Giáo án Lớp 1 - Tuần 1

TIẾT 2,3 Ổn định tổ chức

A- Mục đích - Yêu cầu:

 Giúp học sinh:

 - Nắm được nội quy học tập trong lớp học.

 - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.

 - Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.

 - Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.

 - Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có

 - Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.

B- Đồ dùng dạy học:

+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình

+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.

 - Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.

C- Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1411Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010	
Tiết 2	 	 Tiếng Việt
Tiết 2,3 ổn định tổ chức 
A- Mục đích - Yêu cầu:
 Giúp học sinh:
	- Nắm được nội quy học tập trong lớp học.
	- Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi giáo viên khi ra vào lớp.
	- Biết được các ký hiệu, hiệu lệnh của giáo viên đã quy định trong giờ học.
	- Bầu ban cán sự lớp, giúp ban cán sự lớp làm quen với nhiệm vụ được giao.
	- Biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có
	- Biết cách bọc, ghép dán và giữ gìn sách vở sạch đẹp.
B- Đồ dùng dạy học:
+ Học sinh: - Chuẩn bị toàn bộ đồ dùng, sách vở của mình
+ Giáo viên: - Dự kiến trước ban cán sự lớp.
	- Chuẩn bị sẵn nội quy lớp học.
C- Các hoạt động dạy học:
I- Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của môn học
- lớp trưởng báo cáo
- Để toàn bộ sách, vở, đồ dùng của môn TV cho GV kiểm tra
II- Dạy, học bài mới:
1- Giới thiệu bài (linh hoạt)
2- Dạy nội dung lớp học.
- GV đọc nội quy lớp học (2 lần)
- HS chú ý nghe
? Khi đi học em cần phải tuân theo những quy định gì?
- 1 số HS phát biểu 
Tiết 3: 3- Sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ 
- Xếp chỗ ngồi cho học sinh
- Chia lớp thành 2 tổ
- HS ngồi theo vị trí quy định của giáo viên
4- Bầu ban cán sự lớp:
- GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng
- Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp
- Hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn và chỉnh sửa
- HS nghe và lấy biểu quyết
- HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình.
- Lần lượt từng cá nhân tron ban cán sự lớp thực hành nhiệm vụ của mình.
5- Kiểm tra sách vở và đồ dùng của học sinh
- Yêu cầu để toàn bộ đồ dùng, sách vở lên mặt bàn.
- GV kiểm tra và thống kê số sách vở và đồ dùng còn thiếu của học sinh (nếu có) và yêu cầu các em mua bổ xung cho đủ.
- HS thực hiện theo Y/c
- HS theo dõi và thực hành
6- Giới thiệu một số ký hiệu và hiệu lệnh của giáo viên trong giờ học.
- GV chỉ vào từng ký hiệu có trên bảng và yêu cầu HS thực hành.
- HS theo dõi
- HS thực hành.
IV - Củng cố - dặn dò:
+ Trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
ờ: Chuẩn bị sách vở và đồ dùng cho tiết sau:
- HS chơi theo sự đk của quản trò
 .
Tiết 4:	 toán
Bài 1: Tiết học đầu tiên.
A. Mục tiêu:
	- Giúp HS nhận biết được những việc cần làm trong các tiết học môn Toán lớp 1.
	- HS biết được yêu cầu cần đạt trong môn toán lớp 1.
B. Đồ dùng:
	- Bộ đồ dùng dạy học toán của GV và HS.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức.
II. KTBC.
III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán 1.
	- GV cho HS xem bìa sách và các trang bên trong sau đó đưa ra quy định khi sử dụng SGK Toán 1.
3) Hướng dẫn HS làm quen với 1 số các hoạt động của môn Toán.
	- Cho HS quan sát các hình trong SGK (bài 1).
	- GV giới thiệu từng hình và tác dụng của chúng.
4) Giới thiệu những yêu cầu cần đạt khi dạy và học môn Toán 1.
	- Biết đếm đúng số lượng, đọc viết so sánh số.
	- Làm thành thạo các phép tính +, - khong nhớ trong phạm vi 100.
	- Biết quan sát tình huống và giải toán.
	- Biết đo độ dài, xem lịch hằng ngày, xem giờ đúng.
5) Giới thiệu bộ đồ dùng môn Toán.
	- GV cho HS quan sát bộ đồ dùng và hướng dẫn cách sử dụng từng dụng cụ.
	- GV nói lên tầm quan trọng của chúng và cách bảo quản.
IV. Củng cố – dặn dò.
	- GV tóm lại nội dung bài.
	- Nhắc HS chuẩn bị giờ sau.
 .
 Thứ ba ngày 17 tháng 8 năm 2010
Tiết 1	tiếng việt
Tiết 3, 4: Các nét cơ bản 
a. mục tiêu:
	- Giúp HS bước đầu làm quen với các nét cơ bản, nói đúng tên từng nét.
	- HS bước đầu viết được các nét cơ bản theo đúng QT và tương đối chính xác.
	- Tạo cho HS không khí phấn khởi, vui tươi trong học tập.
B. Đồ dùng:
	- Bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức.
II. KTBC.
- Kiểm tra đồ dùng HS.
 III. Bài mới.
 1) Giới thiệu bài.
2) Dạy bài mới.
a) Các nét: Ngang, sổ thẳng, xiên phải, xiên trái:
- GV treo bảng phụ giới thiệu tên các nét và đọc.
- GV hướng dẫn HS qui trình viết và viết mẫu:
b) Các nét: Móc xuôi, ngược, cong, hở phải, trái, khuyết trên dưới (hướng dẫn như phần a
Tiết 2: 3) Luyện tập.
a) Luyện đoc:
- GV chỉ từng nét không theo thứ tự.
b) Luyện viết:
- GV hướng dẫn qui trình viết từng nét và viết mẫu:
IV. Củng cố và dặn dò.
- GV tóm lại nội dung bài.
- Nhắc HS chuẩn bị giờ sau.
- HS quan sát, nhẩm theo.
- HS đọc tên từng nét.
- HS quan sát và viết các nét vào bảng con.
- HS đọc CN - ĐT.
- HS quan sát và viết lại từng nét.
- HS đọc lại tên các nét.
---------------------------------------------------------
Tiết 4:	 tự nhiên xã hội
bài 1: Cơ thể chúng ta
 (Tích hợp QTE)
A. Mục tiêu:
	- Giúp HS kể tên đúng các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
	- Biết một số cử động của: đầu, mình, cổ, chân.
	- Rèn thói quen hoạt động cơ thể phát triển tốt để thực hiện tốt quyền được sống còn và phát triển, quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ, quyền được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
B. Đồ dùng:
	- Tranh minh họa SGK.
C. Các hoạt động day – học:
1) Các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh gọi đúng các bộ phậ bên ngoài của cơ thể.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu hình 4 trong SGK.
- HS chỉ và kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể người.
2) Hoạt động của một số bộ phận.
a. Mục tiêu:
- Giúp HS biết một số hoạt động của cơ thể người.
b. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu hình 5 SGK.
- HS quan sát và nói các bạn trong tranh đang làm gì và nói cơ thể gồm mấy phần.
- HS thực hành lại các động tác của các bạn trong tranh.
c. Kết luận:
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần đầu, mình, chân, tay. Chúng ta nên tích cực hoạt động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. cho cơ thể khoẻ mạnh. 
3) Tập thể dục.
a. Mục tiêu:
- Gây hứng thú rèn luyện thân thể cho HS.
b) Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS học bài thơ:
“Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi.”
- GV kết hợp làm chậm từng động tác cho HS làm theo.
- GV yêu cầu HS tự làm động tác.
c) Kết luận:
4) Củng cố :
- Muốn cơ thể phát triển tôt cần tập thể duc hằng ngày.
- GV tóm lại nội dung bài.
- HS tập lại bài thơ trên.
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS nhắc lại.
- Hoạt động tập thể
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009
Tiết 1	tiếng việt
 Tiết 5,6: e
A. Mục tiêu:
	- Giúp HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
	- Bước đầu nhận mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
	- Giúp HS phát triển lời nói TN theo chủ đề: “Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình”.
B. Đồ dùng:
	- Bảng phụ, tranh minh hoạ cho từ, tiếng khoá.
	- Tranh minh hoạ cho phần luyện nói.
C. Cac hoạt động dạy – học:
 I. ổn định tổ chức.
 II. KTBC.
 III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Dạy chữ ghi âm.
a) Nhận diện chữ:
- GV viết bảng chữ e và nói “chữ e gồm 1 nét thắt”.
b) Nhận diện và phát âm:
- GV phát âm mẫu chữ e.
- GV chỉ bảng chữ e.
c) Viết bảng con:
- GV viết mẫu và phân tích quy trình viết chữ: e
Tiết 2: 3) Luyện tập.
a) Luyện đọc:
- GV chỉ bảng cho HS đọc lại chữ e.
b) Luyện viết:
- GV nêu lại quy trình viết và viết mẫu.
- GV chấm vài bài nhận xét.
c) Luyện nói:
- Giới thiệu chủ điểm luyện nói và yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
? Quan sát tranh em thấy trong tranh vẽ gì.
? Mỗi bức tranh nói về con vật nào.
? Các bạn nhỏ trong tranh được học gì.
? Lớp chúng mình các bạn có thích đi học không.
- GV tổng kết phần luyện nói.
 IV. Củng cố.
- HS đọc lại bài.
- Nhắc HS chuẩn bị giờ sau.
- HS nêu tên các tên nét cơ bản đã học.
- HS quan sát và nêu chữ e giống hình gì.
- HS phát âm e CN - ĐT.
- HS quan sát và tô lại trên không trung.
- HS viết vào bảng con 3 lần.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát và nêu chữ e gồm nét gì sau đó tô lại chữ e trong vở tiếng việt.
- HS quan sát và tự trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm đôi.
----------------------------------------------------------------
Tiết 3	 toán
 Tiết :2 Nhiều hơn – ít hơn 
A. Mục tiêu:
	- Giúp HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
	- Biết sử dụng các từ “Nhiều hơn – ít hơn” khi so sánh các nhóm đồ vật.
B. Đồ dùng:
	- Một số cốc nhựa, thìa nhựa nhỏ.
	- Tranh minh hoạ trong bài.
C. Các hoạt động dạy – học:
I. ổn định tổ chức.
II. KTBC.
	- Gọi HS giới thiệu tên các đồ dùng của mình.
III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Dạy bài mới.
a) So sánh số lượng cốc, thìa:
- GV thao tác với số lượng cốc, thìa và hỏi:
? Còn cốc nào không, có thìa không.
- Kết luận: “Khi mỗi cốc có một thìa, còn một côc không cốc không co thìa ta nói rằng: Số cốc nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số cốc”.
b) So sánh số lượng bút và nắp bút ( Tương tự phần a ).
3) Thực hành.
- GV giới thiệu tứng nhómsố lượng trong SGK.
- GV yêu cầu HS nêu: “Số cà rốt ít hơn số thỏ hay số thỏ nhiều hơn số cà rốt”.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát và nêu lên nhóm đồ vật nào ít, nhóm đồ vật nào nhiều.
.
Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010
Tiết: 1 toán
Tiết 3: Hình vuông, hình tròn
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh nhận ra và nói đúng tên hình tròn, hình vuông.
	- Bước đầu nhận ra hình tròn, hình vuông qua các vật thật.
B. Đồ dùng.
	- Một số hình tròn, hình vuông có màu sắc, kích thước khác nhau.
C. Các hoạt động dạy học.
	I .ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ.
- VG cho HS so sánh số lượng 3 cái bút và 3 quyển vở.
	III. Bài mới:
1) giới thiệu bái.
2) giới thiệu hình vuông.
- VG đặt lên bảng một số hình vuông và giới thiệu: “Đây là hình vuông”
- Giáo viên chỉ lai lần lượt các hình.
- Giáo viên đặt một số hình khác.
- Giáo viên giới thiệu khăn mùi xoa có dạng hinh vuông.
3) Giáo viên giới thiệu hình tròn. (Tương tự như hình vuông).
- Yêu cầu học sinh phân biệt hình vuông, hình tròn.
4) Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tô màu (cùng màu) vào các hình cùng dạng.
- Học sinh đọc hình vuông.
- Học sinh chỉ hình tròn, hình vuông.
- Học ssinh tìm các vật có dạng hình vuông.
- Học sinh tô màu và neu tên các hình.
	IV. Củng cố dặn dò.
	? Hôm nay học bài gì.
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
Tiết 2 
 Tiếng việt
 Tiết: 7 + 8: b
A – Mục tiêu:
	- Giúp học sinh làm quen & nhận biết được chữ ghi âm b, bé. Ghép được tiếng bé đọc và viết được chữ b. Nhận biết mối quan hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.
 	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các hoạt động khác nhau trong tiết học.
B - Đồ dùng: 
	- Đồ dùng dạy học Tiếng Việt.
	- Tranh ảnh minh hoạ cho tiếng mói và phần luyện nói.
C – Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức.
	II. Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc và viết chữ e.
	III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Dạy chữ ghi âm b.
a) Nhận diện chữ b.
- Giáo viên ghi chữ b và giới thiệu: Chữ b gồm nét khuyết trên và nét thắt.
b) Phát âm – ghép tiếng:
- Giáo viên phát âm chữ b.
- Giáo viên đánh vần: b – e – be.
c) Viết bảng.
- GVviết mẫu và phân tích cách viết.
Tiết 3: 3) Luyện tập:
a) Luyện đọc:
- GV chỉ bảng ND tiết 1.
b) Luyện viết:
-GV hướng dẫn HS viết chữ b, bevào vở tập viết.
- GV thu bài chấm điểm.
c) Luyện nói:
- GVgiới thiệu tên chủ đề luyện nóivà đạt câu hỏi.
? Ai đang học bài 
? Ai đang tập viết chữ a
? Voi đang làm gì 
? Voi có biết chữ không
? Các bức tranh này có gì giống và khác nhau.
 IV. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay học bài gì.
 -VG nhận xết giờ học.
- Học sinh quan sát và so sánh giữa b và e.
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.
- Học sinh đánh vầ cá nhân đồng thanh.
- HS đọc và nêu độ cao của từng con chữ.
- HS viết bảng con ba lần.
- HS đọc trơn CN-ĐT
- HS đọc lại bài viết,nêu độ cao của từng con chữ và viết bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-HS đọc lại toàn bài.
----------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 Tiếng việt.
 Tiết: 9,10.Thanh sắc ( / )
A. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được dấu thanh sắc và tên của dấu thanh sắc.
	- Học sinh biết ghép tiéng bé, biết được dấu thanh sắc ở tiếng bé chỉ tên đồ vật, sự vật.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Các hoạt động khác nhau của trẻ em .
B. Đồ dùng:
	- Bộ đồ dùng dạy âm, vần. 
	- Tranh minh hoạ tiếng mới và phần luyện nói.
C. Các hoạt động dạy học.
	I. ổn định tổ chức.
	II. Kiểm tra bài cũ.
	- Đọc b, be.
	- Viết b, be.
	III Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Dạy dấu thanh sắc.
a) Nhận dạng dấu thanh.
- Giáo viên ghi dấu thanh sắc lên bảng và giới thiệu: “Dấu thanh sắc là nét sổ nghiêng phải”.
b) Phát âm.
- Giáo viên ghi tiếng bé và đánh vần.
? Dấu thanh sắc ghi trên âm gì.
c) Viết bảng.
- Giáo viên viét dấu thanh sắc và nêu quy trình viết.
Tiết 2: 3) Luyện tập.
a) Luyện đọc.
- Giáo viên chỉ vào nội dung bài tiết 1.
b) Luyện viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết (/, be, bé).
- Giáo viên thu vài bài chấm và nhận xét.
c) Luyện nói.
- Giáo viên giới thiệu tên của chủ đề: “Bé nói về các hoạt động hằng ngày”.
- Học sinh tìm dấu thanh và cài.
- Âm e.
- Học sinh nêu độ cao của dấu.
- Học sinh tô tay không sau đó viết bảng con ba lần.
- Học sinh đọc trơn cá nhân, đồng thanh.
- Học sinh nêu độ cao, khoảng cách của mỗi con chữ.
- Viết vào vở tập viết.
- Giáo viên hỏi:
	? Trong tranh vẽ gì.
	? Các bức tranh này có gì giống và khác nhau.
	? Ngoài những hoạt động trong tranh, các em còn có những hoạt động nào khác. (Cho học sinh tự do phát biểu)
 - GV yêu cầu HS nói một vài hoạt động của mình.
	IV. Củng cố, dặn dò.
 .
Tiết: 3 Toán
 Tiết: 4. Hình tam giác
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh nhận ra và nói đúng tên hình tam giác.
	- Bước đầu nhận ra hình tam giác qua các vật thật.
B. Đồ dùng.
	- Một số hình tam giác có màu sắc, kích thước khác nhau.
	- Bộ đồ dùng toán.
C. Các hoạt động dạy học.
	I .ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ.
- VG cho HS nhận dạng hình tròn, hình vuông.
	III. Bài mới:
1) giới thiệu bài.
2) giới thiệu hình tam giác.
- Giáo viên gắn hình tam giác lên bảng và giới thiệu: “Đây là hình tam giác”.
- GV chỉ vào các hình còn lại.
- GV giới thiệu vật có dạng hình tam giác.
3) Thực hành.
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS tô các màu ( giống nhau)và các hình tam giác.
 Bài 2:
 - GV yêu cầu HS xếp các hình thành hình: nhà, núi, thuyền ...
 IV. Củng cố,dặn dò:
- GV tóm lại ND bài và nhắc chuẩn bị giờ sau.
- HS quan sát và đọc tên hình .
- HS tìm và nên các vật có dạng hình tam giác .
-HS làm việc cá nhân tô màu và nêu số lượng hình đọc tô.
- HS làm việc theo nhóm và giới thiệu sản phẩm cuả mình.
- HS nêu tên hình mới học. 
 ..
Tiết 4: Giáo dục tập thể
Nhận xét tuần 1
A. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ 
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Ngoài ngoãn, biết giúp đỡ bạn bè.
2. Tồn tại: 
- ý thức giữ gìn sách vở chưa tốt, còn bẩn, nhàu, quăn mép
- Chưa cố gắng trong học tập (Nguyệt, Quang, Long, Thi, Tích, Trà, Hương, Phương, Tình, Trang, Trung, Cầm)
- Vệ sinh cá nhân còn bẩn: (Nguyệt, Quang, Tình, Trang, Trung )
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1.doc