Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU :

- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX :

+ Kinh tế : xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.

+ Xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới : chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.

* Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta : do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

* Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp giai cấp mới trong xã hội.

II. CHUẨN BỊ :

- Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu về KT-XH Việt Nam thời bấy giờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 4578Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ hai, ngày 31 tháng 8 năm 2009 
Môn : Lịch sử 
Xã hội Việt Nam 
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
KTKN : 99 
SGK : 10 
I. MỤC TIÊU :
- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX :
+ Kinh tế : xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
+ Xã hội : xuất hiện các tầng lớp mới : chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
* Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta : do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
* Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp giai cấp mới trong xã hội.
II. CHUẨN BỊ :
- Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu về KT-XH Việt Nam thời bấy giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ: Cuộc phản công ở kinh thành Huế. 
- Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế ? 
- Học sinh trả lời
- Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương? 
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
B. Bài mới
* Giới thiệu bài : “Xã Hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX”
1. Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
* Hoạt động 1 : (làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, nhóm
- đọc đoạn : “ Vào những năm ... đường xe lửa”.
- GV nêu vấn đề : Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì ? Việc làm đó đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta ? 
- Thảo luận nhóm :
- HS nêu: tiến hành cuộc khai thác KT mà lịch sử gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của nhân dân ta. 
- Trình bày những chuyển biến về kinh tế của nước ta ? 
+ Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế VN cuối TK XIX-đầu TK XX
- Thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta, chúng đẩy mạnh khai thác khoáng sản (nhất là than) ...
+ Ở giai đoạn này, xã hội Việt Nam có gì phát triển hơn so với trước ? Mục đích của việc này là gì ?
- Hệ thống giao thông vận tải được xây dựng, lần đầu tiên có đường ô tô, đường xe lửa. 
- Phục vụ cho nhu cầu của người Pháp.
+ Đời sống của công nhân, nông dân VN trong thời kì này như thế nào ?
- bị cướp hết đất, đời sống cực khổ, lao động với giá rẻ mạt
* Nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta ?
- do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Ÿ Kết luận : Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta.
 - HS xem tranh 1 và 2.
* Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm)
- Hoạt động lớp
- Thảo luận nhóm : 
+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế VN có những ngành kinh tế nào chủ yếu ? 
... địa chủ phong kiến và nông dân
+ Sau khi thực dân Pháp xâm lược, những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta ? 
... công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, ...
+ Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ?
... thực dân Pháp, chủ xưởng, chủ hầm mỏ
+ Đời sống của công nhân và nông dân VN ra sao ?
- hàng vạn nông dân bị mất đất ruộng, nghèo đói, ...
Kết luận : Sự xuất hiện các ngành kinh tế đã tạo ra những thay đổi trong xã hội Việt Nam : các giai cấp mới ra đời như công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, ...
- HS quan sát tranh 3 để thấy được cuộc sống của nông dân thời trước.
® Giáo dục : căm thù giặc Pháp 
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- HS đọc nội dung bài
- Chuẩn bị : Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 4 Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.doc