I. MỤC TIÊU
- Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp :
+ CMT8 thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Rạng ngày 19 - 12 - 1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các TP khác trên toàn quốc.
II. CHUẨN BỊ :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tuần 13 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2009 Môn : Lịch sử “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước” KTKN : 103 SGK : 27 I. MỤC TIÊU - Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp : + CMT8 thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Rạng ngày 19 - 12 - 1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. + Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các TP khác trên toàn quốc. II. CHUẨN BỊ : III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra + Trong tình thế “ Nghìn cân treo sợi tóc”chính quyền non trẻ của chúng ta đã làm gì ? - Giáo viên nhận xét và nêu điểm. + Đã vượt qua hiểm nghèo, từng bước đẩy lùi “ giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” B. Bài mới Hoạt động 1 : - Thảo luận nhóm - HS đọc đoạn : .... không chịu làm nô lệ” - Các nhóm thảo luận. - trình bày kết quả + Ngày 18 – 12 – 1946, thực dân Pháp đã làm gì ? + Pháp gửi tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. + Hành động tối hậu thư nói lên âm mưu gì ? + Pháp có ý đồ muốn chiếm nước ta một lần nữa + Trước hành động gửi tối hậu thư cuả Pháp nhân dân ta đã làm gì ? + Nhân dân ta buộc phải cầm súng đứng lên chiến đấu. + Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nỗ vào ngày nào ? + Vào lúc 20 giờ ngày 19 – 12 – 1946 tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ. + Sau khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì sự kiện lớn nào diễn ra ? + Sáng 20 – 12 – 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ? + Thể hiện việc hòa bình của nhân ta và ý chí kiên cường bảo vệ độc lập dân tộc. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi. - Giáo viên đính câu hỏi đã ghi ở bảng phụ. + Thuật lại các cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. - Sau khi HS trình bày xong cho HS quan sát tranh ở SGK. Kết luận : Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Cá nhân trình bày ý kiến. + Hà Nội : Nêu cao tấm gương “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”những chiến sĩ của ta giành giật với địch từng góc phố. Đồng phố đã dùng giường, tủcản các đường phố để ngăn chặn bước tiến của địch. + Huế : Rạng sáng 20 – 12 – 1946 nhân dân ta nhất tề nổ súng vào các vị trí địch chiếm đóng ở phía nam bờ sông Hương.. + Đà Nẵng : Nhân dân ta kiên cường đánh địch từ trung tâm đến ngoại ô thành phố. Nhân dân các huyện thành lập vành đai để ngăn chặn và giam chân địch IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ + Âm mưu cướp nước ta của Pháp thể hiện bằng việc gì ? (Gửi tối hậu thư yêu cầu ta giải tán chính phủ và lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng). + Cuộc chiến đấu của nhân dân ta nói lên điều gì ? (Thể hiện ý chí bất khuất kiên cường của nhân dân ta). - HS đọc nội dung bài ở SGK. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: