Giáo Án Lịch Sử Lớp 5 Cả Năm

I.Mục tiêu: Học xong bài này,HS biết:

- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu ở của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Nam Kì.

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.

- Giáo dục HS tự hào và học tập tinh thần yêu nước ở Trương Định.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Hình trong SGK phóng to. Bản đồ hành chính. Phiếu học tập của HS.

III. Các hoạt động dạy – học:

1.Giới thiệu bài: Trực tiếp (2p):

- GV giới thiệu bài và chỉ trên bản đồ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Sáng 1-9-1858, TDP chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.

+ Năm sau, TDP phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.

- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:

+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm Trương Định băn khoăn suy nghĩ?

+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?

+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 5140Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lịch Sử Lớp 5 Cả Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm gì?
- Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta chống “giặc đói “ như thế nào?
- Tinh thần chống “giặc dốt” của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
- Để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Chính phủ đã đề ra biện pháp gì để chống giặc ngoại xâm?
* Nhóm 3: Y nghĩa của việc nhân dân ta vượt qua tình thé “nghìn cân treo sợi tóc”.
- Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc gì thực hiện điều ấy?
- Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ ra sao?
* GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 3: (Cả lớp)
- HS quan sát và nhận xét ảnh tư liệu: ảnh tư liệu về phong trào bình dân học vụ để - HS nhận xét về tinh thần “diệt giặc dốt” của nhân dân ta.
3.Củng cố dặn dò:
Yêu cầu HS nêu:
- Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám,
- Y nghĩa của việc vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau:
 “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
Lịch sử
“Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần kháng chiến của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
- Giáo dục học sinh biết ơn Đảng, Bác Hồ.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
2.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Trực tiếp.
Hoạt động 1(Cả lớp)
* GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
- Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc?
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
- Ơ các địa phương, nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
- Nêu suy nghĩ của em sau khi học bài này.
Hoạt động 2 (Cá nhân)
- Vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? 
(Để bảo vệ nền độc lập)
- Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra? 
(Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Lời kêu gọi đó thể hiện điều gì? 
(Tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì nền độc lập, tự do của nhân dân ta)
Hoạt động 3: (Thảo luận nhóm)
- Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào? 
(Giành giật với địch từng góc phố)
- Đồng bào cả nướcđã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao? 
(Tiêu biểu là ở Huế, Đà Nẵng)
- Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học .
Về nhà chuẩn bị cho bài sau: Thu đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
Lịch sử
Thu - đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc pháp”
I. Mục tiêu:
- Biết diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Nêu được ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dậy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Tại sao ta phải kháng chiến toàn quốc?
+ Thuật lại cuộc kháng chiến của quân dân thủ đô Hà Nội.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: (5p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập:
+ Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?
+ Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm: (15p)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc. GV phát phiếu cho các nhóm thảo lụân:
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân pháp phải làm gì?
+ Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
- HS trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm và cả lớp: (15p) 
- GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dich Việt Bắc thu - đông 1947.
- GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, sau đó hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý dưới đây:
+ Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc.
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt bắc, quân địch rơi vào tình thế NTN?
+ Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta thu được kết quả ra sao?
+ Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc sống của ND ta?
- HS làm việc và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại điện một số nhóm trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò: (3p)
- Hệ thống bài: HS đọc bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
I. Mục tiêu: 
- HS biết tại sao quân ta mở chiến dịch Biên Giới thu đông 1950.
- Hiểu ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950.
- Nêu được sự khác biệt giỡa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng thu đông 1950.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Phiếu học tập cho HS.
III. Hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng thu - đông 1947.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
+ Vì sao quân ta chọn cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của quân ta?
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (8p)
- Hướng dẫn tìm hiểu vì sao địch âm mưu khóa chặt biên giới Việt – Trung.
- GV nêu câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (Cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại)
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm: (10p)
- GV nêu vấn đề cho HS tìm hiểu về chiến dịch biên gipí thu - đông 1950:
+ Để đối phó với âm mưu của địch, trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
+ Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịc Biên giới thu đông 1950 diến ra ở đâu hãy tường thuật lại trận đánh ấy.
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác dụng ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm: (10p)
- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận theo gợi ý sau:
Nhóm 1: Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 (thu đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch).
Nhóm 2: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu thể hiện điều gì?
Nhóm 3: Hình ảnh Bác Hồ tong chiên dịch gợi cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 4: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950 em có suy nghĩ gì?
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp (6p)
- GV nêu tác dụng của chiến dịch Biên giới (SGV trang 45)
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thống bài, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I. Mục tiêu:
- Biết mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
- Thấy được vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống TDP.
- Giáo dục HS tinh thần yêu nước.
II. Chuẩn bị:
- ảnh các anh hùng tại đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
- Phiếu học tập.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đôi với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ của bài học:
+ Đại hội đại biẻu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta?
+ Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
+ Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
+ Tình hình hậu phương những năm 1951 – 1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (20p)
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào?
+ Đại họi đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì?
Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
+Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong hoàn cảnh nào?
+ Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?
+ Lấy dẫn chứng về một trong 7 tấm gương tiêu biểu được bầu.
Nhóm 3: Tinh thần thi đua yêu nước của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt:
+ Kinh tế.
+ Văn hóa, giáo dục.
+ Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương những năm sau chiến dich Biên giới.
+ Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (10p)
GV kết luận .
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò:
Giáo viên hệ thống bài.Nhận xét giờ học.
Lịch sử
Ôn tập học kì
I.Mục tiêu :
Củng cố cho học sinh những kiến thức mà các em đã học giai đoạn từ năm (1945 – 1954)
Học sinh ôn tập nắm chắc nội dung để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : 
Học sinh ôn bài, phiếu học tập ghi câu hỏi.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới:
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài : Trực tiếp.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
Nêu cho học sinh những việc cần làm trong giờ học.
Cho học sinh làm việc theo nhóm các yêu cầu của giáo viên.
GV quan sát học sinh làm bài.
Gọi học sinh lên bảng trình bày theo nhóm.
Cả lớp và giáo viên theo dõi đấnh giá kết quả.
Nhận xét chung.
Hoạt động 4: Học sinh chơi trò chơi hái hoa dân chủ.
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi để học sinh lên bốc thăm và trả lời câu hỏi, nếu bốc thăm câu hỏi không trả lời được đổi câu hỏi khác nhưng phải trừ điểm.
Gọi lầ	n lượt từng học sinh lên bốc rhăm câu hỏi và trả lời.
Cả lớp và giáo viên theo dõi và nhận xét.
Câu hỏi gợi ý :
 1)Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
 2)Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
 3)Chiến thắng Việt Bắc thu -đông 1947 có ý nghĩa gì?
 4)Ta quyết đinh mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
 5)Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
 6)Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
Hoạt động 5 : Củng cố dặn dò:
Giáo viên hệ thống bài.
Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra định kì. 
Lịch sử
Kiểm tra định kì cuối học kì I
I.Mục tiêu 
Học sinh được kiểm tra những kiến thức mà các em đã học trong học kì I.
Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong khi làm bài kiểm tra.
II.Đồ dùng dạy học 
Học sinh ôn tập bài.
III.Hoạt động dạy học
Đề chung toàn khối. 
Lịch sử
 Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu:
- HS thấy được tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nắm được sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ chiến dịch ĐBP phóng to.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đề ra những nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
+ Nêu nội dung bài học.
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ bài học:
+ Diễn biến sơ lược của chiến dich Điện Biên Phủ.
+ ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (12p)
- GV chia nhóm để HS thảo luận:
+ Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trườngĐông Dương trong những năm 1953-1954.
+ Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Điên Biên Phủ.
- Yêu cầu các nhóm đại diện trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (12p)
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1,2 : Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 3,4 : Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp (8p)
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu.
- Yêu cầu HS tìm đọc các câu thơ, hát những bài hát về chiến thắng Điện Biên Phủ.
- HS kể về một trong những tấm gương tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thộng bài: HS đọc bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian.
- Rèn kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong gia đoạn lịch sử.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nêu diẽn biến của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Niên Phủ.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: trực tiếp (1p)
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (20p)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi trong SGK.
+ Nhóm 1: câu hỏi 1.Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng những cụm từ nào? Hãy kể tên ba loại “giặc” mà cách mạng nước ta đã phải đương đầu từ cuối năm 1945?
+ Nhóm 2: câu hỏi 2. “Chín năm làm một Điện Biên, Nên vành hoa đỏ , nên thiên sử vàng!”.Em hãy co biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
+ Nhóm 3: câu hỏi 3. Lì kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời kêu gọi ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lầ thứ hai (đã học ở lớp 4)?
+ Nhóm 4: câu hỏi 4.Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (10p)
- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề: “Tìm địa chỉ đỏ”
Cách tiến hành: GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu, HS dựa và kiên thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
 Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (2p)
- GV tổng kết nội dung bài học.
- Dặn HS về ôn tập.
Lịch sử
Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu:
- HS biết đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chi cắt đất nước ta lâu dài.
- Biết được vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ - Diệm.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Trảnh ảnh tư liệu về cảnh Mĩ – Diệmtàn sát đồng bàomiền Nam.
II. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Hãy kể tên một số sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào ta.
+ Nhân dân ta phải làm gì để xóa bỏ nỗi đau chia cắt?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (10p)
- GV hướnga dẫn HS thảo luận tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: 
+ Hãy nêu các điều khỏa chính của hiệp định giơ ne vơ.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận: Chấm dứt chiến tranh, lâp lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương; quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam. Trong hai năm, quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến tháng 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp (10p)
- GV hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 1,2:
+ Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm đất nước được thống nhất, gia điình được sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Tại sao?
+ Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qu hành động nào?
- HS trả lời, lớp bổ sung.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm và cả lớp (10p)
- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận để giải quyết nhiệm vụ 3:
+ Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước và nhân dân ta sẽ ra sao?
+ Cần súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ sảy ra?
+ Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì?
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thống bài: HS đọc bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Bến Tre đồng khởi
I. Mục tiêu:
- Học xong bài này, HS biết:
- Biết vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên đồng khởi.
- Đi đầu trong phong trào đồng khởi là nhân dân tỉnh Bến Tre.
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
II. đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
+ Nêu những dẫn chứng về việc đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ học tập:
+ Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa?
+ Phong trào “đồng khởi” Bến Tre diễn ra như thế nào?
+ Phong trào “đồng khởi” có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (30p)
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “đồng khởi”.
(Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp).
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “đồng khởi” Bến Tre.
Nhóm 3: Nêu ý nghĩa phong trào “đồng khởi”
( Mở ra thời kì mới: thời kì nhân dân miền Nam đứng lên cầm vũ khí chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng).
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thống bài: HS đọc bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu:
-HS biết Sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội.
- Những đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. đồ dùng dạy – học:
- Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Phong trào “đồng khởi” Bến Tre diễn ra trong hòan cảnh nào?
+ Thắng lợi của phong trào “đồng khởi” Bến Tre có tác động như thế nào tới cách mạng miền Nam?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ của bài học:
+ Tại sao Đảng, Chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
+ Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
+ Thành tích tiêu biểu của nhà máy cơ khí Hà Nội?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (10p)
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Đảng,Chính phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
Gợi ý: + Nêu tình hình nước ta sau khi hòa bình lập lại.
+ Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.
 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (12p)
- GV Phát phiếu và yêu cầu HS thảo luận theo nội dung sau:
+ Lễ khởi công (Thời gian, địa điểm, khung cảnh).
+ Lễ khành thành Nhà máy cơ khí Hà Nội.
+ Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau hiệp định Giơ-ne-vơ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Đại diện một số HS trình bày kết quả.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp (10p)
- Cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của Nhà máy cơ khí Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau:
+ Những sản phẩm do Nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
+ Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào?
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò (2p)
- Hệ thống bài: HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
 Đường Trường Sơn
I. Mục tiêu:
- HS biết đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, cho chiến trường góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
- Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Sưu tầm tranh ảnh về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trươn Sơn.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời đã đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (3p)
- GV giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ bài học:
+ Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn trên bản đồ.
+ Mục đích ta mở đường Trường Sơn.
+ Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp (15p)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- GV dùng bản đồ để giới thiệu những nét chính về đường Trường Sơn. 
( Từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
- GV nhấn mạnh đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến: Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường.
Mục đích mở đường Trường Sơn là để chi viện cho miền Nam thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm (15p)
- Yêu cầu HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lich su lop 5 ca nambgls.doc