Giáo án Khối 1 - Tuần 5 + Tuần 6

I- Mục tiêu:

 - Đọc được: u, ư, nụ, thư, từ và câu ứng dụng.

 - Viết dược: u, ư, nụ, thư.

 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Thủ đô.

II- Đồ dùng dạy học:

GV: - Tranh minh hoạ có tiếng : nụ thư ; câu ứng dụng : Thứ tư, bé hà thi vẽ.

 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : Thủ đô.

HS: - SGK, vở tập viết.

III- Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Đọc và viết : tổ cò, lá mạ, da thỏ, thợ nề.

 - Đọc câu ứng dụng : cò bố mò cá, cò mẹ thả cá về tổ.

3. Bài mới :

 

doc 35 trang Người đăng honganh Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 1 - Tuần 5 + Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết 19)
Bài 19: Số 9
I- Mục tiêu:
	Biết 8 thêm 1 được 9, viết số 9. Đọc, đếm được từ 1 đến 9, biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
II- Đồ dùng dạy học:
- Các nhóm có 9 mẫu vật cùng loại 
- Các chữ số rời 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Ổn Định : Hát - chuẩn bị đồ dùng học tập.
2.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cấu tạo số 8 ? Đếm xuôi , ngược trong phạm vi 8 ? 
- 3 em lên bảng làm toán 3  8 8 8 6 8
 8 3 8 7 8 5 
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 9
- Giáo viên cho học sinh xem tranh hỏi :
+ Có mấy bạn đang chơi ? 
+ Có mấy bạn đang chạy đến ?
+ 8 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn ?
- Cho học sinh quan sát tranh chấm tròn và tranh con tính. Giáo viên gợi ý học sinh nêu lên được nội dung tranh.
- GV kết luận : 9 bạn, 9 chấm tròn, 9 con tính đều có số lượng là 9 .
- Giới thiệu chữ số 9 in – chữ số 9 viết 
Hoạt động 2 : Viết số 
- Hướng dẫn viết số 9 
- GV nhận xét giúp đỡ học sinh yếu. 
- Yêu cầu học sinh lên bảng. 
- Giới thiệu vị trí của số 9 trong dãy số. 
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1 : Viết số 9
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống.
- Cho học sinh quan sát tranh và viết các số phù hợp vào ô trống.
- Cho học sinh lặp lại cấu tạo số. 
Bài 3 : Điền dấu >, <, =
- Giáo viên hướng dẫn mẫu 1 bài. 
Bài 4 : Điền số còn thiếu vào ô trống.
- Giáo viên cho học sinh tự làm bài. Lưu ý học sinh so sánh dây chuyền 7 <  < 9 
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi :
- 8 bạn đang chơi
- 1 bạn đang chạy đến 
- 8 bạn thêm 1 bạn là 9 bạn 
- 1 số học sinh lặp lại 
- Có 8 chấm tròn thêm 1 chấn tròn là 9 chấm tròn. 
- Có 8 con tính thêm 1 con tính là 9 con tính .
- Học sinh lần lượt lặp lại. 
- Học sinh so sánh 2 chữ số. 
- Học sinh đọc số : chín. 
- Gắn số 9 trên bộ thực hành .
- Học sinh viết bóng- viết bảng con. 
- Viết dãy số từ 1 – 8 và đọc lại dãy số đó. 
- Học sinh lần lượt đếm xuôi, ngược trong phạm vi 9 
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài. Qua sửa bài nhận ra cấu tạo số 9
- 9 gồm 8 và 1 
- 9 gồm 7 và 2 
- 9 gồm 6 và 3 
- 9 gồm 5 và 4 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài 
4. Củng cố, dặn dò : 
- Hôm nay em học bài gì ? Số 9 đứng liền sau số nào ? 
- 8 thêm 1 được mấy ? Số 9 lớn hơn những số nào ?
- Nêu cấu tạo số 9 ?
- Nhận xét bài . Tuyên dương học sinh hoạt động tốt.
- Dặn học sinh ôn bài và chuẩn bị bài hôm sau. 
____________________________________________
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Tiếng việt
Bài 20: k, kh
I- Mục tiêu:
	- Đọc được: k,kh, kẻ, khế; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được: k,kh, kẻ, khế.
	- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ có tiếng : kẻ, khế; Câu ứng dụng : Chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : ù ù, vù vù, ro ro, tu tu.
HS: - SGK, vở tập viết.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : r, s, su su, chữ số, rổ rá, cá rô. 
 - Đọc câu ứng dụng : Bé tô cho rõ chữ và số.
Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm k,kh 
a. Dạy chữ ghi âm k:
- Nhận diện chữ: Chữ k gồm : nét khuyết trên, nét thắt, nét móc ngược.
Hỏi : So sánh k với h?
b Phát âm và đánh vần : k, kẻ
- Đọc lại sơ đồ ¯­
 Dạy chữ ghi âm kh.
- Nhận diện chữ: Chữ kh là chữ ghép từ hai con chữ: k, h.
Hỏi : So sánh kh và k?
Phát âm và đánh vần : kh và tiếng khế
Đọc lại sơ đồ ¯­
- Đọc lại 2 sơ đồ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
- HS đọc GV kết hợp giảng từ kẽ hở, kì cọ, khe đá, cá kho.
- Đọc lại sơ đồ 1,sơ đồ 2.
- Đọc lại toàn bài trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện viết:
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút).
4. Củng cố, dặn dò
Thảo luận và trả lời: 
Giống : nét khuyết trên
Khác : k có thêm nét thắt
( Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn kẻ.
Cá nhân- đồng thanh)
Giống : chữ k
Khác : kh có thêm h
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng khế.
(Cá nhân- đồng thanh)
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Viết bảng con : k, kh, kẻ, khế
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : kha, kẻ ). 
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
- Đọc SGK:
Hoạt động 3: Luyện nói:
Hỏi:
- Con vật, các vật có tiếng kêu thế nào?
- Em còn biết tiếng kêu của các vật, con vật nào khác không?
- Có tiếng kêu nào mà khi nghe thấy, người ta phải chạy vào nhà không?
- Có tiếng kêu nào khi nghe thấy người ta rất vui?
- Em thử bắt chước tiếng kêu của các vật trên?
 Hoạt động 2: Luyện viết:
- GV hướng dẫn HS viết theo dòng vào vở.
Củng cố, dặn dò
- Đọc SGK, bảng lớp.Nhận xét .
 - Dặn về nhà
Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời : chị đang kẻ vở
Đọc thầm và phân tích : kha, kẻ
Đọc câu ứng dụng (Cá nhân- đồng thanh) 
Đọc SGK(Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời 
Tiếng sấm
Tiếng sáo diều
Tô ,viết vở tập viết : k, kh, kẻ, khế.
TOÁN 
Bài 20: Số 0
I- Mục tiêu:
	Viết được số 0, đọc và đếm được từ 0 đến 9. Biết so sánh số 0 với số trong phạm vi 9, nhận biết được vị trí số 0 trong dãy số từ 0 đến 9.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bó que tính, các tờ bìa ghi các số từ 0 đến 9 
- Học sinh + Giáo viên có bộ thực hành. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Ổn Định : Hát - chuẩn bị đồ dùng học tập 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đếm xuôi và đếm ngược phạm vi 9 ?
- Số 9 đứng liền sau số nào ? Số 9 lớn hơn những số nào ? 
- Nêu cấu tạo số 9 ?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 0
- Treo tranh cho HS quan sát GV hỏi :
+ Lúc ban đầu lọ cá có mấy con ?
+ Em lấy vợt vớt bớt 1 con, lọ cá còn mấy con ?
+ Sau đó em lại vớt ra khỏi lọ 1 con nữa. Lọ cá còn mấy con ?
+ Em tiếp tục vớt nốt con còn lại. Vậy lọ cá bây giờ còn mấy con ?
- Giáo viên giải thích : không có con cá nào cả tức là có không con cá .Để biểu diễn cho các nhóm đồ vật không có gì cả ta dùng chữ số 0 
- Giới thiệu chữ số 0 in – 0 viết 
Hoạt động 2 : Vị trí số 0 trong dãy số 
- GV đính bảng các ô vuông có chấm tròn từ 1 đến 9 . Gọi HS lên ghi số phù hợp vào ô vuông dưới mỗi hình 
- GV đưa hình không có chấm tròn nào yêu cầu HS lên gắn hình đó lên vị trí phù hợp. 
- GV nhận xét và cho HS hiểu : số 0 là số bé nhất đứng đầu trong dãy số mà em đã học 
- Hướng dẫn HS so sánh các số 
Hoạt động 3: Viết số - Thực hành làm bài tập. 
- GV hướng dẫn HS viết bảng con số 0 giống chữ O trong tiếng việt. 
- Mở vở Bài tập toán viết số 0. 
Bài 2 : viết số thích hợp vào ô trống. 
- Em hãy nêu yêu cầu của bài 
- Cho HS điền miệng. 
Bài 3 : Viết số thích hợp 
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài .
- Hướng dẫn HS dựa trên số liền trước, liền sau để điền số đúng. 
- Cho HS ôn lại số liền trước, liền sau. 
Bài 4 : So sánh các số. 
- Cho HS làm vào vở Bài tập. 
- GV nhận xét bài làm của HS.
-HS quan sát tranh trả lời câu hỏi 
- 3 con 
- 2 con 
-1 con 
- 0 con 
- Học sinh đọc : “ không” .
- Học sinh lên bảng gắn tranh. 
Lớp nhận xét. 
- Cho HS so sánh các số từ 0 à 9. 
- HS viết số 0 vào bảng con. 
- HS viết số 0. 
- HS nêu điền số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài. 
- HS lắng nghe tự điều chỉnh .
- Cho học sinh làm vào SGK.
- Học sinh tự làn bài. 
- 1 em chữa cả lớp tự sửa bài. 
- HS làm bài.
4. Củng cố, dặn dò : 
- Hôm nay em vừa học bài gì ? Số 0 đứng liền trước số nào ? 
- Số 0 so với các số đã học thì thế nào ?
- Dặn học sinh về ôn bài, tập viết số 0, so sánh số 0 với các số đã học. Chuẩn bị bài số 10.
________________________________________
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tiếng việt
Bài 21: Ôn tập
I- Mục tiêu:
	- Đọc được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17- bài 21.
	- Viết được: u, ư, x, ch, s, r, k, kh; các từ ngữ ứng dụng từ bài 17- bài 21.
	- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Thỏ và sư tử.
II- Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Bảng ôn 
 - Tranh minh câu ứng dụng : Xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể: Thỏ và sư tử.
- HS: - SGK, vở tập viết.
III- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : k, kh, kẻ, khế; từ ngữ ứng dụng: kẽ hở, kì cọ, khe đá; cá kho.
 - Đọc câu ứng dụng : Chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Ôân tập
- Oân các chữ và âm đã học :
- Treo bảng ôn
- Ghép chữ thành tiếng:
- Đọc từ ứng dụng: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khe.á
- Chỉnh sửa phát âm.
- Giải thích nghĩa từ.
Hoạt động 2: Luyên viết :
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút).
- Hướng dẫn viết vở Tập viết: 
- GV hướng dẫn HS viết theo từng dòng 
4. Củng cố, dặn dò:
Lên bảng chỉ và đọc
Đọc các tiếng ghép ở B1, B2
(Cá nhân- đồng thanh)
Viết bảng con : xe chỉ
Viết vở : xe chỉ
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : Xe ô tô 
Chở khỉ và sư tử về sở thú.
- Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện viết:
- Đọc từng hàng HS viết vào vở
Hoạt động 3: Kể chuyện:
- Kể lại diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoa.
Tranh1: Thỏ đến gặp Sư tử thật muộn.
Tranh 2:Cuộc đối đáp giữa Thỏ và Sư tử.
Tranh 3: Thỏ dẫn Sư tử đến một cái giếng. Sư tử nhìn xuống dáy giếng thấy một con Sư tử hung dữ đang chằm chằm nhìn mình.
Tranh 4: Tức mình, nó liền nhảy xuống định cho Sư tử một trận. Sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước mà chết.
Ý nghĩa câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu căng bao giờ cũng bị trừng phạt.
Củng cố , dặn dò:
Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời
Đọc trơn (Cá nhân - đồng thanh) 
Đọc SGK(Cá nhân - đồng thanh)
Viết từ còn lại trong vở tập viết
Đọc lại tên câu chuyện
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài
Một HS xung phong kể toàn chuyện.
_______________________________
Âm nhạc (tiết 5)
Ôn 2 bài hát : Quê hương tươi đẹp, mời bạn vui múa ca
 I.Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát. 
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ đơn giản.
 II. Đồ dùng dạy học :
	- Đàn, máy nghe, băng nhạc
	- Nhạc cụ gõ.
	- Một vài thanh tre làm roi ngựa
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
	1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
	2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát
	3. Bài mới
 *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp
- Hỏi HS tên bài hát vừa được nghe giai điệu, là dân ca của dân tộc nào?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức:
+ Bắt giọng cho HS hát ( GV giữ nhịp bằng tay)
+ Đệm đàn và bắt nhịp cho HS.
+ Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, tiết tấu lời ca ( Hoặc gõ đệm)
+ Hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ. ( Nhún theo nhịp)
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp ( Hát kết hợp vận động phụ họa)
- Nhận xét
*Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca.
- GV treo tranh minh hoạ kết hợp cho HS nghe giai điệu bài hát để HS đoán tên bài hát, tác giả sáng tác.
- GV hướng dẫn HS ôn bài hát ( Cách thức như ở bài Quê hương tươi đẹp)
- Nhận xét
Hoạt động 3: Trò chơi theo bài đồng dao Ngựa ông đã về.
- Hướng dẫn lại cách thức chơi, ôn đọc lại bài đồng dao Ngựa ông đã về. Sau đó GV chia lớp thành 2 hoặc 3 đội chơi, mỗi đội gồm 2 nhóm nam và nữ riêng, tiến hành trò chơi như ở tiết trước.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Kết thúc tiết học, GV nhận xét ( khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). Nhắc HS về ôn lại 2 bài hát đã học
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp.
+ Dân ca Nùng
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên
+ Hát không có nhạc
+ Hát theo nhạc đệm
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn.
- HS biểu diễn trước lớp
+ Từng nhóm.
+ Cá nhân
- HS xem tranh, nghe giai điệu và trả lời:
+ Bài hát: Mời bạn vui múa ca.
+ Tác giả: Phạm Tuyên
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
+ Cả lớp hát.
+ Từng dãy, nhóm, cá nhân hát.
- HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện đọc câu đồng dao và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu . Sử dụng thanh phách và tiết tấu lời ca.
- HS tham gia trò chơi, những em ở tiết trước chưa tham gia nên tích cực hơn ở tiết này.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
TUẦN 6 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Tiếng việt
Bài 22: p -ph, nh
I- Mục tiêu:
- Đọc được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ có từ: phố xá, nhà lá ; Câu ứng dụng : Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : Chợ, phố.
 HS: - SGK, vở tập viết. 
III- Hoạt động dạy học: Tiết 1 
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và viết : xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.
 - Đọc câu ứng dụng : Xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy chữ ghi âm p, ph, nh.
a. Dạy chữ ghi âm p
- Nhận diện chữ: Chữ p gồm : nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc hai đầu.
- Hỏi : So sánh p với n ?
- Phát âm và đánh vần : 
b. Dạy chữ ghi âm ph:
- Nhận diện chữ: Chữ ph là chữ ghép từ hai con chữ : p, h
- Hỏi : So sánh ph và p?
- Phát âm và đánh vần : 
+Đánh vần: tiếng khoá: “ phố”
c.Dạy chữ ghi âm nh:
- Nhận diện chữ: Chữ nh là chữ ghép từ hai con chữ : n, h
- Hỏi : So sánh nh với ph?
- Phát âm và đánh vần : 
+ Đánh vần: Tiếng khoá: “ nhà”
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
- Hướng dẩn HS đọc GV kết hợp giảng từ:
 phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ
- Đọc lại toàn bài trên bảng
Hoạt động 3: Luyện viết.
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng.
4.Củng cố, dặn dò
Thảo luận và trả lời: 
Giống : nét móc hai đầu
Khác : p có nét xiên phải và nét sổ
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn kẻ.
Giống : chữ p. Khác : ph có thêm h.
(C nhân- đ thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn tiếng phố.
Giống: h. Khác: nh bắt đầu bằng n, ph bắt đầu bằng p.
Đọc : cá nhân, đồng thanh
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Viết bảng con : p, ph,nh,phố xá, nhà lá
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng :
+ Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+ Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : nhà, phố ).
 + Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
- Đọc SGK.
Hoạt động 2: Luyện nói.
- GV hướng dẩn thảo luận. 
- Chợ có gần nhà em không?
- Chợ dùng làm gì? Nhà em ai hay thường đi chợ?
- Ở phố em có gì? Thành phố nơi em ở có tên là gì? Em đang sống ở đâu?
Hoạt động 3: Luyện viết.
- Hướng dẫn HS viết vào vở theo hàng.
Củng cố, dặn dò:
Đọc sgk, tìm tiếng mới
Dặn hs về học lại bài, viết bảng con.	
Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời 
Đọc thầm và phân tích : nhà, phố
Đọc câu ứng dụng (Cá nhân - đồng thanh) 
Đọc SGK(Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời
Học sinh Tô và viết vào vở tập viết : p, ph, nh, phố xá, nhà lá
________________________________
Toán (tiết 21)
Số 10
I. Mục tiêu :
Biết 9 thêm 1 được 10, viết số 10; đọc, đếm được từ 0 đến 10; biết so sánh các số trong phạm vi 10, biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các nhóm có 10 đồ vật cùng loại : 10 quả cam, 10 con cá, 10 hình vuông . . .
11 tấm bìa, trên từng tấm bìa có viết mỗi số từ 0 đến 10.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài cũ :
 Bài 1: 5 ....0, 3 . . .5, 9 . . . 0, . . .
Bài 2 : đọc số: từ 1 đến 9
 Từ 9 đến 0
2. Dạy học bài mới
- Giới thiệu số 10 :
Bước 1 : Lập số 10 :
Giới thiệu số 10 :
-Hướng dẫn HS: 
GV nêu và cho HS nhắc lại:
ChoHS quan sát tranh vẽ trong sách và giải thích”chín chấm tròn thêm một chấm tròn là mười chấm tròn, chín con tính thêm một con tính là mười con tính”.
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sách và nhắc lại:
-GV nêu: “Các nhóm này đều có số lượng là mười, ta dùng số mười để chỉ số lượng đó”.
Bước 2: Giới thiệu chữ số 10 in và số 10 viết.
-GV giơ tấm bìa có chữ số10 và giới thiệu:“Số mười được viết bằng chữ số 1 và chữ số 0”.
 GV viết số 10 lên bảng, vừa viết vừa nói: “Muốn viết số mười ta viết chữ số 1 trước rồi viết thêm 0 vào bên phải của 1”. GV chỉ vào số 10 :
Bước 3: Nhận biết vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
 GV hướng dẫn:
GV giúp HS:
Thực hành 
Hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK.
*Bài 1/37: Hướng dẫn HS làm Toán sgk. Bài 1 yêu cầu gì ?
 GV hướng dẫn HS viết số 10:
 GV nhận xét bài viết của HS.
*Bài 4/37: Nêu yêu cầu bài ?
GV HD HS làm bài:
GV nhận xét.
*Bài 5/37: Hướng dẫn HS làm bài.
GV chấm một số sgk và nhận xét. 
Trò chơi : “Xếp đúng thứ tự”.
GV xếp các tờ bìa có ghi các số không theo thứ tự:
GV nhận xét thi đua của hai đội.
Củng cố, dặn dò: 
-Nêu lại tên bài học.
Dặn hs về làm bài tập 2, 3
-Chuẩn bị: sách Toán 1, hộp đồ dùng học Toán để học bài: “Luyện tập”. Nhận xét tuyên dương.
Làm bảng con
Cá nhân viết vào bảng con
-HS lấy ra 9 hình vuông, sau đó lấy thêm 1 hình vuông và nói:” chín hình vuông thêm một hình vuông là mười hình vuông”.
Chín bạn thêm một bạn là mười bạn.
-Vài HS nhắc lại:”chín thêm một là mười”.
Nhắc lại: “Có mười bạn, mười chấm tròn, mười con tính”.
-HS đọc:“mười”.
HS đếm từ 0 đến 10 rồi đọc ngược lại từ 10 đến 0.
HS nhận ra 10 đứng liền sau số 9. 
-HS đọc yêu cầu bài 1:” Viết số 10”.
-HS viết số 10 một hàng.
-HS đọc yêu cầu bài 4:” viết số thích hợp vào ô trống”. 2 HS lên bảng làm, Cả Lớp làm sgk Toán.
-HS chữa bài : đọc kết quả vừa làm
 -HS đọc yêu cầu:”Khoanh vào số lớn nhất ( theo mẫu)”.
3HS lên bảng làm, Cả Lớp làm sgk Toán.
- 6 HS đại diện mỗi đội thi nối tiếp xếp các tờ bìa đó cho đúng thứ tự các số từ bé đến lớn, rồi đọc dãy số vừa xếp được .
Trả lời:(số 10).
Lắng nghe. 
_________________________________________
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tiếng việt 
G, GH
I- Mục tiêu:
- Đọc được: g, gh,gà ri,ghế gỗ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: g, gh,gà ri,ghế gỗ.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II- Đồ dùng dạy học:
 GV: - Tranh minh hoạ có từ: gà ri, ghế gỗ ; Câu ứng dụng : Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói : gà ri, gà gô.
 HS: - SGK, vở tập viết, bảng con, chữ . . . 
III- Hoạt động dạy học: 
Tiết 1
 1. Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Đọc và viết : phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.
 -Đọc câu ứng dụng : Nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
 -Nhận xét bài cũ.
 3.Bài mới :
: Giới thiệu bài :
Hoạt động 1: dạy chữ ghi âm g - gh
Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay học âm g, gh
a. Dạy chữ ghi âm g:
 -Nhận diện chữ: Chữ g gồm : nét cong hở phải và nét khuyết dưới.
Hỏi : So sánh g với a?
 -Phát âm và đánh vần : 
+Phát âm : gốc lưỡi nhích về phía gạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ, có tiếng thanh.
+Đánh vần: tiếng khoá: “ gà”
+Đọc trơn : “gà ri”
 Đọc lại sơ đồ ¯­
 b. Dạy chữ ghi âm gh:
-Nhận diện chữ: Chữ gh là chữ ghép từ hai con chữ : g, h
Hỏi : So sánh gh và g?
-Phát âm và đánh vần : 
+Phát âm : như g
+Đánh vần: tiếng khoá: “ghế”
+Đọc trơn từ: “ghế gỗ”
 Đọc lại sơ đồ ¯­
 Hoạt động 2 :Hướng dẫn đọc tiếng và từ ứng dụng:
nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ
-Đọc lại toàn bài trên bảng
Hoạt động 3 :Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên bảng (Hướng dẫn qui trình đặt bút)
 Tiết 2:
 1.Hoạt động 1: Luyện đọc:
a. Đọc lại bài tiết 1
b. Đọc câu ứng dụng :
+Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ?
+Tìm tiếng có âm mới học ( gạch chân : ghế, gỗ ) 
 +Hướng dẫn đọc câu ứng dụng : Nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ
 c.Đọc SGK:
2.Hoạt động 2: Luyện nói:
Hỏi: -Trong tranh vẽ gì?
 -Gà gô thường sống ở đâu? Em đã trông thấy nó hay chỉ nghe kể?
 -Em kể tên các loại gà mà em thấy?
 -Gà thường ăn gì?
 -Con gà ri trong tranh vẽ là gà sống hay gà mái? Tại sao em biết?
3.Hoạt động 3: Luyện viết
Hướng dẫn hs viết theo từng dòng.
4. Củng cố dặn dò
Đọc bài trong sgk
Tìm tiếng mới
Dặn hs về học lại bài, xem trước bài mới.
Thảo luận và trả lời: 
Giống : nét cong hở phải
Khác : g có nét khuyết dưới
Ghép bìa cài
(Cá nhân - đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn: gà
Hs đọc Cá nhân - đồng thanh
Giống : chữ g.
Khác: gh có thêm h
(Cá nhân- đồng thanh)
Ghép bìa cài, đánh vần, đọc trơn 
Đọc : cá nhân, đồng thanh
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Đọc cá nhân, nhóm, bàn, lớp
Viết bảng con : g, gh, gà, ghế gỗ
Đọc lại bài tiết 1 (Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời 
Đọc thầm và phân tích : ghế, gỗ
Đọc câu ứng dụng (cá nhân- đồng thanh) 
Đọc SGK(Cá nhân - đồng thanh)
Thảo luận và trả lời 
Tô và viết vở tập viết : g, gh, gà ri, ghế gỗ
________________________________________
MĨ THUẬT (tiết 6)
 Vẽ hoặc quả dạng tròn
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Hs nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn.
 - Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Một số tranh ảnh về các loại quả dạng tròn khác nhau
Một số bài vẽ của HS lớp trước
HS: vở vẽ, bút chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Bài mới : Giới thiệu bài 
Kiềm tra dụng cụ học tập của HS
GV nhận xét bài vẽ nét cong
GV nhận xét 
HS mở dụng cụ ra để kiểm tra
HS lắng nghe 
*Bước 1:
GV tranh ảnh và các vật thật có dạng tròn và hỏi:
Đây là quả gì?
Quả có hình dáng như thế nào?
Khi chín quả màu gì? Khi xanh quả màu gì?
Kết luận: 
Có rất nhiều quả dạng tròn, hơi tròn, gần tròn ta đều gọi chung là quả dạng tròn. Mỗi loại quả có một màu sắc khác nhau
HS nhìn hình vẽ , quả thật để trả lời
HS lắng nghe
Bước 1:
GV vẽ lên bảng một số hình đơn giản để minh hoạ. Vừa vẽ vừa hướng dẫn cách vẽ
Vẽ quả trước, vẽ các chi tiết sau
Bước 2: gợi ý
GV gợi ý để HS làm bài vào vở
Vẽ quả mà mình thích
Có thể vẽ một quả hoặc hai quả có dạng tròn khác nhau
Vẽ xong, vẽ màu theo ý thích
Có thể vẽ quả to, quả nhỏ, quả bị che khuất hoặc cách nhau một chút
Bước 3:
Cho HS xem một số bài mẫu của HS lớp trước
HS thực hành vẽ tự do vào vở
GV uốn nắn một số bạn yếu
HS quan sát cách vẽ các loại quả
HS lắng nghe
HS thực hành vẽ màu và

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoi 1 tuan 56 theo chuan KTKN.doc