Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 25: Châu Mĩ

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh :

- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.

- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:

 + Địa hình châu Mĩ từ Tây Tạng sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.

 + Châu Mĩ có nhiều có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.

- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.

- Học sinh khá, giỏi:

 + Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.

 + Quan sát bản đồ (lược đồ) để biết được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ở ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.

+ Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.

 

docx 5 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 823Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 25: Châu Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Địa lí
Bài 25: Châu Mĩ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh :
Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 + Địa hình châu Mĩ từ Tây Tạng sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
 + Châu Mĩ có nhiều có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
Học sinh khá, giỏi: 
 + Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ phần cực Bắc tới cực Nam.
 + Quan sát bản đồ (lược đồ) để biết được: khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ở ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích lớn nhất ở châu Mĩ.
+ Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại dương giáp với châu Mĩ.
Đồ dùng dạy – học
Giáo viên: Sách giáo khoa, máy chiếu, phiếu học tập, Học sinh: sách giáo khoa
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
-Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Bài 24: Châu Phi (tiếp theo)
-Gọi 2HS
+ HS1: Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác với châu Âu và châu Á?
+ HS2: Em hiểu biết gì về đất nước Ai Cập
-Gọi HS nhận xét
-Nhận xét chung
3. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
-Chiếu hình ảnh Colombo và giới thiệu bài châu Mĩ
-Chiếu tựa bài, gọi HS nhắc tựa bài.
b)Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn
-Chiếu lên bảng lược đồ các châu lục và đại dương trên thế giới
+ Cho biết châu Mĩ nằm ở bán cầu nào?
-Gọi 1HS chỉ được đâu là châu Mĩ
-GV chỉ lại bản đồ châu Mĩ
-Phát phiếu học tập cho từng cặp HS
-Gọi HS đọc phiếu học tập
-Yêu cầu HS điền vào phiếu học tập trong 3 phút
-Gọi HS trình bày câu 1 (châu Mĩ giáp với những đại dương nào?) và chỉ vào lược đồ
-GV chốt lại, vừa chỉ vừa nói: châu Mĩ giáp với 3 đại dương, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương.
-Gọi HS trình bày câu 2?
+ Diện tích châu Mĩ là bao nhiêu?
+ Diện tích châu Mi đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
-Chốt lại: Châu Mĩ có 42 triệu km2 và đứng thứ 2 so với các châu lục khác trên thế giới.
-Gọi HS trả lời câu hỏi 3 và lên bảng chỉ (Châu Mĩ gồm mấy bộ phận? đó là những bộ phận nào?)
-GV chốt lại, vừa chỉ vừa nói: Châu Mĩ bao gồm có 3 bộ phận: Bắc Mĩ, Nam Mĩ và Trung Mĩ. 
+ Dựa vào kết quả thảo luận ta kết luận gì về vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ?
-Kết luận
c) Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên
-Dẫn: do đặc điểm lãnh thổ châu Mĩ trãi dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng cận cực Nam nên rất đa dạng và phong phú về thiên nhiên, địa hình và khí hậu.
* Thiên nhiên
- Chiếu yêu cầu lên bảng yêu cầu: mỗi nhóm quan sát các bức ảnh ở hình 2 trong SGK rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
-Thảo luận nhóm đôi trong 2 phút
-Chiếu từng hình và gọi HS nêu và chỉ vị trí
-GV cung cấp một số thông tin
+ Em có nhận xét gì về thiên nhiên ở châu Mĩ?
* Địa hình
-Yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Mĩ
-Yêu cầu HS mô tả địa hình châu Mĩ dựa vào các câu hỏi sau:
+ Dựa vào hình 1 hãy kể tên và chỉ vị trí của các dãy núi cao ở phía tây, hai đồng bằng lớn ở giữa, các dãy núi thấp và cao nguyên lớn ở phía đông.
+ Địa hình thay đổi như thế nào từ tây sang đông?
-GV chốt lại vừa chỉ vừa nói.
*Khí hậu:
-Yêu cầu HS đọc thầm thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên những đới khí hậu nào?
+ Đới khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất?
-Gọi HS nhận xét
-GV vừa chỉ trên lược đồ vừa nói: Châu Mĩ có vị trí trải dài từ Bắc đến Nam vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ hàn đới, ôn đới đến nhiệt đới.
 Vì khí hậu nhiệt đới tập trung ở vùng nam Mĩ nên rừng rậm A-ma-zôn rất phát triển.
+ Em biết gì về rừng rậm A-ma-dôn
c) Ghi nhớ
-Chiếu ghi nhớ lên bảng
-Yêu cầu HS nhắc lại
3.Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS học bài và chuẩn bị tiết sau: Châu Mĩ (tiếp theo)
-Lớp hát
-Thực hiện
-Nhận xét
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Nhắc tựa bài
-Quan sát
+ Bán cầu Tây
-HS chỉ
-Nhận phiếu học tập
-Đọc
-Thực hiện
-HS vừa chỉ vừa nói
-Quan sát
-Gọi HS trả lời
-HS trả lời và chỉ lên bảng
-Lắng nghe và chỉ lại
-Nhắc lại
-Lắng nghe
-Thực hiện nhóm đôi
-Thảo luận
+ Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú
+ Dọc bờ biển phía tây là các dãy núi cao và đồ sộ, ở giữa là những đồng bằng lớn. Phía đông là các dãy núi thấp và cao nguyên.
-Lắng nghe và quan sát
-Thực hiện
+ Lãnh thổ châu Mĩ Trãi dài trên tất cả các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
+ Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ
-Nhận xét
-Theo dõi
-Nhắc lại ghi nhớ
-Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_25_Chau_Mi.docx