Bác ở đâu ?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ?
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta ?
- GV kết luận : 
@. Hoạt động 2 : Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”.
Mục tiêu : HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành 
- GV kể chuyện 
- HS chú ý lắng nghe.
- GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận.
- HS thực hiện thảo luận theo các câu hỏi.
- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm trình bày.
- GV kết luận : 
@. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Mục tiêu : Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
- Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS đọc, mỗi HS đọc 1 điều.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận để tìm một số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS thực hành theo yêu cầu của GV .
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Đại điện các nhóm trình bày báo cáo - Lớp Nhận xét và bổ sung.
- GV củng cố lại 5 điều Bác Hồ dạy.
3 .Củng cố - Dặn dò 
+ Các em vừa học bài gì ? 
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta , dân tộc ta ?
- Về nhà ôn lại bài học và chuẩn bị nội dung bài học sau ; - Nhận xét tiết học.
 Thứ 4 ngày 17 tháng 8 năm 2011
Dạy bài thứ 4
 TẬP ĐỌC:
HAI BÀN TAY EM
 I. MỤC TIÊU 
 A. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các từ , tiếng khó : ngủ, chải tóc, nở hoa, thủ thỉ,
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Đọc trôi chảy được toàn bài .
 B. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ , hình ảnh trong bài.
Hiểu nội dung bài thơ : Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.
 C. Học thuộc lòng bài thơ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định
2 . Kiểm tra 
+ Tiết trước chúng ta học bài gì ? 
- GV yêu cầu HS kể chuyện “Cậu bé thông minh” và trả lời các câu hỏi về nội dung của câu chuyện.
- 3 HS kể và trả lời.
- GV Nhận xét – Ghi điểm.
- GV Nhận xét .
3 . Bài mới 
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
- HS nhắc.
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe những lời tâm sự, những suy nghĩ của một bạn nhỏ về đôi bàn tay. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về đôi bàn tay ? Đôi bàn tay có nét gì đặc biệt , đáng yêu ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ “Hai bàn tay”.
b.Luyện đọc
@. Đọc mẫu
- GV đọc bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV tóm tắt nội dung bài :Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.
- GV gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
@. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Hướng dẫn đọc câu
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 2 dòng thơ.
- 10 HS nối tiếp nhau đọc.
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm .
 Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài theo khổ thơ.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
+ Thế nào là “siêng năng” ?
 HS đọc chú giải SGK.
+ “Giăng giăng” nghĩa là gì ?
 HS đọc chú giải SGK.
Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm
- GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu đọc bài.
- Các nhóm lần lượt đọc.
- GV theo dõi để chỉnh sửa cho từng nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ.
- Lớp đọc bài đồng thanh.
c.Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi :
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với cái gì ?
với nụ hoa hồng, những ngón tay xinh như cánh hoa.
+ Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên ?
Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu.
=> Hai bàn tay của bé không chỉ đẹp mà còn đáng yêu và thân thiết với bé 
- GV yêu cầu HS đọc các khổ thơ còn lại.
- HS đọc.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi :
- 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
+Hai bàn tay bé thân thiết với bé như thế nào ? (buổi sáng, buổi tối, )
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Đại diện trình bày .
+ Em thích khổ thơ nào ? Vì sao ?
 HS phát biểu theo ý thích của mình.
d.HTL bài thơ
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung bài thơ và yêu cầu HS đọc.
- HS đọc và HTL bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc bài (HTL).
- Các nhóm cử đại diện thi đọc bài trước lớp.
- GV Nhận xét – Tuyên dương.
4 .Củng cố, dặn dò 
+ Các em vừa học bài gì ? 
Hai bàn tay.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
Theo thể thơ 4 chữ, được chia thành 5 khổ thơ , mỗi khổ có 4 câu.
- GV giáo dục và nhận xét .
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài học giờ sau.
- Nhận xét tiết học.
TOÁN:
TIẾT 3 : LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có ba chữ (không nhớ).
Tìm số bị trừ , số hạng chưa biết.
Giải bài toán bằng một phép tính trừ.
Xếp hình theo mẫu.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như bài tập 4.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định
2 . Kiểm tra 
+ Tiết học trước chúng ta học bài gì ?
- GV gọi HS làm các bài tập đã giao về nhà
- 3 HS thực hiện.
+ Bài 1 : Đặt tính và tính.
+ Bài 2 :Giải bài toán theo tóm tắt (câu a & b ).
- GV kiểm tra VBT (ở nhà).
- GV Nhận xét – Ghi điểm.
 3 ..Bài mới 
a.Giới thiệu : Ghi tựa.
- HS nhắc.
 Trong giờ học toán này, chúng ta cùng “Luyện tập”.
b.Nội dung
Bài 1
- GV yêu cầu HS làm bài
- 3 HS làm bảng – Lớp làm VBT.
- GV chữa bài – Ghi điểm.
 Bài 2 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm bảng – Lớp làm VBT.
- GV hỏi :
+Tại sao trong phần a để tìm x, em lại thực hiện phép cộng 344 + 125 ?
Vì x là SBT trong phép trừ . Muốn tìm SBT ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Tại sao trong phần b để tìm x, em lại thực hiện phép trừ 266 – 125 ?
Vì x là số hạng trong phép cộng 
- GV Nhận xét – Ghi điểm.
 Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
- GV hỏi :
+ Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người?
285 người.
+ Trong đó có bao nhiêu nam ?
140 nam.
+Vậy muốn tính số nữ ta phải làm như thế nào ?
Ta thực hiện phép trừ 285 – 140.
- GV yêu cầu HS tóm tắt và giải.
- 1 HS thực hiện
Bài giải
Số nữ có trong đội đồng diễn là :a285 – 140 = 145 (người)
 Đáp số : 145 người
- GV chữa bài – Ghi điểm.
Bài 4
- GV tổ chức cho HS thi ghép hình giữa các tổ.
- Các tổ thi ghép hình.
- GV Nhận xét - Tuyên dương
+ Trong hình con cá có bao nhiêu hình tam giác ?
Có 5 hình tam giác.
3 .Củng cố, dặn dò : 
+ Các em vừa học toán bài gì ?
 Luyện tập.
- Về nhà Luyện tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số 
- Hướng dẫn luyện tập 
+ Bài 1 : Tìm x :
 x – 345 = 134 132 + x = 657
+ Bài 2 : Một cửa hàng bán được 345 kg gạo, trong đó có 220 kg gạo tẻ. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo nếp ?
- Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH
 I. MỤC TIÊU: 
Ôn tập về từ chỉ sự vật.
Làm quen với biện pháp tu từ : So sánh.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn đoạn thơ trong bài tập 1.
Bảng lớp viết sẵn các câu thơ, câu văn của bài tập 2.
Một chiếc vòng bằng ngọc thạch (nếu có).
Tranh vẽ một chiếc diều giống như hình dấu á.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS (Sách, vở, bút,  )
- HS bày các dụng cụ học tập trên bàn cho GV kiểm tra .
- GV Nhận xét .
3 .Bài mới 
a.Giới thiệu : Ghi tựa bài.
- HS nhắc.
 Trong giờ TV hôm nay, chúng ta sẽ học bài đầu tiên của phần Luyện từ và câu. Các bài tập Luyện từ và câu trong chương trình sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết dùng từ và biết nói thành câu . Giờ luyện từ và câu đầu tiên, chúng ta sẽ ôn tập về các từ chỉ sự vật và làm quen với biện pháp tu từ so sánh.
b.Nội dung
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc đề bài .
- GV gọi HS lên bảng thi làm bài.
- 4 HS lên bảng – Lớp gạch vào vở.
- GV chữa bài – Nhận xét – Tuyên dương.
Gợi ý :
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
Bài 2
- GV giới thiệu về so sánh.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc thành tiếng – Lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn làm bài 
+ Làm bài mẫu
- GV yêu cầu HS đọc lại câu thơ trong phần a.
- HS đọc.
- GV hỏi :
+ Tìm những từ chỉ sự vật trong câu thơ trên ?
Hai bàn tay em và Hoa đầu cành.
+ Hai bàn tay em được so sánh với cái gì ?
so sánh với hoa đầu cành.
+Theo em, vì sao hai bàn tay em lại được so sánh với hoa đầu cành ?
Vì hai bàn tay em bé thật nhỏ xinh, đẹp như những bông hoa đầu cành.
- GV kết luận ; trong câu trên, hai bàn tay em bé được so sánh với hoa đầu cành 
+ Hướng dẫn làm các bài còn lại.
- GV gọi HS làm các phần còn lại.
- 3 HS làm bảng – Lớp làm nháp.
- GV chữa bài – Tuyên dương.
 Bài 3
+ Giới thiệu biện pháp so sánh.
+ Làm bài tập.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- HS tự do phát biểu theo ý của bản thân mình.
Kết luận : Mỗi hình ảnh so sánh trên có một nét đẹp riêng. Chúng ta cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày. Các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng đó và biết so sánh chúng với các hình ảnh đẹp.
4 .Củng cố, dặn dò 
+ Các em vừa học bài gì ? 
- GV yêu cầu HS ôn lại về từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh.
- HS thực hành 
- Nhận xét .
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài học tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ :(Tập chép)
CẬU BÉ THÔNG MINH
 I. Mục tiêu : 
Chép đúng, không mắc lỗi đoạn “Hôm sau  để xẻ thịt chim” trong bài “Cậu bé thông minh”.
Làm đúng các bài tập chính tả.
Điền đúng và học thuộc lòng10 chữ đầu trong bảng.
Biết cách trình bày 1 đoạn văn đúng, đẹp.
 II. Đồ dùng dạy học : 
Bảng ghi sẵn nội dung đoạn viết và các bài tập chính tả.
Tranh vẽ đoạn 3 của tiết kể chuyện.
 III. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định
2 . Kiểm tra 
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS (Sách, vở, bút,  )
- HS bày các dụng cụ học tập trên bàn cho GV kiểm tra .
- GV Nhận xét .
3 . Bài mới 
a.Giới thiệu bài :
- HS nhắc.
 Trong giờ chính tả hôm nay, chúng ta sẽ tập chép đoạn từ “Hôm nay  xẻ thịt chim” trong bài “Cậu bé thông minh”. Sau đó làm các bài tập chính tả 
b.Hướng dẫn tập chép
@. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- GV đọc đoạn chép .
- HS chú ý theo dõi.
- GV gọi HS đọc lại đoạn chép .
- 2 HS đọc .
- GV hỏi :
+ Đoạn văn cho chúng ta biết chuyện gì ?
nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
+ Cậu bé nói như thế nào ?
xin ông về tâu với Đức Vua rèn cho tôi một chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+ Cuối cùng nhà vua xử lý ra sao ?
Vua trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường để luyện thành tài.
@. Hướng dẫn trình bày
+ Đoạn văn có mấy câu ?
có 3 câu.
+Trong đoạn văn có lời nói của ai ?
có lời nói của cậu bé.
+ Lời nói của nhân vật được viết như thế nào ?
viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
+ Trong bài có từ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
Đức Vua, và các từ đầu câu.
@. Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc các từ khó cho HS viết : chim sẻ nhỏ, bảo, cỗ, xẻ, luyện, 
- 4 HS viết bảng – Lớp viết bảng con.
- GV yêu cầu HS đọc các từ khó vừa viết.
- vài HS đọc.
- GV theo dõi và Nhận xét .
@. Chép bài
- GV yêu cầu HS nhìn bảng và chép bài.
- HS chép bài.
- GV theo dõi chỉnh lỗi cho HS .
@. Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi bài của mình.
- GV Nhận xét .
@. Chấm bài
- GV thu bài – Chấm (7-10 bài ).
- GV Nhận xét bài viết .
c.Luyện tập
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
HS làm vào vở rồi chữa bài
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
- Vài HS Nhận xét .
- GV Nhận xét – Kết luận – Ghi điểm.
 Bài 3
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm bảng – Lớp làm bảng con.
- GV gọi HS đọc các chữ vừa tìm.
- Vài HS đọc.
- GV xoá bảng và yêu cầu 3 HS đọc lại để cho 2 HS viết lại các chữ đó.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
- GV yêu cầu HS viết vào vở 10 chữ và tên theo đúng thứ tự.
- HS viết .
4 .Củng cố, dặn dò
+ Chúng ta vừa viết chính tả bài gì ?
Cậu bé thông minh.
- GV tổ chức trò chơi : Tìm các từ có âm đầu là l/n.
- HS chơi trò chơi.
- Cách chơi :
+ GV chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm tìm các từ có âm l, 1 nhóm tìm các từ có âm n.
+ HS nói, GV ghi nhanh lên bảng .
+ Sau 3 phút , nhóm nào tìm nhiều từ sẽ thắng.
- GV Nhận xét – Tuyên dương.
- Về nhà viết lại bài và chuẩn bị bài viết tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
Thứ 5 ngày 18 tháng 8 năm 2011
 Dạy bài thứ 5
 TOÁN:
Tiết 4 : CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
 I. MỤC TIÊU 
Giúp HS :
Biết thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số ( có nhớ 1 lần ).
Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc , kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
Củng cố về biểu tượng tiền Việt Nam.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
Ổn định
Kiểm tra 
+ Tiết học trước chúng ta học bài gì ?
- GV gọi HS làm các bài tập đã giao về nhà
- 3 HS thực hiện.
- GV kiểm tra VBT (ở nhà).
- GV Nhận xét – Ghi đie

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAY DAI TUAN1.doc