Giáo án Lớp 1 tuần 17 (tiết 2)

1. Kiến thức: Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nuốt, ngoạm ; rắn nước, Long Vương, đánh tráo (MB); bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt (MN).

- Nghỉ ngơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Nhấn giọng ở một số từ kể về sự thông minh, tình nghĩa của chó, mèo.

2. Kỹ năng: Hiểu được ý nghĩa của các từ mới: Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà thông minh và tình nghĩa.

 

doc 29 trang Người đăng haroro Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 tuần 17 (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo từng nội dung.
2Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa của các từ mới: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
Hiểu nội dung của bài: loài gà cũng biết nói chuyện với nhau và sống tình cảm như con người.
3Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện đọc.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm ngọc
Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Tìm ngọc.
Mỗi HS đọc 2 đoạn và trả lời 1 câu hỏi.
+ Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý?
+ Nhờ đâu Chó và Mèo tìm lại được ngọc?
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Chủ điểm tuần này là gì?
Bạn trong nhà chúng ta là những con vật nào?
Hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm về một người bạn rất gần gũi và đáng yêu qua bài Gà “tỉ tê” với gà
Ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
 Ÿ Phương pháp: Trực quan, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu.
a) Đọc mẫu
Treo tranh minh họa và đọc mẫu lần 1.
Chú ý: Giọng kể tâm tình, chậm rãi khi đọc lời gà mẹ đều đều “cúc cúc” báo tin cho các con không có gì nguy hiểm; nhịp nhanh: khi có mồi.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc các từ GV ghi trên bảng.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu và tìm các từ khó.
c) Luyện ngắt giọng
Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt các câu dài.
Gọi HS nêu nghĩa các từ mới.
d) Đọc cả bài
Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm
g) Cả lớp đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Ÿ Phương pháp: Trực quan , giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh. SGK.
Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào?
Gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
Gà con đáp lại mẹ thế nào?
Từ ngữ nào cho thấy gà con rất yêu mẹ?
Gà mẹ báo cho con biết không có chuyện gì nguy hiểm bằng cách nào?
Gọi 1 HS bắt chước tiếng gà?
Cách gà mẹ báo tin cho con biết “Tai họa! Nấp mau!”
Khi nào lũ con lại chui ra?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi nhiều HS:
Qua câu chuyện, con hiểu điều gì?
Loài gà cũng có tình cảm, biết yêu thương đùm bọc với nhau như con người.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà quan sát các con vật nuôi trong gia đình.
Chuẩn bị: Thêm sừng cho ngựa.
Hát
- HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét.
Bạn trong nhà.
Chó, Mèo.
Mở SGK trang 141.
Nghe, theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc các từ: gấp gáp, roóc roóc, nguy hiểm, nói chuyện, nũng nịu, liên tục (MB); gõ mỏ, phát tín hiệu, dắt bầy con (MT, MN).
Đọc nối tiếp và tìm các từ khó đọc.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Từ khi gà con nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu/ nũng nịu đáp lời mẹ.//
Đàn con đang xôn xao/ lập tức chui hết vào cánh mẹ,/ nằm im.//
Đọc phần chú giải.
Đọc từng đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu đến lời mẹ.
 Đoạn 2: “Khi gà mẹ mồi đi”
 Đoạn 3: “Gà mẹ vừa bới nấp mau”
 Đoạn 4: Phần còn lại.
Lần lượt từng em đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS thi đua đọc.
Từ còn khi nằm trong trứng.
Gõ mỏ lên vỏ trứng.
Phát tín hiệu nũng nịu đáp lại.
Nũng nịu.
Kêu đều đều “cúc cúc cúc”
Cúc cúc cúc.
Xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc, roóc”.
Khi mẹ “cúc cúc cúc” đều đều 
Đọc bài.
Mỗi loài vật đều có tình cảm riêng, giống như con người./ Gà cũng nói bằng thứ tiếng riêng của nó/
MÔN: TOÁN
Tiết: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính.
Cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (tính viết).
2Kỹ năng: Bước đầu làm quen với bài toán một số trừ đi một tổng.
Giải bài toán về ít hơn.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập. Bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
Sửa bài 4, 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự nhẩm, ghi kết quả nhẩm vào Vở bài tập.
Bài 2:
Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu HS khác nhận xét bài bạn trên bảng.
Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện với các phép tính: 90 – 32; 56 + 44; 100 – 7.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Viết lên bảng.
17
 - 3 - 6 
Hỏi: Điền mấy vào £?
Điền mấy vào ?
Ở đây chúng ta thực hiện liên tiếp mấy phép trừ? Thực hiện từ đâu tới đâu?
Viết 17 – 3 – 6 = ? và yêu cầu HS nhẩm to kết quả.
Viết 17 – 9 = ? và yêu cầu HS nhẩm.
So sánh 3 + 6 và 9
Kết luận: 17 – 3 – 6 = 17 – 9 vì khi trừ đi một tổng ta có thể thực hiện trừ liên tiếp các số hạng của tổng.
Yêu cầu HS làm tiếp bài.
v Hoạt động 2: Giải bài toán về ít hơn.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng gì?
Yêu cầu HS ghi tóm tắt và làm bài
 Tóm tắt
	60 l
Thùng to: 	/------------------/---------/
Thùng nhỏ:	/------------------/ 22 l
 ? l
Bài 5: Trò chơi: Thi viết phép cộng có tổng bằng một số hạng
Phát cho mỗi đội chơi 1 viên phấn, yêu cầu các đội xếp thành hàng sau đó các thành viên trong đội lần lượt lên bảng ghi phép tính vào phần bảng của đội mình theo hình thức tiếp sức. Sau 5 phút đội nào ghi được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
- Hát
- 2 HS lên bảng làm bài. HS sửa bài.
Tự nhẩm sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) thông báo kết quả cho GV.
Làm bài tập.
Nhận xét bài bạn về cách đặt tính (thẳng cột/chưa thẳng cột), về kết quả tính(đúng/sai)
Điền số thích hợp
Điền 14 vì 17 – 3 = 14
Điền 8 vì 14 – 6 = 8.
Thực hiện liên tiếp 2 phép trừ. Thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
17 trừ 3 bằng 14. 14 trừ 6 bằng 8.
17 – 9 = 8.
3 + 6 = 9
- HS làm bài. HS sửa bài.
Đọc đề.
Bài toán cho biết thùng to đựng 60 lít, thùng bé đựng ít hơn 22 lít.
Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước?
Bài toán về ít hơn.
Làm bài.	
	Bài giải
	Thùng nhỏ đựng là:
 60 – 22 = 38 (lít)
 Đáp số: 38 lít
- HS thi đua.
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI
Thứ tư ngày 29 tháng 12 năm 2004
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết:TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU : AI THẾ NÀO? 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về loài vật.
2Kỹ năng: Biết dùng đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi loài vật.
Bước đầu biết so sánh các đặc điểm.
3Thái độ:Biết nói câu có dùng ý so sánh.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Thẻ từ ở bài tập 1. Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 và 3.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ chỉ tính chất. Câu kiểu: Ai thế nào?
Gọi HS lên bảng.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tiết trước các em đã biết dùng từ trái nghĩa để đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Hôm nay các em sẽ được học tiếp các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thi đua.
ị ĐDDH: Tranh. Bảng phụ, thẻ từ.
Bài 1
Treo các bức tranh lên bảng.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 4 HS lên bảng nhận thẻ từ.
Nhận xét, chữa bài.
Yêu cầu HS tìm câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về các loài vật.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thi đua, giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh. Bảng phụ.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc câu mẫu.
Gọi HS nói câu so sánh.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc câu mẫu:
Gọi HS hoạt động theo cặp.
Gọi HS bổ sung.
Nhận xét, tuyên dương các cặp nói tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Có thể gọi 2 HS nói câu có từ so sánh nếu còn thời gian.
Dặn HS về nhà làm BT2 và 3 vào vở.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HK1.
Hát	
3 HS đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm 1 HS làm miệng bài tập 2.
Chọn mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
2 HS 1 nhóm làm 2 bức tranh. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập. Mỗi thẻ từ gắn dưới 1 bức tranh:
1. Trâu khỏe 2. Thỏ nhanh
2. Rùa chậm 4. Chó trung thành
Khỏe như trâu.
 Nhanh như thỏ.
 Chậm như rùa
Thêm hình ảnh so sánh vào sau các từ dưới đây.
Đẹp như tiên (đẹp như tranh).
HS nói liên tục.
Cao như con sếu (cái sào).
Khỏe như trâu (như hùm).
Nhanh như thỏ (gió, cắt).
Chậm như rùa (sên).
Hiền như Bụt (đất).
Trắng như tuyết (trứng gà bóc).
Xanh như tàu lá.
Đỏ như gấc (son).
- HS đọc.
- HS đọc câu mẫu.
- HS thi đua theo cặp.
ÂM NHẠC
TỰ CHỌN
--------------------------------
MÔN: TOÁN
Tiết: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu về:
Cộng trừ nhẩm trong bảng.
Cộng trừ số trong phạm vi 100.
2Kỹ năng: Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ hoặc số trừ chưa biết trong một hiệu khi đã biết các thành phần còn lại.
Giải bài toán về ít hơn.
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Biểu tượng về hình tứ giác.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
Đặt tính rồi tính: 90 – 32 ; 56 + 44 ; 100 – 7.
Sửa bài 4.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài.
Gọi 1 HS đọc chữa bài sau đó gọi HS nhận xét
Nhận xét và cho điểm.
Bài 2:
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
Yêu cầu HS nêu rõ cách đặt tính và thực hiện phép tính: 100 – 2; 100 – 75; 48 + 48
Nhận xét và cho điểm.
v Hoạt động 2: Tìm số hạng, số bị trừ hoặc số trừ .
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: x + 16 = 20 và hỏi: x là gì trong phép cộng x + 16 = 20?
Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm ý a, 1 HS làm trên bảng lớp
Nhận xét và cho điểm.
Viết tiếp: x – 28 = 14 và hỏi x là gì trong phép trừ x – 28 = 14.
Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Yêu cầu HS làm tiếp ý b.
Nhận xét và cho điểm.
Viết lên bảng: 35 – x = 15 và yêu cầu tự làm bài.
Tại sao x lại bằng 35 trừ 15?
Nhận xét và cho điểm.
v Hoạt động 3: Biểu tượng về hình tứ giác.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 5:
Treo bảng phụ và đánh số từng phần
Yêu cầu HS quan sát và kể tên các hình tứ giác ghép đôi.
Hãy kể tên các hình tứ giác ghép ba.
Hãy kể tên các hình tứ giác ghép tư.
Có tất cả bao nhiêu hình tứ giác.
Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
Dặn dò HS tự ôn lại các kiến thức về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100, tìm số hạng, tìm số bị trừ, tìm số trừ. Giải bài toán có lời văn. Hình tứ giác.
Chuẩn bị: Ôn tập về hình học.
- Hát
- HS thực hiện . Bạn nhận xét.
Tự làm bài.
Đọc chữa bài, các HS khác kiểm tra bài của mình theo bài của bạn đọc chữa.
Làm bài. Cả lớp nhận xét bài của bạn trên bảng.
3 HS lần lượt trả lời.
Tìm x
X là số hạng chưa biết
Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
 x + 16 = 20
 x = 20 – 16
 x = 4
x là số bị trừ.
Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
 x – 28 = 14
 x = 14 + 28
 x = 42
 35 – x = 15
 x = 35 – 15
 x = 20
Vì x là số trừ trong phép trừ 35–x= 15. Muốn tính số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
HS quan sát và nêu: Hình ( 1 + 2 )
Hình ( 1+2+4), hình (1+2+3)
Hình ( 2+3+4+5 ).
Có tất cả 4 hình tứ giác.
D. 4
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: TÌM NGỌC
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Dựa vào tranh minh họa và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện .
2Kỹ năng: Biết thể hiện lời kể tự nhiên với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp.
Biết nghe và nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh họa trong SGK.
HS: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Con chó nhà hàng xóm.
Gọi 5 HS lên kể nối tiếp câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
Gọi 1 HS nói ý nghĩa của câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tuần trước các em đã kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. Vẫn đề tài về động vật, hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện Tìm ngọc.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận nhóm.
ị ĐDDH: Tranh.
a) Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý
Bước 1: Kể trong nhóm.
Treo bức tranh và yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Mỗi nhóm 6 HS .
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện kể về 1 bức tranh để 6 nhóm tạo thành 1 câu chuyện.
Yêu cầu HS nhận xét bạn.
Chú ý khi HS kể tập thể GV có thể giúp đỡ từng nhóm bằng các câu hỏi sau: 
Tranh 1
Do đâu chàng trai có được viên ngọc quí?
Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng ngọc?
Tranh 2
Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà chàng?
Anh ta đã làm gì với viên ngọc?
Thấy mất ngọc Chó và Mèo đã làm gì?
Tranh 3
Tranh vẽ hai con gì?
Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn?
Tranh 4
Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Chuyện gì đã xảy ra với Chó và Mèo?
Tranh 5
Chó và Mèo đang làm gì?
Vì sao Quạ lại bị Mèo vồ?
Tranh 6
Hai con vật mang ngọc về, thái độ của chàng trai ra sao?
Theo con, hai con vật đáng yêu ở điểm nào?
v Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. 
Ÿ Phương pháp: Thực hành, thi đua.
ị ĐDDH: SGK. Tranh.
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét.
Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Câu chuyện khen ngợi nhân vật nào?
Khen ngợi về điều gì?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HK1.
Hát
- HS kể. Bạn nhận xét.
- HS nêu.
HS kể theo nhóm. Trong nhóm mỗi HS kể về 1 bức tranh. HS khác nghe và chữa cho bạn.
Mỗi nhóm chọn 1 HS kể về 1 bức tranh do GV yêu cầu.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Cứu 1 con rắn. Con rắn đó là con của Long Vương. Long Vương đã tặng chàng trai viên ngọc quí.
Rất vui.
Người thợ kim hoàn.
Tìm mọi cách đánh tráo.
Xin đi tìm ngọc.
Mèo và Chuột.
Bắt được chuột và hứa sẽ không ăn thịt nếu nó tìm được ngọc.
Trên bờ sông.
Ngọc bị cá đớp mất. Chó và Mèo liền rình khi người đánh cá mổ cá liền ngậm ngọc chạy biến.
Mèo vồ quạ. Quạ lạy van và trả lại ngọc cho Chó.
Vì nó đớp ngọc trên đầu Mèo.
Mừng rỡ.
Rất thông minh và tình nghĩa.
6 HS kể nối tiếp đến hết câu chuyện 
Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
1 HS kể.
Khen ngợi Chó và Mèo vì chúng thông minh và tình nghĩa.
THỦ CÔNG
GẤP CẮT BIỂN BÁO
Thứ năm ngày 30 tháng 12 năm 2004
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: THÊM SỪNG CHO NGỰA
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Đọc trơn được cả bài, đúng các từ ngữ: quyển vở, hí hoáy, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: phụ âm đầu l/n (MB), từ có thanh hỏi/ngã (MT, MN)
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Giọng đọc vui, phân biệt được lời của từng nhân vật.
2Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa của các từ mới.
Hiểu tính hài hước của câu chuyện: Cậu bé vẽ ngựa không ra ngựa, lại vẽ thêm sừng để nó thành con bò.
3Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ viết sẵn các câu, từ cần luyện đọc. Tranh vẽ 1 con bò, 1 con ngựa.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Gà “tỉ tê” với gà.
Gọi 3 HS đọc bài Gà “tỉ tê” với gà và trả lời các câu hỏi:
Trứng và gà mẹ trò chuyện với nhau bằng cách nào?
Qua câu chuyện con hiểu gì về loài gà?
Bắt chước tiếng gà mẹ gọi con khi không có gì nguy hiểm?
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
Bức tranh vẽ con gì?
Cậu bé vẽ ntn mà chúng ta lại không biết là con gì. Lớp mình cùng học bài tập đọc để biết điều đó.
Ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Trực quan, giảng giải.
ị ĐDDH: Bảng cài: từ khó, câu.
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu lần 1.
Chú ý:
	Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi.
	Giọng người mẹ: ngạc nhiên.
	Giọng Bin: hồn nhiên, tự tin.
b) Luyện phát âm.
Luyện đọc các từ ghi trên bảng.
GV yêu cầu HS đọc từng câu.
c) Luyện ngắt giọng.
Treo bảng phụ có các câu cần luyện đọc. Yêu cầu HS tìm cách ngắt và đọc.
d) Đọc từng đoạn
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
Chia nhóm và yêu cầu HS đọc bài trong nhóm.
e) Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Ÿ Phương pháp: Trực quan , giảng giải.
ị ĐDDH: Tranh. SGK.
Bin ham vẽ ntn?
Bin thường vẽ bằng gì?
Thấy Bin ham vẽ mẹ đã làm gì?
Mẹ muốn Bin vẽ con gì?
Nghe mẹ bảo Bin đã làm gì?
Gọi HS giải nghĩa từ hí hoáy.
Vì sao mẹ hỏi: “Con vẽ gì đây?”
Thái độ của mẹ ra sao?
Bin định chữa bức vẽ ntn?
Cho HS xem bức tranh con bò và con ngựa.
Bức tranh vẽ con gì?
Các con đã nhìn thấy con bò , con ngựa. Vậy hãy khuyên Bin thế nào để cậu bé khỏi buồn và vẽ lại?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai.
Cậu bé Bin đáng cười ở điểm nào?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập cuối HK1.
- Hát
- HS đọc và TLCH. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cậu bé đang khoe với mẹ bức vẽ.
- Mẹ không hiểu cậu bé vẽ con gì.
- Mở SGK trang 144
- Theo dõi và đọc.
- Đọc các từ: nền, nào, lại, quyển vở, hí hoáy (MB), quyển vở, hí hoáy, vẽ (MT, MN)
- Đọc nối tiếp từng câu. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu 
	Đúng,/ không phải con ngựa.// Thôi,/ để con vẽ thêm hai cái sừng// cho nó thành con bò vậy//
- Nối tiếp đọc.
	Đoạn 1: Bin rất . . . với mẹ.
	Đoạn 2: Mẹ ngạc nhiên . . . con bò vậy.
- Luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đua đọc.
- Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có bức vẽ của em.
- Bằng phấn, bằng than.
- Mua cho Bin một quyển vở vẽ và hộp bút chì màu.
- Con ngựa nhà mình.
- Mang vở và bút ra tận chuồng ngựa, vừa ngắm, vẽ rồi lại xoá, xoá rồi lại vẽ, hí hoáy rất lâu rồi cũng xong.
- Đọc SGK.
- Vì Bin vẽ chẳng giống con ngựa.
- Rất ngạc nhiên.
- Thêm hai cái sừng để con vật thành con bò.
- Chẳng giống ngựa, chẳng giống bò.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim. Cứ tập vẽ rồi cậu sẽ vẽ đẹp./ Cậu hãy quan sát kĩ và vẽ lại nhé! Cậu vẽ rất đẹp./ Chịu khó tập, lần sau cậu sẽ vẽ đẹp hơn.
- 3 HS đọc.
- 1 HS trả lời.
MÔN: CHÍNH TẢ
Tiết: GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ.
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nghe – viết đúng đoạn: Khi gà mẹ thong thả  mồi ngon lắm.
2Kỹ năng: Củng cố quy tắc chính tả ao/au; et/ec, r/d/gi
Viết đúng câu có dấu ngoặc kép.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng ghi quy tắc chính tả ao/au; et/ec, r/d/gi
HS: Vở, bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm ngọc.
Gọi 2 HS lên bảng viết các từ khó do GV đọc, HS dưới lớp viết vào nháp.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong giờ Chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Gà “tỉ tê” với gà và ôn tập các quy tắc chính tả.
Phát triển các 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc