Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần số 1

Tiết 2: Đạo đức

EM LÀ HỌC SINH LỚP 1

A – Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết:

- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

- Bước đầu có khái niệm tự nhận thức, khái niệm đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.

B - Đồ dùng dạy học:

- Một số bài hát về chủ đề: Trường em; Micrô.

C – Các hoạt động dạy – học:

 

doc 33 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cá nhân tiếp nối đọc.
- 2 – 3 em nhắc lại cách rút gọn phân số.
- Cá nhân lên bảng, lớp làm nháp.
Hoặc: 
- Cá nhân nêu yêu cầu BT.
- Các dãy thảo luận nhóm 3 vào PBT.
- 2 – 3 em nêu lại cách quy đồng MS.
- Cá nhân lên bảng, lớp làm nháp.
 ; 
- 10 : 5 = 2, chọn 10 là MS chung.
- Lớp làm nháp. Cá nhân lên bảng chữa.
 & 
- Cá nhân nêu yêu cầu BT.
- 3 tổ làm 3 cột, làm bài cá nhân.
- 3 em lên bảng chữa bài.
+
+; 
+
- Thảo luận nhóm 4(3’)
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, giải thích. Các nhóm khác nhận xét.
 vì 
 vì 
- 1 em nhắc lại các tính chất cơ bản của phân số
Tiết 2: LUYệN Từ Và CÂU
Từ ĐồNG NGHĩA
A- Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
B - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn BT 1.
C – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới:
* GTB:
1. Nhận xét:
a) Bài tập 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm.
- GV hỏi nghĩa của các từ in đậm?
- Kết luận: Nghĩa các từ trên giống nhau. Các từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.
b) Bài tập 2: Thay những từ in đậm trên cho nhau rồi rút ra nhận xét.
- Những từ nào thay thế được cho nhau?
- Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
2. Ghi nhớ:(Tr.8)
- GV ghi bảng.
3. Luyện tập:
* BT 1: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* BT 2: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây.
Đẹp, to lớn, học tập.
- GV nhận xét, đánh giá.
* BT 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở BT 2.
- GV hướng dẫn theo M.
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
1’
1’
14’
2’
20’
2’
- Hát tập thể.
- 1 em đọc BT 1.
- 1 em đọc các từ in đậm.
- HS giải nghĩa, so sánh.
a) Xây dựng – kiến thiết.
b) Vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm.
- 1em đọc yêu cầu BT 2.
- Thảo luận nhóm 2. Cá nhân nêu ý kiến, lớp nhận xét.
+ Xây dựng – kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của hai từ đó giống nhau hoàn toàn (Làm nên một công trình kiến trúc,...).
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
Vàng xuộm : Màu vàng đậm (Lúa chín).
Vàng hoe : Vàng nhạt, tươi, ánh lên.
Vàng lịm: Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
- 2 – 3 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc những từ in đậm.
- Thảo luận nhóm 2. Cá nhân nêu ý kiến, lớp nhận xét.
+ Nước nhà - non sông.
+ Hoàn cầu - năm châu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân vào nháp.
- Cá nhân đọc kết quả bài làm. Lớp nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
+ Đẹp: Đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn,...
+ To lớn: To đùng, to kềnh,...
+ Học tập: Học hành, học hỏi,...
- HS đọc yêu cầu của BT3.
- Lớp làm bài cá nhân ra nháp.
- Cá nhân nói tiếp nối những câu văn đã đặt. Lớp nhận xét, sửa chữa.
- 1 em nêu lại ghi nhớ bài học.
Tiết 3: Khoa học
CHủ Đề: CON NGƯờI Và SứC KHOẻ
Bài 1: Sự sinh sản
A – Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
- Nêu ýnghĩa của sự sinh sản.
B - Đồ dùng dạy học:
- Bộ phiếu em bé, bố, mẹ ( Mỗi bộ phiếu phải có những đặc điểm giống nhau)
C – Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới:
* GTB: 
1. HĐ 1: Trò chơi học tập “Bé là con ai”
* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình
* Cách tiến hành:
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi.
+ Phát cho mỗi HS 1 phiếu. Ai có phiếu hình em bé thì đi tìm bố, mẹ. Ai có phiếu hình bố, mẹ thì đi tìm con.
+ Ai tìm đúng hình (trước thời gian quy định là thắng. 
- Tổ chức cho HS chơi.
- Kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé ?
- Qua trò chơi em rút ra được điều gì ?
- Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
2. HĐ 2: Làm viêc với SGK.
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
* Cách tiến hành:
- yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3(Tr.4,5) và đọc lời thoại.
- Hướng dẫn HS liên hệ gia đình mình:
+ Lúc đầu, gia đình bạn có những ai?
+ Hiện nay, gia đình bạn có những ai?
+ Sắp tới, gia đình bạn có mấy người? Tại sao bạn biết?
- GV nhận xét.
- Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ
- Điều gì có thể xảy ra nếu con người 
không có khả năng sinh sản?
- Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp.
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau.
1’
1’
6’
30’
2’
- Hát tập thể.
- Lắng nghe.
- HS nhận phiếu, quan sát.
- Tìm và tập hợp theo nhóm 3 người.
- Nhờ những đặc điểm giống nhau giữa con cái với bố, mẹ của mình.
- Quan sát, đọc lời thoại.
- Thảo luận cặp(3’)
- Một số nhóm trình bày.
- Sinh con, duy trì nòi giống
- 2 – 3 em đọc mục “Bóng đèn toả sáng”.
Tiết 4: Kể chuyện
Lý Tự Trọng
A – Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranhbằng 1, 2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; bước đầu biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
- Hiểu ý nghĩa câu chyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kẻ của bạn.
B - Đồ dùng dạy học: I. Phần mở đầu:
- Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
- Tranh minh hoạ cho câu chuyện.
C – Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới:
* GTB:
1. GV kể chuyện:
- Lần 1: GV kể và ghi tên các nhân vật. Sau đó giải nghĩa một số từ khó.
- Lần 2: GV kể và minh hoạ qua từng tranh.
- Lần 3: GV kể diễn cảm toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
a) Bài tập 1:
- Yêu cầu: Dựa vào tranh minh họa và trí nhớ, tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh?
- GV nhận xét, treo bảng phụ ghi lời thuyết minh cho 6 tranh.
+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập.
+ Tranh 2: Về nước, anh đươc giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
+ Tranh 3: Trong công việc, anh Trọng rất bình tình, nhanh trí.
+ Tranh 4: Trong mọt buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám.
+ Tranh 5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang kiên định lí tưởng cách mạng của mình.
+ Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca.
b) Bài tập 2, 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện.Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhấn mạnh yêu cầu của BT.
- Chia nhóm 4 HS.
- GV nhận xét, khen ngợi, khuyến khích HS bằng điểm số.
- Gợi ý HS nêu ý nghĩa câu chuyện:
+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là ông “Nhỏ”?
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
- GV kết luận, ghi bảng ý nghĩa: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lònh yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt.
- Yêu cầu tập kể chuyện ở nhà. Chuẩn bị câu chuyện cho tuần học sau.
1’
1’
6’
6’
24’
2’
- Hát
- Lắng nghe.
- Nghe, quan sát tranh minh hoạ.
- đọc yêu cầu BT 1.
- Thảo luận cặp.
- HS lần lượt nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- Lớp nhận xét.
- Kể chuyện theo nhóm 4.
- Cá nhân lên kể từng đoạn trước lớp. Lớp nhận xét.
- Cá nhân lên kể toàn bộ câu chuyện
- Cá nhân tiếp nối nêu ý nghĩa.
- Lớp nhận xét, bổ xung.
Tiết 5: Kĩ thuật
Bài 1: Đính khuy hai lỗ ( 3 tiết: Tiết 1)
A – Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần phải:
- Nêu được cách đính khuy 2 lỗ.
- Rèn khả năng quan sát.
B - Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đính khuy 2 lỗ. Một số khuy 2 lỗ.
- Bộ dụng cụ khâu thêu lớp 5.
C – Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
III. Bài mới:
* GTB:
1. HĐ 1: Quan sát – nhận xét mẫu:
- Giới thiệu một số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1.a.
- Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ ?
- Giới thiệu mẫu đính khuy 2 lỗ và hình 1.b.
- Nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy ?
- Cho HS quan sát khuy đính trên áo của mình. Nêu nhận xét về khoảng cách các khuy, so sánh vị trí các khuy và lỗ khuyết trên 2 nẹp áo ?
- GV kết luận. 
2. HĐ 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy ?
- Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ ?
- GV quan sát, hướng dẫn, uốn nắn.
- Nêu cách đính khuy vào các điểm vạch dấu ?
- GV sử dụng bộ dụng cụ khâu thêu lớp 5. Hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy và đính khuy(H.4).
* Lưu ý : Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 – 4 lần.
- Hướng dẫ thao tác 3,4 : Quấn chỉ và kết thúc.
- GV hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy.
3.HĐ 3 : Thực hành.
- Hướng dẫn HS thực hành : Gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
- Theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ HS.
IV. Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn thực hành ở nhà và chuẩn bị thực hành ở tiết 2.
1’
1’
1’
5’
12’
18’
2’
- Hát tập thể.
- Quan sát.Nhận xét.
+ Có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Có nhiều màu sắc, ở giữa có 2 lỗ.
+ Đường chỉ khâu gọn giữa 2 lỗ khuy.
+ Các khuy nằm cách đều nhau.Mỗi khuy nằm song song với một lỗ khuyết trên 2 nẹp áo.
- Lớp đọc thầm mục 2(Tr.5)
+ Vạch dấu các điểm đính khuy.
+ Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- HS nêu cách vạch dấu.
- 1, 2 em lên bảng thực hiện vạch dấu. Lớp thực hiện trên bộ đồ dùng.
- HS nêu cách đính khuy:
+ Chuẩn bị đính khuy.
+ Đính khuy.
+ Quấn chỉ quanh chân khuy.
+ Kết thúc đính khuy.
- Quan sát hình 5, 6.
- 1, 2 em nêu lại cách chuẩn bị và đính khuy.
- HS thực hành nhóm trên bộ đồ dùng.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 1: Tập làm văn
cấu tạo của bài văn tả cảnh
A – Mục tiêu :
- Nắm được cấu tạo 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh.
- Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
B - đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung ghi nhớ.
- Giấy A0 trình bày cấu tạo bài: Nắng trưa.
C – Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới:
* GTB:
1. Nhận xét:
a) Bài tập 1(Tr.11).
- GV giải nghĩa: Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời sắp lặn, ánh sáng yếu ớt và tắt dần.
- GV giới thiệu thêm về sông Hương.
- Yêu cầu đọc và xác định mở bài, thân bài, kết bài của bài: Sông Hương.
- GV chốt lời giải đúng:
+ Mở bài: Từ đầu yên tĩnh này (Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh)
+ Thân bài: Mùa thu chấm dứt (Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn).
Thân bài gồm 2 đoạn.
+ Kết bài: Câu cuối (Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn).
b) Bài tập 2(Tr.12): Thứ tự miêu tả trong bài văn trên có gì khác với bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
- GV nhận xét, đánh giá & kết luận:
* Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả từng bộ phận của cảnh:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa (Màu vàng).
+ Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
+ Tả thời tiết, con người.
* Bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian :
+ Nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
2. Ghi nhớ: (SGK.Tr- 12).
- GV treo bảng viết ghi nhớ.
3. Luyện tập:
- Nhận xét cấu tạo của bài văn: Nắng trưa.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng trên giấy A0.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát + báo cáo sĩ số.
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT 1.
- Lớp đọc thầm.
- Lớp đọc thầm và xác định cấu tạo.
- Cá nhân nêu ý kiến. Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Lớp đọc lướt cả 2 bài văn.
- Thảo luận nhóm 4 (5’).
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến. 
- 1 – 2 em nêu lại cấu tạo của 2 bài văn trên.
- 2 – 3 em đọc ghi nhớ trên bảng phụ.
- 1 em đọc yêu cầu luyện tập.
- Thảo luận cặp. Cá nhân nêu ý kiến.
- HS nêu lại ghi nhớ của bài.
Tiết 2: Toán
Bài 3: ôn tập – so sánh hai phân số.
a – Mục tiêu:
- HS nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
B - Đồ dùng dạy học:
C – Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tính chất cơ bản của phân số?
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
* GTB:
1. Ôn tập cách so sánh hai phân số:
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?
VD: So sánh: 
- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số?
VD: So sánh hai phân số: 
- GV nhận xét, chữa.
- GV nhấn mạnh: Phương pháp chung để so sánh hai phân số là làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số.
2. Thực hành:
* Bài 1:(Tr.7)
- Yêu cầu lớp so sánh ra nháp. Cá nhân lên bảng chữa.
- GV nhận xét, chữa.
* Bài 2(Tr.7): Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà luyện tập và chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
10’
23’
2’
- Hát.
- 1 - 2 em nêu miệng.
- Ta so sánh các tử số với nhau. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. 
- 2 HS so sánh miệng: 
- Ta quy đồng để hai phân số có cùng mẫu số. Sau đó so sánh các tử số với nhau. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Lớp làm nháp, cá nhân lên bảng.
+ 
+ 
+ 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm 3(4’).
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, giải thích. Lớp nhận xét.
a) b) 
Tiết 3: Địa lí
Địa lí việt nam
bài 1: việt nam - đất nước chúng ta
A – Mục tiêu:
- Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và quả địa cầu.
- Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta.
- Nhớ diện tích lãnh thổ của nước Việt Nam.
- Thấy được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
B - Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.
C – Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới:
* GTB:
1.HĐ 1: Vị trí địa lí và giới hạn:
- Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
- Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ?
- Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
- Tên biển của nước ta là gì?
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ?
- GV cho HS quan sát quả địa cầu.
- Vị trí của nước ta có thuận lợi gì so với các nước khác ?
- Kết luận : Việt nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam á. Nước ta là một bộ phận của Châu á,...
2. HĐ 2 : Hình dạng và diện tích :
- Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
- Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
- So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu? 
- GV chốt kiến thức.
3. HĐ 3: Trò chơi:
- GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam. Hướng dẫn HS chỉ vị trí địa lí mà GV nêu trên bản đồ. GV gắn thẻ Đ, S lên vị trí học sinh chỉ.
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố – dặn dò:
- GV chốt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS quan sát H.1(SGK). Cá nhân lên chỉ trên bản đồ Việt Nam.
- Gồm đất liền, biển, đảo và quần đảo.
- Thảo luận cặp, chỉ lược đồ trong SGK.
- Giáp: Trung Quốc, Lào, Cam pu chia.
- Biển bao bọc phía đông, nam và tây nam của nước ta.
- Biển Đông.
- Đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ,...
- Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
- HS tiếp nối lên chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu.
- Giao lưu với các nước bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không.
- HS đọc SGK. Quan sát H.2(Tr.67)
- Đặc điểm : Hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S.
- 1650 km.
- Chưa đầy 50 km.
- HS quan sát bảng số liệu(Tr.68). 
- Nhận xét: Diện tích nước ta là 330.000 km2, đứng thứ 3 so với các nước trong bảng.
- 5 HS lên chơi tiếp sức. Bạn nào chậm không chỉ được, lớp đếm đến 5 là thua.
Tiết 4: Chính tả (Nghe – viết)
việt nam thân yêu
ôn tập quy tắc viết c/k ; g/gh ; ng/ngh
 A – Mục tiêu:
- Nghe – viết, trình bày đúng chính tả bài: Việt Nam thân yêu.
- Củng cố quy tắc viết chính tả với ng/ ngh; g/ gh; c/k.
B - Đồ dùng dạy học:
- Giấy Tôki ghi BT 2.
C – Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
III. Bài mới:
* GTB:
1. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài chính tả.
- GV đọc từng dòng thơ (1- 2 lượt)
- GV đọc toàn bài
- Chấm 1/3 số vở của lớp.
- Nhận xét, chữa lỗi chung.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2(Tr.6): Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau:
- GV hướng dẫn cách làm.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt kết quả đúng trên giấy Tôki
* Bài tập 3: Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu: Viết lại những chữ đã viết sai.
Ghi nhớ quy tắc chính tả.
1’
1’
1’
20’
15’
2’
- Hát.
- Theo dõi SGK.
- Đọc thầm, quan sát cách trình bày bài thơ lục bát.
- HS nghe – viết chính tả.
- Lớp soát bài, sửa lỗi.
- Những HS còn lại đổi vở soát lỗi 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- Lớp làm bài vào VBT. Cá nhân lên bảng điền vào giấy Tôki.
- Cá nhân đọc bài trong VBT.
- Lớp sửa bài.
-1 -2 em đọc bài đã hoàn chỉnh.
- HS đọc yêu cầu của BT.
- Thảo luận nhóm vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm treo bảng, trình bày.
Âm đầu
Đứng trước i, e, ê
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Âm “gờ”
Âm “ ngờ”
Viết là k
Viết là gh
Viết là ngh
Viết là c
Viết là g
Viết là ng
- HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/k; g/gh; ng/ngh.
Tiết 5: Thể dục
Bài 1: giới thiệu chương trình – tổ chức lớp.
đội hình đội ngũ. trò chơi: kết bạn
A – Mục tiêu:
- Giới thiệu chương trình thể dục lớp 5. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng.
- Một số quy định về nội quy, quy định tập luyện.
- Biên chế tổ, chọn cán sự bộ môn.
- Ôn ĐHĐN: cách chào, báo cáo; cách xin phép ra, vào lớp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nói to, rõ, đủ nội dung.
- Trò chơi: Kết bạn. HS nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
B - Địa điểm – phương tiện :
- Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập.
- 1 còi.
C – Nội dung – phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
I. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
- Khởi động: Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
II. Phần cơ bản:
1. Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5:
- GV giới thiệu chương trình.
- Nhắc nhở tinh thần học tập và tính kỉ luật.  
2. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện:
- Trang phục gọn gàng.
- Đi giầy, dép quai hậu.
- Khi nghỉ tập phải xin phép.
- Xin phép khi ra, vào lớp,...
3. Biên chế tổ tập luyện:
- Tổng số 15 HS, chia 3 tổ tập luyện.
- Các tổ tự bầu tổ trưởng.
4. Chọn cán sự thể dục:
- GV chỉ định: Lớp trưởng làm cán sự thể dục.
5. Ôn ĐHĐN:
- Ôn cách chào, báo cáo. Cách xin phép ra, vào lớp.
- GV làm mẫu. 
- Yêu cầu cán sự điều khiển ho lớp tập.
6. Trò chơi: Kết bạn.
III. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài học. Nhận xét, đánh giá giờ học.
 ĐH nhận lớp
Đội hình trò chơi : Kết bạn
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 1 : Tập đọc
quang cảnh làng mạc ngày mùa
Tô Hoài.
A – Mục tiêu :
1. Đọc lưu loát toàn bài.
- Đoc đúng các từ ngữ khó.
- Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng ; nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật.
2. Hiểu bài văn:
- Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
B - Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số tranh về sinh hoạt và quang cảnh làng quê.
C – Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Thời gian
Hoạt động của HS
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn văn (đã xác định) trong bài: Thư gửi các HS.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
* GTB:
1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV chia phần để HS luyện đọc.
+ Phần 1: Câu mở đầu.
+ Phần 2: Tiếp theo treo lơ lửng.
+ Phần 3: Tiếp theo đỏ chói.
+ Phần 4: Những câu còn lại.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa từ:
Hợp tác xã: Cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
- Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
- Chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
- Giúp HS giải nghĩa từ và nêu cảm nhận qua nghĩa từ đó.
- Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?
-
 Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- Nêu nội dung của bài văn?
- GV kết luận, ghi bảng đại ý.
c) Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn văn: Màu lúa chín màu rơm vàng mới. Đọc mẫu.
- Hướng dẫn đọc nhấn mạnh những từ ngữ tả màu vàng.
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài: Nghìn năm văn hiến.
- Hát + báo cáo sĩ số.
- 2 – 3 em đọc thuộc lòng.
- 2 HS khá đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc tiếp nối đoạn.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lớp đọc thầm bài.
+ Lúa - vàng xu

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 01.doc