Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 22: Đường Trường Sơn

I.MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho Cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam.

-Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)

- Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Kĩ năng: Giáo dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc

 

doc 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 22: Đường Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I.MỤC TIÊU: 
- Kiến thức: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,  của miền Bắc cho Cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam.
-Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh)
- Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Kĩ năng: Giáo dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK.
 - Tranh, ảnh về đường Trường Sơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hội thoại: 
-Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ, giới thiệu bài mới.
- Cách tiến hành: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào? 
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- GV nhận xét, tuyên dương.
-GV Giới thiệu bài 
Hoạt đông 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn: 
Mục tiêu: HS biết được mục đích mở đường Trường Sơn
- Cách tến hành: GV chiếu bản đồ Việt Nam.
- GV nêu: Trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh chống Mĩ cứu nước, giữa chốn rừng xanh, núi đỏ, đèo dốc cheo leo của Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã “ mở đường mòn Hồ Chí Minh”, góp phần chiến thắng giặc Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.
+ Chiếu hình ảnh đường Trường Sơn.
+ Trên con đường Trường Sơn này góp phần chiến thắng giặc Mĩ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này. 
+ chỉ vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ và nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã – Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thục chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả 2 tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn
-Cho cả lớp đọc thầm và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
- Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta?
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta.
-GV nhận xét, tuyên dương. 
-Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-Thảo luận nhóm bàn và trả lời câu hỏi:
- Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ?
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù 
-GV nhận xét, tuyên dương.
=> GV chốt: để đáp ứng nhu cầu tri viện cho miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũng dựa vào rừng đê giữ bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến.
Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.
Mục tiêu: học tập những tấm gương anh dũng trên Trường Sơn
-Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS làm việc theo 2 bàn 1 nhóm. 
+ Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?
-Tổ chức cho HS thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh. 
- 2HS kể lại câu chuyện.
- GV nhận xét và cho HS bình chọn bạn kể hay nhất.
- Cho học sinh xem chân dung và giới thiệu về anh Nguyễn Viết Sinh.
- Ngoài anh Nguyễn Viết Sinh thì em còn biết những tấm gương nào khác trên đường Trường Sơn?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu cho học sinh về 10 cô gái Đồng Lộc đã hi sinh trên đường Trường Sơn.
* GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong, họ đã hi sinh cả tuổi xuân của mình đểcho chúng ta có được cuộc sống bình yên.
- Vậy, em thấy mình cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh đó?
-GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt đông 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn. 
Mục tiêu: HS biết được vai trò quan trọng của đường Trường Sơn.
-Cách tiến hành: Cho một HS đọc SGK “ ròng rã hết”. Cho HS thảo luận theo nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: 
-Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
 - Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
+GV chốt câu trả lời:Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào miền Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, tực phẩm, đạn dược, vũ khí,để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- Cho học sinh xem một vài hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Xem xong hình ảnh này, em có suy nghĩ gì?
-GV nhận xét, tuyên dương.
-GV chốt: Hiểu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn với kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta nên giặc Mĩ đã liên tục chống phá. Trong 16 năm, chúngđã dùng máy bay thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc, nhưng con đường vẫn tiếp tục lớn mạnh. 
- Vậy, em biết gì về sự phát triển của con đường Trường Sơn?
+ Đường Trường Sơn ra đời và phát triển đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay
-GV nhận xét, tuyên dương.
- Việc nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta?
+ Dù giặc Mĩ liên tục chống phá nhưng đường Trường Sơn ngày càng mở rộng thêm và vươn dài về phía Nam Tổ quốc. Hiện nay, Đảng và chính phủ đã xây dựng lại đường Trường Sơn, con đường giao thông quan trọng nối liền hai miền Nam – Bắc nước ta.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Sau khi tìm hiểu về đường Trường Sơn, em biết được điều gì?
+ Mục đích mở đường Trường Sơn
+ Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn
+ Vai trò quan trọng của đường Trường Sơn.
- 1HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 49
3. Củng cố - dặn dò: 
Chơi trò chơi: Cắm cờ
Luật chơi: có 4 câu hỏi, tương đương với 4 lá cờ. GV chia lớp thành 2 dãy, thi đua trả lời câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng sẽ được 1 lá cờ về cho đội của mình. Bạn nào trả lời sai, 1 bạn khác trong nhóm được trả lời lại. Đội nào có nhiều lá cờ nhất sẽ là đội thắng cuộc.
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài “Sấm sét đêm giao thừa”.
-1HS trả lời.
-1HS trả lời
-HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS thảo luận nhóm bàn.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe
-HS thảo luận nhóm.
-2 HS kể lại câu chuyện.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời
-HS đọc và thảo luận nhóm. 
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS đọc phần ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_22_Duong_Truong_Son.doc